Sự khác biệt giữa người viết kĩ năng và người viết thiếu kĩ năng
lượt xem 130
download
Tài liệu tham khảo về sự khác biệt giữa người viết kĩ năng và người viết thiếu kĩ năng
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự khác biệt giữa người viết kĩ năng và người viết thiếu kĩ năng
- Sự khác biệt giữa người viết kĩ năng và người viết thiếu kĩ năng 1. Quá trình ôn tập và trước khi viết Người viết kĩ năng - dành thời gian để suy nghĩ về nhiệm vụ viết và lập kế hoạch để tiếp cận vấn đề, thu thập và tổ chức thông tin - có nhiều chiến lược trợ giúp như ghi chú, đọc, lập danh sách Người viết thiếu kĩ năng - dành ít thời gian cho việc lập kế hoạch - cảm thấy lẫn lộn về nhiệm vụ viết - có rất ít chiến lược lập kế hoạch và tổ chức 2. Quá trình nháp và viết Người viết kĩ năng - sử dụng thông tin và ý tưởng từ việc tìm hiểu để viết - dành thời gian phát triển ý tưởng. Viết ý tưởng trên giấy một cách nhanh chóng và rành mạch - có đủ vốn ngôn ngữ (ngữ pháp, từ vựng) để giúp họ tập trung vào ý nghĩa hơn là vào hình thức - kiểm tra lại từng câu, từng đoạn - dựa trên việc kiểm tra lại để giải quyết vấn đề về câu chữ - xem xét lại để lập kế hoạch - tham khảo những dữ liệu đã ôn tập để tập trung vào vấn đề chính và viết tiếp - luôn quan tâm đến mức độ ý nghĩa cao hơn Người viết thiếu kĩ năng - bắt tay vào nhiệm vụ ngay lập tức - dựa vào nhiệm vụ hoặc chủ đề để viết - vốn ngôn ngữ hạn chế do đó nhanh chóng gặp rắc rối với những vấn đề về ngôn ngữ - sử dụng ít thời gian để kiểm tra lại bài viết - chỉ kiểm tra những phần ngắn của bài viết - mục đích của kiểm tra không phải là sửa câu chữ - không tiếp cận được với dữ liệu ôn tập - luôn quan tâm đến việc lựa chọn từ vựng và cách tạo câu 3. Quá trình duyệt lại Người viết kĩ năng - ít thay đổi về hình thức ở mức độ bề mặt - sử dụng thành công quá trình duyệt lại để làm rõ nghĩa - duyệt lại hiệu quả để thay đổi hướng và trọng tâm của bài viết - duyệt lại ở mọi cấp độ (từ vựng, câu, lời nói) - thêm, bỏ, thay thế hay sắp xếp lại trong khi duyệt lại - thường xem và duyệt lại trong suốt quá trình viết bản nháp đầu tiên - duyệt lại không làm cản trở tiến triển, hướng và việc theo dõi quá trình viết - không bị ảnh hưởng bởi những nhầm lẫn tạm thời nảy sinh trong quá trình duyệt lại - sử dụng quá trình này để đề ra nội dung mới và yêu cầu duyệt lại tiếp theo 4. Người viết thiếu kĩ năng
- - thay đổi nhiều về hình thức ở mức độ bề mặt. duyệt lại thường không phải để làm rõ nghĩa. Không tập trung vào kiểm tra lại hướng và trọng tâm của bài viết - chỉ duyệt lại ở mức độ từ vựng và câu. Không áp dụng hiệu quả của quá trình thêm, bớt, thay thế và sắp xếp lại. - chỉ duyệt lại trong lần viết đầu tiên. Không duyệt lại trong khi chép lại bản nháp đầu Viết một đề xuất xin trợ cấp Tiếp cận một đề xuất Việc đầu tiên cần làm là tham khảo lời khuyên của cơ quan cấp vốn. Trong trường hợp của hội đồng nghiên cứu khoa học vật lí kĩ thuật (EPSRC), cơ quan cấp vốn chính cho nghiên cứu công nghệ thông tin, có một bản hướng dẫn cho cấp vốn nghiên cứu của EPSRC. Chúng tôi không có ý định cung cấp nhiều tài liệu ở bản hướng dẫn của EPSRC; các bạn phải tự tìm cho mình một bản copy và làm theo lời chỉ dẫn. Phần quan trọng nhất trong việc áp dụng tiền trợ cấp là hình thức “ trường hợp hỗ trợ”. Trường hợp này sẽ thuyết phục thành công hoặc thất bại cơ quan cấp vốn của bạn về giá trị bản đề xuất của bạn. Chất lượng của bản đề xuất thay đổi trên một phạm vi lớn. Bạn có thể thúc đẩy cơ hội của mình chỉ bằng cách viết và viết lại liên tục Có 2 điều bạn cần phải ghi nhớ Trường hợp xin trợ giúp của bạn sẽ may mắn được một hoặc hai chuyên gia trong lĩnh vực của bạn xem xét. Tuy nhiên nhà quản lí chương trình và hầu hết các thành viên của ban đánh giá bản đề xuất của bạn đều không phải là chuyên gia. Bạn buộc phải viết bản đề xuất của mình sao cho có lợi cả đối với họ Những người vừa nói trên có cả hàng chục nghìn bản đề xuất để xem nên bạn chỉ có 1 phút hoặc là ít hơn để thu hút sự chú ý của họ Có 2 quy luật vàng sau đây 1. Yêu cầu mọi người giúp bạn hoàn thiện bản đề xuất, đưa bản này cho đồng nghiệp, bạn bè, vợ (chồng) và nghe họ nhận xét. Nếu họ hiểu sai ý của bạn, thay vì nói ra điều này, bạn nên viết lại. Nếu họ không nhận thấy giá trị của những điều mà bạn muốn đạt được, thì phải viết lại cho đến khi họ nhận ra. Bạn có thể yêu cầu một ai đó đọc bản đề xuất của mình trong vòng 10 phút và cho biết nhận xét của họ 2. đảm bảo trang đầu tiên là bản tóm tắt của toàn bộ bản đề xuất. Hãy nghĩ rằng nhiều người sẽ chỉ đọc trang đầu tiên, vì vậy chỉ nên giới thiệu chung về trường hợp của bạn: bạn muốn làm gì, tại sao bản đề xuất của bạn lại quan trọng, lý do bạn sẽ thành công, bản đề xuất của bạn sẽ cần bao nhiêu tiền và vân vân... Tiêu chí cho một bản đề xuất tốt Tiêu chí chủ yếu Hãy đọc đi đọc lại trường hợp xin hỗ trợ của bạn , và hỏi câu trả lời cho những câu hỏi dưới đây đã rõ ràng với tất cả các đối tượng hay chưa. - bản đề xuất có đưa ra một vấn đề rõ ràng hay không? - Đó có phải là một vấn đề cần nghiên cứu không hay đó chỉ là sự áp dụng công thức kĩ thuật quen thuộc?
- - Đó có phải là một vấn đề quan trọng mà giải pháp cho nó sẽ mang lại hiệu quả hữu ích hay không? - Người đề xuất có ý tưởng hay về nền tảng của họ không? Bản đề xuất phải giải thích chi tiết ý tưởng để thuyết phục người đọc, làm cho họ tin đây là một ý tưởng hay. Nếu chỉ xác định danh sách những mục tiêu mong muốn thì chưa đủ mà còn phải có vật chất kĩ thuật quan trọng cho bản đề xuất - Bản đề xuất có giải thích rõ ràng những việc sẽ được làm hay không? Nó có giải thích những kết quả nào được mong đợi và chúng sẽ được đánh giá như thế nào không? Và liệu có đánh giá được mức độ thành công của công việc hay không? - Có bằng chứng nào chứng tỏ người đề xuất biết về công việc của người khác trên cùng một vấn đề hay không? Bằng chứng này có thể ở dạng bài tóm tắt ngắn cũng như là tài liệu tham khảo đại diện - Người đề xuất có bản báo cáo theo dõi chi tiết về việc nghiên cứu thành công và xuất bản không? Nếu thiếu bản này không có nghĩa là chưa đủ tiêu chuẩn đặc biệt là đối với những người nghiên cứu trẻ tuổi, nhưng bị từ chối xuất bản liên tục sẽ trở thành một vấn đề Tiêu chí phụ Các tiêu chí thường không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau, vì vậy hội đồng chỉ sử dụng những nhận xét tốt nhất của mình trong việc đưa ra gợi ý. Một người đề xuất với ít vốn thực hiện xứng đáng được đặt lên trước một người được cấp nhiều vốn. Mặt khác, nguồn cấp vốn hiện có là một bằng chứng về bản báo cáo theo dõi chi tiết. Cấp vốn cho một đề xuất có tác dụng liên kết một nhóm nghiên cứu mạnh, tuy nhiên, ưu tiên những người mới bước vào một lĩnh vực nghiên cứu cũng rất quan trọng. Cần phải cố gắng duy trì sự cân bằng hợp lí giữa các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Một bản đề xuất với sự quan tâm trong lĩnh vực công nghiệp và tiềm năng của nó trong việc khai thác tương lai sẽ thường được ủng hộ nhiều hơn. Bài nghiên cứu càng thiết thực thì mức độ liên quan đến công nghiệp càng cao bao gồm cả đóng góp của công nghiệp cho đề tài này. Trường hợp xin trợ giúp cũng bao gồm kế hoạch “lộ trình đến thị trường”, tìm được một đối tác công nghiệp cũng là một phần của kế hoạch. Một bản đề xuất sẽ có lợi nếu nó được xem như là đã chỉ ra được những dấu hiệu của viễn cảnh công nghệ. Xem xét bản báo cáo viễn cảnh và thêm cả đoạn trích có trong trường hợp xin hỗ trợ của bạn có liên quan đến bản đề xuất là việc đáng làm Hiệu quả kinh tế Cuối cùng, nhà quản lí chương trình luôn cố gắng đảm bảo nguồn ngân sách của họ được sử dụng tiết kiệm. Mỗi một bản đề xuất có cơ hội được cấp vốn sẽ được kiểm tra, và nhà quản lí chương trình có thể cắt kinh phí cho một dự án quá tốn kém. Khuyết điểm thông thường Dưới đây là một số cách mà bản đề xuất thường không đáp ứng được những tiêu chí trên.
- Bản đề xuất không xác định rõ vấn đề. Đặc biệt là kết quả của bài nghiên cứu hay những yếu tố nào tạo nên thành công hay thất bại đều không rõ ràng. Cũng nên nói đến những đóng góp cho kiến thức nhân loại do bài nghiên cứu mang lại. Vấn đề đặt ra không rõ ràng. Hội đồng phải tìm dấu hiệu trong việc hình thành vấn đề và giải quyết nó. Lí do đặt vấn đề cũng không rõ ràng. Bản đề xuất phải xuất phát từ một động cơ tốt. Bản đề xuất chỉ là sự áp dụng máy móc những kĩ thuật quen thuộc. Cơ quan cấp vốn nghiên cứu quan tâm đến cấp vốn cho nghiên cứu nhiều hơn là phát triển. Người ta mong đợi công nghiệp sẽ tài trợ cho công trình phát triển. Kế hoạch LINK phù hợp với các đề xuất kết hợp cả phát triển và nghiên cứu. Nếu phát triển có lợi cho một lĩnh vực nghiên cứu nhiều hơn là cho công nghiệp, thì hãy tìm đến cơ quan cấp vốn của lĩnh vực đó. Công nghiệp cũng nên làm điều này. Nếu công trình ở gần thị trường thì công nghiệp nên làm điều này hoặc công nghiệp hay vốn liên doanh nên cấp vốn cho bạn thực hiện. nếu như không có ngành công nghiệp nào quan tâm thì sản phẩm không có giá trị thương mại Viết một bản đề xuất với một danh sách có vẻ khá hấp dẫn về những thành tựu mong đợi không phải là việc khó nhưng bạn nên chứng minh mục tiêu của mình với bằng chứng rõ ràng là tại sao bạn lại có cơ hội đạt được chúng. Bằng chứng này thường ở 2 dạng chính sau: “chúng tôi có một ý tưởng”. Trong trường hợp này bạn nên phác họa ra ý tưởng, và mô tả công việc bạn đã làm để chứng tỏ rằng đây thực sự là một ý tưởng hay. Bạn không thể được cấp vốn mà không có bằng chứng này. “chúng tôi có một bản báo cáo theo dõi chi tiết”. Hãy gửi kèmmột danh sách xuất bản để lựa chọn và một trang phụ lục. Ý tưởng đã được khẳng định nhưng những chi tiết về kĩ thuật lại được đưa đến cho hội đồng để họ đánh giá hiệu quả và tác dụng của nó. Có thể hội đồng không phải lúc nào cũng là chuyên gia trên mọi lĩnh vực do đó không nên gửi quá nhiều chi tiết kĩ thuật cho họ nhưng thà gửi qua nhiều còn hơn là quá ít vì họ sẽ tham khảo một chuyên gia khác để đánh giá ý tưởng của bạn. Người đề xuất thường không biết đến bài nghiên cứu liên quan. Công việc liên quan phải được đề cập đến nếu không hội đồng sẽ nghí rằng đây là những người không ham tìm tòi và do đó không phải là nhóm lí tưởng để cấp vốn. Trường hợp xin hỗ trợ nên có một danh sách nơi liên hệ, và bạn nên kiểm tra xem nó đã cân bằng chưa. Nghiên cứu được đề xuất đã được thực hiện thì nên bàn đến những giải pháp của đối thủ khi đó những thiếu xót của họ sẽ bộc lộ. Việc thuyết trình bản đề xuất không thành công hoặc tất cả mọi người trừ chuyên gia trong lĩnh vực này có thể hiểu nó. Một bản đề xuất tốt phải dễ hiểu đối với những người không phải là chuyên gia và phải thuyết phục được chuyên gia tin rằng bạn hiểu biết lĩnh vực này. Xếp tài liệu mang tính kĩ thuật cao vào phần hình ảnh, tránh đưa vào phần mở đầu Người đề xuất thường chú tâm quá nhiều vào kinh phí và phạm vi thời gian. Tình trạng thiếu thực tế như vậy thường phản ánh một sự hiểu biết hời hợt về vấn đề và một phương pháp luận nghiên cứu nghèo nàn
- Bản đề xuất đòi hỏi quá nhiều kinh phí so với kết quả đạt được. Nếu như có thể dễ dàng quyết định cắt bỏ một số chỉ tiêu về người, công cụ, đi lại... Cơ quan của người đề xuất nên cấp vốn cho bản đề xuất. Cơ quan nghiên cứu sẽ chỉ cấp vốn cho nghiên cứu đòi hỏi những nguồn mà chỉ mong đợi được tìm thấy trong một phòng thí nghiệm hiện đại. Nếu phòng thí nghiệm của người đề xuất không hiện đại thì cơ quan của người đề xuất sẽ biểu quyết không tán thành người này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sức mạnh của mục tiêu
4 p | 354 | 139
-
MỐI QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP TRONG DOANH NGHIỆP (tiếp theo )
11 p | 684 | 77
-
Học kỹ năng - điều kiện để lãnh đạo doanh nghiệp giỏi
4 p | 188 | 56
-
SỐNG VÀ CHẾT - Quan niệm về sự sống và chết đối với người Việt Nam
17 p | 276 | 55
-
Phụ nữ và Lãnh đạo: Nghệ thuật cân bằng tinh tế
8 p | 172 | 46
-
nâng cao sức mạnh tinh thần: tinh thần con người quyết định tất cả
47 p | 94 | 15
-
Tạo được sự hòa đồng
3 p | 100 | 12
-
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 p | 82 | 10
-
Xu hướng học tập của bé gái
4 p | 95 | 5
-
Một số đặc điểm khác nhau giữa khách hàng miền Nam và miền Bắc
5 p | 121 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn