Nguyễn Thị Trà My và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/1: 123 - 128<br />
<br />
SỰ KHÁC BIỆT TRONG PHÁT ÂM CỦA TRẺ TỪ 2 ĐẾN 3 TUỔI<br />
Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC (XÉT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI TÍNH)<br />
Nguyễn Thị Trà My*, Vi Thị Điệp<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thông thường, khi 1 tuổi, một số trẻ đã biết nói nhưng chưa rõ ràng. Đến giai đoạn 2 - 3 tuổi, trẻ<br />
sẽ tiếp nhận khá nhiều vốn từ và dần biết sử dụng chúng để tạo thành các ngữ, các câu hoàn chỉnh.<br />
Qúa trình hình thành ngôn ngữ nói của mỗi trẻ không giống nhau. Dưới góc độ giới tính, sự khác<br />
biệt này cũng được thể hiện khá rõ nét. Bằng cách tiến hành khảo sát trên 100 trẻ (50 bé trai, 50 bé<br />
gái) từ 2 – 3 tuổi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn, bài viết của chúng tôi không nhằm<br />
vào sự nhận thức giới tính của trẻ mà hướng tới điểm tương đồng và khác biệt trong việc hình<br />
thành, sử dụng ngôn ngữ giữa trẻ nam và trẻ nữ xét trên bình diện ngữ âm, cụ thể là cách phát âm<br />
các âm vị trong cấu tạo âm tiết và cách thể hiện ngữ điệu.<br />
Từ khóa: Ngôn ngữ trẻ em, ngôn ngữ, giới tính, ngữ âm, âm tiết.<br />
<br />
Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm rất<br />
cần thiết bởi thông qua hoạt động này chúng<br />
ta sẽ giúp trẻ dần hình thành tư duy, nhận<br />
thức và nhân cách. Thực tế cũng cho thấy,<br />
trong quá trình hình thành ngôn ngữ, trẻ<br />
thường gặp rất nhiều lỗi. Những lỗi này xuất<br />
hiện trên cả ba phương diện: ngữ âm, từ vựng<br />
và ngữ pháp. Thông thường, khi 1 tuổi một số<br />
trẻ đã biết nói nhưng chưa rõ ràng. Đến giai<br />
đoạn 2 - 3 tuổi, trẻ sẽ tiếp nhận khá nhiều vốn<br />
từ và dần biết sử dụng chúng để tạo thành các<br />
ngữ, các câu hoàn chỉnh. Qúa trình hình thành<br />
ngôn ngữ nói của mỗi trẻ không giống nhau.<br />
Dưới góc độ giới tính, sự khác biệt này cũng<br />
được thể hiện khá rõ nét. Bài viết của chúng<br />
tôi không nhằm vào sự nhận thức giới tính<br />
của trẻ mà hướng tới điểm tương đồng và<br />
khác biệt trong việc hình thành, sử dụng ngôn<br />
ngữ giữa trẻ nam và trẻ nữ (xét trên bình diện<br />
ngữ âm). Chúng tôi tập trung vào điểm khác<br />
biệt trong cách kết hợp phụ âm đầu, âm chính,<br />
âm cuối và thanh điệu của trẻ để tìm ra xu<br />
hướng sử dụng các bộ phận này. *<br />
Để phát ra được âm tiết chuẩn trẻ cần phải có<br />
bộ máy cấu âm hoàn thiện. Tùy thuộc vào sự<br />
phát triển của từng trẻ, khi bộ máy cấu âm<br />
khác nhau, giọng nói của trẻ cũng khác nhau.<br />
<br />
*<br />
<br />
Cách cấu tạo âm tiết của trẻ nam và trẻ nữ<br />
đều phải tuân theo quy tắc ngôn ngữ nhất<br />
định. Khi đã qua giai đoạn mẫu giáo, trẻ bắt<br />
đầu học được cách kết hợp các âm vị giống<br />
người lớn và chính xác hơn.<br />
Để làm sáng tỏ nội dung của bài viết, chúng<br />
tôi tiến hành khảo sát việc sử dụng ngôn ngữ<br />
của 50 trẻ nam và 50 trẻ nữ đang học tại lớp 2<br />
tuổi trường Mầm non Hoa Mai (TP.Thái<br />
Nguyên), lớp A1 trường Mầm non 19/5 (TP.<br />
Thái Nguyên) và lớp 24 - 36 tháng trường<br />
Mầm non Sàn Viên (Lạng Sơn). Kết quả thu<br />
được như sau:<br />
CÁCH PHÁT ÂM PHỤ ÂM ĐẦU<br />
Nhìn vảo số liệu trên bảng 1 chúng ta thấy:<br />
+ Các bé trai có xu hướng sử dụng nhầm lẫn<br />
các phụ âm đầu trong cấu tạo âm tiết nhiều<br />
hơn các bé gái. Số trẻ nam mắc các lỗi biến<br />
đổi các phụ âm đầu /c/ thành /t/, /k/ thành /c/<br />
và /ɣ /, /ş/ thành /c/, /s/ và /t’/, /f/ thành /p/, /p/<br />
thành /b/ nhiều hơn trẻ nữ từ 2 cho tới 16 bé.<br />
Trong khi đó, số lượng các bé gái nhầm lẫn<br />
phụ âm đầu cao hơn các bé trai chỉ ở 4 âm vị<br />
/χ/ thành /c/ (nhiều hơn 1 bé), /n/ thành /l/ (2<br />
bé), /l/ thành /n/ (2 bé). Ngoài ra, trong bảng<br />
trên chúng ta thấy 100% các bé có xu hướng<br />
sử dụng các âm đầu /c/ thay cho/ʈ/, /s / thay<br />
cho / ş /, /z/ thay cho /ʐ /.<br />
<br />
ĐT: 0983732638; Email: tramy.vnnn@gmail.com<br />
<br />
123<br />
<br />
Nguyễn Thị Trà My và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
+ Các trẻ nhầm lẫn khi sử dụng /l/ và /n/ đều<br />
thuộc địa bàn Thái Nguyên. Qua tìm hiểu,<br />
chúng tôi được biết sự nhầm lẫn trong cách<br />
phát âm /l/, /n/ của trẻ chủ yếu là do học được<br />
từ cách phát âm của người lớn. Bố mẹ của<br />
những bé này thường không phải là người gốc<br />
ở Thái Nguyên mà ở các tỉnh miền xuôi<br />
(Hưng Yên, Hải Dương...) vốn bị ảnh hưởng<br />
nhiều bởi tiếng địa phương nên vô tình đã<br />
làm ảnh hưởng tới cách cấu tạo âm tiết chưa<br />
chính xác của trẻ. Tỉ lệ trẻ có xu hướng sử<br />
dụng /s / thay cho / ş / và/c/ thay cho / ʈ /<br />
lên tới 100%. Đây là lỗi không phải chỉ trẻ<br />
<br />
112(12)/1: 123 - 128<br />
<br />
em mới mắc phải mà rất nhiều người lớn<br />
cũng có xu hướng sử dụng các phụ âm đầu<br />
thay thế nhau như vậy. Vì vậy, rất cần phải<br />
dạy trẻ phân biệt được rõ ràng các phụ âm<br />
đầu ngay từ khi tập nói để tránh gây nhầm<br />
lẫn khi trẻ đến tuổi tập viết.<br />
CÁCH PHÁT ÂM ÂM ĐỆM<br />
Kết quả bảng 2 cho thấy, với những từ có âm<br />
đệm như: hoa, quả, ngoan… thì trẻ thường<br />
không phát âm được âm đệm. Do trẻ chưa<br />
biết kết hợp âm đệm với các âm vị khác dẫn<br />
tới hiện tượng âm tiết tạo ra không chính xác.<br />
<br />
Bảng 1. Cách phát âm phụ âm đầu của trẻ 2 – 3 tuổi từ góc độ giới tính<br />
ST<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
<br />
Cách phát âm<br />
phụ âm đầu<br />
Phụ âm<br />
Phụ âm<br />
do trẻ<br />
chuẩn<br />
phát ra<br />
/c/<br />
/t/<br />
/χ/<br />
/c/<br />
/c/<br />
/k/<br />
/ɣ /<br />
/c/<br />
/ş/<br />
/s/<br />
/t’/<br />
/n/<br />
/l/<br />
/l/<br />
/n/<br />
/z/<br />
/ʐ/<br />
/c/<br />
/ ʈ/<br />
/f/<br />
/p/<br />
/b/<br />
/p/<br />
/p/<br />
/b/<br />
<br />
Số lượng trẻ sử dụng<br />
Trẻ nam<br />
Trẻ nữ<br />
Ví dụ<br />
<br />
chào cô => tào cô<br />
khúc khích => chúc chích<br />
kim chỉ => chim chỉ<br />
bánh quy<br />
=> bánh guy<br />
sao đỏ => chao đỏ<br />
sung sướng=> xung xướng<br />
sung sướng => thung thướng<br />
nắn nót => lắn lót<br />
lung linh => nung ninh<br />
rõ ràng => dõ dàng<br />
trống trải => chống chải<br />
phòng khách => pòng khách<br />
bánh => pánh<br />
pin<br />
=> bin<br />
<br />
Số lượng<br />
/50<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
%<br />
<br />
Số lượng<br />
/50<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
%<br />
<br />
16<br />
32<br />
15<br />
45<br />
36<br />
50<br />
27<br />
10<br />
10<br />
50<br />
50<br />
32<br />
15<br />
27<br />
<br />
32<br />
64<br />
30<br />
80<br />
72<br />
100<br />
54<br />
20<br />
20<br />
100<br />
100<br />
64<br />
30<br />
54<br />
<br />
10<br />
33<br />
6<br />
39<br />
33<br />
50<br />
16<br />
12<br />
12<br />
50<br />
50<br />
30<br />
15<br />
25<br />
<br />
20<br />
66<br />
12<br />
78<br />
66<br />
100<br />
32<br />
24<br />
24<br />
100<br />
100<br />
60<br />
30<br />
50<br />
<br />
Bảng 2. Cách phát âm âm đệm của trẻ 2-3 tuổi từ góc nhìn giới tính<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
<br />
124<br />
<br />
Âm tiêt<br />
chuẩn<br />
hoa<br />
quả<br />
ngoan<br />
toàn<br />
quanh (co)<br />
quyền (lợi)<br />
loan<br />
tuấn<br />
hoa hòe<br />
hoa huệ<br />
huyền<br />
<br />
Âm tiết do trẻ<br />
phát ra<br />
ha<br />
cả<br />
ngan, ngoon<br />
tàn<br />
canh (co)<br />
quền (lợi)<br />
lan, loon<br />
tấn<br />
ha hè<br />
ha hệ<br />
huền<br />
<br />
Trẻ nam<br />
Số lượng/50<br />
Tỉ lệ %<br />
17<br />
34<br />
19<br />
38<br />
23<br />
46<br />
15<br />
30<br />
32<br />
64<br />
34<br />
68<br />
26<br />
52<br />
31<br />
62<br />
29<br />
58<br />
30<br />
60<br />
38<br />
76<br />
<br />
Trẻ nữ<br />
Số lượng/50<br />
Tỉ lệ %<br />
16<br />
32<br />
17<br />
34<br />
25<br />
50<br />
17<br />
34<br />
31<br />
62<br />
35<br />
70<br />
21<br />
22<br />
33<br />
66<br />
23<br />
46<br />
27<br />
54<br />
33<br />
66<br />
<br />
Nguyễn Thị Trà My và Đtg<br />
12<br />
<br />
huy<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
hy<br />
<br />
29<br />
<br />
Chúng tôi đưa ra các âm tiết có chứa các âm<br />
đệm như Hoa, quả, ngoan, toàn, quanh co,<br />
quyền lợi, loan, tuấn, hoa hòe, hoa huệ, huyền,<br />
huy thu được kết quả: Có 4 âm tiết là ngoan,<br />
toàn, quyền lợi, tuấn thì số trẻ nam phát âm<br />
thiếu âm đệm ít hơn trẻ nữ. Tỉ lệ này chênh<br />
lệch từ 2% (quyền lợi) tới 4% (ngoan, toàn,<br />
tuấn). Với các âm tiết còn lại, số trẻ nữ phát<br />
âm các âm tiết đủ âm đệm lại nhiều hơn trẻ<br />
nam. Số lượng chênh lệch trong cách phát âm<br />
đúng các âm tiết này là từ 1 đến 5 bé. Chẳng<br />
hạn, trong khi có 38 trẻ nam phát âm sai từ<br />
huyền thì có 33 trẻ nữ phát âm sai từ này.<br />
Có sự khác biệt như trên là kết quả của việc<br />
học tập ngôn ngữ của từng bé. Trẻ thường<br />
mắc lỗi ở những âm tiết có sự kết hợp giữa<br />
phụ âm đầu khó phát âm như /k/ với âm đệm.<br />
Ví dụ: Tỉ lệ trẻ nam và trẻ nữ phát âm thiếu<br />
âm đệm trong từ quanh (co) là 68% ở trẻ<br />
nam và 62% ở trẻ nữ...<br />
Những bé trai và bé gái đã có cách sử dụng<br />
chuẩn trong các âm tiết chứa âm đệm thường<br />
là những bé khoảng 3 tuổi. Bởi lúc này, bộ<br />
máy cấu âm của trẻ đã hoàn thiện hơn và<br />
nhận thức của bé về thế giới xung quanh cũng<br />
nhạy bén hơn.<br />
CÁCH PHÁT ÂM ÂM CHÍNH<br />
Kết quả của bảng 3 cho thấy, các bé gái sử<br />
dụng âm chính / ε / thành /iε/ nhiều hơn các<br />
bé trai. Trong khi có 10 bé trai mắc lỗi này thì<br />
số lượng này ở bé gái là 13 (tỉ lệ này cao hơn<br />
ở các bé trai 6%). Cách nói này được coi là<br />
“điệu” dù bé học được cách phát âm này từ<br />
người lớn. Các bé gái lại có xu hướng gần cô<br />
<br />
112(12)/1: 123 - 128<br />
<br />
58<br />
<br />
28<br />
<br />
56<br />
<br />
giáo và gần mẹ hơn, tính nữ lúc này cũng đã<br />
bắt đầu được thể hiện, các bé gái thường kéo<br />
dài giọng hơn các bé nam nên khả năng sử<br />
dụng cách thay thế / ε / thành /iε/ nhiều hơn<br />
bé trai. Con số sử dụng / ɯɤ / thành /Ǵ/ của<br />
các bé gái nhiều hơn bé trai là 2 bé. Con số<br />
này cho thấy hầu hết cả bé trai và bé gái đều<br />
có bộ máy cấu âm chưa hoàn thiện nên cách<br />
phát âm các nguyên âm chính chưa rõ ràng.<br />
Các bé thường phát âm nguyên âm đôi thành<br />
các nguyên âm đơn.<br />
Các bé trai phát âm các âm chính như /Ͻ/,<br />
/εˇ/,/ε/, /ie/ nhiều hơn các bé gái (từ 1 đến 5<br />
trẻ). Trong khi sử dụng âm chính trong cấu<br />
tạo âm tiết, các bé thường mắc các lỗi phát<br />
âm biến /Ͻ/ có sự thể hiện là [o] thành/Ͻ/ có sự<br />
thể hiện là [oo], /εˇ/ thành /ă/, /ie/ thành /e/ và<br />
/ɯɤ/ thành /ɤ/ . Có 31 đến 37 bé trai và 27 đến<br />
38 bé gái mắc lỗi này. Do đó, người lớn cần<br />
phải tập trung sửa những lỗi này cho bé ở gia<br />
đình cũng như ở trường để bé phân biệt và sử<br />
dụng âm chính chính xác.<br />
CÁCH PHÁT ÂM CUỐI<br />
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy<br />
các bé gái thường bắt chước người lớn nhanh<br />
hơn các bé trai. Các trẻ nữ cũng thường nhạy<br />
cảm hơn trong việc nhận ra sự khác nhau<br />
trong các âm vị cuối /n/ và /ŋ/, /Ȃ/ và /n/ tốt<br />
hơn các bé trai nên biết cách sử dụng các âm<br />
cuối này chính xác hơn. Ngoài tỉ lệ số trẻ nam<br />
và trẻ nữ bằng nhau trong cách nhầm lẫn /Ȃ/<br />
thành /n/ (75%) thì số trẻ nam vẫn chiếm tỉ lệ<br />
cao trong sự nhầm lẫn /n/ thành /ŋ/ (cao hơn<br />
6%) và /ŋ/ thành /n/ (cao hơn 10%).<br />
<br />
Bảng 3. Cách phát âm âm chính của trẻ 2 – 3 tuổi từ góc nhìn giới tính<br />
<br />
STT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Cách phát âm<br />
âm chính<br />
Âm<br />
Âm chính<br />
chính<br />
do trẻ<br />
chuẩn<br />
phát ra<br />
/ε/<br />
/iε/<br />
/Ͻ/ [o]<br />
/ Ͻ/// [oo]<br />
/εˇ/<br />
/ε/<br />
/ie/<br />
<br />
/ă/<br />
/a/<br />
/e/<br />
<br />
Số lượng trẻ sử dụng<br />
Trẻ nam<br />
Trẻ nữ<br />
Ví dụ<br />
<br />
mẹ => mịa<br />
Con thấy ngon lắm! =><br />
Coong thấy ngoong lắm!<br />
bánh => bắn<br />
mẹ => mạ<br />
huyền => huền<br />
khuya => khuê<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Số lượng<br />
/50<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
10<br />
32<br />
<br />
20<br />
64<br />
<br />
13<br />
27<br />
<br />
26<br />
54<br />
<br />
31<br />
9<br />
37<br />
<br />
62<br />
18<br />
74<br />
<br />
28<br />
8<br />
<br />
56<br />
16<br />
<br />
35<br />
<br />
70<br />
<br />
125<br />
<br />
Nguyễn Thị Trà My và Đtg<br />
6<br />
<br />
/ ɯɤ /<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
vươn => vơn<br />
<br />
/Ǵ/<br />
<br />
37<br />
<br />
112(12)/1: 123 - 128<br />
74<br />
<br />
38<br />
<br />
76<br />
<br />
Bảng 4. Cách phát âm âm cuối của trẻ 2 – 3 tuổi từ góc nhìn giới tính<br />
<br />
STT<br />
<br />
Số lượng trẻ sử dụng<br />
Trẻ nam<br />
Trẻ nữ<br />
<br />
Cách phát âm<br />
âm cuối<br />
Âm cuối<br />
Âm cuối<br />
do trẻ<br />
chuẩn<br />
phát ra<br />
<br />
1<br />
<br />
/n/<br />
<br />
/ŋ/<br />
<br />
2<br />
<br />
/Ȃ/<br />
<br />
/n/<br />
<br />
3<br />
<br />
/ŋ/<br />
<br />
/n/<br />
<br />
Ví dụ<br />
<br />
Con không ăn đâu. =><br />
Cong không ăn đâu.<br />
dòng sông lấp lánh =><br />
dòng sông lấp lán<br />
dinh dưỡng<br />
=> dinh dưỡn<br />
<br />
Số<br />
lượng/50<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
%<br />
<br />
Số<br />
lượng/50<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
%<br />
<br />
20<br />
<br />
40<br />
<br />
17<br />
<br />
34<br />
<br />
30<br />
<br />
74<br />
<br />
37<br />
<br />
74<br />
<br />
43<br />
<br />
86<br />
<br />
40<br />
<br />
76<br />
<br />
Về thanh điệu, cả trẻ nam và trẻ nữ đều rất<br />
khó phân biệt sự khác nhau về cao độ của<br />
thanh ngã và thanh sắc, thanh hỏi và thanh<br />
nặng nên hay sử dụng lẫn lộn. Khảo sát 100<br />
trẻ nam và nữ, chúng tôi thu được số liệu sau:<br />
<br />
thanh điệu chính xác hơn và bé gái học tập<br />
ngôn ngữ chính xác hơn các bé trai. Ví dụ khi<br />
cho trẻ chơi trò chơi Nu na nu nống, đồng<br />
thời đọc bài đồng dao Nu na nu nống và bài<br />
Bắp cải xanh của tác giả Phạm Hổ [7], chúng<br />
tôi đã thu được kết quả như bảng 6.<br />
<br />
Trong khảo sát bảng trên, các bé trai sử dụng<br />
nhầm lẫn các thanh điệu này đều có tỉ lệ %<br />
cao hơn các bé gái. Tỉ lệ bé trai có xu hướng<br />
sử dụng thanh sắc thay cho thanh ngã chiếm<br />
72% trong khi tỉ lệ ở các bé gái là 66%. Tỉ lệ<br />
bé trai sử dụng thanh nặng thay cho thanh hỏi<br />
là 60%, ở các bé gái tỉ lệ này chiếm 54%.<br />
Điều này cho thấy các bé gái có cách sử dụng<br />
<br />
Kết quả kháo sát trên cho thấy có 52,3% tỉ lệ<br />
mắc lỗi sai về thanh điệu ở trẻ nam và 44% tỉ<br />
lệ mắc lỗi sai về thanh điệu ở trẻ nữ. Hay nói<br />
cách khác, trẻ nữ sử dụng thanh điệu trong<br />
cấu tạo âm tiết chính xác hơn trẻ nam. Chỉ có<br />
duy nhất trong cách sử dụng thanh điệu của từ<br />
đẽ có số trẻ nữ sử dụng thanh điệu sai là<br />
33/50 (66%) cao hơn trẻ nam 2%.<br />
<br />
CÁCH PHÁT ÂM THANH ĐIỆU<br />
<br />
Bảng 5. Cách phát âm thanh ngã và thanh hỏi của trẻ 2-3 tuổi từ góc độ giới tính<br />
Các phát âm thanh điệu<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
<br />
Thanh điệu<br />
chuẩn<br />
Ngã<br />
Hỏi<br />
<br />
Thanh điệu do<br />
trẻ phát ra<br />
Sắc<br />
Nặng<br />
<br />
Số lượng trẻ sử dụng<br />
Trẻ nam<br />
Trẻ nữ<br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ<br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ<br />
/50<br />
%<br />
/50<br />
%<br />
36<br />
72<br />
33<br />
66<br />
30<br />
60<br />
27<br />
54<br />
<br />
Bảng 6. Khảo sát cách phát âm thanh điệu của trẻ 2-3 tuổi từ góc độ giới tính<br />
STT<br />
<br />
Các âm tiết<br />
chuẩn<br />
<br />
Các âm tiết do<br />
trẻ phát ra<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
đẽ<br />
sẽ<br />
giữa<br />
đỏ<br />
bẩn<br />
cải<br />
<br />
đẹ, đé<br />
sẹ, sé<br />
dứa, dựa<br />
đọ<br />
bận<br />
cại<br />
<br />
126<br />
<br />
Trẻ nam<br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ<br />
/50<br />
%<br />
32<br />
64<br />
27<br />
54<br />
36<br />
72<br />
27<br />
54<br />
25<br />
50<br />
20<br />
40<br />
<br />
Trẻ nữ<br />
Số lượng<br />
/50<br />
33<br />
19<br />
33<br />
23<br />
20<br />
13<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
%<br />
66<br />
38<br />
66<br />
46<br />
40<br />
26<br />
<br />
Nguyễn Thị Trà My và Đtg<br />
7<br />
8<br />
<br />
ngủ<br />
mở<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
ngụ<br />
mợ<br />
<br />
Âm tiết là một cấu trúc thống nhất và hoàn<br />
chỉnh không thể tách rời. Do nhận thức về<br />
ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi 2 - 3 tuổi còn hạn<br />
chế nên để nghiên cứu đặc điểm cấu tạo âm<br />
tiết của trẻ là điều không dễ. Do đó, chúng<br />
tôi chỉ dừng ở việc đi vào cách trẻ phát âm<br />
các phụ âm đầu, âm chính, âm đệm, âm cuối<br />
và thanh điệu để kết hợp chúng thành âm tiết<br />
hoàn chỉnh trong thực tiễn sử dụng. Cách phát<br />
âm của nhiều trẻ chưa chính xác so với với<br />
chuẩn mực của tiếng Việt. Có thể thấy, trong<br />
100 trẻ thuộc đối tượng nghiên cứu thì số trẻ<br />
nam có xu hướng kết hợp các bộ phận để tạo<br />
ra âm tiết thiếu chính xác hơn trẻ nữ. Các lỗi<br />
của trẻ nam trong cách phát âm âm đầu cao<br />
hơn trẻ nữ là 6,2%, với cách phát âm âm<br />
chính thì trẻ nam chiếm tỉ lệ cao hơn 5,3%, tỉ<br />
lệ phát âm sai âm cuối cao hơn 4,1% và tỉ lệ<br />
trẻ nam phát âm sai thanh điệu nhiều hơn trẻ<br />
nữ là 6%. Điều này thể hiện sự phát triển<br />
ngôn ngữ của trẻ nữ diễn ra tốt hơn ở các trẻ<br />
nam và trẻ nữ biết kết hợp các bộ phận để tạo<br />
thành âm tiết thành thạo, chính xác hơn.<br />
Ngoài các đặc điểm trên, qua khảo sát chúng<br />
tôi còn nhận thấy ở giai đoạn này, trẻ thường<br />
nói chậm, ê a, ậm ừ, hay kéo dài giọng ở<br />
những từ cuối. Bé gái thường hay kéo dài từ<br />
cuối cùng của câu thơ hơn các trẻ nam, đọc<br />
thơ có sự biểu cảm hơn và thường có trí nhớ<br />
tốt hơn khi kể lại tên nhân vật, các sự kiện.<br />
Ngoài khả năng phát âm các giọng điệu khác<br />
nhau của từng nhân vật, các bé gái còn biết sử<br />
dụng hành động để minh họa cho lời nói.<br />
Bên cạnh đó, quan sát trẻ nói, chúng tôi nhận<br />
thấy trẻ thường phát âm các từ chứa thanh<br />
Bằng dễ dàng hơn các từ chứa thanh Trắc.<br />
Đây cũng là một nguyên nhân gây ra hiện<br />
tượng nói ngọng ở trẻ. Ở lứa tuổi này, các bé<br />
phát âm vẫn chưa chuẩn so với cách phát âm<br />
của tiếng Việt. Với các trẻ nói quá ngọng và ít<br />
có khả năng biểu cảm hay sử dụng cử chỉ kèm<br />
lời thì các nhà quản lý, giáo viên và phụ<br />
huynh cần chú ý để có phương pháp phù hợp<br />
giáo dục con em mình.<br />
<br />
30<br />
12<br />
<br />
62<br />
24<br />
<br />
112(12)/1: 123 - 128<br />
27<br />
9<br />
<br />
54<br />
18<br />
<br />
Thực tế trên cho thấy, việc phát triển ngôn<br />
ngữ cho trẻ thông qua các trò chơi, hoạt động<br />
trong trường mầm non cũng như trong gia<br />
đình là việc làm rất quan trọng. Ngoài những<br />
cách thông thường như trò chuyện với trẻ, cho<br />
trẻ xem những bức tranh đơn giản… giáo viên<br />
và phụ huynh có thể phát triển ngôn ngữ của<br />
trẻ thông qua trò chơi miêu tả, thông qua các<br />
giờ kể chuyện (đặc biệt là kể chuyện sáng<br />
tạo), qua trò chơi đóng vai....Chẳng hạn, miêu<br />
tả là phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn<br />
ngữ đơn giản nhất và có thể thực hiện được<br />
mọi lúc mọi nơi bẳng cách sử dụng những gợi<br />
ý giúp trẻ tái hiện lại các hình ảnh đã được<br />
tiếp xúc để củng cố vốn từ vựng đã biết và ghi<br />
nhớ những đặc trưng khu biệt của các từ mới.<br />
Phương pháp này có thể được thực hiện từ lúc<br />
trẻ biết nói và có thể áp dụng lâu dài. Để bắt<br />
đầu phương pháp này, trước tiên cha mẹ sẽ<br />
làm mẫu miêu tả một đồ vật nào đó trong nhà<br />
rồi khuyến khích trẻ làm theo. Có thể đầu<br />
tiên, bé chưa quen với trò chơi này. Nhưng<br />
sau đó, bé sẽ cảm thấy rất thú vị và muốn<br />
được chơi liên tục. Các bé trai cần được chú<br />
ý về các từ chỉ rau quả, hoa lá, màu sắc…<br />
nhiều hơn các bé gái. Các bé gái thì cần được<br />
chú ý tăng thêm vốn từ vựng về các phương<br />
tiện giao thông hoặc một số nhóm từ mà các<br />
bé trai sử dụng nhiều hơn để cân bằng, mở<br />
rộng ngôn ngữ.<br />
Trong khi sử dụng các phương pháp này,<br />
người lớn cần phải chú ý tới sự khác nhau giữa<br />
đặc điểm ngôn ngữ trẻ nam và trẻ nữ để điều<br />
chỉnh phương pháp giáo dục cho phù hợp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Xuân Khoa, Phương pháp phát triển<br />
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, Nxb ĐHQGHN,<br />
2003.<br />
[2]. Đinh Hồng Thái, Phát triển ngôn ngữ tuổi<br />
mầm non, Nxb ĐH Sư phạm, 2011.<br />
[3]. Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm học tiếng Việt,<br />
Nxb Giáo dục, 2007<br />
[4]. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Tâm lý học trẻ em<br />
lứa tuổi mầm non (Từ lọt lòng đến 6 tuổi),<br />
Nxb Đại học Sư phạm, 2008<br />
<br />
127<br />
<br />