Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẨM PHÂN PHÚC MẠC<br />
SAU PHẪU THUẬT BỆNH LÝ TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM VÀ TRẺ SƠ SINH<br />
Bùi Quốc Thắng*, Yuji Hiramatsu**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: của nghiên cứu là trình bày những kinh nghiệm trong sử dụng phương pháp thẩm phân phúc<br />
mạc điều trị suy thận cấp sau phẫu thuật tim ở trẻ em.<br />
Phương pháp: chúng tôi thu thập số liệu từ những bệnh nhân được sử dụng phương pháp thẩm phân phúc<br />
mạc sau phẫu thuật tim tại Khoa phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện đại học Tsukuba, Nhật Bản.<br />
Kết quả: chúng tôi nghi nhận hai trường hợp thực hiện thẩm phân phúc mạc sau phẫu thuật tim. Một<br />
trường hợp thực hiện ngay sau mổ tim ở trẻ sơ sinh nhằm điều trị dự phòng. Một trường hợp được thực hiện<br />
sau 15 giờ theo dõi hậu phẫu để điều trị suy thận cấp biểu hiện vô niệu.<br />
Kết luận: Thẩm phân phúc mạc là một phương pháp đơn giản, hiệu quả, an toàn và kịp thời trong dự<br />
phòng, và điều trị suy thận cấp sau phẫu thuật tim bẩm sinh ở trẻ em và trẻ sơ sinh.<br />
Từ khóa: Thẫm phân phúc mạc, phẫu thuật tim.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
USE OF PERITONEAL DIALYSIS AFTER SURGERY FOR CONGENITAL HEART DISEASE<br />
IN PEDIATRIC AND NEONATAL<br />
Bui Quoc Thang, Yuji Hiramatsu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 388 - 392<br />
Purpose: the aim of the present study was to describe some experience of using peritoneal dialysis (PD) to<br />
treat acute renal failure (ARF) after pediatric cardiac surgery.<br />
Method: we design a collection form for the patients, who used PD therapy after surgery for congenital heart<br />
disease in Cardiovascular surgery department of Tsukuba University Hospital, Japan.<br />
Result: report 2 cases: PD is used for prophylactic treatment immediately after operation and the other<br />
patient with anuria, PD was started at 15 after operation in intensive care unit.<br />
Conclusion: PD is simple, effective, safe and timerly in prophylactic treatment and to treat acute renal<br />
failure for pediatric and neonates care after open heart surgery.<br />
Key words: peritoneal dialysis, congenital heart disease, cardiac surgery.<br />
cao trong giai đoạn hậu phẫu bệnh lý tim bẩm<br />
TỔNG QUAN<br />
sinh. Thêm vào đó, trong thời gian sử dụng hệ<br />
Biến chứng sau phẫu thuật tim bẩm sinh<br />
thống tuần hòan ngoài cơ thể, lưu lượng tưới<br />
Giai đoạn hậu phẫu bệnh lý tim bẩm sinh<br />
máu thấp làm tăng tổn thương thận cấp tính(2,1).<br />
ở trẻ em và trẻ sơ sinh có rất nhiều biến<br />
Điều trị tình trạng suy thận cấp sau mổ tim hiện<br />
chứng, do đó cần phải theo dõi điều trị thật<br />
vẫn là một thách thức. Mặc dù có nhiều tiến bộ<br />
cẩn thận và kịp thời(3).<br />
trong kỹ thuật mổ và hồi sức tích cực, tỉ lệ tử<br />
vong vẫn cao ở bệnh nhân bị suy thận cấp(1).<br />
Suy thận cấp do cung lượng tim thấp là biến<br />
chứng thường gặp và nguy hiểm, tỉ lệ tử vong<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
389<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Việc quyết định thời điểm bắt đầu lọc máu<br />
không nên trì hoãn, bởi vì khoảng thời gian từ<br />
<br />
Thẩm phân phúc mạc<br />
Tối ưu hóa cân bằng dịch là mục tiêu đầu<br />
<br />
* Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
** Bệnh viện Đại học Tsukuba, Nhật Bản<br />
Tác giả liên lạc: Ths BS. Bùi Quốc Thắng<br />
ĐT: 0918224623 Email: buiquocthang.vn@gmail.com<br />
<br />
khi có suy thận cấp tới khi bắt đầu lọc máu càng<br />
ngắn thì tỉ lệ sống càng cao(1).<br />
Có rất nhiều phương pháp điều trị suy thận<br />
cấp được đề nghị: tình trạng ở mức độ trung<br />
bình có thể được điều trị bằng cách hạn chế<br />
dịch, tăng áp lực lọc qua thận bằng cách tăng<br />
huyết áp trung bình, và sử dụng thuốc lợi tiểu;<br />
những trường hợp nặng cần phải lọc thận hoặc<br />
thẩm phân phúc mạc(3).<br />
Tuy nhiên, việc lọc thận ở trẻ nhỏ có nhiều<br />
bất lợi: khó thiết lập các đường truyền an toàn,<br />
khó bồi hoàn hợp lý lượng dịch, và nguy cơ khi<br />
sử dụng kháng đông toàn thân(3).<br />
Vai trò của thẩm phân phúc mạc trong điều<br />
trị hậu phẫu, kỹ thuật thực hiện, và những biến<br />
chứng hiện vẫn còn được bàn luận.<br />
Các phương pháp điều trị thay thế thận tùy<br />
thuộc vào thể trạng của trẻ và kinh nghiệm của<br />
bác sĩ. Tuổi của bệnh nhân là một yếu tố rất<br />
quan trọng liên quan tới việc quyết định lựa<br />
chọn phương pháp lọc máu. Mặc dù phương<br />
pháp điều trị lọc thận liên tục được báo cáo là<br />
phương pháp lọc máu được áp dụng nhiều hơn<br />
ở trẻ bị bệnh cấp tính, nhưng thẩm phân phúc<br />
mạc vẫn là phương pháp được sử dụng phổ<br />
biến ở những bệnh nhân dưới 6 tuổi.<br />
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phương pháp điều<br />
trị thay thế thận cấp tính được khuyến khích sử<br />
dụng là thẩm phân phúc mạc bởi vì phương<br />
pháp này đơn giản và an toàn, hơn nữa nó tránh<br />
được việc can thiệp vào các mạch máu lớn, sử<br />
dụng thuốc kháng đông toàn thân, nguy cơ<br />
thiếu máu và biến chứng thuyên tắc.<br />
Thẩm phân phúc mạc thay đổi sự cân bằng<br />
dịch sau mổ, sử dụng thẩm phân phúc mạc để<br />
điều trị phòng ngừa được khuyến cáo sử dụng<br />
cho những bệnh nhân có nguy cơ giảm cung<br />
lượng tim.<br />
<br />
390<br />
<br />
tiên của việc sử dụng thẩm phân phúc mạc. Tuy<br />
nhiên, việc lọc đi những sản phẩm chuyển hóa<br />
của Nitro và thải những chất hòa tan khác cũng<br />
rất quan trọng ở trẻ bị suy thận cấp.<br />
Thẩm phân phúc mạc là một phương pháp<br />
lọc đi những chất thải trong máu. Một dung<br />
dịch lọc vô trùng được truyền vào khoang màng<br />
bụng qua catheter. Trong khoảng thời gian dịch<br />
lọc ở trong khoang màng bụng, các chất thải,<br />
hóa chất và dịch từ máu qua hệ thống mao<br />
mạch thấm vào khoang màng bụng và hòa vào<br />
dịch lọc. Dung dịch lọc có chứa đường gíup kéo<br />
các chất thải, hóa chất và dịch từ hệ mao mạch<br />
của phúc mạc vào khoang bụng(3).<br />
Phần bụng có thể bị đầy hơn bình thường<br />
khi dịch lọc nằm trong đó, nhưng nó hầu như<br />
không gây khó chịu. Khi đủ thời gian, dịch lọc<br />
sẽ mang các chất thải và dịch dẫn lưu ra ngoài ổ<br />
bụng và chứa trong một túi vô trùng.<br />
<br />
Chỉ định<br />
Quá tải dịch trong máu.<br />
Thiểu niệu (nước tiểu < 1 ml/kg/giờ ở sơ<br />
sinh, và < 0,5 ml/kg/giờ ở trẻ nhỏ, và < 400<br />
ml/ngày ở người lớn) hoặc vô niệu trên 4 giờ.<br />
Tăng kali máu.<br />
<br />
Biến chứng chính của thẩm phân phúc mạc<br />
Nhiễm trùng<br />
Không nhiễm trùng:<br />
Không có dịch thoát ra<br />
Rỉ dịch quanh chân ống dẫn<br />
Thoát vị thành bụng<br />
Đầu ống bị đẩy ra<br />
Thủng ruột<br />
<br />
Thu thập số liệu<br />
Mục tiêu của nghiên cứu là trình bày những<br />
kinh nghiệm trong sử dụng phương pháp thẩm<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phân phúc mạc điều trị suy thận cấp sau phẫu<br />
thuật tim ở trẻ em.<br />
<br />
tiểu, thuốc vận mạch; Nồng độ creatinin trong<br />
am1u > 1,2 mg/dL<br />
<br />
Chúng tôi thu thập số liệu từ những bệnh<br />
nhân được sử dụng phương pháp thẩm phân<br />
phúc mạc sau phẫu thuật tim tại Khoa phẫu<br />
thuật tim mạch, Bệnh viện đại học Tsukuba,<br />
Nhật Bản.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Trường hợp 1<br />
Bé trai 10 ngày tuổi được chẩn đoán chuyển<br />
vị đại động mạch được thực hiện phẫu thuật<br />
Jatene. Thẩm phân phúc mạc được thực hiện<br />
ngay sau phẫu thuật khi chuyển qua khoa chăm<br />
sóc tích cực trong giờ đầu tiên<br />
<br />
Ghi chú<br />
Diện tích bề mặt cơ thể (BSA) theo công thức<br />
Mosteller: BSA = SQRT ((cm*kg)/3.600 )<br />
<br />
Thông tin bệnh nhân<br />
<br />
Chỉ số vận mạch (IS) = dopamine<br />
mg/kg/phút x 1 + dobutamine mg/kg/phút x 1 +<br />
milrinone mg/kg/phút x 15 + epinephrine<br />
mg/kg/phút x 100.<br />
<br />
Trọng lượng<br />
<br />
3.060g<br />
<br />
Diện tích bề mặt<br />
<br />
0,20<br />
<br />
Thời gian chạy máy<br />
<br />
218 phút<br />
<br />
Khoảng thời gian từ sau phẫu thuật tới lúc Ngay sau mổ<br />
bắt đầu thẩm phân phúc mạc<br />
Khoảng thời gian thẩm phân phúc mạc<br />
Giờ<br />
Lượng dịch được lọc ra<br />
857 ml<br />
Huyết động<br />
Ổn định<br />
<br />
Mức độ: thấp (IS 30).<br />
Suy thận cấp được định nghĩa là lượng nước<br />
tiểu < 0,5 mL/kg/giờ trong hơn 4 giờ; không đáp<br />
ứng với các phương pháp điều trị: bù dịch, lợi<br />
<br />
Bảng 1: Lưu lượng dịch lọc truyền vào ổ bụng và lượng nước tiểu biến đổi theo thời gian<br />
42<br />
40<br />
38<br />
36<br />
34<br />
32<br />
30<br />
28<br />
26<br />
24<br />
22<br />
20<br />
18<br />
16<br />
14<br />
12<br />
10<br />
8<br />
6<br />
4<br />
2<br />
0<br />
<br />
Time table (hour)<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
Flow (ml/h)<br />
<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
30<br />
<br />
Urine (ml/kg/h)<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0.5<br />
<br />
11<br />
<br />
16<br />
<br />
22<br />
<br />
24<br />
<br />
28<br />
<br />
40<br />
<br />
49<br />
<br />
67<br />
<br />
69<br />
<br />
72<br />
<br />
110<br />
<br />
118<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
40<br />
<br />
40<br />
<br />
40<br />
<br />
30<br />
<br />
30<br />
<br />
20<br />
<br />
20<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0.899 0.817 1.307 1.389 3.105 3.922 5.229 5.229 7.353 7.19 5.719<br />
<br />
Dung dịch lọc Baxter hòa với heparin và<br />
kháng sinh được làm ấm và truyền liên tục ngay<br />
sau khi bệnh nhân chuyển qua khoa hồi sức tích<br />
cực. Chúng tôi bắt đầu với lưu lượng 20ml/h.<br />
Sau khi thẩm phân được 4 giờ, bệnh nhân vẫn<br />
trong tình trạng vô niệu do đó chúng tôi tăng<br />
lưu lượng truyền lên 30ml/giờ. Vào giờ thứ 11<br />
<br />
sau phẫu thuật, lượng nước tiểu của bệnh nhân<br />
0,5ml/kg/giờ. Lượng nước tiểu có tăng nhưng<br />
vẫn nhỏ hơn 1ml/kg/giờ, bệnh nhân vẫn còn<br />
trong tình trạng thiểu niệu. Vào giớ thứ 22, nước<br />
tiểu đạt 0,8ml/kg/giờ, một lần nữa chúng tôi<br />
tăng lưu lượng lên 40ml/giờ (tuy nhiên cân bằng<br />
dịch xuất nhập mỗi giờ vẫn ổn định ở mức -<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
391<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
10ml không phụ thuộc vào lưu lượng truyền).<br />
Hai giờ sau đó, lượng nước tiểu tăng lên<br />
1,38ml/kg/giờ và tại thời điểm giờ thứ 40 sau<br />
mổ, lượng nước tiểu là 3,1 ml/kg/giờ. Cho nên<br />
vào giờ thứ 49 và 69 sau mổ, chúng tôi lần lượt<br />
giảm lưu lượng truyền xuống 30ml/giờ và<br />
20ml/giờ, khi cung lượng tim và áp lực tưới máu<br />
tăng dần; lượng nước tiểu luôn > 5ml/kg/giờ với<br />
thuốc được sử dụng furosemide (0,8-1,0 mg/giờ)<br />
và hANP (0,1 micrgram/kg/giờ). Vào giờ thứ<br />
110, lượng nước tiều là 7,19ml/kg/giờ, chúng tôi<br />
ngưng thẩm phân phúc mạc và 8 giờ sau đó<br />
lượng nước tiểu vẫn trên 5ml/kg/giờ.<br />
<br />
Tình trạng bệnh nhân và huyết động sau khi<br />
ngưng thẩm phân phúc mạc vẫn ổn định và<br />
giảm tình trạng phù, các xét nghiệm cận lâm<br />
sàng nằm trong giới hạn bình thường.<br />
<br />
Diện tích mặt ngoài cơ thể<br />
<br />
0,583<br />
<br />
Toàn bộ lượng dịch được lọc ra khỏi cơ thể<br />
bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc là<br />
857ml. Hầu như toàn bộ lượng dịch ứ đọng<br />
trong quá trình phẫu thuật được lọc ra ngoài<br />
qua thẩm phân phúc mạc và nước tiểu.<br />
<br />
Khoảng thời gian từ sau phẫu thuật<br />
tới lúc bắt đầu thẩm phân phúc mạc<br />
Khoảng thời gian thẩm phân phúc<br />
mạc<br />
Lượng dịch được lọc ra<br />
Huyết động<br />
<br />
15 giờ<br />
<br />
Trường hợp 2<br />
Bé trai 5 tuổi chẩn đoán không lổ van động<br />
mạch phổi được phẫu thuật TCPC (Total cavopulmonary connection). Thẩm phân phúc mạc<br />
được thực hiện vào giớ thứ 15 sau mổ.<br />
<br />
Thông tin bệnh nhân:<br />
Trọng lượng<br />
<br />
12300g<br />
<br />
20 giờ<br />
3215 ml<br />
Ổn định<br />
<br />
Bảng 2: Lưu lượng dịch lọc truyền vào ổ bụng và lượng nước tiểu biến đổi theo thời gian<br />
54<br />
52<br />
50<br />
48<br />
46<br />
44<br />
42<br />
40<br />
38<br />
36<br />
34<br />
32<br />
30<br />
28<br />
26<br />
24<br />
22<br />
20<br />
18<br />
16<br />
14<br />
12<br />
10<br />
8<br />
6<br />
4<br />
2<br />
0<br />
<br />
Time table (hour)<br />
<br />
1<br />
<br />
8<br />
<br />
Flow (ml/h)<br />
Urine (ml/h)<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
15<br />
<br />
16<br />
<br />
17<br />
<br />
19<br />
<br />
20<br />
<br />
21<br />
<br />
24<br />
<br />
28<br />
<br />
32<br />
<br />
35<br />
<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
50<br />
<br />
30<br />
<br />
15<br />
<br />
0<br />
<br />
0.1<br />
<br />
0.75<br />
<br />
9.75<br />
<br />
9.75<br />
<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
12.5<br />
<br />
12.5<br />
<br />
8.3<br />
<br />
5.6<br />
<br />
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được theo dõi sát<br />
tại khoa hồi sức tích cực. Huyết động bệnh nhân<br />
ổn định nhưng không cải thiện tốt hơn, chỉ số<br />
lactat ngày càng tăng, và bệnh nhân vô niệu<br />
(nước tiểu 0ml/kg/giờ). Chúng tôi quyết định<br />
thẩm phân phúc mạc cho bệnh nhân vào giờ thứ<br />
15 sau mổ. Bắt đầu với lưu lượng 10ml/giờ. 2 giờ<br />
sau đó, bệnh nhân có nước tiểu (0,79 ml/kg/giờ)<br />
nhưng cân bằng dịch vẫn > 1.000ml, vì thế<br />
<br />
392<br />
<br />
39<br />
<br />
43<br />
<br />
5.6<br />
<br />
23.75<br />
<br />
chúng tôi tăng lưu lượng lên 20 ml/giờ. Sau đó 2<br />
giờ lượng nước tiểu vẫn không đổi, chúng tôi<br />
tiếp tục tăng lưu lương lên 30ml/giờ và sau đó là<br />
40ml/giờ - 50ml/giờ (vào giờ thứ 5 và giờ thứ 6<br />
sau thẩm phân phúc mạc). Sau 9 giờ thẩm phân<br />
phúc mạc, lượng nước tiểu tăng lên đến<br />
1ml/kg/giờ và cân bằng dịch là -1.150ml. Cho<br />
nên vào giờ thứ 13 và 17 sau thẩm phân phúc<br />
mạc chúng tôi giảm flow xuống lần lượt<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
30ml/giờ và 15ml/giờ, khi cung lượng tim và áp<br />
lực tưới máu tăng, lượng nước tiều luôn ><br />
0,5ml/kg/giờ. Vào giờ thứ 20, lượng nước tiểu là<br />
0,45ml/kg/giờ, chúng tôi ngừng thẩm phân và 8<br />
giờ sau đó lượng nước tiểu là 1,9ml/kg/giờ.<br />
Toàn bộ lượng dịch được lọc ra khỏi cơ thể<br />
bằng phương pháp thẩm phân phúc mạng là<br />
3.215ml<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong giai đoạn đầu của phẫu thuật tim ở<br />
trẻ sơ sinh, bệnh nhân thường suy thận cấp<br />
trong thời gian ngắn biểu hiện bởi tình trạng<br />
thiểu niệu hay vô niệu. Biến chứng này cần<br />
được điều trị ngay lập tức.<br />
Thẩm phân phúc mạc rất hiệu quả trong<br />
điều trị dự phòng ở trẻ sơ sinh nhằm loại bỏ các<br />
dịch ứ đọng trong quá trình phẫu thuật. Sử<br />
dụng phương pháp thẩm phân phúc mạc điều<br />
trị bệnh nhân có tình trạng thiểu niệu, vô niệu<br />
kéo dài sau phẫu thuật tim là phương pháp kịp<br />
thời, đơn giản và hửu ích.<br />
Hiệu quả của thẩm phân phúc mạc không<br />
nhất thiết lệ thuộc vào lưu lượng truyền vào.<br />
Đôi khi, lưu lượng truyền cao chỉ là thay thế<br />
lượng dịch lọc trong ổ bụng, cho nên lưu lượng<br />
truyền thấp giúp dịch lọc tiếp xúc lâu hơn với<br />
phúc mạc và quá trình trao đổi rút nước ra từ cơ<br />
thể hiệu quả hơn. Thẩm phân phúc mạc thường<br />
bắt đầu với lưu lượng 10ml/kg/giờ. Trong vòng<br />
3 - 5 ngày sau phẫu thuật, cung lượng tim và áp<br />
lực tưới máu cao hơn và giữ ổn định, lượng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nước tiểu tăng dần với liều vận mạch, lợi tiểu ở<br />
mức độ thông thường và liều giãn mạch gần<br />
như tối ưu.<br />
Trong trường hợp trì hoãn đóng ngực, thẩm<br />
phân phúc mạc được tiếp tục sử dụng vài ngày<br />
sau khi đóng ngực trong trường hợp cung<br />
lượng tim giảm sau khi đóng ngực.<br />
Quyết định thời điểm sử dụng thẩm phân<br />
phúc mạc rất quan trọng, nó tùy thuộc vào<br />
huyết động, chức năng thận, rối loạn chuyển<br />
hóa do giàm tưới máu... Sử sụng phương pháp<br />
thẩm phân phúc mạc kịp thời giúp tăng cơ hội<br />
sống cho bệnh nhân.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Thẩm phân phúc mạc là một phương pháp<br />
đơn giản, hiệu quả, an toàn và kịp thời trong dự<br />
phòng, và điều trị suy thận cấp sau phẫu thuật<br />
tim bẩm sinh ở trẻ em và trẻ sơ sinh<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Boigner H, Brannath W, Hermon M, Stoll E, Burda G, Trittenwein<br />
G, and Golej J, (2004) Predictors of Mortality at Initiation of<br />
Peritoneal Dialysis in Children After Cardiac Surgery. Ann Thorac<br />
Surg; 77:61-65.<br />
Chan KL, Ip P, Chiu CSW, and Cheung YF, (2003) Peritoneal<br />
Dialysis After Surgery for Congenital Heart Disease in Infants and<br />
Young Children. Ann Thorac Surg;76:1443-1449.<br />
Dittrich S, Hnert ID, Vogel M , Stiller B, Haas NA , Meskishvili VA,<br />
and Lange PE, (1999) Peritoneal Dialysis After Infant Open Heart<br />
Surgery: Observations in 27 Patients. Ann Thorac Surg; 68:160-163.<br />
Zaccaria Ricci, Stefano Morellia, Claudio Roncob, Angelo Politoa,<br />
Giulia V. Stazia, Chiara Giornia, Luca Di Chiaraa, Sergio Picardoa.<br />
Inotropic support and peritoneal dialysis adequacy in neonates<br />
after cardiac surgery. Interact CardioVasc Thorac Surg 2008;7:116120.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
393<br />
<br />