intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả phẫu thuật giảm áp dây VII điều trị liệt mặt ngoại biên do chấn thương tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá kết quả điều trị liệt mặt ngoại biên do chấn thương bằng phương pháp phẫu thuật giảm áp thần kinh VII. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có can thiệp 22 bệnh nhân liệt mặt ngoại biên do chấn thương được điều trị phẫu thuật giảm áp tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An năm 2018-2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả phẫu thuật giảm áp dây VII điều trị liệt mặt ngoại biên do chấn thương tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN MỞ RỘNG NĂM 2020 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GIẢM ÁP DÂY VII ĐIỀU TRỊ LIỆT MẶT NGOẠI BIÊN DO CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN Tăng Xuân Hải1, Chu Thị Kim Anh2, Đoàn Thị Hồng Hoa3, Lê Hoài Nam2 TÓM TẮT 46 FACIAL NERVE PRESSURE Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị liệt mặt REDUCTION SURGERY AT NGHE AN ngoại biên do chấn thương bằng phương pháp FRIENDSHIP GENARAL HOSPITAL phẫu thuật giảm áp thần kinh VII. Đối tượng và Objectives: To evaluate the treatment results phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả of peripheral facial paralysis due to trauma by cắt ngang có can thiệp 22 bệnh nhân liệt mặt facial nerve pressure reduction surgery. Subjects ngoại biên do chấn thương được điều trị phẫu and methods: Interventional descriptive cross- thuật giảm áp tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa sectional study of 22 patients with peripheral Nghệ An năm 2018-2020. Kết quả nghiên cứu: facial paralysis due to trauma receiving surgical Tuổi trung bình 36,3 tuổi. Thời gian từ khi bị liệt treatment for pressure reduction at the Nghe An mặt đến khi phẫu thuật trung bình là 26,2 ngày. Frendship general Hospital from 2018 to 2020. Bệnh nhân được phẫu thuật trong 2 tháng đầu Results: Average age were 36.3 years old, The chiếm 90,9%. Sau phẫu thuật 6 tháng: các bệnh average time from face paralysis to surgery was nhân đỡ liệt hơn với liệt mức độ II chiếm 54,5%, 26.2 days. Surgery patients in the first 2 months liệt độ III chiếm 22,7%. Kết luận: Phẫu thuật accounted for 90.9%. After 6 months of surgery: giảm áp dây VII là một trong những phương patients are less paralyzed with level II paralysis pháp lựa chọn nhằm phục hồi chức năng dây accounting for 54.5%, level III paralysis 22.7%. mặt. Conclusions: Facial nerve pressure reduction Từ khóa: Giảm áp dây VII, liệt mặt ngoại surgery helps restore facial nerve function. biên do chấn thương Keywords: facial nerve pressure reduction, peripheral facial paralysis due to trauma. SUMMARY EVALUATING THE TREATMENT I. ĐẶT VẤN ĐỀ RESULTS OF PERIPHERAL FACIAL Chấn thương xương thái dương là bệnh lý PARALYSIS DUE TO TRAUMA BY cấp cứu thường gặp trong Tai Mũi Họng. Theo Nosan, 5% bệnh nhân với chấn thương 1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, vùng đầu đáng kể cũng sẽ kèm theo một 2 Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An, chấn thương xương thái dương [1]. Đánh giá 3 Đại học quốc gia Hà Nội liệt mặt do chấn thương xương thái dương Chịu trách nhiệm chính: Tăng Xuân Hải trên bệnh nhân đa chấn thương thường bị bỏ Email: bstangxuanhai@gmail.com qua, chẩn đoán và xử trí muộn. Những tổn Ngày nhận bài: 27.10.2020 thương hay gặp, có thể cần phẫu thuật trong Ngày phản biện khoa học: 10.11.2020 chấn thương xương thái dương là nghe kém, Ngày duyệt bài: 27.11.2020 312
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 497 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 liệt mặt, rò dịch não tủy. + Chụp cắt lớp vi tính xương thái dương Thần kinh VII có tầm quan trọng rất lớn theo hai mặt phẳng trán và mặt phẳng ngang. vì chức năng vận động tất cả các cơ bám da + Đo thính lực đơn âm, đo nhĩ lượng, đo ở mặt, khi bị tổn thương gây liệt mặt. Liệt phản xạ cơ bàn đạp. mặt làm mất hoặc giảm chức năng vận động + Được phẫu thuật giảm áp thần kinh VII. chủ động của các cơ bám da một nửa bên + Theo dõi và khám lại sau phẫu thuật ít mặt, liệt mặt gây biến dạng mặt, không thể nhất 6 tháng hoặc theo dõi đến khi hồi phục hiện được cảm xúc, làm trở ngại cho việc ăn vận động hoàn toàn các cơ mặt. uống, phát âm và bảo vệ mắt. Đặc biệt liệt - Tiêu chuẩn loại trừ: mặt gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ để lại một + Có máu tụ nội sọ hoặc điều trị chấn hậu quả tâm lý rất lớn [2]. thương sọ não chưa ổn định. Bệnh nhân còn Tỉ lệ liệt mặt ngoại biên thống kê ở các chảy dịch não tủy hoặc còn chóng mặt, bệnh nước Tây Âu và Mỹ hàng năm có khoảng nhân mắc bệnh mãn tính hoặc bệnh lây 10-50 /100.000 dân. Trong đó, liệt mặt do truyền không cho phép phẫu thuật. tổn thương thần kinh VII chiếm 1/3 trong liệt + Không đồng ý tham gia nghiên cứu. mặt ngoại biên nói chung đứng hàng thứ 2 2.2. Phương pháp nghiên cứu chỉ sau liệt mặt tiên phát (50%)[3]. Vì thần - Nghiên cứu mô tả cắt ngang có can thiệp kinh VII có đường đi rất dài trong xương thái - Mục tiêu của phẫu thuật nhằm phục hồi dương. Do dó, tổn thương thần kinh VII tình trạng liệt mặt sau mổ: thường gặp hơn và thường gặp nhất là do tổn * Chuẩn bị bệnh nhân: nằm ngửa, đầu thương đoạn ở trong xương thái dương. Trên nghiêng về bên đối diện. địa bàn tỉnh Nghệ An, liệt mặt do chấn * Vô cảm: gây mê nội khí quản. thương xương thái dương là bệnh lý khá * Dụng cụ phẫu thuật: dụng cụ phẫu thuật thường gặp. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thăm xương chũm, kính hiển vi phẫu thuật, khoan khám và chỉ định phẫu thuật giảm áp dây VII phẫu thuật tai. nhằm giải quyết kịp thời cho bệnh nhân và * Các thì phẫu thuật giảm áp thần kinh VII tạo điều kiện bệnh nhân không phải chuyển qua đường xương chũm: tuyến trên. + Thì 1. Phẫu thuật xương chũm. - Rạch da sau tai theo đường M. Portmann II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU cách rãnh sau tai 1 cm. 2.1. Đối tượng nghiên cứu: - Rạch màng xương: dưới gờ thái dương, 22 bệnh nhân có chẩn đoán liệt mặt do góc sau trên của gai Henlé. chấn thương xương thái dương và được phẫu - Khoan xương: Khoan phá các nhóm thuật giảm áp thần kinh VII tại khoa Tai Mũi thông bào nông trong một tam giác có cạnh Họng từ tháng 01/2018 đến tháng 03/2020. trên là một gờ thái dương, phía trước là một Theo dõi sau phẫu thuật đến 09/2020. đường tiếp tuyến với thành sau của ống tai - Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân gồm: xương. Khoan xuống dưới tới nhóm thông + Liệt mặt ngoại biên xuất hiện sau chấn bào sâu. Sau đó khoan đi lên phía sau và trên thương xương thái dương. mở rộng ra sau đến bờ trước tĩnh mạch bên. + Mức độ liệt mặt: độ IV, độ V và độ VI Mở rộng sào đạo và thượng nhĩ. Tìm ống bán theo phân độ của H-B. khuyên ngoài, ngành ngang xương đe và 313
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN MỞ RỘNG NĂM 2020 mỏm bám cơ nhị thân là mốc rất quan trọng hoặc mảnh sụn. để bộ lộ dây VII. Bộc lộ dây thừng nhĩ, bộc * Chăm sóc và theo dõi sau phẫu thuật lộ toàn bộ đoạn khuỷu và đoạn 3 dây VII. + Chống nhiễm trùng: kháng sinh chống + Thì 2. Mở hòm nhĩ theo lối sau. nhiễm trùng đường toàn thân. Xác định mốc giải phẫu để vào thẳng + Chống phù nề: corticoide. ngách mặt bộc lộ chuỗi xương con, ụ nhô, + Kích thích sự tái sinh sợi trục: vitamin cửa sổ tròn, cửa sổ bầu dục và phần cuối của nhóm B, thuốc giãn mạch. đoạn 2 dây VII. + Thuốc tra mắt tránh khô giác mạc. + Thì 3. Bộc lộ, lấy bỏ vỏ xương của ống + Phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với thần kinh VII. châm cứu. - Mở ống dây thần kinh VII: Mở vào ống + Thay băng và chăm sóc sau mổ. thần kinh VII để một lớp xương mỏng bao 2.3. Phân tích và xử lý số liệu: Nhập và bọc ống, mở toàn bộ nửa ngoài ống xương phân tích số liệu bằng SPSS 20.0. bao bọc dây thần kinh VII. Nếu cắt đứt trụ xương đe sẽ thấy thượng nhĩ với thân xương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU đe và đầu xương búa.Trường hợp ngành 3.1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm xuống xương đe quá dài sát ống thần kinh sàng. VII phải cắt khớp đe đạp để bảo vệ ốc tai và - Tuổi trung bình của bệnh nhân là 36,3 tạo hình xương con sau khi giảm áp thần tuổi. Nam/nữ = 5/1. kinh VII. Bóc tách bật vỏ xương bao bọc mặt - Nguyên nhân chấn thương do tai nạn ngoài đoạn 2 vì vỏ xương này rất mỏng. giao thông chiếm 82%. + Thì 4. Phẫu thuật trên dây thần kinh. - Liệt mặt tức thì ngay sau chấn thương Mở một nửa ống thần kinh VII và rạch chiếm 36,4%, liệt mặt muộn là 13,6%. bao dây VII theo chiều dọc từ lỗ trâm chũm Không xác định thời khởi phát liệt mặt trong đến chỗ tổn thương. Trong trường hợp có tổn 50,0 % trường hợp. thương phối hợp như: trật khớp xương con, - Có 68,2% bệnh nhân nghe kém trong đó rách màng nhĩ, chít hẹp ống tai ngoài chúng nghe kém dẫn truyền chiếm 46,7% các tôi chỉnh hình xương con, vá nhĩ, chỉnh hình trường hợp. ống tai ngoài phối hợp. - Chụp cắt lớp vi tính xương thái dương + Thì 5. Đóng hố mổ theo các lớp giải phẫu. xác định 90,9% có đường vỡ trong đó đường Tai biến trong phẫu thuật: những tai biến vỡ dọc: 85%, đường vỡ ngang: 5%, vỡ phức có thể gặp trong phẫu thuật là: Chảy máu, hợp: 10%. chóng mặt sau mổ, thủng thành sau ống tai - Tổn thương xương con trên phim cắt hoặc thủng màng nhĩ: Vá lại bằng cân cơ lớp vi tính là 13,6%. Bảng 1. Mức độ liệt mặt trước phẫu thuật theo House – Brackmann Mức độ liệt n % Độ IV 10 45,5 Độ V 9 40,9 Độ VI 3 13,6 Tổng 22 100 314
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 497 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 Nhận xét: Trước phẫu thuật liệt độ IV chiếm tỷ lệ cao nhất 44,5%, tiếp theo là liệt độ V chiếm 40,9% và liệt độ VI 13,6% Bảng 2. Tính chất tổn thương thần kinh VII trong phẫu thuật Tính chất tổn thương thần kinh VII n % Phù nề, xung huyết 8 44,4 n = 18 (81,8%) Đường vỡ qua ống thần kinh VII 6 33,3 Xương chèn ép thần kinh 4 22,3 Nhận xét: Có 18 bệnh nhân tổn thương - Tổn thương xương con phát hiện trong dây thần kinh VII trong phẫu thuật, trong đó phẫu thuật là 18,2%. phù nề xung huyết chiếm 44,4%. - Xác định được tổn thương thần kinh 3.2. Kết quả phẫu thuật giảm áp thần trong phẫu thuật 18,8%. Trong đó, phù nề, kinh VII. xung huyết thần kinh: 80,0%, xương chèn ép - Thời gian từ khi bị liệt mặt đến khi phẫu thần kinh: 26,7%, thuật trung bình là 26,2 ngày. Bệnh nhân đường vỡ qua ống thần kinh: 40,0%. được phẫu thuật trong 2 tháng đầu chiếm - Tổn thương vùng hạch gối: 4,5%, đoạn 90,9%. nhĩ: 18,2%, đoạn khuỷu: 31,8 % và đoạn chũm là 27,3%. Bảng 3. Kết quả phục hồi vận động sau mổ 6 tháng Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật Mức độ liệt n % n % Độ II 0 0 12 54,5 Độ III 0 0 5 22,7 Độ IV 10 45,5 4 18 2 Độ V 9 40,9 1 4,5 Độ VI 3 13,6 0 0 Nhận xét: Phần lớn các bệnh nhân hồi phục vận động sau phẫu thuật, chỉ còn liệt độ II chiếm 54,5%, độ III chiếm 22,7%. IV. BÀN LUẬN xương chèn ép, nếu không thì dây thần kinh Phẫu thuật giảm áp dây thần kinh VII sẽ không được hồi phục. nhằm mục đích phục hồi dẫn truyền thần Đánh giá kết quả cuối cùng của phục hồi kinh, phòng tránh phát triển tổ chức xơ và vận động các cơ mặt là mục đích chính trong sẹo thần kinh. Phục hồi các tổn thương của phẫu thuật giảm áp thần kinh VII. Qua thực thần kinh VII trong nghiên cứu của chúng tôi tế nghiên cứu phẫu thuật giảm áp thần kinh là mở giảm áp dây VII nhằm giảm tình trạng VII cho 22 bên liệt mặt ngoại biên do chấn phù nề, xung huyết và giải phóng mảnh thương xương thái dương cho thấy hồi phục 315
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN MỞ RỘNG NĂM 2020 vận động các cơ mặt sau phẫu thuật 1 tháng thuật giảm áp dây thần kinh VII càng sớm theo bảng phân độ liệt mặt của H-B. Trước càng tốt trong trường hợp liệt VII do chấn phẫu thuật tất cả đều là liệt mặt từ độ IV đến thương độ IV, V, VII. độ VI. Trung bình cộng mức độ liệt mặt trước phẫu thuật là: 4,63 ± 0,72 phần lớn TÀI LIỆU THAM KHẢO bệnh nhân bắt đầu có sự hồi phục với độ liệt 1. Nosan D., Beneckejr J., and Murr R. 3,22 ± 0,59 sau khi ra viện. (1997). Current perspective on temporal bone Sau phẫu thuật ít nhất 3 và 6 tháng chúng trauma. Otolaryngol Head Neck Surg, 117(1), 67–71. tôi gọi điện thoại yêu cầu khám lại, đánh giá 2. Nguyễn Tài Sơn (2004). Nghiên cứu điều trị lại mức độ liệt mặt. Theo đó kết quả phục liệt dây thần kinh mặt (VII) bằng ghép cơ hồi vận động sau phẫu thuật 6 tháng độ II là thon tự do có nối mạch máu và thần kinh. 54,5% và độ III là 22,7%. Càng phẫu thuật Luận án tiến sỹ Y học: Viện Nghiên cứu sớm tỉ lệ hồi phục vận động hoàn toàn càng Khoa học Y-Dược lâm sàng. cao. Như vậy sau phẫu thuật mức độ hồi 3. Grosheva M. and Guntinas-Lichius O. phục vận động từ độ II đến độ III là 77,2%. (2007). Significance of electromyography to Theo Quaranta A. và cộng sự (2001), phẫu predict and evaluate facial function outcome thuật theo đường xương chũm hoặc mê nhĩ after acute peripheral facial palsy. Eur Arch cho kết quả phục hồi tốt (độ I, II H-B) 78 % Otorhinolaryngol, 264(12), 1491–1495. [4]. Theo Ulug T. và cộng sự (2005), hồi 4. Quaranta, A., Campobasso, G., Piazza, F., phục vận động độ I là 45%, độ II là 36%, độ Quaranta, N., & Salonna, I. (2001). Facial III là 18% H-B [5]. Trong nghiên cứu của nerve paralysis in temporal bone fractures: Bodenez C. và cộng sự (2006), mức độ hồi outcomes after late decompression surgery. phục vận động độ I là 8%, độ II là 31% H-B Acta oto-laryngologica, 121(5), 652–655. 5. Ulug T. and Arif Ulubil S. (2005). [6]. Theo Yi, H. và cộng sự. (2013), sau khi Management of facial paralysis in temporal theo dõi 26 bệnh nhân sau phẫu thuật giảm bone fractures: a prospective study analyzing áp dây VII từ 3 tháng đến 3 năm thì kết quả 11 operated fractures. Am J Otolaryngol, hồi phục vận động độ I là 57,7%, độ II là 26(4), 230–238. 30,8% , độ III là 7,7% và độ IV là 3,8% [7]. 6. Bodenez C., Darrouzet V., Rouanet- Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi Larriviere M., et al. (2006). Paralysies tương tự như của Quaranta A. và Ulug T faciales après fracture de l’os temporal. Ann nhưng thấp hơn nghiên cứu của Yi, H. Otolaryngol Chir Cervico-Faciale, 123(1), 9– 16. V. KẾT LUẬN 7. Yi H., Liu P., and Yang S. (2013). Liệt VII ngoại biên do chấn thương là Geniculate ganglion decompression of facial bệnh lý cấp cứu thường gặp trong Tai Mũi nerve by transmastoid-epitympanum Họng và sẽ để lại những di chứng nặng nề approach. Acta Otolaryngol (Stockh), 133(6), nếu không điều trị trị kịp thời. Chỉ định phẫu 656–661. 316
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2