intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng và lắp đặt điện trong những ngày Tết: Tránh tai nạn, tết thêm vui

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

98
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhóm đồ điện gia dụng có khả năng gây rò rỉ, cháy nổ điện cao: Bàn là, bếp điện, lò nướng điện, ấm điện, bình thủy điện và nồi cơm điện. Nguyên lý hoạt động chung của nhóm thiết bị này là đều sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp, nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao nếu nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu không bảo đảm chất lượng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật. Không nên: • Dùng dây dẫn sử dụng vỏ bọc bằng nhựa kém chất lượng,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng và lắp đặt điện trong những ngày Tết: Tránh tai nạn, tết thêm vui

  1. Sử dụng và lắp đặt điện trong những ngày Tết: Tránh tai nạn, tết thêm vui Nhóm đồ điện gia dụng có khả năng gây rò rỉ, cháy nổ điện cao: Bàn là, bếp điện, lò nướng điện, ấm điện, bình thủy điện và nồi cơm điện. Nguyên lý hoạt động chung của nhóm thiết bị này là đều sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp, nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao nếu nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu không bảo đảm chất lượng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật. Không nên: • Dùng dây dẫn sử dụng vỏ bọc bằng nhựa kém chất lượng, không đúng kỹ thuật dễ dẫn đến giòn, nứt hoặc bị chảy, chạm mạch. • Dùng thiết bị có dây đốt sử dụng nguy ên liệu kém chất lượng, lắp ráp không đúng kỹ thuật. Dây đốt sẽ chạm vào thành bao, hoặc mâm nhiệt gây chập điện. • Sử dụng đồ điện trong môi trường nhiệt cao, độ ẩm lớn. Chú ý: • Tắt nguồn (rút phích cắm điện) các thiết bị điện khi ra khỏi nh à. • Luôn tuân thủ các nguyên tắc về dây tiếp đất (dây tiếp đất là dây triệt tiêu dòng điện, có thể tránh được nguy cơ giật do rò điện từ các thiết bị gia đình). • Nên trang bị một chiếc cầu dao tự động so lệch (loại cầu dao này có thêm chức năng đặc biệt là tự động ngắt mạch khi hệ thống điện có dòng rò hoặc bị chạm mát) cho bình nóng lạnh đời cũ.
  2. • Bảo dưỡng các thiết bị điện theo khuyến cáo của nhà sản xuất để các thiết bị không bị sớm lão hóa, hỏng, vỡ và gây rò điện. Chuyên gia: Hồ Anh Dũng – Ban Kỹ thuật an toàn – Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia. Một số biện pháp kỹ thuật an toàn khi lắp đặt điện trong nhà: • Không được dùng dây dẫn trần để dẫn điện trong nhà. • Phải đặt dây dẫn điện xuyên qua tường, mái nhà trong ống sứ bảo vệ. • Phải đặt cầu chì bảo vệ loại có nắp che đối với đ ường dây chính trong nhà, đường dây phụ cũng như mỗi đồ dùng điện trong nhà. • Không đặt ổ cắm điện, công tắc điện ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt là phòng tắm.. • Không đóng, cắt cầu dao, công tắc… khi tay còn ướt. • Chỉ sử dụng các thiết bị điện và khí cụ điện đã được nối đất. • Thay thế ngay các thiết bị điện, cầu dao, công tắc bị hư hỏng. • Nên sử dụng hoặc lắp đặt thêm các thiết bị an toàn, chống giật cho bình nóng lạnh. Những biện pháp kỹ thuật an toàn khi lắp đặt điện ngoài trời: • Dùng dây đơn (1 sợi) loại bọc cách điện cho dường dây dẫn điện thắp sáng được. • Dùng dây cáp (nhiều sợi vặn xoắn), loại bọc cách điện chịu đ ược mưa, nắng cho đường dây điện lực 3 pha. • Phải bắt chặt dây điện trên sứ cách điện.
  3. • Không tháo dây nhiều sợi vặn xoắn để làm dây đơn. • Không dùng dây điện thoại thay dây điện. • Không đóng cọc thay thế dây nguội và chỉ kéo 1 dây nóng vào nhà để sử dụng điện, phải kéo đủ 2 dây (1 dây nóng và 1 dây nguội). • Không kéo đường dây dẫn điện đi trên các nhà kho, công trình có chứa các chất dễ cháy, nổ. • Không quấn dây dẫn điện trực tiếp vào cột điện và các cây cối khác. • Đi đường dây dẫn điện qua chỗ có cây thì phải đảm bảo sao cho khi có gió bão cành cây không chạm vào hoặc cây đổ vào đường dây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0