intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự phát triển của răng khôn trên người Việt trong độ tuổi từ 8-24

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu là đưa ra số liệu tham khảo của người Việt về sự phát triển của răng khôn thích hợp để so sánh với các cộng đồng dân tộc khác và có thể được áp dụng để ước lượng tuổi ở giai đoạn thanh thiếu niên và trưởng thành trẻ Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo đề tài qua bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự phát triển của răng khôn trên người Việt trong độ tuổi từ 8-24

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RĂNG KHÔN TRÊN NGƯỜI VIỆT<br /> TRONG ĐỘ TUỔI TỪ 8-24<br /> Nguyễn Thị Bích Lý*, Lê Đức Lánh*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục đích của nghiên cứu là đưa ra số liệu tham khảo của người Việt về sự phát triển của răng khôn thích<br /> hợp để so sánh với các cộng đồng dân tộc khác và có thể được áp dụng để ước lượng tuổi ở giai đoạn thanh thiếu<br /> niên và trưởng thành trẻ Việt Nam.<br /> Đối tượng và phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên một mẫu thuận tiện gôm<br /> 2361 phim toàn cảnh từ những bệnh nhân tuổi từ 8-24 tuổi, các giai đoạn phát triển của các răng khôn được<br /> đánh giá theo phân lọai Demirjian.<br /> Kết quả cho thấy thấy sự phát triển của răng khôn ở người Việt bắt đầu lúc 8 tuổi ở cả nam và nữ và hoàn<br /> thiện lúc 24 tuổi, các cá thể nam hoàn tất các giai đoạn hình thành răng khôn ở độ tuổi sớm hơn nữ, không có sự<br /> khác biệt về sự phát triển của răng khôn giữa hai hàm trên dưới cũng như hai bên cung hàm.<br /> Kết luận: Kết quả này có thể được dùng tham khảo cho việc ước lượng tuổi ở thanh thiếu niên và người<br /> trưởng thành Việt nam và có thể so sánh với các kết quả từ các cộng đồng thuộc dân tộc khác.<br /> Từ khóa: khoáng hóa răng khôn, ước lượng tuổi, thanh thiếu niên Việt Nam.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> DEVELOPMENT OF THIRD MOLAR IN VIETNAMESE FROM 8 TO 24 YEARS-OLD<br /> Nguyen Thi Bich Ly, Le Duc Lanh<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 1 - 10<br /> The aim of this study was to provide reference data on the development of third molars in the Vietnamese<br /> population which can be compared to other populations and applied to age estimation of Vietnamese juveniles and<br /> adolescents.<br /> Materials and methods: A cross-sectional study was performed on a convenient sample of 2361<br /> orthopantomographs of patients aged from 8 to 24 years. The mineralization stages of third molars were evaluated<br /> according to Demirjian index.<br /> The results showed that the development of third molar in the Vietnam population likely began at 8 yearsold and finished by age 24, it reached a more advanced stages in male. No statistically significant difference was<br /> observed in the chronology of third molar mineralization between maxilla and mandible and between two sides.<br /> Conclusion: The presented data can be used for age estimation of Vietnamese children, adolescents and<br /> young adults and for comparison with other populations.<br /> Key words: third molar mineralization, age estimation, Vietnamese juveniles and adolescents.<br /> mình trong việc định tuổi, phương pháp này<br /> MỞ ĐẦU<br /> dựa trên sự thay đổi trong phát triển về hình<br /> Trong các phương pháp định tuổi khác nhau<br /> thái, hoá sinh học của răng. Tuy vậy, việc đánh<br /> đã và đang sử dụng trong pháp y thì phương<br /> giá tuổi sinh học dựa theo răng thì không giống<br /> pháp định tuổi dựa vào răng đã được nhiều tác<br /> nhau từ lúc mới sinh đến giai đoạn trưởng<br /> giả nghiên cứu và khẳng định được giá trị của<br /> *: Khoa RHM, Đại học Y dược TPHCM<br /> Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Thị Bích Lý<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> ĐT: 0903173673;<br /> <br /> Email: bichly46@yahoo.com<br /> <br /> 1<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> <br /> thành. Ở trước lứa tuổi 14, việc đánh giá tuổi<br /> đơn giản hơn vì có thể dựa vào hàng loạt các dữ<br /> kiện từ răng sữa đến răng vĩnh viễn(5,6,8,4) nhưng<br /> sau lứa tuổi 14, chỉ duy nhất răng khôn còn phát<br /> triển ở lứa tuổi này và là răng không ổn định so<br /> với tất cả các răng khác, có nhiều thay đổi trong<br /> sự phát triển như thiếu răng, dị dạng về hình<br /> thể, vị trí, kích thước, thời gian mọc răng và thời<br /> gian khoáng hóa dao động trong biên độ rất<br /> rộng …Do đó nó có ý nghĩa như là một ghi nhận<br /> về phát triển cần phải được tìm hiểu(5,2,10,18).<br /> Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu giám<br /> định pháp y về tuổi sinh học ngày càng gia tăng,<br /> điều này đòi hỏi có một sự chính xác trong kết<br /> quả giám định và việc giám định dựa theo sự<br /> phát triển của răng là một trong những phương<br /> pháp giám định có độ tin cậy đáng kể. Chính vì<br /> vậy trong những năm gần đây có sự gia tăng số<br /> lượng các nghiên cứu về đánh giá tuổi sinh học<br /> dựa theo răng trên các dân tộc khác nhau trong<br /> đó vai trò của răng khôn như một chỉ thị cho<br /> tuổi sinh học ngày càng được quan<br /> tâm(5,8,2,10,14,15,16,17,18).<br /> Nhiều nghiên cứu khi sử dụng răng khôn<br /> như một chỉ dẫn giúp xác định tuổi đã cho thấy<br /> rằng sự phát triển của răng có sự khác biệt giữa<br /> các dân tộc khác nhau, tạo nên nhu cầu nghiên<br /> cứu riêng biệt trên các dân tộc và nhất thiết phải<br /> sử dụng các dữ liệu tham khảo có tính cách cộng<br /> đồng để đánh giá tuổi pháp y cho những người<br /> sống trong cộng đồng ấy. Các dấu hiệu tham<br /> khảo cho dân tộc như di truyền, dinh dưỡng,<br /> yếu tố địa lý là những yếu tố cần phải được<br /> quan tâm như những điểm chuẩn trong quá<br /> trình phát triển(10,15,16).<br /> Tại Việt Nam, cho đến nay, chưa có một<br /> nghiên cứu nào về quá trình phát triển của răng<br /> khôn, vấn đề được đặt ra là quá trình phát triển<br /> của răng khôn diễn ra như thế nào và có liên hệ<br /> ra sao đối với tuổi, sự liên hệ này có thể giúp cho<br /> việc xác định tuổi của một cá thể trong cộng<br /> đồng hay không? Chúng tôi tiến hành thực hiện<br /> nghiên cứu: “Sự phát triển của răng khôn trên<br /> người Việt” để trả lời cho các câu hỏi trên<br /> <br /> 2<br /> <br /> Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu là<br /> khảo sát sự phát triển của răng khôn trên người<br /> Việt trong độ tuổi từ 8-24 để có thể đưa ra số liệu<br /> tham khảo về sự phát triển của răng khôn trên<br /> người Việt, thích hợp để so sánh với các cộng<br /> đồng dân tộc khác và có thể được áp dụng để<br /> ước lượng tuổi ở giai đoạn thanh thiếu niên và<br /> trưởng thành Việt Nam.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Mẫu nghiên cứu gồm 2361 (762 nam và 1599<br /> nữ) phim toàn cảnh của các cá thể người Việt từ<br /> 8 đến 24 tuổi, được thu thập trong khỏang thời<br /> gian từ 1998-2010, các phim này được chọn theo<br /> kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện từ các nguồn lưu<br /> trữ sau:<br /> - Phim toàn cảnh của những cá thể tình<br /> nguyện tham gia trong một nghiên cứu tiến cứu<br /> trước đó về sự phát triển của hệ thống sọ-mặtcung răng, đây là một nghiên cứu dọc nằm<br /> trong chương trình quốc gia về chăm sóc sức<br /> khỏe răng miệng đặc biệt, được thực hiện tại<br /> Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y dược Thành<br /> phố Hồ Chí Minh.<br /> - Phim toàn cảnh của các bệnh nhân đến<br /> khám và điều trị răng miệng tại Khoa Răng<br /> Hàm Mặt, Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí<br /> Minh, một số các cơ sở điều trị Nha khoa tại<br /> Thành phố Hồ Chí Minh.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn mẫu<br /> Các phim được chọn trong mẫu nghiên cứu<br /> phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:<br /> - Cá thể được chụp phim là người Việt nam,<br /> dân tộc Việt (Kinh).<br /> - Có đầy đủ những thông tin cá nhân có<br /> giá trị của các cá thể được chụp phim bao<br /> gồm: tên họ, giới tính, ngày tháng năm sinh,<br /> ngày chụp phim.<br /> - Hình ảnh trên phim có giá trị khảo sát,<br /> phim không bị biến dạng hay hư hỏng làm ảnh<br /> hưởng đến việc quan sát các chi tiết trên phim.<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> - Cá thể chụp phim không có tiền sử bệnh<br /> lý hay có những phẫu thuật tại vùng lân cận<br /> làm ảnh hưởng đến sự hiện diện và phát triển<br /> của răng.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> - Có những biểu hiện bệnh lý hàm mặt phát<br /> hiện được trên phim.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Tiêu chuẩn đánh giá<br /> Để đánh giá các giai đoạn của quá trình phát<br /> triển của răng khôn dựa trên sự khoáng hóa,<br /> chúng tôi sử dụng thang đánh giá theo mô tả<br /> dưới dạng biểu đồ hình ảnh của tác giả<br /> Demirjian và cộng sự (1973), thang này gồm 8<br /> giai đoạn được mô tả dưới dạng sơ đồ sau:<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Đây là một nghiên cứu được thực hiện với<br /> thiết kế cắt ngang mô tả.<br /> Mô tả phương pháp<br /> Ghi nhận các thông tin cá nhân của các cá<br /> thể được chụp phim, xác định giới, tuổi chính<br /> xác của các cá thể tính đến ngày chụp phim dựa<br /> trên các ghi nhận về ngày tháng năm sinh và<br /> ngày chụp phim.<br /> Mã hóa phim với ký hiệu theo số thứ tự để<br /> người đọc phim không biết thông tin về tuổi,<br /> giới của các cá thể được chụp phim.<br /> Việc đọc phim được tiến hành trong phòng<br /> tối với hộp đọc phim tiêu chuẩn để tránh ảnh<br /> hưởng từ các độ sáng khác nhau lên kết quả của<br /> việc đánh giá.<br /> Quan sát tổng thể mỗi phim toàn cảnh, xác<br /> định có sự hiện diện hay không của những hình<br /> ảnh biểu hiện cho sự hiện diện của các răng<br /> khôn ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Ghi<br /> nhận những trường hợp thiếu răng khôn ở một<br /> hay hai bên, đánh giá tất cả các răng khôn bất kể<br /> hướng mọc.<br /> So sánh các hình ảnh này với một lọat các<br /> hình ảnh chuẩn trong phân lọai các giai đoạn<br /> hình thành răng khôn của tác giả Demirjian và<br /> cộng sự (1973) để tìm ra sự tương đồng nhất<br /> giữa hình ảnh trên phim với các giai đoạn được<br /> mô tả trong thang đánh giá này. Nếu răng khôn<br /> có nhiều chân răng khác nhau về mức độ phát<br /> triển, thì sẽ đánh giá trên chân răng kém phát<br /> triển nhất. Điểm số được cho sẽ tượng trưng cho<br /> giai đoạn phát triển của mỗi răng khôn tại thời<br /> điểm đánh giá trên phim.<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Hình 1: Mô tả thang đánh giá của Demirjian và cộng<br /> sự (1973). “Nguồn: Olze 2004”(14).<br /> - Giai đoạn A: xuất hiện những điểm khoáng<br /> hóa riêng lẻ ở các múi răng nhưng chưa nối liền<br /> với nhau.<br /> - Giai đoạn B: Các điểm khoáng hóa nối liền<br /> với nhau và hình dạng bên ngòai thân răng đã<br /> nhận ra được.<br /> - Giai đoạn C: Thân răng hình thành được<br /> một nửa: men đã tạo ra xong ở mặt nhai, ngà<br /> răng bắt đầu tạo ra, buồng tủy có dạng cong và<br /> chưa nhìn rõ được sừng tủy.<br /> - Giai đoạn D: Thân răng đã hoàn tất đến<br /> đường nối men-cément. Thành buồng tủy có<br /> dạng cong, bắt đầu thấy được sừng tủy. Chân<br /> răng bắt đầu hình thành.<br /> - Giai đoạn E: Chân răng ngắn hơn thân<br /> răng. Thành của buồng tủy thẳng và sừng tủy<br /> nhận diện rõ hơn giai đoạn trước. Vùng chẽ<br /> chân răng bắt đầu khoáng hóa.<br /> - Giai đoạn F: Thành buồng tủy có dạng tam<br /> giác với hai cạnh bằng nhau. Chân răng dài<br /> bằng hay hơn thân răng, phần tận cùng của chân<br /> răng có dạng hình phễu.<br /> - Giai đoạn G: Các thành ống tủy chân răng<br /> song song nhưng phần chóp còn mở rộng.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> <br /> - Giai đoạn H: Phần chóp răng đóng kín<br /> hoàn tòan. Kích thước màng nha chu (khỏang<br /> dây chằng) chung quanh chân răng đồng nhất<br /> suốt chiều dài chân răng.<br /> <br /> - Trong tất cả các test, giá trị 0,05 được xem<br /> là có ý nghĩa thống kê.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Bảng 1: Phân bố tuổi và giới của mẫu nghiên cứu<br /> Nhóm tuổi<br /> <br /> Hình 2: Hình ảnh phim XQ toàn cảnh dùng đánh giá<br /> sự khoáng hóa của răng khôn.<br /> <br /> Phân tích và xử lý số liệu<br /> Sai số của phương pháp<br /> Tất cả các phim được phân tích bởi cùng một<br /> người quan sát.<br /> Sự tin cậy và sự tái lập lại các kết quả đánh<br /> giá từ người quan sát sẽ được kiểm tra bằng<br /> cách chọn ngẫu nhiên 250 phim, các phim này<br /> được đánh giá sau đó hai tháng bởi cùng hai<br /> người. Sự nhất trí trong bản thân người quan sát<br /> và giữa hai người quan sát sẽ được xác định<br /> bằng cách sử dụng hệ số kappa.<br /> <br /> Phân tích thống kê<br /> Nhập và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS.<br /> Phân tích thống kê:<br /> - Xác định tuổi trung bình của từng giai<br /> đoạn phát triển của từng răng khôn riêng biệt<br /> theo giới.<br /> - Sử dụng t test bắt cặp để so sánh sự khác<br /> biệt giữa hai bên phải và trái; giữa hàm trên và<br /> hàm dưới về tuổi trung bình của từng giai<br /> đoạn phát triển của răng khôn, tính riêng biệt<br /> theo giới.<br /> - Sử dụng phép kiểm t test cho 2 mẫu độc<br /> lập để khảo sát sự khác biệt giữa hai giới về tuổi<br /> trung bình của từng giai đoạn phát triển của<br /> răng khôn.<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8-9 tuổi<br /> 9-10 tuổi<br /> 10-11 tuổi<br /> 11-12 tuổi<br /> 12-13 tuổi<br /> 13-14 tuổi<br /> 14-15 tuổi<br /> 15-16 tuổi<br /> 16-17 tuổi<br /> 17-18 tuổi<br /> 18-19 tuổi<br /> 19-20 tuổi<br /> 20-21 tuổi<br /> 21-22 tuổi<br /> 22-23 tuổi<br /> 23-24 tuổi<br /> Toàn thể<br /> <br /> Giới tính<br /> Nam (%)<br /> Nữ (%)<br /> 78<br /> 124<br /> 67<br /> 117<br /> 64<br /> 130<br /> 93<br /> 191<br /> 97<br /> 150<br /> 72<br /> 151<br /> 49<br /> 108<br /> 57<br /> 107<br /> 35<br /> 86<br /> 36<br /> 57<br /> 30<br /> 92<br /> 29<br /> 57<br /> 16<br /> 74<br /> 16<br /> 58<br /> 13<br /> 61<br /> 10<br /> 36<br /> 762<br /> 1599<br /> <br /> Toàn thể (%)<br /> 202<br /> 184<br /> 194<br /> 284<br /> 247<br /> 223<br /> 157<br /> 164<br /> 121<br /> 93<br /> 122<br /> 86<br /> 90<br /> 74<br /> 74<br /> 46<br /> 2361<br /> <br /> Sự nhất trí trong bản thân và giữa những<br /> người quan sát sau khi đánh giá lại 250 phim<br /> theo chỉ số kappa 0,926 và 0,915 cho thấy có sự<br /> nhất trí cao khi đánh giá, sự khác biệt trong 2 lần<br /> đánh giá và giữa 2 người đều không vượt quá 1<br /> giai đoạn.<br /> Bảng 2: So sánh độ tuổi trung bình của từng giai<br /> đoạn phát triển của răng khôn hàm trên giữa hai giới<br /> Giai đoạn<br /> Răng 1.8<br /> phát triển Nam<br /> Nữ<br /> A<br /> 9,85<br /> 9,76<br /> ±1,14 ±1,15<br /> B<br /> 10,16 10,10<br /> ±1,39 ±1,15<br /> C<br /> 11,01 11,28<br /> ±0,86 ±1,42<br /> D<br /> 12,82 12,80<br /> ±1,66 ±1,76<br /> E<br /> 14,56 15,06<br /> ±1,74 ±1,93<br /> F<br /> 16,38 17,10<br /> ±1,64 ±1,91<br /> G<br /> 17,45 18,47<br /> ±1,88 ±2,17<br /> H<br /> 20,12 20,91<br /> ±1,92 ±1,80<br /> <br /> p<br /> 0,844<br /> 0,316<br /> 0,014*<br /> 0,313<br /> 0,243<br /> 0,072<br /> 0,140<br /> 0,408<br /> <br /> Nam<br /> 9,85<br /> ±1,23<br /> 9,95<br /> ±1,26<br /> 11,42<br /> ±1,76<br /> 12,65<br /> ±1,42<br /> 14,71<br /> ±1,81<br /> 16,78<br /> ±2,17<br /> 17,35<br /> ±1,67<br /> 20,18<br /> ±1,89<br /> <br /> Răng 2.8<br /> Nữ<br /> p<br /> 9,70 0,679<br /> ±1,07<br /> 10,18 0,465<br /> ±1,40<br /> 11,34 0,965<br /> ±1,55<br /> 12,74 0,083<br /> ±1,65<br /> 15,21 0,124<br /> ±2,08<br /> 16,83 0,887<br /> ±1,80<br /> 18,49 0,020*<br /> ±2,29<br /> 20,84 0,626<br /> ±1,83<br /> <br /> t test cho hai mẫu độc lập *: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br /> Tuổi trung bình của từng giai đoạn phát<br /> triển của răng khôn trên ở nữ thường cao hơn<br /> ở nam, trừ ở giai đoạn A; tuy nhiên sự khác<br /> biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở giai đoạn C cho<br /> răng khôn trên bên phải và giai đoạn G cho<br /> răng bên trái.<br /> Bảng 3: So sánh độ tuổi trung bình của từng giai<br /> đoạn phát triển của răng khôn hàm dưới giữa hai giới<br /> Giai đoạn<br /> phát triển<br /> A<br /> B<br /> C<br /> D<br /> E<br /> F<br /> G<br /> H<br /> <br /> Răng 3.8<br /> Nam<br /> Nữ<br /> p<br /> 9,60<br /> 9,53 0,950<br /> ±1,19 ±1,13<br /> 10,49 10,29 0,428<br /> ±1,27 ±1,32<br /> 11,27 11,39 0,875<br /> ±1,41 ±1,54<br /> 12,82 12,88 0,072<br /> ±1,42 ±1,64<br /> 14,77 15,21 0,142<br /> ±1,74 ±1,97<br /> 16,22 16,95 0,043*<br /> ±1,55 ±1,99<br /> 17,40 18,20 0,007**<br /> ±1,35 ±1,95<br /> 20,11 20,94 0,263<br /> ±2,01 ±1,82<br /> <br /> Răng 4.8<br /> Nam<br /> Nữ<br /> p<br /> 9,88<br /> 9,55 0,706<br /> ±1,18 ±1,08<br /> 10,22 10,28 0,920<br /> ±1,24 ±1,27<br /> 11,43 11,45 0,708<br /> ±1,40 ±1,52<br /> 12,67 12,82 0,012*<br /> ±1,25 ±1,60<br /> 14,66 15,09 0,265<br /> ±1,69 ±1,90<br /> 16,04 16,84 0,004*<br /> ±1,36 ±2,10<br /> 17,39 18,22 0,013*<br /> ±1,54 ±2,00<br /> 20,11 20,96 0,355<br /> ±1,99 ±1,81<br /> <br /> t test cho hai mẫu độc lập *: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> <br /> Tuổi trung bình của từng giai đoạn phát<br /> triển của răng khôn dưới ở nữ thường cao hơn ở<br /> nam, trừ ở giai đoạn A và B; tuy nhiên sự khác<br /> biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở giai đoạn F và G<br /> cho răng khôn dưới bên trái và giai đoạn D, F, G<br /> cho răng bên phải.<br /> Bảng 4: So sánh độ tuổi trung bình của từng giai<br /> đoạn phát triển giữa 2 bên phải và trái của răng khôn<br /> trên<br /> Giai đoạn<br /> phát triển Răng<br /> 1.8<br /> A<br /> 9,85<br /> ±1,14<br /> B<br /> 10,16<br /> ±1,39<br /> C<br /> 11,01<br /> ±0,86<br /> D<br /> 12,82<br /> ±1,66<br /> E<br /> 14,56<br /> ±1,74<br /> F<br /> 16,38<br /> ±1,64<br /> <br /> Nam<br /> Răng<br /> 2.8<br /> 9,85<br /> ±1,23<br /> 9,95<br /> ±1,26<br /> 11,42<br /> ±1,76<br /> 12,65<br /> ±1,42<br /> 14,71<br /> ±1,81<br /> 16,78<br /> ±2,17<br /> <br /> Nữ<br /> p<br /> 0,992<br /> 0,424<br /> 0,203<br /> 0,252<br /> 0,454<br /> 0,473<br /> <br /> Răng 1.8 Răng 2.8<br /> 9,76<br /> ±1,15<br /> 10,10<br /> ±1,15<br /> 11,28<br /> ±1,42<br /> 12,80<br /> ±1,76<br /> 15,06<br /> ±1,93<br /> 17,10<br /> ±1,91<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> 9,70<br /> ±1,07<br /> 10,18<br /> ±1,40<br /> 11,34<br /> ±1,55<br /> 12,74<br /> ±1,65<br /> 15,21<br /> ±2,08<br /> 16,83<br /> ±1,80<br /> <br /> p<br /> 0,665<br /> 0,351<br /> 0,806<br /> 0,629<br /> 0,394<br /> 0,185<br /> <br /> Giai đoạn<br /> phát triển Răng<br /> 1.8<br /> G<br /> 17,45<br /> ±1,88<br /> H<br /> 20,12<br /> ±1,92<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Nam<br /> Nữ<br /> Răng<br /> p Răng 1.8 Răng 2.8 p<br /> 2.8<br /> 17,35 0,994 18,47<br /> 18,49 0,887<br /> ±1,67<br /> ±2,17<br /> ±2,29<br /> 20,18 0,905 20,91<br /> 20,84 0,648<br /> ±1,89<br /> ±1,80<br /> ±1,83<br /> <br /> t test bắt cặp<br /> <br /> Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> về tuổi trung bình của từng giai đoạn phát triển<br /> giữa 2 răng khôn hai bên hàm trên ở cả 2 giới.<br /> Bảng 5: So sánh độ tuổi trung bình của từng giai<br /> đoạn phát triển giữa 2 bên phải và trái của răng khôn<br /> dưới<br /> Giai đoạn<br /> phát triển Răng<br /> 3.8<br /> A<br /> 9,60<br /> ±1,19<br /> B<br /> 10,49<br /> ±1,27<br /> C<br /> 11,27<br /> ±1,41<br /> D<br /> 12,82<br /> ±1,42<br /> E<br /> 14,77<br /> ±1,74<br /> F<br /> 16,22<br /> ±1,55<br /> G<br /> 17,40<br /> ±1,35<br /> H<br /> 20,11<br /> ±2,01<br /> <br /> Nam<br /> Răng<br /> 4.8<br /> 9,88<br /> ±1,18<br /> 10,22<br /> ±1,24<br /> 11,43<br /> ±1,40<br /> 12,67<br /> ±1,25<br /> 14,66<br /> ±1,69<br /> 16,04<br /> ±1,36<br /> 17,39<br /> ±1,54<br /> 20,11<br /> ±1,99<br /> <br /> p<br /> 0,055<br /> 0,184<br /> 0,143<br /> 0,299<br /> 0,621<br /> 0,333<br /> 0,897<br /> 0,955<br /> <br /> Nữ<br /> Răng 3.8 Răng<br /> 4.8<br /> 9,53<br /> 9,55<br /> ±1,13 ±1,08<br /> 10,29 10,28<br /> ±1,32 ±1,27<br /> 11,39 11,45<br /> ±1,54 ±1,52<br /> 12,88 12,82<br /> ±1,64 ±1,60<br /> 15,21 15,09<br /> ±1,97 ±1,90<br /> 16,95 16,84<br /> ±1,99 ±2,10<br /> 18,20 18,22<br /> ±1,95 ±2,00<br /> 20,94 20,96<br /> ±1,82 ±1,81<br /> <br /> p<br /> 0,892<br /> 0,404<br /> 0,701<br /> 0,533<br /> 0,458<br /> 0,734<br /> 0,774<br /> 0,944<br /> <br /> t test bắt cặp<br /> <br /> Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> về tuổi trung bình của từng giai đoạn phát triển<br /> giữa 2 răng khôn hai bên hàm dưới ở cả 2 giới.<br /> Bảng 6: So sánh độ tuổi trung bình của từng giai<br /> đoạn phát triển giữa hai hàm trên và dưới bên phải.<br /> Giai đoạn<br /> phát triển Răng<br /> 1.8<br /> A<br /> 9,85<br /> ±1,14<br /> B<br /> 10,16<br /> ±1,39<br /> C<br /> 11,01<br /> ±0,86<br /> D<br /> 12,82<br /> ±1,66<br /> E<br /> 14,56<br /> ±1,74<br /> <br /> Nam<br /> Răng<br /> 4.8<br /> 9,88<br /> ±1,18<br /> 10,22<br /> ±1,24<br /> 11,43<br /> ±1,40<br /> 12,67<br /> ±1,25<br /> 14,66<br /> ±1,69<br /> <br /> p<br /> 0,131<br /> 0,759<br /> 0,184<br /> 0,312<br /> 0,585<br /> <br /> Răng<br /> 1.8<br /> 9,76<br /> ±1,15<br /> 10,10<br /> ±1,15<br /> 11,28<br /> ±1,42<br /> 12,80<br /> ±1,76<br /> 15,06<br /> ±1,93<br /> <br /> Nữ<br /> Răng<br /> 4.8<br /> 9,55<br /> ±1,08<br /> 10,28<br /> ±1,27<br /> 11,45<br /> ±1,52<br /> 12,82<br /> ±1,60<br /> 15,09<br /> ±1,90<br /> <br /> p<br /> 0,066<br /> 0,819<br /> 0,310<br /> 0,987<br /> 0,751<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2