intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự nhận diện Chèo qua âm nhạc

Chia sẻ: Truong Thinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

234
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chèo là một loại hình sân khấu dân gian, sinh ra từ đồng bằng Bắc Bộ - một vùng vốn giàu có dân ca, ca dao tục ngữ, truyện cười, ví von, ẩn dụ... Con người, cảnh vật của cả một vùng quê rộng lớn in đậm nét trong các câu chuyện được kể lại qua chiếu Chèo sân đình. Trải qua thời gian, luôn được bồi đắp sàng lọc, nghệ thuật Chèo đã hình thành một phong cách độc đáo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự nhận diện Chèo qua âm nhạc

  1. Sự nhận diện Chèo qua âm nhạc Chèo là một loại hình sân khấu dân gian, sinh ra từ đồng bằng Bắc Bộ - một vùng vốn giàu có dân ca, ca dao tục ngữ, truyện cười, ví von, ẩn dụ... Con người, cảnh vật của cả một vùng quê rộng lớn in đậm nét trong các câu chuyện được kể lại qua chiếu Chèo sân đình. Trải qua thời gian, luôn được bồi đắp sàng lọc, nghệ thuật Chèo đã hình thành một phong cách độc đáo. Trên đường phát triển của mình, Chèo đã tiếp nhận nhiều nhân tố mới lạ cả về cấu trúc lẫn âm nhạc, múa, mỹ thuật... Những thủ pháp cấu trúc của kịch nói (gốc phương Tây) đã được du nhập vào Chèo để phục vụ cho việc kể chuyện của Chèo thêm hấp dẫn, nhưng đã được "Chèo hóa", hài hòa trong mạch kể. Những làn điệu dân ca các vùng, miền Trung, miền Nam, các dân tộc miền núi, thậm chí của cả nước khác trên thế giới cũng được "Chèo hóa" đi cho phù hợp với phong cách của nó, phù hợp với "khẩu vị" của người dân quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Có thể nói đã hình thành một dạng "Văn hóa Chèo" bền vững và đầy sức sống (bao gồm Văn Chèo, Nhạc Chèo, Múa Chèo, Mỹ thuật Chèo và Cách diễn Chèo). Nó không bị đồng hóa, mà còn có khả năng tự làm phong phú bằng cách đồng hóa các yếu tố ngoại nhập trên con đường phát triển của mình và luôn luôn đào thải những gì không phù hợp với nó. Phải đặt Âm nhạc Chèo trong tổng thể trên mới thấy được tính đặc thù của nó, từ đó rút ra được những quan niệm, cách ứng xử, tìm tòi sáng tạo trong công việc sáng tác nhạc cho Chèo. Xây dựng cho mình một quan niệm trước khi cầm bút, đó là điều thực sự cần thiết. Nhìn nhận âm nhạc Chèo không chỉ từ quan niệm, hay qui kết dưới dạng những nguyên tắc, mà còn cả ở phần cảm thụ trực giác. Để trả lời cho câu hỏi: Thế nào là nhạc Chèo ? Có khi ta lúng túng trong diễn đạt, viện dẫn nhiều điều, nhiều khái niệm, mà chắc gì người nghe đã sáng tỏ và chấp nhận. Nhưng, khi một giai điệu vang lên, trước câu hỏi: Có Chèo không? Người ta dễ dàng đưa ra câu trả lời khẳng định hoặc phủ định, cho dù còn tùy thuộc vào vốn "Văn hóa Chèo" của họ. Thường thì, có phần chính xác do độ cảm nhận trực giác đáng tin cậy ở mỗi con người. Đó chính là sự nhận diện Chèo qua phong cách của nói. Nói tới phong cách làm chạm tới một phương diện phức tạp. Nó là cái có thật, có thể nhận ra ngay, nhưng lại rất vô tình, trựu tượng, phong phú và đa dạng. Tìm hiểu các yếu tố cấu tạo nên phong cách Chèo, cũng chỉ là một việc làm phiến diện, máy móc, nhưng rất cần thiết như người học chữ để đọc sách, còn muốn viết ra được một cuốn sách lại là một việc khác. Nếu ví Chèo là một "món ăn đặc sản" của dân cư đồng bằng Bắc Bộ, thì các chất liệu để làm nên món ăn tinh thần đó chính là những tinh hoa của tâm hồn người Việt được kết tinh lại trong ca dao, hò vè, tục ngữ, dân ca, nhịp điệu múa rước, tế lễ... Cái chất dân dã mộc mạc, nhắn nhủ duyên dáng, hài hước đã tạo dựng lên cái xương cốt của Chèo với phong vị riêng. Nó nghiêm chỉnh đấy nhưng hài hước ngay đấy; cái bi tưởng đến tột cùng nhưng lại xóa ngay được bằng cái hài ý vị, thoắt hư thoắt thực, có lúc nhân cái phi lí để làm rõ cái có lý, cứ thế dẫn người xem vào một cuộc hành trình đầy bất ngờ và thú vị. Đó phải chăng là cái đặc sắc, cái riêng biệt của tích Chèo khác với các kịch bản sân khấu khác. Chính cái đặc sắc của tích Chèo, có thể ví như một dòng sông mà bao luồng lạch, suối khe, đổ vào để hòa đồng tạo nên một chất đặc biệt là: Chất Chèo. Những giai điệu dân ca, những điệu hát Xẩm, Chầu văn, Ca trù, Trống quân, Quan họ, Đò đưa... cùng những nhịp điệu của các đám tế lễ, múa rước, những tiết tấu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, những nét múa dân tộc, những máu sắc trong tranh dân gian... tất cả như ùa vào tìm được chỗ thích đáng của mình, rồi linh hoạt biến hóa. Hình thức có thể tan đi nhưng, còn góp lại cái hồn, cùng hòa đồng trong sự cộng hưởng tạo nên cái phong vị Chèo khó trộn lẫn. Đó chính là phương thức tạo nên các vở diễn Chèo từ bao đời nay.
  2. Sự phát triển Chèo không thể thoát khỏi phương thức đó. Với nó, Chèo có thể mở rộng, phong phú mà vẫn giữ được cốt cách dân gian. Trong ca kịch nói chung, hai yếu tố kịch bản và âm nhạc gắn bó như hình với bóng. Trong Chèo còn được nhấn mạnh hơn, nhiều khi "diễn Chèo" cùng đồng nghĩa với "hát Chèo". Chính là vì phần âm nhạc của nó chiếm một vị trí đặc biệt so với các yếu tố khác. Qua âm nhạc của nó ta có thể nhận diện vở diễn là Chèo (ở mức độ đậm nhạt khác nhau) hay chỉ là một vở "ca kịch dân tộc" chung chung nào đó. Nếu trong ca kịch (nói chung) âm nhạc đóng vai trò là những "mắc xích" trong tiến trình vở diễn, là phương tiện khắc họa hình tượng, tính cách nhân vật, thì âm nhạc trong Chèo lạ sự hòa đồng, xuyên suốt vở diễn, nó như mạch nước ngầm thấm suốt đời thơ chuyện kể của kịch bản. Âm nhạc ở đây là phần hồn của thơ ca, lúc ẩn lúc hiện, giản dị, hồn nhiên. Cả những lúc vở diễn chỉ có lời thoại qua văn vần, người diễn phải nói trên một "lon" (giọng) nhạc nhất định. Sự yên lậng vẫn hàm chứa âm nhạc. Từ nói thường đến nói thơ, tình cảm khác nhau. Phần khí nhạc, từ tiếng mõ chấm phá, tiếng trống, chiêng tạo cảnh, vài nét dạo tùy hứng của cây sáo trúc vút cao, hoặc đôi nét nhắn nhá thâm trần của cây đàn nguyệt cho đến những đoạn nhạc viết lách công phu huy động toàn bộ dàn nhạc đã tạo nên các sắc thái tình cảm, nhấn các tình huống, tạo dựng cảnh quan thiên nhiên ước lệ của vở. Âm nhạc đã trở thành cái nền của một vở Chèo, là sợi chỉ xuyên suốt cả tích trò, tạo nên phong cách Chèo ở mọi thời đại. Với một quan niệm về âm nhạc của Chèo nhu đã trình bày ở trên, tất sẽ dẫn đến một phương thức sáng tác mang tính đặc thù của người soạn vở cũng như người soạn nhạc. Nếu tác giả kịch bản cảm nhận được cái hồn của âm nhạc ẩn chìm trong từng câu chữ, từng tình thế của tích trò, thì đã tạo được sự đồng cảm với người soạn nhạc. Sự ăn ý đó tạo cho vở diễn dáng vẻ hồn nhiên, hài hòa, ý vị. Âm nhạc cùng với kịch bản là những yếu tố hàng đầu để nhận diện một vở Chèo. đến lượt nó, muốn nhận diện tác phẩm âm nhạc đó có "Chèo" hay không thỉ lại phải nghe phần tiết tấu. Tiết tấu ở đây hiểu theo nghĩa rộng bao gồm những khuôn hình nhịp điệu mang tích đặc trưng. Mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng lớn, nhỏ, sống ở những vùng khác nhau có những tiết tấu đặc trưng, không thể trộn lẫn (cũng có nơi tính chất ấy được biểu hiện ở phần giai điệu, nhưng ít phổ biến hơn). Trong Chèo, yếu tố tiết tấu vốn được hình thành lâu đời ở vùng dân cư đồng bằng Bắc Bộ, đã trở thành một tiêu chuẩn chất lượng của âm nhạc Chèo, là một phương tiện hữu hiệu để "Chèo hóa" các chất liệu dân ca của nhiều vùng khác nhau du nhập vào Chèo. Người soạn nhạc cho Chèo, ngoài việc vận dụng tiết tấu còn phải đối diện với một vấn đề hết sức quan trọng, đó là việc xâ dựng và xử lý các làn điệu Chèo. Sự thành công hay thất bại cũng chính từ công đoạn này. Có thể nói làn điệu là hòn đá thử vàng của nghệ thuật Chèo. Qua thực tế sáng tác và suy ngẫm, xin mạnh dạn đặt lại vấn đề: Làn điệu trong âm nhạc Chèo không phải là chung một phạm trù, mà là hai: Làn và Điệu. Như ta đã biết, âm nhạc Chèo đã tiếp thu rất nhiều âm hưởng của giai điệu dân ca đồng bằng Bắc Bộ và của cả những vùng khác. Tùy nơi, tùy lúc trong sự phát triển của tích trò, những âm hưởng đó như nhiễm vào lời thơ rồi được hát lên làm tăng vẻ đẹp của thơ, phục vụ sự chuyển tải thơ qua các tình huống của vở. Đó chính là cái "hơi nhạc" (Airmusical) được gọi là Làn. Làn không định hình trong một thể nhất định. Có thể ví Làn như một chất lỏng, không có hình dáng, khi đựng vào cái chén thì có hình như cái chén, khi đựng vào chai thì nó có hình cái chai. Làn theo khổ thơ mà hát lên, thơ dài thì hát dài, thơ ngắn thì hát ngắn. Cấu trúc của thơ theo thể lục bát, tứ tuyệt hoặc các dạng biến hóa thì làn cũng không theo. Như vậy từ chất liệu dân ca khi biến thành làn, âm nhạc đã được "sân khấu hóa" cho phù hợp với những tình huống của tích trò. Làn là sản phẩm của nghệ thuật ứng tác, ứng diễn tự do theo phương thức dân gian. Người viết vở, người soạn nhạc và diễn viên cùng tham gia trong việc tạo làn. Ngay cùng một vở mà nhiều
  3. đoàn dựng, thì tùy tài ứng tác, vốn nghề cao thấp của nghệ sĩ diễn sẽ có hình hài, chất lượng khác nhau. Với một kàn hát trên một đoạn thơ, căn cứ vào tài diễn của nghệ sĩ biểu diễn có thể kéo dài, thu ngắn, nhấn ý, nhấn tình, dàn nhạc theo đó mà tòng, tùy nghi ứng tác. Đó là mảnh đất sáng tạo của nghệ thuật diễn, là chỗ để phô trương tài năng từ giọng hát đến tiếng đàn, tiếng trống. Đó là điều cần thiết phải có để Chèo mãi mãi giữ được phong vị dân gian tươi tắn. Bên cạnh Làn còn có Điệu. Trong vở diễn có những lúc cần tạo cảnh trí, tình huống, hay tạo những chiều sâu của nhân vật. Những tính cách nhân vật nhấn rõ thì phải có những bài hát riêng của nhân vật ấy, tình huống, tâm trạng ấy, đó là những Điệu. Từ khái niệm Điệu ta có thể liên tưởng tới những aria trong opéra và chức năng của nó. Điệu có thể ví như thủ pháp đặc tả cận cảnh trong điện ảnh. Điệu cũng lấy chất liệu từ Làn, nhưng cấu trúc chặt chẻ, định hình nghiêm chỉnh, có sử dụng kỹ thuật cao hơn. Có khi dùng Điệu và hát (đồng ca) để tả bối cảnh, để bình luận, giới thiệu, nhấn mạnh một sự việc nào đó. Có khi dùng điệu cho đơn ca, đối ca để mô tả tâm trạng, tính cách nhân vật. Điệu có thể phát triển đến phức tạp nhưng không được đi chệnh khỏi Làn, và Làn cũng như Điệu nhất thiết phải được xây dựng trên cơ sở tiết tấu đặc trưng của Chèo. Nhìn vào các bài bản Chèo sẽ thấy ngay: với làn thì theo sát lời thơ (ở đây thơ là chị, nhạc là em) vào ra không cần chuẩn bị, còn khi là điệu thì cơ sự chuẩn bị kỹ càng, vào ra hợp lý. Điệu khúc với làn ở chỗ coi trọng vai trò âm nhạc hơn (nhạc là chị, thơ là em), lấy hiệu quả giai điệu âm nhạc làm phương tiện diễn đạt chủ yếu. Nếu thơ không áp ứng được thì thêm những từ i, a, thế mà, dẫu mà... có khi rất dài để trọn nghĩa của ý nhạc định diễn đạt. Đó là tính đặc sắc của Điệu trong Chèo cổ. Ngày nay người soạn nhạc, tiếp thu tinh hoa truyền thống, phảo dày công sáng tạo để làm ra các điệu mới với sự huy động các phương tiện tạo dựng ngôn ngữ âm nhạc (như cấu trúc giai điệu, phối âm, phối khí) làm sao cho phù hợp với quy luật thẩm mỹ và tô đậm theo hình tượng nghệ thuật của vai diễn, vở diễn. Mối quan hệ giữa Làn và Điệu cần được quan tâm một cách đặc biệt trong khi dựng nhạc cho vở. Làn là "Môi trường âm nhạc" của vở diễn, trong đó chứa đựng và nuôi dưỡng những điệu. Nếu không có Làn thì Điệu dù hay đến mấy củng sẽ trở nên khô khan, kệch cỡm, và phong vị Chèo cũng sẽ mất đi. Làn, là sản phẩm của công việc "âm nhạc hóa" thơ ca (như ngâm thơ, đọc kệ, kể hạnh, nói sử các loại...) chuyển tiếp từ nói sang hát, từ ngâm ngợi tự do sang nhịp phách nghiệm cách (vỉa). Tiếng phách, tiếng trống điểm xuyến, cùng những nét dạo tợ do của từng cây nhạc cũng góp phần trong việc tạo làn. Có thể nói, đó là nét "Hoa văn", không thể thiếu trong quá trình tồn tại và phát triển của nghệ thuật Chèo. Loại bỏ làn (vì quan niệm coi đó là cũ) mà chỉ sáng tác tất cả là ca khúc (điệu), thì các điệu đó dù hay đến mấy cũng chịu số phận của con cá khi nằm trên thớt mà thôi!. Nếu nói Làn là "Môi trường âm nhạc" của vở diễn, thì người soạn nhạc phải luôn luôn quan tâm tới việc làm sạch môi trường đó. Từ việc loại những "hạt sạn" âm thanh, thận trọng tính toán liều lượng của khí nhạc, tránh làm loãng môi trường. Đạt được điểm đó, chính là đã tạo điều kiện cho sự tự do sáng tác âm nhạc, cho sự du nhập các chất liệu âm nhạc khác khi cần thiết, mà không sợ tổn hại tới phong cách của nhạc Chèo. Ông cha ta đã từng sáng tác ra các làn điệu, lúc đầu cho một tích trò, sau, vì thiếu người viết chuyên nghiệp nên phải dùng lại cho những tích trò khác theo lối "bình vũ rượu mới", cao hơn là "bẻ làn nắn điệu" cho phù hợp với lời thơ của vở diễn. Đây là một cách làm kéo dài trong lịch sử của Chèo, ở thời kỳ nghệ thuật truyền miệng còn là phương pháp hữu hiệu. Tuy vậy, không nên coi đó là một đặc điểm, hay thủ pháp đặc trưng, chuyên dụng và đa dụng trong nghệ thuật. Vì vốn dĩ nghệ thuật sáng tạo không chấp nhận sự lặp lại, lắp ghép khiên cưỡng, nhất là khi sự phát triển của Chèo đã ở giai đoạn nghệ thuật chuyên nghiệp như hiện nay. Ngày nay, những người soạn nhạc cho Chèo được quyền thừa kế cả một kho tàng chất liệu
  4. phong phú bao gồm: các bài dân ca, dân vũ, các sinh hoạt lễ hội, hàng trăm làn điệu Chèo cổ của nhiều thế kỷ trước đây. Từ đó sáng tạo ra những làn điệu mới cho phù hợp với vở diễn riêng biệt nhất định. Điều quan trọng, là phải tiến hành sáng tạo bằng phương thức cấu tạo nên Chèo và nhạc Chèo như phần trên đã nói. Nó đảm bảo cho phần âm nhạc vẫn nằm trên đất Chèo, mà không vượt qua ranh giới của nó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2