intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự sợ hãi của trẻ (3-4 tuổi)

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

85
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở tuổi này, trẻ em thường sợ những con thú nhỏ và côn trùng, sợ bóng tối, sợ người lạ, sợ mất tình thương của cha mẹ và sợ bị đau đớn. Tuy mỗi đứa trẻ thường có sự sợ hãi đối với một cái gì đó rất riêng biệt, nhưng có những chứng cứ cho thấy rằng đặc điểm của sự sợ hãi đó có những điểm chung sau: Sự tưởng tượng phong phú: Khi so sánh với nỗi sợ hãi thường gặp ở người lớn thì sự sợ hãi của trẻ con phong phú và đa dạng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự sợ hãi của trẻ (3-4 tuổi)

  1. Sự sợ hãi của trẻ (3-4 tuổi)
  2. Ở tuổi này, trẻ em thường sợ những con thú nhỏ và côn trùng, sợ bóng tối, sợ người lạ, sợ mất tình thương của cha mẹ và sợ bị đau đớn. Tuy mỗi đứa trẻ thường có sự sợ hãi đối với một cái gì đó rất riêng biệt, nhưng có những chứng cứ cho thấy rằng đặc điểm của sự sợ hãi đó có những điểm chung sau: Sự tưởng tượng phong phú: Khi so sánh với nỗi sợ hãi thường gặp ở người lớn thì sự sợ hãi của trẻ con phong phú và đa dạng hơn. Sự tưởng tượng của trẻ phát triển rất nhanh và không có giới hạn. Nhiều khi trẻ cảm thấy sợ khi chẳng có sự nguy hiểm nào đe dọa chúng cả, trẻ tự tưởng tượng ra sự nguy hiểm đó. Ví dụ: con bạn sợ mèo ngay cả khi con vật này rất thụ động và thân mật, bởi trong tâm trí của trẻ, mèo là loài vật hung dữ vì có hàm răng nhọn và hay gầm gừ. Ngoài ra, trẻ có cảm giác bất lực khi tự mình đương đầu với nguy hiểm và điều này càng làm tăng thêm sự sợ hãi của trẻ. Khả năng tưởng tượng và hiện thực:
  3. Một lý do khác khiến trẻ sợ hãi là trẻ không phân biệt được thế giới hiện thực và thế giới trong trí tưởng tượng của trẻ. Sự tưởng tượng của trẻ, do chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống, che mờ biên giới giữa thế giới thực và sản phẩm của trí tưởng tượng. Những tình huống do trẻ tự tưởng tượng ra và nhập vai vào đấy sẽ nhanh chóng khiến cho trẻ trở nên bị lẫn lộn giữa thế giới thực và thế giới của trí tưởng tượng. Sự kết hợp giữa các yếu tố tâm lý trên cho thấy trẻ rất dễ có cảm giác sợ hãi một điều gì đó. Sự sợ hãi ở trẻ chỉ mang tính tạm thời: Sự sợ hãi đó chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, hiện tượng này kéo dài khoảng một năm, tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ sự sợ hãi đó lại diễn ra liên tục trong một thời gian dài hơn. Quan trọng là bạn tìm hiểu tác nhân làm cho trẻ sợ hãi và cách để chế ngự nỗi sợ hãi của chúng. Ví dụ, lần đầu tiên nhìn thấy chó là trẻ hoảng hốt, la hét hoặc khóc lóc, và bạn quyết định không bao giờ để cho trẻ ở gần động vật dễ thương này nữa, như vậy
  4. thì bạn đã vô tình khiến cho trẻ sợ chó. Ngược lại, nếu bạn dỗ dành và khuyên bảo trẻ là chúng luôn được an toàn thì khi nhìn thấy chó, trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn và trẻ sẽ nhanh chóng quên đi cuộc chạm trán đầu tiên. Hãy luôn nhớ rằng, ngôn ngữ của người lớn khác với ngôn ngữ của trẻ con. Những lời nhận xét nghe có vẻ rất bình thường đối với người lớn thì với sự tượng tưởng của mình một đứa trẻ 3 tuổi sẽ diễn giải ra một cách khác nghiêm trọng hơn nhiều. Chỉ với một câu nói đơn giản của bà như "Bà mong rằng bà có thể sống lâu để dự sinh nhật lần tới của cháu" sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ của trẻ. Trẻ luôn nghĩ đến câu nói của bà và tỏ ra lo lắng, liệu cái chết có xảy ra với bà hay không??? Những lời khuyên chế ngự và làm giảm nỗi sợ hãi ở trẻ:  Tôn trọng trẻ. Ðôi khi người lớn chúng ta cho rằng sự sợ hãi của trẻ chỉ là vớ vẩn và không quan
  5. trọng, nhưng hãy nhớ rằng trẻ đang sợ thật sự. Ðừng cho rằng trẻ ngớ ngẩn.  An ủi trẻ. Trẻ ngây thơ tin rằng chúng không thể nào vượt qua được sự sợ hãi, vì vậy bạn phải an ủi và cam đoan với trẻ rằng chúng sẽ đối mặt và sẽ chiến thắng nỗi sợ hãi đó. Nói với trẻ như vậy thật nhiều lần, trẻ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.  Khuyến khích trẻ không được bỏ cuộc. Con bạn không thể vượt qua nỗi sợ hãi nếu nó cứ cố tránh né những vật nó có cảm giác sợ. Trẻ cần phải đối mặt với nỗi sợ hãi của mình không những chỉ để vượt qua mà còn có thể phát triển khả năng giải quyết sự khó khăn về sau.  Bền bỉ. Hãy ở bên cạnh giúp đỡ cho đến khi trẻ đã chiến thắng trong cuộc đối mặt với nỗi sợ hãi. Có những nỗi sợ rất khó vượt qua, vì vậy phải cho trẻ thêm thời gian. Kiên nhẫn cho đến khi trẻ đạt được sự tiến bộ nào đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2