Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CƠ SINH HỌC CỦA GIÁC MẠC<br />
BẰNG MÁY PHÂN TÍCH ĐÁP ỨNG NHÃN CẦU (ORA)<br />
SAU PHẪU THUẬT LASIK VÀ EPI – LASIK<br />
Trần Hải Yến*, Lê Nguyễn Thảo Chương*<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát và so sánh tính chất cơ sinh học của giác mạc sau phẫu thuật khúc xạ có tạo vạt<br />
giác mạc (LASIK) và laser bề mặt (Epi – LASIK) bằng máy phân tích đáp ứng nhãn cầu (ORA).<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi dọc, không ngẫu nhiên thực hiện trên 125 bệnh nhân<br />
được chia thành hai nhóm LASIK và Epi – LASIK. Nghiên cứu đánh giá những thông số cơ sinh học đo<br />
bằng máy phân tích đáp ứng nhãn cầu (ORA) trước và sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng. So sánh sự<br />
thay đổi qua thời gian của các thông số này bằng phép kiểm ANOVA một yếu tố cho các đo lường lặp lại.<br />
Ngoài ra, tìm tương quan giữa giá trị CH, CRF 3 tháng sau phẫu thuật với độ dày trung tâm giác mạc,<br />
chiều dày bóc mô, nhu mô tồn dư, nhãn áp (IOPg và IOPcc), tuổi và đưa ra mô hình dự đoán giá trị CH và<br />
CRF 3 tháng sau phẫu thuật của hai loại phẫu thuật.<br />
Kết quả: Sau thời gian theo dõi 3 tháng, ghi nhận kết quả trên 99 mắt phẫu thuật LASIK và 98 mắt<br />
phẫu thuật Epi – LASIK. Giá trị CH và CRF sau mổ ở cả hai loại phẫu thuật đều thấp hơn so với trước mổ.<br />
Mức độ giảm hai giá trị này sau mổ giữa hai loại phẫu thuật cũng không khác biệt có ý nghĩa thống kê.<br />
Tương quan của CH, CRF 3 tháng sau phẫu thuật với các yếu tố trước, trong và sau mổ chỉ ở mức độ vừa<br />
và yếu. Mô hình dự đoán giá trị CH và CRF 3 tháng sau phẫu thuật ở phẫu thuật Epi – LASIK gồm CH<br />
trước mổ, chiều dày bóc mô. Với LASIK, ngoài hai yếu tố này, mô hình dự đoán CH còn có IOPg trước mổ<br />
và CRF là IOPcc trước mổ.<br />
Kết luận: CH, CRF giảm có ý nghĩa thống kê sau cả hai phẫu thuật LASIK và Epi – LASIK. Mức độ<br />
giảm CH, CRF sau mổ giống nhau ở cả hai loại phẫu thuật cho thấy với phẫu thuật LASIK tạo vạt mỏng,<br />
tính chất cơ sinh học giảm sau mổ không khác biệt nhiều với phẫu thuật laser bề mặt - không tồn tại vạt.<br />
Từ khóa: tính cơ sinh học giác mạc, máy phân tích đáp ứng nhãn cầu (ORA), phẫu thuật LASIK, phẫu<br />
thuật bóc bay bề mặt Epi – LASIK, độ trễ (CH), sức đề kháng của giác mạc (CRF), nhãn áp bù trừ giác mạc<br />
(IOPcc)<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CORNEAL BIOMECHANICAL CHANGES FOLLOWING LASIK<br />
AND EPI – LASIK SURGERY USING THE OCULAR RESPONSE ANALYZER (ORA)<br />
Tran Hai Yen, Le Nguyen Thao Chuong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 16 - 23<br />
Purpose: To survey and compare corneal biomechanical parameters after Laser In Situ Keratomileusis<br />
(LASIK) and Epipolis Laser In Situ Keratomileusis (Epi – LASIK) by using the Ocular Response Analyzer<br />
(ORA).<br />
Methods: In this cohort prospective, non-masked study, 125 patients were divided into two groups:<br />
LASIK and Epi – LASIK. Corneal biomechanical parameters (CH, CRF, IOP) were assessed using the<br />
* BV Mắt TP.HCM.<br />
Tác giả liên lạc: BS Lê Nguyễn Thảo Chương ĐT: 0989777478<br />
<br />
16<br />
<br />
Email: lenguyenthaochuong@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Ocular Response Analyzer (ORA) preoperatively and after the first week, first month and third month.<br />
Repeated measures analysis of variance (RMANOVA) was used to compare changes over time. The<br />
correlations between 3 month-postoperative CH, CRF and central corneal thickness (CCT), stromal ablation<br />
depth, residual stromal bed, intraocular pressure (IOPg and IOPcc), and patient age were examined. The<br />
predicted models for 3-month-postoperative CH, CRF following LASIK and Epi – LASIK were also<br />
calculated.<br />
Results: LASIK was performed in 99 eyes and Epi – LASIK in 98 eyes. After surgery, CH and CRF<br />
decreased statistically in both groups (p < 0,001). The change of CH, CRF after surgery 3 months was not<br />
different statistically between two groups. Only moderate and weak correlations were found between 3month-postoperative CH, CRF and other pre-, intra- and post-operative factors. In Epi – LASIK, predictors<br />
of postoperative CH, CRF were pre-op CH and ablation depth. In LASIK, the additional predictors of CH<br />
and CRF were IOPg and preoperative IOPcc separately.<br />
Conclusions: Corneal hysteresis and corneal resistance factor decreased significantly following LASIK<br />
and Epi – LASIK surgery. Similar reductions occurred after both procedures indicating that thin-flapLASIK surgery is safe as Epi – LASIK.<br />
Keywords: Corneal biomechanics, Ocular Response Analyzer (ORA), LASIK, Epi – LASIK, Corneal<br />
hysteresis (CH), Corneal Resistance Factor (CRF), Corneal Compensated IntraocularPresure (IOPcc)<br />
sinh học của giác mạc một cách trực quan, rõ<br />
MỞĐẦU<br />
ràng và khách quan hơn. Trên thế giới đã có<br />
LASIK đã trở thành phẫu thuật phổ biến và<br />
một số nghiên cứu thực hiện về vấn đề<br />
được chấp nhận rộng rãi trong ngành khúc xạ<br />
này(3,12,20). Ở Việt Nam, áp dụng máy ORA trong<br />
kể từ khi ra đời vào những năm 90 của thế kỉ<br />
đánh giá tình trạng của giác mạc trước và sau<br />
20(7) với tính chính xác, ổn định, an toàn và chất<br />
phẫu thuật khúc xạ là một vấn đề mới, cho tới<br />
lượng thị giác tối ưu của nó. Một phương pháp<br />
nay chưa có công trình nghiên cứu nào được<br />
phẫu thuật khác cũng ra đời nhằm khắc phục<br />
công bố.<br />
nhược điểm lớn nhất - vạt giác mạc - của LASIK<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
là phẫu thuật bóc bay bề mặt bằng laser<br />
excimer trong đó Epi – LASIK là phẫu thuật bóc<br />
Dân số chọn mẫu<br />
bay bề mặt tiên tiến, chỉ tách vạt biểu mô nên ít<br />
Bệnh nhân cận và loạn cận có nhu cầu và<br />
gây tổn hại mô hơn. Tuy nhiên, ở cả hai loại<br />
đủ tiêu chuẩn để phẫu thuật điều trị tật khúc<br />
phẫu thuật, biến chứng nghiêm trọng nhất sau<br />
xạ bằng Laser Excimer tại khoa khúc xạ Bệnh<br />
mổ là dãn phình giác mạc. Biến chứng này có<br />
viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh đồng ý tham<br />
liên quan đến tính chất cơ sinh học giác mạc. Vì<br />
gia nghiên cứu. Nghiên cứu gồm có 99 mắt<br />
vậy, việc đánh giá tính chất cơ sinh học của giác<br />
được phẫu thuật LASIK và 98 mắt được phẫu<br />
mạc trước và sau phẫu thuật để tiên lượng biến<br />
thuật Epi – LASIK không có bệnh lý giác mạc<br />
chứng hậu phẫu là cần thiết và quan trọng. Từ<br />
hình chóp biểu hiện hoặc nghi ngờ, các bệnh<br />
trước đến nay thì việc đánh giá nguy cơ dãn<br />
lý khác của giác mạc và nhãn cầu và không có<br />
phình giác mạc sau mổ chủ yếu dựa vào chụp<br />
tiền sử chấn thương mắt.<br />
bản đồ giác mạc. Tuy nhiên qua một số nghiên<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
cứu cho thấy dãn phình giác mạc vẫn có thể xảy<br />
Do hai loại phẫu thuật có chỉ định khác<br />
ra ở những mắt không có bất kể một yếu tố<br />
nhau nên đối tượng đưa vào hai nhóm của mẫu<br />
nghi ngờ nào trước mổ(3). Máy phân tích đáp<br />
nghiên cứu được chọn trong những bệnh nhân<br />
ứng nhãn cầu (Ocular Response Analyzer –<br />
đã có chỉ định là phẫu thuật LASIK hay Epi –<br />
ORA) ra đời giúp cho việc đánh giá tính chất cơ<br />
<br />
Mắt<br />
<br />
17<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
LASIK. Đối tượng được giải thích về qui trình<br />
nghiên cứu, các phương pháp được áp dụng.<br />
Bệnh nhân được đo ORA trước phẫu thuật và<br />
sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng.<br />
<br />
Nguyên lý hoạt động của máy ORA<br />
Máy phân tích đáp ứng nhãn cầu (ORA) sử<br />
dụng một luồng hơi nhanh để tạo áp lực lên<br />
giác mạc và một hệ thống quang điện để ghi<br />
nhận các hình dạng biến đổi của giác mạc.<br />
Luồng hơi làm cho giác mạc từ trạng thái cong<br />
lồi ra trước biến đổi sang hình dạng cong lõm<br />
vào trong. Hai mươi mili giây sau, luồng hơi<br />
tắt và áp lực giảm. Khi áp lực giảm thì giác<br />
mạc trở lại hình dạng cong lồi bình thường.<br />
Qua đó, cũng đo được áp lực nội nhãn trong<br />
suốt quá trình này. Quá trình giác mạc thay<br />
đổi qua các trạng thái hình dạng khác nhau<br />
được hệ thống quang điện ghi nhận lại. Hệ<br />
thống quang điện ghi nhận được tín hiệu<br />
mạnh nhất khi giác mạc ở trạng thái phẳng.<br />
Trong quá trình tác động của luồng hơi, giác<br />
mạc có hai lần ở trạng thái phẳng. Đó là hai<br />
đỉnh trong đường biểu diễn hệ thống quang<br />
điện ghi nhận được. Đồng thời với đường biểu<br />
diễn tín hiệu hệ thống quang điện, đường biểu<br />
diễn dao động nhãn áp khi luồng hơi tác động<br />
cũng được ghi nhận. Hai đường biểu diễn này<br />
được thể hiện trên cùng một biểu đồ thời gian.<br />
Khi đối chiếu hai đỉnh của đường màu đỏ lên<br />
đường nhãn áp sẽ ghi nhận được hai giá trị là<br />
P1 và P2. Người ta mong muốn rằng hai giá trị<br />
này sẽ bằng nhau. Tuy nhiên, do tính chất<br />
giảm chấn động hay khả năng hấp thu và triệt<br />
tiêu năng lượng của giác mạc đã làm chậm lại<br />
đáp ứng này, kết quả ghi nhận được hai áp lực<br />
khác nhau. Sự khác nhau giữa hai áp lực này<br />
được ghi nhận là đáp ứng trễ của giác mạc<br />
(CH – Corneal hysteresis). Có thể đo được giá<br />
trị này là “chìa khóa” để hiểu về tính chất cơ<br />
sinh học của giác mạc và ảnh hưởng của nó<br />
lên quá trình đo lường nhãn áp(15).<br />
CH (Corneal hysteresis): độ trễ giác mạc,<br />
đo lường khả năng giác mạc hấp thu và triệt<br />
tiêu năng lượng truyền vào hay khả năng<br />
<br />
18<br />
<br />
giảm chấn động của giác mạc. CH được tính<br />
theo công thức: CH = P1 – P2(14). CRF (Corneal<br />
resistance factor): sức đề kháng của giác mạc,<br />
đo lường độ cứng chắc của giác mạc, được<br />
tính từ công thức: CRF = m2(P1 – kP2) + b2(14),<br />
trong đó m2, k, b2 là hằng số được xác định<br />
bằng những phân tích thực nghiệm mối liên<br />
hệ giữa P1, P2 và CCT. CH phản ánh chủ yếu<br />
cho tính mềm dẻo của giác mạc trong khi CRF<br />
thể hiện được đặc điểm đàn hồi của giác mạc.<br />
IOPg là nhãn áp theo Goldman, được tính<br />
bằng trung bình cộng của hai giá trị P1 và P2.<br />
IOPcc (corneal compensated IOP): nhãn áp bù<br />
trừ giác mạc hay nhãn áp độc lập với các yếu tố<br />
của giác mạc, phản ánh trung thực nhãn áp thực<br />
sự của bệnh nhân(18). Công thức tính như sau:<br />
IOPcc = m1(P2 + kP1) + b1(14), trong đó m1, k, b1<br />
là những hằng số cũng được xác định qua các<br />
nghiên cứu thực nghiệm.<br />
<br />
Xử lí số liệu<br />
Nhập số liệu bằng chương trình Microsoft<br />
Excel và xử lí số liệu bằng phần mềm thống kê<br />
SPSS 17.0. Các phép kiểm thống kê: thống kê<br />
mô tả các đặc điểm của mẫu, test t bắt cặp để<br />
so sánh giá trị trung bình, test Mann –<br />
Whitney, Wilcoxon cho các dữ liệu phi tham<br />
số, test RMANOVA cho các dữ liệu có tính<br />
chất lặp lại nhiều lần, tìm mối liên quan giữa<br />
hai biến định lượng bằng hệ số tương quan<br />
Pearson. Phân tích hồi qui đa biến để tìm mối<br />
liên quan cũng như tìm ra yếu tố dự báo tốt<br />
nhất cho một biến phụ thuộc. Trong tất cả các<br />
phép kiểm, giá trị p