intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng trò chơi trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1945-1954) ở trường Trung học phổ thông

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

118
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Sử dụng trò chơi trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1945-1954) ở trường Trung học phổ thông trình bày: Chất lượng của việc dạy học Lịch sử, trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường THPT, giáo viên cần phải đa dạng hóa cách thức giảng dạy nhằm tăng sự hứng thú và hiệu quả giảng dạy,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng trò chơi trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1945-1954) ở trường Trung học phổ thông

SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ<br /> VIỆT NAM (1945 -1954) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> NGUYỄN THÀNH NHÂN - PHẠM THỊ ÁI VÂN<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Những năm gần đây, việc dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT<br /> đang được toàn xã hội quan tâm, nhất là vấn đề chất lượng và sự hứng thú<br /> của học sinh đối với việc học tập bộ môn. Để nâng cao chất lượng của việc<br /> dạy học Lịch sử, trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở<br /> trường THPT, giáo viên cần phải đa dạng hóa cách thức giảng dạy nhằm<br /> tăng sự hứng thú và hiệu quả giảng dạy. Trong những cách thức ấy, sử dụng<br /> trò chơi lịch sử là biện pháp có ưu thế. Tuy nhiên, hiểu thế nào là trò chơi<br /> lịch sử? Vai trò của việc thiết kế và sử dụng trò chơi lịch sử trong dạy học?<br /> Các nguyên tắc cần tuân thủ khi thiết kế trò chơi lịch sử? Những trò chơi lịch<br /> sử nào có thể sử dụng trong dạy học?… là những vấn đề sẽ được giải quyết<br /> trong bài viết này.<br /> <br /> Sử dụng trò chơi trong dạy học (DH) nói chung, dạy học Lịch sử (DHLS) nói riêng là<br /> một trong những biện pháp quan trọng để tạo hứng thú học tập cho học sinh (HS), góp<br /> phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Tuy nhiên, DHLS ở trường THPT hiện nay<br /> cho thấy, việc tổ chức trò chơi chưa được giáo viên (GV) quan tâm đúng mức, lúng túng<br /> trong việc thiết kế và sử dụng các trò chơi lịch sử (TCLS) phục vụ dạy học. Đa số còn<br /> cho rằng HS học sách giáo khoa và bài giảng cũng đã mất nhiều thời gian nên không<br /> nhất thiết tổ chức các hoạt động dạy học bổ trợ khác. Vì vậy, đa số HS chỉ biết các sự<br /> kiện lịch sử một cách khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu sự hấp dẫn, làm giảm hứng thú<br /> học tập đối với bộ môn. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp DHLS ở trường<br /> THPT hiện nay, theo chúng tôi, GV phải xem việc thiết kế và sử dụng các trò chơi trong<br /> DHLS là cần thiết. Bài viết này sẽ đề cập đến vai trò của việc sử dụng trò chơi trong<br /> DHLS; các nguyên tắc của việc thiết kế và sử dụng TCLS; giới thiệu một số TCLS giúp<br /> GV có thể vận dụng khi DHLS ở trường THPT.<br /> 1. VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở<br /> TRƯỜNG THPT<br /> Theo quan điểm của Nguyễn Khắc Viện, chơi là một hoạt động có hứng thú, giúp HS<br /> phát huy một năng lực nào đó và giúp các em tự khẳng định mình. Nó đòi hỏi những cố<br /> gắng không kém, có khi hơn cả việc lao động, hoạt động chân tay hay trí tuệ [4, 66]. Trò<br /> chơi là hình thức tổ chức chơi. Trò chơi và học tập - nhận thức đều có mục đích, nội<br /> dung và các quy định chung như nhau. Nhưng nội dung, các quy định của bài tập nhận<br /> thức được đặt ra một cách nghiêm túc, bắt buộc và hoàn toàn rõ ràng, còn khi chơi HS<br /> không ý thức là mình đang nhận thức. Nhiệm vụ nhận thức, các quy định chung không<br /> đặt ra trực tiếp mà chuyển tới các em qua việc thực hiện các hành động chơi: nội dung<br /> <br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 125-132<br /> <br /> 126<br /> <br /> NGUYỄN THÀNH NHÂN - PHẠM THỊ ÁI VÂN<br /> <br /> nhận thức chính là nội dung chơi. Trong khi chơi, HS phát triển những hiểu biết, năng<br /> lực nhận thức của mình một cách nhẹ nhàng, thú vị và không chú ý.<br /> “Toàn bộ cuộc sống của HS, đó là trò chơi - như Macarencô đã viết - Trẻ con say mê trò<br /> chơi và phải thỏa mãn nhu cầu đó của nó. Chúng ta không những phải tạo cho nó có thì<br /> giờ để chơi mà còn phải làm cho toàn bộ cuộc sống của nó được nuôi dưỡng bằng trò<br /> chơi này” [3, tr. 6]. Hơn thế nữa, theo A.M.Gorơki, “lao động và học tập kết hợp với hoạt<br /> động vui chơi, sẽ góp phần hình thành tính cách, phát triển ý chí và trí tuệ” [3, tr. 8]. Việc<br /> sử dụng “trò chơi học tập” là một biện pháp nhằm thực hiện tư tưởng “học mà chơi, chơi<br /> mà học” trong nhà trường. “TCLS không đòi hỏi HS phải hiểu biết sâu rộng, chuẩn bị lâu<br /> và kĩ, như trong thi tìm hiểu lịch sử mà dựa vào vốn hiểu biết sẵn có của người tham dự,<br /> sự thông minh nhanh trí và tiến hành dưới các hình thức vui chơi” [2, tr. 224].<br /> TCLS góp vào việc giúp HS nhận thức các sự kiện, hiện tượng lịch sử khách quan.<br /> Chính vì thế, việc thiết kế và sử dụng các TCLS trong DHLS có một vai trò quan trọng.<br /> TCLS là biện pháp giúp HS phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển năng lực học tập<br /> bộ môn:<br /> - Thứ nhất, nó là một biện pháp quan trọng giúp HS nắm vững tài liệu LS. “Trong<br /> khi chơi, HS không những có thể nhớ lại niên đại, tên người, tên địa điểm,…, củng<br /> cố những biểu tượng liên hệ với nhau về thời gian, nắm vững hơn tài liệu, biểu đồ<br /> và minh họa trong sách giáo khoa” [3, tr. 54]. Đồng thời, có thể giúp HS hiểu sâu<br /> hơn những vấn đề khác nhau trong quá trình học tập, giúp HS mở rộng tầm mắt,<br /> làm cho kiến thức thêm phong phú.<br /> - Thứ hai, nó là một biện pháp quan trọng giúp HS phát triển năng lực tư duy.<br /> “Trong tiến trình trò chơi, HS trở nên hoạt động, say sưa tìm kiếm các câu trả lời<br /> trong sách và bắt đầu tư duy” [3, tr. 7]. Để thực hiện các yêu cầu của trò chơi, HS<br /> không chỉ ghi nhớ một cách máy móc, đơn thuần những điều đã biết mà phải động<br /> viên toàn bộ kiến thức, suy nghĩ, lựa chọn những điều phù hợp… TCLS còn giúp<br /> HS tự tin, năng động hơn trong các hoạt động tập thể, “rèn luyện được thói quen<br /> trả lời rõ ràng, ngắn gọn” [3, tr. 54].<br /> - Thứ ba, nó là một biện pháp quan trọng gợi lên ở học sinh những tình cảm tốt đẹp.<br /> Nó làm cho HS vui sướng, sảng khoái, hứng thú. Đồng thời, nó “còn tạo nên<br /> không khí thi đua lành mạnh” [3, tr. 7].<br /> Ngoài ra, thông qua việc thiết kế và sử dụng TCLS trong giảng dạy, GV có thể thực<br /> hiện mục đích quan trọng là tiến hành “sự ôn tập thường xuyên” cho HS - “việc ôn tập<br /> thường xuyên, để khỏi quên, để không có một điều cần thiết nào lại cứ bị quên đi quên<br /> lại” như nhà giáo dục K. Đ. U-sin-xki đã yêu cầu [3, tr. 36].<br /> Tóm lại, việc thiết kế và sử dụng TCLS có thể xem là sự tiếp tục độc đáo việc học tập<br /> LS dưới hình thức trò chơi. Việc thiết kế và sử dụng các trò chơi đa dạng, dựa trên tài<br /> liệu giáo khoa vừa giúp HS nhận thức được lịch sử trong sự phong phú và sinh động,<br /> vừa tạo điều kiện cho HS ôn tập nhiều lần, dưới nhiều dạng khác nhau về những điều đã<br /> học; vừa có thể làm cho các em hiểu rộng hơn các tài liệu giáo khoa… Qua đó, sẽ kích<br /> <br /> SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỦ VIỆT NAM (1945-1954)...<br /> <br /> 127<br /> <br /> thích ở các em niềm say mê, hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của<br /> HS trong hoạt động học tập.<br /> 2. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ, THỰC HIỆN TRÒ CHƠI<br /> TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT<br /> 2.1. Các nguyên tắc chung<br /> Việc thiết kế và sử dụng TCLS, trước hết, cần tuân theo những nguyên tắc chung của<br /> việc thiết kế trò chơi trong DH. Theo Thái Duy Tuyên, đó là những nguyên tắc sau [4,<br /> tr. 70-71]:<br /> - Phải đảm bảo tính mục đích: Khi sáng tạo một trò chơi phải giải đáp được câu hỏi:<br /> Trò chơi này dùng để làm gì; Ggiải quyết nhiệm vụ gì; Nằm ở phần nào của<br /> chương trình.<br /> - Phải đảm bảo tính giáo dục: Trò chơi phải góp phần hình thành các phẩm chất cơ<br /> bản nhất ở HS như: lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, tình<br /> tương thân, tương ái, tính thận trọng, chính xác, tinh thần trách nhiệm…<br /> - Phải đảm bảo tính phát triển: phát triển trí tuệ, phát triển tâm hồn và ý chí ở HS.<br /> - Phải đảm bảo tính hệ thống: Mỗi trò chơi phải đảm bảo sự đồng bộ với nội dung,<br /> phương pháp giáo dục của GV, phải có mối liên hệ hữu cơ với các trò chơi trước<br /> và sau đó, phải liên hệ chặt chẽ với chương trình và bảo đảm thời gian theo quy<br /> định.<br /> - Phải đảm bảo tính thực tiễn, gắn bó với đời sống: Trò chơi phải gần gũi với hoạt<br /> động sống hàng ngày của HS, phải phát triển được những kinh nghiệm đã có và<br /> hướng tới những hoạt động tương lai của các em.<br /> Mặt khác, việc thiết kế và sử dụng TCLS, còn phải dựa trên những đặc trưng của việc<br /> dạy - học lịch sử. Theo các nhà lý luận và phương pháp DHLS, TCLS “phải có mục<br /> đích giáo dục rõ rệt, có nội dung phong phú, với nhiều hình thức thích hợp phát huy<br /> được sự ham hiểu biết, giàu trí tưởng tượng, biết suy luận, nhanh trí, khéo léo, sôi nổi<br /> nhưng không ồn ào, tư duy sâu sắc nhưng không quá trầm lặng…” [2, tr. 224].<br /> 2.2. Quy trình thiết kế trò chơi lịch sử<br /> Một TCLS muốn thiết kế và sử dụng có hiệu quả trong dạy học, đòi hỏi giáo viên phải<br /> nắm được quy trình của việc thiết kế trò chơi, gồm:<br /> - Xác định mục đích của việc thiết kế trò chơi.<br /> - Lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp để thiết kế.<br /> - Nắm nguyên tắc thiết kế (tính mục đích, tính giáo dục, tính hệ thống, tính vừa<br /> sức…)<br /> - Biết cách thiết kế phù hợp với nội dung chương trình, phù hợp với đối tượng, nêu<br /> yêu cầu đối với người điều khiển, người chơi, tiến trình tổ chức trò chơi,…<br /> <br /> 128<br /> <br /> NGUYỄN THÀNH NHÂN - PHẠM THỊ ÁI VÂN<br /> <br /> - Tiến hành tổ chức thử nghiệm trên nhiều nhóm đối tượng để xem xét tính khả thi.<br /> - Sử dụng khi tiến hành bài học trên lớp cũng như trong hoạt động ngoại khóa.<br /> Cơ sở của TCLS phải phù hợp đối tượng, hấp dẫn để tạo hứng thú học tập cho HS. Do<br /> đó, GV cũng cần lưu ý một số điểm sau:<br /> Khi thiết kế và tổ chức các TCLS, GV cần phải dựa vào hứng thú của HS, vào sự chú ý<br /> của HS đối với lợi ích của những kiến thức mà các em tiếp thu được vì các em sẽ không<br /> tham gia một cách ham thích và tự nguyện vào trò chơi, chừng nào các em chưa cảm<br /> thấy thực tâm bị công việc đó lôi cuốn.<br /> Muốn gợi được hứng thú của HS khi tham gia thì TCLS phải có mục đích rõ ràng, tài<br /> liệu trò chơi không quá khó, hình thức chơi không tẻ nhạt, phải phong phú, đa dạng và<br /> có những tình thế gay go, có sự căng thẳng. Sự phức tạp dần nội dung, việc đưa vào một<br /> cách logic cái mới đòi hỏi phải mở rộng kiến thức, phải hoạt động tư duy tích cực, đều<br /> góp phần phát triển hứng thú bền vững đối với trò chơi. “TCLS không bao giờ được<br /> theo đuổi mục đích ghi nhớ các sự kiện một cách máy móc mà lại không có sự hiểu biết<br /> logic” [3, tr. 37]. Nó phải đòi hỏi những cố gắng nhất định, phải tạo khả năng phát triển<br /> ở HS chứ không chỉ vận dụng kiến thức một cách đơn giản.<br /> Mặt khác, GV phải biết giúp học sinh vượt qua sự mệt mỏi và tham gia hào hứng trong<br /> TCLS bằng một câu hỏi đính chính, một nhận xét, lời động viên đưa ra kịp thời, việc<br /> gợi nhớ lại những điều đã biết từ phía GV. Với từng đối tượng HS, từng lớp khác nhau,<br /> GV nên có tài liệu khác nhau để thiết kế các TCLS, phải suy nghĩ làm thế nào để biến<br /> tài liệu thành TCLS có hình thức vui, nhẹ nhàng, gợi tính tò mò, duy trì được hứng thú<br /> bền vững trong thời gian thực hiện. Vì vậy, vấn đề đặt ra chính là sự sáng tạo của người<br /> GV trong việc thiết kế, lựa chọn và sử dụng các TCLS trong DH.<br /> 3. MỘT SỐ TRÒ CHƠI LỊCH SỬ CỤ THỂ<br /> Có nhiều loại TCLS, như: đóng vai, nói theo chủ đề, biến đổi từ về lịch sử, những trích<br /> đoạn viết bằng mật mã, ô chữ, cải trang, đoán tên người và sự kiện trong lịch sử… [1],<br /> xúc xắc, quay số, vòng xích và bảng niên đại, nhận diện, thả văn lịch sử...[3]. Trong<br /> khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ giới thiệu một số trò chơi dễ thiết kế, dễ thực hiện, có<br /> thể vận dụng trong DHLS ở trường THPT.<br /> 3.1. Trò chơi “Các văn bản sai sót”<br /> - Chuẩn bị: GV sử dụng những câu nói nổi tiếng và những đoạn trích tài liệu quan<br /> trọng trong sách giáo khoa để tạo ra “các văn bản sai sót” (khoảng 8-10 văn bản).<br /> Sao in các “văn bản sai sót” này thành một số bản bằng với số HS và cho vào<br /> trong những phong bì giống nhau.<br /> - Cách tiến hành: GV nêu thể lệ của trò chơi, cùng một lúc trao phong bì cho tất cả<br /> HS tham dự. Sau thời gian quy định, GV nhận lại phong bì từ phía HS và xác định<br /> xem ai trả lời tốt nhất và tính điểm - GV có thể lấy làm điểm kiểm tra miệng, hoặc<br /> cộng điểm thưởng.<br /> <br /> SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỦ VIỆT NAM (1945-1954)...<br /> <br /> 129<br /> <br /> Để thu hút sự chú ý của HS, khi nêu thể lệ trò chơi, GV có thể giới thiệu có đôi<br /> chút vui nhộn rằng “các văn bản sai sót” là kết quả làm việc của một anh chàng<br /> thợ in nhưng lại tỏ ra lơ đễnh, thiếu kỷ luật và tự rèn luyện kém trong việc xếp<br /> chữ, nên giờ đây những HS tham gia trò chơi phải sửa chữa và khôi phục những<br /> chỗ in sai trong văn bản lịch sử.<br /> - Ý nghĩa: Đây là trò chơi có thể tạo hứng thú cho HS bởi vì để giải quyết yêu cầu<br /> của trò chơi này đòi hỏi các em phải hiểu nội dung các văn bản cụ thể; phải đối<br /> chiếu, suy nghĩ, chứ không đơn thuần là nhớ lại. Mặt khác, tiến trình cuộc chơi có<br /> thể tạo nên sự hào hứng ở các em.<br /> Ví dụ: Sau khi dạy xong bài 18 (SGK Lịch sử 12 - Chương trình Chuẩn), mục I:<br /> “Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ”, GV có thể tạo ra các “văn bản<br /> sai sót” để kiểm tra: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn độc lập, chúng ta phải<br /> nhượng bộ. Nhưng chúng ta càng nhượng bộ thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết<br /> tâm chiếm nước ta một lần nữa…”. Học sinh phải thay cụm từ in nghiêng trong đoạn<br /> văn trên bằng các cụm từ chính xác nhất.<br /> 3.2. Trò chơi “Cái thứ tư bỏ đi”<br /> - Chuẩn bị : GV chuẩn bị khoảng 10 “bộ niên đại”, mỗi bộ có 4 số. Trong đó, 3 số<br /> có quan hệ logic với nhau, số thứ tư là một số nào đó, không có quan hệ với các<br /> số kia. Các bộ số cần được cấu tạo sao cho việc tìm niên đại bỏ đi không phải dễ<br /> dàng, đơn giản, không thể xác định một cách hoàn toàn máy móc mà phải suy<br /> nghĩ. Sao in các “bộ niên đại” này thành một số bản bằng với số HS.<br /> - Cách tiến hành: GV yêu cầu HS phải xác định một niên đại bỏ đi trong bộ số đó<br /> và giải thích được mối quan hệ của 3 niên đại còn lại. Ai làm được nhanh nhất và<br /> giải thích được mối quan hệ của 3 niên đại còn lại thì được 1 điểm. Sau đó, GV<br /> phát các “bộ niên đại” cho từng HS. Người thắng cuộc của trò chơi là HS nào nói<br /> đúng nhất niên đại bỏ đi, giải thích được mối quan hệ và xác định xong nhiều bộ<br /> số nhất.<br /> - Ý nghĩa: Trò chơi này giúp HS xác định quan hệ logic giữa các biến cố, hiện<br /> tượng khác nhau, tìm ra từ nhiều biến cố đã cho sẵn một biến cố có những dấu<br /> hiệu khác. HS còn rèn luyện được kỹ năng xác định nhanh biến cố cụ thể qua niên<br /> đại. Mặt khác, trò chơi này còn rèn luyện sự nhanh trí, sự nhạy bén của tư duy.<br /> Ví dụ: từ những sự kiện LS của bài 18: “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn<br /> quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)”, GV có thể xây dựng các “bộ niên đại” sau:<br /> I. 6/1/1946 - 19/12/1946 - 2/3/1946 - 22/5/1946<br /> II. Tháng 3/1947 - 7/10/1947 - 19/12/1946 - 12/12/1946<br /> Bằng kiến thức đã học, HS có thể biết được nội dung của từng niên đại. Trên cơ sở đó<br /> các em phải sử dụng các thao tác tư duy để tìm ra mối liên hệ giữa các niên đại đã cho<br /> và loại bỏ 1 niên đại không phù hợp.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2