SỬ DỤNG PHẦN MỀM ANSYS ĐỂ TÍNH ỨNG SUẤT<br />
UỐN CHÂN RĂNG BÁNH RĂNG<br />
USING SOFTWARE ANSYS TO CALCULATE THE BENDING STRESS IN<br />
GEAR TOOTH<br />
<br />
<br />
NGUYỄN VĂN YẾN<br />
Đại học Đà Nẵng<br />
NGUYỄN KHÁNH LINH<br />
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
ANSYS là phần mềm tiện ích, có thể tính tương đối chính xác chuyển vị và ứng suất tại các<br />
điểm của một vật rắn biến dạng chịu tải trọng. Khi vào ăn khớp, có thể coi răng của bánh răng<br />
như một dầm chìa chịu uốn. Sử dụng phần mềm ANSYS để tính toán ứng suất uốn chân răng<br />
của bánh răng sẽ nhận được kết quả tính toán có độ chính xác cao hơn so với phương pháp<br />
tính truyền thống.<br />
ABSTRACT<br />
ANSYS is a utility program allowing for relatively accurate calculation of the deflection and<br />
stress of the deformed solid body. During operation, the tooth is considered a cantilever beam<br />
with bending load. Calculating bending stress in gear tooth with the traditional methods can<br />
hardly get high calculating precision. Calculating bending stress in gear using the software<br />
ANSYS can increase the calculating precision many times.<br />
<br />
<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Từ trước đến nay, ứng suất uốn tại chân răng bánh răng được tính toán theo phương<br />
pháp truyền thống. Do hạn chế của các thiết bị tính, người ta đơn giản hoá các công thức tính<br />
toán, dùng các hệ số trong công thức tính, trong khi giá trị của các hệ số được xác định một<br />
cách gần đúng. Chính vì lý do đó, kết quả tính ứng suất bằng phương pháp truyền thống có độ<br />
chính xác không cao, dẫn đến bộ truyền bánh răng được thiết kế thường là thừa bền, không<br />
đảm bảo tính kinh tế.<br />
Hiện nay, phần mềm ANSYS đã được đưa vào sử dụng để xác định chuyển vị và ứng<br />
suất của các vật thể biến dạng chịu tải. Phần mềm này dùng để giải các bài toán, được thiết lập<br />
trên cơ sở phương pháp phần tử hữu hạn. Phương pháp phần tử hữu hạn là phương pháp số<br />
đặc biệt để tìm dạng gần đúng của một hàm chưa biết trong miền xác định V của nó. Bằng<br />
cách giải các phương trình chuyển vị, xác định biến dạng của vật thể tại một điểm, từ đó sẽ<br />
tính được ứng suất của vật chịu tải tại các điểm khác nhau, kết quả tính toán ứng suất có độ<br />
chính xác cao hơn so với các phương pháp tính truyền thống.<br />
Với những lý do nêu trên, chúng tôi đã thực hiện tính ứng suất uốn tại chân răng bánh<br />
răng bằng cách sử dụng phần mềm ANSYS, mong muốn nhận được kết quả tính toán có độ<br />
chính xác cao hơn, nhằm thiết kế bộ truyền bánh răng đủ bền và có tính kinh tế cao hơn so với<br />
phương pháp tính truyền thống.<br />
<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br />
Cho đến nay, khi tính toán ứng suất uốn trên răng bánh răng, đa số các nước trên thế<br />
giới đều sử dụng công thức [1, 2, 4, 6]:<br />
2 T1<br />
σF = YF K Fβ K FV (1)<br />
b d W1 m<br />
Trong đó, σF là ứng suất uốn ở tiết diện chân răng của bánh răng.<br />
T1 là mô mem xoắn trên trục mang bánh răng dẫn số 1.<br />
YF là hệ số dạng răng.<br />
KFβ là hệ số tập trung tải trọng lên một phần của răng.<br />
KFV là hệ số tải trọng động.<br />
b là chiều rộng của bánh răng.<br />
dW1 là đường kính vòng tròn lăn của bánh răng dẫn số 1.<br />
m là mô đun của bánh răng.<br />
<br />
Vẽ chính xác hình dạng của răng bánh răng, có thể thực hiện bằng cách viết phương<br />
trình mô tả các đoạn biên dạng răng trong một hệ trục tọa độ thống nhất, sau đó vẽ đồ thị của<br />
từng phương trình trong giới hạn đã được xác định (Hình 1). Phương trình mô tả các đoạn biên<br />
dạng răng trong hệ toạ độ vuông góc Oxy [5]:<br />
Phương trình mô tả đoạn đỉnh răng a-a:<br />
Y<br />
x = racosϕ a a<br />
y = rasinϕ (2)<br />
ϕ = π/2 ÷ (π/2+Ψ1).<br />
ra<br />
Phương trình của đoạn thân khai a-b:<br />
b<br />
x cos ω − sin ω x 2<br />
= (3) c<br />
y sin ω cos ω y 2 d<br />
ψ3<br />
Với ω = sa/(2ra) + inv(αa) rf<br />
ψ2<br />
Trong đó x2, y2 là toạ độ của điểm, có góc ψ1<br />
áp lực αi, trên đường thân khai trong hệ trục tọa độ<br />
vuông góc Ox2y2, có trục Oy đi qua điểm chung của<br />
đường thân khai với vòng tròn cơ sở bán kính rb:<br />
x2 = rb sin(tgαi) – rb tgαi cos(tgαi)<br />
X<br />
y2 = rb cos(tgαi) – rb tgαi sin(tgαi)<br />
αi = αa ÷ αf O<br />
Phương trình của đoạn cong chân răng b-c:<br />
x cos ω − sin ω x 3 Hình 1: Các đoạn biên dạng răng<br />
= (4)<br />
y sin ω cos ω y 3<br />
Với ω = 2π/z – e/r<br />
Trong đó x3, y3 là tọa độ của điểm, ứng với góc xoay ϕ, thuộc đường cong chân răng<br />
trong hệ tọa độ Ox3y3, có trục Oy đi qua giữa rãnh răng:<br />
x3 = (ρf cosϕ + r2 ϕ2)cosϕ2 + [d - ρf (sinα - sinϕ)]sinϕ2 – r2 sinϕ2<br />
y3 = (ρf cosϕ + r2 ϕ2)sinϕ2 + [d - ρf (sinα - sinϕ)]cosϕ2 – r2 cosϕ2<br />
r2 ϕ2 tgϕ - (d - ρf sinα) = 0<br />
ϕ = α ÷ π/2<br />
Phương trình của đoạn chân răng c-d:<br />
x = rf cosϕ<br />
y = rf sinϕ (5)<br />
ϕ = π/2 + ψ2 ÷ π/2 + ψ3<br />
<br />
Có thể xác định ứng suất tại một điểm của vật chịu tải bằng cách sử dụng phần mềm<br />
ANSYS khi thực hiện đầy đủ các bước sau [3]:<br />
- Chọn kiểu phần tử: có thể chọn phần tử phẳng, phần tử khối, phần tử bậc thấp, phần tử<br />
bậc cao sao cho phù hợp với hình dạng, kích thước và kiểu chịu tải của vật thể cần tìm<br />
ứng suất. Sau khi chọn kiểu phần tử, cần phải khai báo các hằng số thực phù hợp với<br />
phần tử đã chọn. Các hằng số thực có thể là chiều dày, chiều cao, diện tích mắt cắt, mô<br />
men quán tính của mắt cắt, ...<br />
- Khai báo vật liệu: cần khai báo các tính chất của vật liệu chế tạo vật thể, như mô đun<br />
đàn hồi, hệ số Poátxông, trọng lượng riêng, ...<br />
- Xây dựng mô hình: vẽ vật thể cần khảo sát, bằng cách cho tọa độ từng điểm trong một<br />
hệ trục tọa độ đã được chọn trước. Hệ trục tọa độ thường dùng là hệ tọa độ vuông góc,<br />
hệ tọa độ trụ, hệ tọa độ cầu, hệ tọa độ xuyến. Có thể vẽ vật thể bằng chương trình đồ<br />
họa CAD có trong ANSYS, hoặc vẽ trên phần mềm AUTOCAD, Pro/ENGINEER, sau<br />
đó chuyển về phần mềm ANSYS.<br />
- Chia phần tử: chọn các nút, hoặc khai báo số lượng phần tử, chương trình sẽ tự động<br />
chia vật thể thành một số hữu hạn các phần tử (lưới hóa).<br />
- Đặt các điều kiện biên: lựa chọn ràng buộc bậc tự do của những nút đặc biệt trong mối<br />
liên kết giữa các phần tử với nhau, các phần tử với giá. Đặt tải trọng tác dụng lên vật<br />
thể khảo sát. Tải trọng có thể là lực tập trung, lực phân bố, mô men, áp suất.<br />
- Chọn các yêu cầu khi giải bài toán: chọn các điều kiện khi giải bài toán, như chọn số<br />
bước con khi tính, chỉ tiêu hội tụ, cách xuất kết quả vào file dữ liệu, ....<br />
- Khai thác kết quả: kết quả tính toán sau khi chạy chương trình có thể xuất ra dưới dạng<br />
các giá trị, các đồ thị, các bảng, file dữ liệu. Ứng suất và biến dạng của vật thể có thể<br />
xuất ra dưới dạng ảnh đồ phân bố trường, cho phép quan sát và nhận biết được trường<br />
phân bố của các giá trị ứng suất.<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
F2<br />
Kết quả nghiên cứu được trình bày F1<br />
trong bài báo thể hiện ở những nội dung sau:<br />
- Tính tọa độ các điểm của biên dạng<br />
răng theo các công thức (2, 3, 4, 5),<br />
vẽ răng của bánh răng trong hệ tọa độ<br />
Oxy, có trục Oy trùng với trục đối<br />
xứng của răng.<br />
- Tính tải trọng tác dụng lên răng. Coi<br />
răng như một dầm ngắn chịu uốn, xây<br />
dựng mô hình tính ứng suất chân răng<br />
(Hình 2).<br />
- Chọn kiểu phần tử là khối tứ diện, số<br />
lượng nút dọc theo một cạnh của biên<br />
dạng răng là 9, đa số các nút tập trung Hình 2: Mô hình tính ứng suất trên răng<br />
ở phần chân răng, số lượng và hình<br />
dạng của các phần tử như trên Hình 3.<br />
- Viết chương trình tính ứng suất trên phần mềm ANSYS, thu nhận kết quả:<br />
Ví dụ, tính ứng suất chân răng bánh răng dẫn của bộ truyền có các thông số:<br />
Mô đun m = 1,5 mm<br />
Số răng Z1 = 100; Z2 = 200.<br />
Góc ăn khớp αw = 200<br />
Số vòng quay n1 = 200 v/ph<br />
Công suất làm việc 10 kW.<br />
Chiều rộng bánh răng 67,5 mm.<br />
Chương trình tính ứng suất như sau (trích đọan):<br />
/PREP7 ! Bắt đầu môđun tiền xử lý<br />
ET,1,SOLID92 ! Khai báo kiểu phần tử khối<br />
MP,EX,1,215000 ! Mô đun đàn hồi theo trục x<br />
MP,NUXY,1,0.3 ! Hệ số Poát xông theo trục x-y<br />
.....................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Số lượng và hình dạng các phần tử<br />
<br />
<br />
! Xây dựng mô hình tính, định nghĩa các điểm nút<br />
<br />
K,1,0.605,3.406<br />
K,2,1.015,2.356<br />
K,3,1.376,1.304<br />
K,4,1.614,0.506<br />
K,5,1.648,0.404<br />
K,6,1.698,0.304<br />
<br />
<br />
FINI ! Kết thúc tiền xử lý<br />
/SOLU ! Bắt đầu môđun giải<br />
SOLVE ! Lệnh giải<br />
FINI ! Kết thúc môđun giải<br />
/POST1 ! Bắt đầu môđun hậu xử lý<br />
PRNSOL,S,PRIN ! Biểu diễn kết quả tính toán dưới dạng bảng.<br />
FINI ! Kết thúc môđun hậu xử lý<br />
KẾT QUẢ TÍNH TẠI CÁC NÚT<br />
Các nút kiểm tra kết quả: 8, 10, 12, 109, 101, 103<br />
SINT: Cường độ ứng suất<br />
SEQV: Ứng suất tương đương<br />
Nuït σ1 σ2 σ3 SINT SEQV<br />
8 214.69 10.093 3.7370 210.95 207.88<br />
10 208.27 15.490 .89636 207.37 200.51<br />
12 151.40 12.298 .50949 150.89 145.36<br />
109 214.82 10.431 4.9118 209.91 207.23<br />
111 209.42 14.468 -1.9909 211.41 203.69<br />
113 146.30 7.6866 -4.8216 151.12 145.31<br />
- Chúng tôi đã sử dụng Phần mềm ANSYS tiến hành tính ứng suất chân răng cho 17 bộ<br />
truyền bánh răng cụ thể.<br />
- Để có thể so sánh giữa hai phương pháp tính ứng suất chân răng bánh răng, chúng tôi<br />
đã sử dụng công thức (1) của phương pháp truyền thống, để tính ứng chân răng cho 17<br />
bộ truyền bánh răng thử nghiệm nêu trên. Lập đồ thị so sánh kết quả tính toán bằng hai<br />
phương pháp của 17 bộ truyền bánh răng thử nghiệm (Hình 4).<br />
<br />
Qua khảo sát kết quả tính toán của 17 bộ truyền bánh răng thử nghiệm, ta nhận thấy:<br />
- Giá trị ứng suất uốn chân răng nhận được từ sử dụng phần mềm ANSYS, nhỏ hơn so<br />
với phương pháp tính truyền thống. Điều đó được giải thích như sau: Vì phần mềm<br />
ANSYS dùng để giải bài toán được thiết lập trên cơ sở lý thuyết phần tử hữu hạn, cho<br />
kết quả tính toán ứng suất có độ chính xác cao. Trong khi đó, phương pháp truyền<br />
thống cho kết quả tính ứng suất có độ chính xác không cao, để đảm bảo an toàn cho<br />
bánh răng được thiết kế, người ta đã tăng giá trị của các hệ số tính toán, dẫn đến kết<br />
quả tính nhận được thường là cao hơn so với giá trị ứng suất thực tế trên răng.<br />
- Kết quả tính toán ứng suất uốn chân răng của bánh răng, nhận được từ hai phương<br />
pháp tính, sai khác nhau không nhiều, và có tỷ lệ thuận. Điều đó chứng tỏ rằng: dùng<br />
phần mềm ANSYS để tính ứng suất chân răng, với mô hình tính nêu trên, cho kết quả<br />
tính toán ổn định và có độ chính xác tương đối cao. Như vậy, chúng ta có thể yên tâm<br />
sử dụng phần mềm ANSYS để xác định ứng suất uốn chân răng bánh răng trong bài<br />
toán kiểm tra bền bộ truyền bánh răng, hoặc thiết kế bánh răng.<br />
Kãút quaí tênh æïn g suáút theo hai phæång phaïp<br />
<br />
250<br />
Giaï trë æïng suáút, MPa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
200 1: Tính theo<br />
phương pháp<br />
150<br />
1 truyền thống<br />
2 2: Tính theo<br />
100 phần mềm<br />
ANSYS<br />
50<br />
<br />
<br />
0<br />
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17<br />
Thæï tæû bäü truyãön thæí nghiãûm<br />
<br />
Hình 4: So sánh kết quả tính ứng suất uốn chân răng bằng<br />
phương pháp truyền thống và dùng Phần mềm ANSYS<br />
<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Tính ứng suất uốn chân răng bánh răng bằng sử dụng phần mềm ANSYS, phải trải qua<br />
nhiều bước tính phức tạp, mất thời gian. Song kết quả tính toán nhận được có độ tin cậy cao,<br />
vì bài toán, giải trong phần mềm ANSYS, được thiết lập trên cơ sở lý thuyết phần tử hữu hạn,<br />
một phương pháp số đặc biệt, cho phép tính toán tương đối chính xác ứng suất của vật rắn chịu<br />
tải. Tính ứng suất uốn chân răng bằng phần mềm ANSYS sẽ cung cấp thêm một phương pháp<br />
tính, hỗ trợ cho các kỹ sư thiết kế bộ truyền bánh răng đủ bền và có tính kinh tế cao.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Trịnh Chất, Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,<br />
1998.<br />
[2] Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.<br />
[3] Đinh Bá Trụ, Hướng dẫn sử dụng ANSYS, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2000.<br />
[4] Dr. Erney György, Fogaskerekek, Műszaki könyvkiadó, Budapest, 1983.<br />
[5] Yen Nguyen Van, A fogaskerék fogalakjának rajzolása és vizsgálása, Budapesti<br />
Műszaki Egyetem Gépelemek Tanszék Közleményei, 72.szám, Budapest, 1993.<br />
[6] Dr. Zsáry Árpád, Gépelemek, II Kötek, Tankönyvkiadó, Budapest, 1991.<br />