intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SỰ LÂY NHIỄM KÝ SINH TRÙNG VÀ ĐỘC TỐ THẦN KINH TRONG SẢN PHẨM THỦY SẢN

Chia sẻ: Chau Raymond | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

128
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thân cá có lớp nhớt màu hơi trắng đục: Có thể cá bị bệnh trùng bánh xe, trùng loa kèn, tả quản trùng. Mang có màu nhợt nhạt, tia mang rách, nhiều nhớt: Cá có thể bị sán lá đơn chủ hoặc bị nhiễm 1 trong số loại ký sinh trùng như trùng bánh xe… Thân, mang, vây cá có những hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục: Cá bị bệnh thích bào tử trùng hoặc trùng quả dưa. Nếu trên thân cá có những sợi nhỏ tua tua như bông là cá mắc bệnh nấm thủy mi. Trên thân cá xuất hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SỰ LÂY NHIỄM KÝ SINH TRÙNG VÀ ĐỘC TỐ THẦN KINH TRONG SẢN PHẨM THỦY SẢN

  1. 06/12/2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH    SỰ LÂY NHIỄM KÝ SINH TRÙNG VÀ ĐỘC TỐ THẦN KINH TRONG SẢN PHẨM THỦY SẢN GVHD: Phạm Thị Lan Phương Nội dung : I. Sự lây nhiễm của kí sinh trùng 1. Đại cương về kí sinh trùng 2. Một số bệnh kí sinh trùng thường gặp 3. Sự lây nhiễm của kí sinh trùng II. Độc tố thần kinh trong sản phẩm thủy sản 1. Khái niệm về độc tố thần kinh 2. Độc tố cá nóc Tetrodotoxin 3. Độc tố thần kinh NSP 4. Độc tố mất trí nhớ ASP 5. Độc tố cá ngừ Histamine 1
  2. 06/12/2012 I.1. Đại cương về kí sinh trùng - Là những sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại và phát triển - Cấu tạo rất đa dạng: từ đơn bào đến đa bào - Kích thước : thay đổi tùy theo loài, từ vài μm đến hàng ngàn m - Hình dạng: khác nhau tùy từng loài và từng giai đoạn phát triển. I.1Đại cương về kí sinh trùng - Các dạng kí sinh : Ngoại kí sinh  Nội kí sinh  Siêu kí sinh - Điều kiện kí sinh:  Ký sinh trùng phải có động lực nhất định  Vật chủ cảm thụ  Điều kiện ngoại cảnh thích hợp 2
  3. 06/12/2012 I.2. Sự lây nhiễm kí sinh trùng a. Bệnh sán lá ruột Do Fascolopsis buski và Echinostoma malayanum sống ký sinh trong ruột non, có thể ở ruột già và dạ dày của người và heo. Bệnh lý - Giảm trọng, tiêu chảy, chậm lớn, nhiễm nặng có thể gây tắc ruột và chết đột ngột. - Ruột bị viêm, niêm mạc ruột viêm cata, xuất huyết, thành ruột giãn rộng. - Biểu hiện bệnh lý thần kinh do độc tố của sán Cá Barbus stigma Echinostoma malayanum Chu t rình s ống c ủa sán lá ru ột Fasciolopsis Buski và s ự lây nhiểm gi ữa gia súc và ng ười 3
  4. 06/12/2012 2. Sự lây nhiễm kí sinh trùng b. Bệnh sán nhỏ ở gan Do Clonorchis sinensis và Opisthorchis felineus sống ký sinh trong ống dẫn mật, túi mật của người, chó, mèo, thú ăn thịt và heo. Bệnh lý: - Thiếu máu, tiêu chảy, phù, vàng da và niêm mạc - Gan bị viêm, nhiều điểm xơ hóa và hoại tử - Túi mật sưng, ống dẫn mật viêm và tăng sinh có chứa nhiều sán - Viêm phúc mạc - Không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây thiếu máu, gan bị xơ hóa, tăng áp lực tĩnh mạch, suy kiệt dần rồi tử vong. 4
  5. 06/12/2012 I.2. Sự lây nhiễm kí sinh trùng c. Bệnh giun đầu gai Do ký sinh trùng Gnathostoma ký sinh ở người gây ra, đây là một loại ấu trùng giun tròn, thường gặp là loài Gnathostoma spinigerum. Bệnh lí: - Mề đay mãn tính, nổi u cục có kích thước to nhỏ không đều, có tính di chuyển, đôi khi kèm cảm giác đau. - Sưng đau cơ, thường gặp sưng đau cơ chân tay, mặt, ngực, khó thở. - Tạo thành các ổ áp xe có đặc điểm giống như các bọc mủ, u nhọt hoặc tạo ra những đường hầm dưới da, hông, vùng ngực, thái dương - Có thể dẫn đến tử vong nếu ấu trùng giun chui vào cơ quan trọng yếu ở trong não. I.2. Sự lây nhiễm kí sinh trùng d. Một số bệnh khác - Bệnh sán dải cá thường gặp ở những người ăn gỏi cá sống, gây hội chứng thiếu máu. - Bệnh sán lá phổi: Khi người ăn thịt cua, tôm không nấu chín hoặc ăn mắm cua, tôm sẽ đưa hậu ấu trùng vào ruột non. Hậu ấu trùng sẽ chui qua vách ruột, phúc mạc, cơ hoành, màng phổi rồi vào phổi. Người bị nhiễm bệnh thường có triệu chứng ho, khạc đờm màu rỉ sét đôi khi ra máu, đau tức ngực. - Giun Angiostrongylus cantonensis: Có ấu trùng ký sinh trong các vật chủ trung gian như ốc, cá, tôm, cua, ếch, sên .... được xem như tác nhân gây nên bệnh viêm màng não. - Ngoài các loài sán kể trên, người ta còn phát hiện rất nhiều loại giun, sán khác sống ký sinh ở ếch, nhái, lươn, chuột, chó và mèo và có thể gây bệnh cho người. Ví dụ bệnh ấu trùng sán nhái (sparganosis). 5
  6. 06/12/2012 II.1. Đại cương về độc tố thần kinh Là các độc tố tác động trực tiếp đến hệ thần kinh não bộ, hệ tim mạch... Nguồn gốc của các loại độc tố từ các loài tảo biển, thủy hải sản (nhuyển thể, giáp xác và cá) ăn vào, tích lũy và chuyển hóa độc tố; vì thế khi con người sử dụng hải sản này sẽ bị ngộ độc. Bao gồm các loại: 1. Tetrodotoxin - độc tố cá nóc 2. NSP - Độc tố thần kinh 3. ASP - Độc tố gây mất trí nhớ 4. PSP - Độc tố gây liệt cơ 5. HISTAMIN. 1. TETRODOTOXIN - ĐỘC TỐ CÁ NÓC (PUFFER FISH POISONING ) Là chất độc không protein, bị bất hoạt trong môi trường  acid và kiềm mạnh. Tích tụ trong buồng trứng, gan, ruột, tụy tạng …của cá  nóc. Triệu chứng: tê, ngứa môi và phía trong miệng, lan dần  sang chân tay, mặt ửng đỏ, đồng tử co lại sau giãn ra, nôn mửa, tiêu chảy, liệt cơ, hạ huyết áp và thân nhiệt, thở khó, liệt hô hấp, trụy tim mạch, vỡ mạch máu. Thời gian xuất hiện triệu chứng: sau khi ăn 10-45 phút.  Có thể gây tử vong trong vòng 30-60 phút  Đường nhiễm độc: ăn uống, hít phải, dính vào da.  6
  7. 06/12/2012 2. NSP - ĐỘC TỐ THẦN KINH (NEUROTOXIN SHELLFISH POISONING) Sinh ra bởi trùng roi đáy Gymnodinium breve, và trùng  roi khủng Ptychodiscus trevis xuất hiện trong các kỳ thủy triều đỏ do tảo Ptychodiscus breve sinh ra độc tố brevetoxin. Triệu chứng: đau nhói, rát, tê cóng môi và các đầu  ngón tay, mất điều hoà, uể oải, nói lảm nhảm. gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trên mặt, các chi chân tay và ảnh hưởng đến thân nhiệt. Thời gian xuất hiện triệu chứng: 15 phút đến 3 giờ sau  khi ăn. Hiếm khi gây tử vong cho người. Đường xâm nhập: Đường miệng.  3. ASP - ĐỘC TỐ GÂY MẤT TRÍ NHỚ (AMNESIC SHELLFISH POISONING) Chất độc protein domoic acid sinh ra từ tảo đỏ Chondiria  armuta, tảo đỏ Digenea simplex, Pseudo - nitzschia pungrenf. multiseries. Domoic acid thuộc nhóm protein gọi là kainoid, thuộc nhóm kích thích thần kinh hay độc tố kích thích, gây trở ngại cho chu trình vận chuyển thần kinh ở não. Triệu chứng: từ buồn nôn nhẹ, nôn mửa và tiêu chảy sau 30  phút – 6 giờ, tác động dạ dày, đến mất thăng bằng, thần kinh trung ương bị suy giảm, gây nhầm lẫn, choáng, ngất có thể bình phục sau vài ngày. Nếu nồng độ cao có thể phá huỷ tế bào thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn gây mất trí nhớ, có thể dẫn đến tử vong. Đường xâm nhập: Ăn phải.  7
  8. 06/12/2012 4. PSP - ĐỘC TỐ GÂY LIỆT CƠ (PARALYTIC SHELLFISH POISONING) PSP liên quan đến sự nở hoa của tảo độc ( >106 tế bào/  lít), thường xuất hiện cùng hiện tượng thủy triều đỏ. Chất độc sinh ra do các tảo Gonyaulax catenella, G.  tamarensis, Saxidomus giganteus, Mytilus californianeus cộng sinh ở các loài nhuyễn thể. Độc tố có thể sản sinh riêng biệt ở các loài S. giganteus hay M. californianeus. Vẹm, nghêu, sò và điệp ăn các tảo độc này sẽ hấp thụ độc tố trong thời gian dài hay ngắn tuỳ thuộc vào đặc điểm của loài thủy sản đó. 4. PSP - ĐỘC TỐ GÂY LIỆT CƠ (PARALYTIC SHELLFISH POISONING) Triệu chứng: cảm giác đau nhói, rát, tê cóng môi và các  đầu ngón tay, mất điều hoà, uể oải, nói lảm nhảm, liệt cơ. Trong trường hợp nhiễm độc nặng,không còn phối hợp nhịp nhàng của cơ thể,cổ họng khó phát âm, nạn nhân cảm thấy yếu,choáng váng, hoa mắt, càng lúc càng khát nước. Chu kỳ cuối cơn bệnh làm nạn nhân tê liệt bộ phận hô hấp dẫn đến tử vong. Thời gian xuất hiện triệu chứng: 30 phút đến 2 giờ sau  khi ăn. Cơ chế tác động: Ưc chế enzyme Cholinesterase  Xâm nhập: Ăn phải, ngửi phải.  8
  9. 06/12/2012 5. HISTAMIN Có ở các loại cá biển như : cá ngừ, cá thu, cá trích, cá  nục,… Histamine là chất sinh học có trong cơ thể, bình  thường được giữ bên trong tế bào bạch cầu không gây hại, chỉ khi được phóng thích từ các bạch cầu ra trạng thái tự do và gắn vào các thụ thể (là nơi tiếp nhận) tại một số nơi trong cơ thể để gây dị ứng. Đặc tính là chịu được nhiệt, thậm chí cá đã nấu chín,  đóng hộp thanh trùng thì Histamine vẫn không bị tiêu hủy. 5. HISTAMIN Cơ thể con người chấp nhận hàm lượng Histamine nhất  định không gây ra phản ứng ngộ độc nào, nhưng nếu hàm lượng Histamine quá cao sẽ gây độc. Các triệu chứng: mặt đỏ bừng, đường tiêu hóa bị ảnh  hưởng nên gây tiêu chảy, buồn nôn, ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh, đau đầu, nổi mẩn ngứa toàn thân và nóng ran trong miệng. 9
  10. 06/12/2012 5. HISTAMIN Điều kiện cần để hình thành Histamin là có mặt acid  amin histidin và hoạt động của vi khuẩn thuộc vài loài thuộc họ Enterobacteriacea, Vibrio sp., Clostridium sp, Lactobacillus sp, Morganella morganii,… Độc tố Histamine có ở khắp cơ thể cá, nhưng thường  tích tụ nhiều ở những nơi dễ bị nhiễm vi sinh vật như ở phần xung quanh ruột cá (khi cá đã chết) hay trên da cá vốn thường có các tuyến dịch, mang cá … là môi trường rất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Ngoài ra, vi sinh còn xâm nhập từ vết thương như thịt cá bị rách trong quá trình đánh bắt và vận chuyển. 10
  11. 06/12/2012 Nhóm thực hiện: 1. Huỳnh Thị Bé Diễm 2. Nguyễn Ngọc Hạnh Duyên 3. Võ Văn Hưng 4. Lê Phú Lộc 5. Trần Kim Khánh 6. Nguyễn Thị Ái Vân 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2