intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng thước đo trong mổ để xác định chênh lệch chiều dài hai chân trên bệnh nhân thay khớp háng toàn phần

Chia sẻ: ViNasa2711 ViNasa2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

40
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chênh lệch chiều dài chân là biến chứng thường gặp sau thay khớp háng. Muốn hạn chế biến chứng này trước hết cần xác định chênh lệch trong mổ chính xác để phẫu thuật viên có cơ sở điều chỉnh chiều dài. Bài viết đánh giá độ chính xác của một thước đo chênh lệch chiều dài trong mổ thay khớp háng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng thước đo trong mổ để xác định chênh lệch chiều dài hai chân trên bệnh nhân thay khớp háng toàn phần

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br /> <br /> <br /> SỬ DỤNG THƯỚC ĐO TRONG MỔ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHÊNH LỆCH<br /> CHIỀU DÀI HAI CHÂN TRÊN BỆNH NHÂN THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN<br /> Lê Viết Sơn*, Bùi Hồng Thiên Khanh*,**<br /> TÓMTẮT<br /> Đặt vấn đề: Chênh lệch chiều dài chân là biến chứng thường gặp sau thay khớp háng. Muốn hạn chế biến<br /> chứng này trước hết cần xác định chênh lệch trong mổ chính xác để phẫu thuật viên có cơ sở điều chỉnh chiều dài.<br /> Chúng tôi sử dụng và đánh giá độ chính xác của một thước đo chênh lệch chiều dài trong mổ thay khớp háng.<br /> Mục tiêu nghiên cứu: So sánh kết quả đo chênh lệch chiều dài hai chân bằng thước đo trong mổ và chênh<br /> lệch thực sự sau mổ.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca trên 35 bệnh nhân thay khớp háng toàn phần tại Bệnh<br /> viện Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 12/2017 - 6/2018. Dụng cụ đo được sử dụng trong mổ để xác định<br /> chênh lệch chiều dài hai chân và kết quả này được so sánh với chênh lệch trên phim X quang EOS sau mổ.<br /> Kết quả: Sai biệt của kết quả đo bằng thước trong mổ và kết quả sau mổ là 2,78±2,51mm và sự khác biệt này<br /> không có ý nghĩa thống kê. Có sự tương quan chặt giữa hai kết quả này với hệ số R=0,85.<br /> Kết luận: Sử dụng thước đo chênh lệch chiều dài chân trong mổ có thể là cơ sở tin cậy để phẫu thuật viên<br /> lựa chọn dụng cụ điều chỉnh chiều dài chân.<br /> Từ khóa: chênh lệch chiều dài hai chân, thay khớp háng<br /> ABSTRACT<br /> INTRAOPERATIVE MEASUREMENT DEVICE TO DETERMINE LIMB-LENGTH DISCREPANCY<br /> IN TOTAL HIP ARTHROPLASTY<br /> Le Viet Son, Bui Hong Thien Khanh<br /> * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 108 - 113<br /> Introduction: Limb- length discrepancy is a common complication after hip arthroplasty. In order to avoid<br /> this complication, it is necessary to determine the intraoperative discrepancy exactly so that the surgeon has the<br /> guide to adjust the limb-length. We used and evaluated the accuracy of an intraoperative measurement device to<br /> determine limb-length discrepancy in total hip arthroplasty.<br /> Objectives: Comparing the results of measuring the limb-length discrepancy by intraoperative<br /> measurement device and postoperative measurement.<br /> Methods: Serial cases study in 35 patients performed total hip arthroplasty in the University Medical<br /> Center from 12/2017 to 6/2018. The measurement device is used in to determine the intraoperative limb length<br /> discrepancy and this result is compared with the discrepancy on the post-operative EOS X-ray film.<br /> Results: Using intraoperative measurement device can be a reliable guide for surgeons to adjust limb-length<br /> discrepancy.<br /> Keywords: limb-length discrepancy, total hip arthroplasty<br /> <br /> *Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br /> **Bộ môn Chấn thương Chỉnh hình và Phục hồi chức năng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: BS. Lê Viết Sơn ĐT: 0346592742 Email: son.lv@umc.edu.vn<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa 108<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ (Hình 1). [1] Thước A: là thước dùng để đo<br /> Hiện nay phẫu thuật thay khớp được thực chiều dài, trên thước đo có chia vạch với độ<br /> hiện khá rộng rãi và phổ biến đã giúp cải chia nhỏ nhất là 1 mm và giới hạn đo là 25mm.<br /> thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống của [2] Đinh B: đinh này được đóng vững chắc vào<br /> rất nhiều bệnh nhân(4). Bên cạnh thành công xương chậu và có thể được cố định vào thước<br /> của phẫu thuật, vẫn còn những vấn đề tồn tại, A bằng chốt D có núm vặn. [3] Đoạn dò C: là<br /> biến chứng, tai biến trong và sau phẫu thuật một đinh nhỏ chỉ dấu cho vị trí trên mấu<br /> mà phẫu thuật viên cũng như bệnh nhân cần chuyển lớn xương đùi và có thể trượt theo<br /> phải đối mặt. Một trong những vấn đề không chiều dài của thước A.<br /> phải là hiếm gặp đó là chênh lệch chiều dài<br /> hai chân sau mổ(2). Chênh lệch chiều dài chân<br /> làm giảm chức năng khớp háng sau mổ, gây<br /> đau lưng, ảnh hưởng dáng đứng và đi lại,<br /> mất vững khớp háng, trật khớp, lỏng dụng<br /> cụ, liệt thần kinh ngồi(2).<br /> Hiện nay với các thiết kế của dụng cụ khớp<br /> nhân tạo, phẫu thuật viên có thể lựa chọn các<br /> chỏm cầu khác nhau để điều chỉnh chiều dài<br /> chân. Vấn đề là cần phải xác định được chênh<br /> lệch chiều dài chân trong mổ chính xác để phẫu Hình 1. Dụng cụ thước đo trong mổ<br /> thuật viên có cơ sở điều chỉnh chiều dài. Phần Để có thể kiểm soát tư thế chân khi đo trong<br /> lớn các phẫu thuật viên sử dụng phương pháp mổ, chúng tôi sử dụng một dụng cụ làm giá đỡ<br /> so hai gối, tuy nhiên phương pháp này tương chân được lắp vào bàn phẫu thuật, cấu tạo gồm<br /> đối chủ quan và không chính xác. Chúng tôi sử một bàn để chân nối với bàn phẫu thuật thông<br /> dụng và đánh giá độ chính xác của một thước đo qua một chân bàn. Chân bàn được gắn cố định<br /> chênh lệch chiều dài trong mổ thay khớp háng. vào một vị trí trên bàn phẫu thuật vào thời điểm<br /> ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU trước mổ và độ cao của bàn để chân sẽ được<br /> Thiết kế nghiên cứu điều chỉnh sao cho khi đặt lên bàn để chân, chân<br /> mổ sẽ nằm ngang so với mặt đất (Hình 2).<br /> Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> Các trường hợp thay khớp háng toàn phần<br /> tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại<br /> học Y Dược Tp Hồ Chí Minh từ tháng 12/2017-<br /> 6/2018.<br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Bệnh nhân có chênh lệch chiều dài chân do<br /> nguyên nhân dưới khớp háng, có dị tật bẩm sinh<br /> ở chi dưới, bệnh nhân không đồng ý tham gia Hình 2. Đặt tư thế chân lên giá đỡ chân<br /> nghiên cứu. Mỗi lần thực hiện việc đo bằng thước trong<br /> Dụng cụ thước đo trong mổ mổ, bàn chân sẽ được đặt lên giá đỡ chân sao<br /> cho: [1] gối giữ ở tư thế thẳng; [2] gót chân<br /> Dụng cụ thước đo trong mổ gồm có 3 phần<br /> nằm ở mép sau của bàn để chân; [3] cạnh trong<br /> <br /> <br /> 109 Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br /> <br /> của bàn chân áp sát vào mặt bàn để chân. Với thay đổi do cuộc phẫu thuật.<br /> giá đỡ chân này, bàn chân trong các lần đo sẽ Các bước tiến hành nghiên cứu<br /> được giữ cố định ở cùng một vị trí, và cùng Các bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh và<br /> với gối ở tư thế thẳng, sẽ kiểm soát được tư thế không thỏa tiêu chuẩn loại trừ sẽ được thông<br /> dạng/khép, gấp/duỗi và xoay trong/ xoay báo và hỏi ý kiến về vấn đề tham gia nghiên cứu.<br /> ngoài khớp háng trong các lần đo. Các biến số nền: Tuổi, giới, bệnh lí cần phẫu<br /> Phương pháp đo trong mổ thuật sẽ được thu thập. Trước mổ, bệnh nhân<br /> Phương pháp đo trong mổ được tiến hành được chụp X quang EOS chi dưới và xác định<br /> theo các bước như sau (Hình 3): mức độ chênh lệch chiều dài hai chân trước mổ,<br /> gọi là ∆TRƯỚC MỔ. Bệnh nhân được tiến hành<br /> phẫu thuật thay khớp háng, và tiến hành đo độ<br /> thay đổi chiều dài chân do phẫu thuật như<br /> phương pháp trình bày ở trên, gọi là d. Từ chênh<br /> lệch chiều dài trước mổ và độ thay đổi chiều dài<br /> chân do phẫu thuật, ta tính được chênh lệch<br /> chiều dài chân ước đoán trong mổ; ∆TRONG<br /> MỔ = ∆TRƯỚC MỔ + d. Sau mổ 1 tuần, khi<br /> bệnh nhân đã tập đứng và đi được, bệnh nhân<br /> được chụp lại X quang EOS chi dưới kiểm tra,<br /> xác định chênh lệch chiều dài hai chân sau mổ,<br /> gọi là ∆SAU MỔ.<br /> Thu thập số liệu và thống kê<br /> Hình 3. Minh họa đo trong mổ Các mẫu nghiên cứu được thống kê theo các<br /> Bệnh nhân được kê nằm nghiêng, rạch da đặc điểm về giới, tuổi, chẩn đoán, các đặc điểm<br /> đường mổ sau ngoài vào bộc lộ khớp háng. Sau chênh lệch chiều dài chân trước và sau mổ. Kết<br /> khi bộc lộ ổ cối, đinh B được đặt thẳng góc vào quả đo đạc ∆TRONG MỔ sẽ được so sánh với<br /> xương chậu cách bờ trên ổ cối khoảng 2cm, nằm kết quả ∆SAU MỔ trên X Quang EOS chi dưới<br /> trên đường thẳng với trục thân xương đùi. bằng phép kiểm T-test bắt cặp. Sự tương quan<br /> Trước khi tiến hành cắt cổ xương đùi, đánh giữa kết quả đo trong mổ và sau mổ được phân<br /> dấu một điểm trên mấu chuyển lớn bằng đốt tích. Khoảng tin cậy 95% được sử dụng trong<br /> điện. Dụng cụ đo được lắp vào đinh B trên ổ cối. phân tích và giá trị p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1