intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển các giác quan ở trẻ nhỏ - 7

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

93
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đó là những minh chứng rõ rệt cho lòng yêu sách. Các hội chợ sách vẫn đông nghịt người đến đọc và chọn lựa. Có thể xem đấy là những đợt may hiếm hoi của thị trường sách. Tuy nhiên, không ít người mua sách về để chưng lên kệ rồi quên mất. Có người đọc một quyển sách mất ba tháng vì cứ đọc vài dòng là ngủ gục. Làm sao để sách có thể trở thành người bạn đồng hành thật sự trong cuộc sống của bạn? Chọn sách hay và phù hợp là yếu tố quan trọng nhất. Thông thường, người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển các giác quan ở trẻ nhỏ - 7

  1. Đó là những minh chứng rõ rệt cho lòng yêu sách. Các hội chợ sách vẫn đông nghịt người đến đọc và chọn lựa. Có thể xem đấy là những đợt may hiếm hoi của thị trường sách. Tuy nhiên, không ít người mua sách về để chưng lên kệ rồi quên mất. Có người đọc một quyển sách mất ba tháng vì cứ đọc vài dòng là ngủ gục. Làm sao để sách có thể trở thành người bạn đồng hành thật sự trong cuộc sống của bạn? Chọn sách hay và phù hợp là yếu tố quan trọng nhất. Thông thường, người ta chọn sách theo nhu cầu và mục đích. Sinh viên, học sinh chọn sách để bổ sung kiến thức. Những người đã đi làm mua sách liên quan đến ngành nghề của mình, sách nghiên cứu. Phụ nữ thích chọn sách làm đẹp, giải trí... Bên cạnh đó, nhiều người mua sách theo lời chỉ dẫn của bạn bè, hoặc qua thông tin báo chí. Họ mua vì tò mò hoặc chỉ vì muốn chứng tỏ mình không lạc hậu trước thế giới đọc, viết. Thế nhưng, khi cầm quyển sách trên tay, họ đâm ngán vì độ dày, vì trình độ chưa đủ để hiểu hết những vấn đề viết trong sách. Thế là họ chỉ đọc vài ba trang rồi xếp xó. Để không rơi vào hoàn cảnh đó, bạn hãy suy nghĩ kỹ trước khi mua sách. Nên ước lượng khả năng đọc của mình trước khi mua một quyển sách dày cộp, dù đó là sách nghiên cứu hay sách truyện để giải trí.
  2. Ngoài ra, chọn sách theo danh tiếng và uy tín của các nhà xuất bản cũng là "mẹo" của độc giả. Chẳng hạn, trong hằng ngàn sách tự điển, nghiên cứu về ngôn ngữ, bạn nên chọn những quyển do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành. Bên cạnh đó, một số người còn chọn sách theo tên tuổi của tác giả. Làm thế nào để tăng hứng thú khi đọc sách? Nhiều người than phiền: "Tôi mê đọc sách lắm, nhưng cứ lật vài trang là mắt díp lại, không tài nào đọc tiếp được..." Buồn ngủ là lẽ đương nhiên nếu bạn đọc sách trong tư thế nằm. Ngoài ra, nếu ánh sáng không đủ, mắt bạn phải hoạt động nhiều, dễ mỏi. Hãy chọn góc ngồi có chỗ tựa lưng thoải mái, sáng sủa để đọc sách. Dù sách hấp dẫn đến đâu, bạn cũng không nên đọc suốt đêm vì rất có hại cho mắt. Tốt nhất, bạn nên tự đề ra chỉ tiêu cho mình, chẳng hạn mỗi ngày đọc 20 trang, mỗi tuần đọc 2 quyển... Điều quan trọng là bạn duy trì được thói quen đó. 4 “không” với bé Nhiều người mẹ thường tự hào khi bé bảo mình là siêu nhân. Điều này có nguy hiểm? Các bé được ví như những trang giấy trắng. Ngay từ tuổi lên ba, nhân cách và suy nghĩ của trẻ dần dần hình thành qua ảnh hưởng từ gia đình, môi trường xung quanh.
  3. Vì thế, các bậc phụ huynh cần hoàn thiện hơn trong cách cư xử hàng ngày, lời ăn tiếng nói phải chuẩn mực. Khi xem các chương trình truyền hình, bạn phải chọn lọc… Như vậy, con bạn mới có thể học hỏi để phát triển nhân cách và trí tuệ tốt nhất. 1. Đặt Ti-vi trong phòng bé: Theo các cuộc khảo sát tại Mỹ và New Zealand, sự phát triển của trẻ sẽ theo chiều hướng xấu nếu bố mẹ đặt ti-vi trong phòng của chúng. Ngày nay, hầu như gia đình nào cũng có từ hai chiếc ti-vi trở lên. Các kênh và chương trình truyền hình lại phong phú. Vì thế, trẻ con ngày càng "dán" mắt vào truyền hình hơn là đọc sách, chơi thể thao. Điều này sẽ khiến trẻ chậm và lười tư duy. Ngoài ra, những đứa trẻ thích xem ti-vi thường “ẩn” mình trong phòng và không quan tâm đến những buổi trò chuyện gia đình. Ngay cả trong việc ăn uống, chúng cũng có biểu hiện không tốt như nhai chậm, biếng ăn… Lời khuyên: - Không nên cho trẻ xem ti-vi quá 2 giờ mỗi ngày. - Bố trí thời gian cả gia đình cùng nhau quây quần, trò chuyện.
  4. - Tốt nhất, bạn nên đặt một chiếc ti-vi ở phòng khách để mọi người cùng xem và chia sẻ. Trong thời gian đó, bạn sẽ có cơ hội giải thích những điều bé thắc mắc. 2. Không xem các pha đánh nhau: Trẻ em ngày nay có nhiều điều kiện tiếp xúc với các phương tiện truyền thông như: báo chí, tranh ảnh, máy tính, Internet… Vì thế, những cảnh bạo lực rất dễ xâm nhập vào đầu óc non nớt của trẻ. Lời khuyên: - Thường xuyên kiểm tra những hình ảnh trẻ đang xem. Tuyệt đối không để con bạn xem truyện tranh hay những cảnh bạo lực trên ti-vi, các trò chơi điện tử. - Các bé chỉ nên xem phim hoạt hình, chương trình dành cho thiếu nhi. 3. Xem hay nghe nhạc dành cho người lớn: Tránh để bé cưng nghe và học theo những giai điệu dành cho tuổi teen quá sớm. Con bạn sẽ có những biểu hiện không tốt về mặt tình cảm lẫn nhận thức. Lời khuyên: - Con bạn chỉ nên nghe nhạc dành cho thiếu nhi. Chẳng hạn, bạn nên mua cho con xem các đĩa hát của bé Xuân Mai, Xuân Nghi, Phương Linh hay chương trình Vườn âm nhạc… - Khi có bé ở nhà, các thành viên trong gia đình tránh nên xem nh ững đĩa “bốc lửa” của các ca sĩ như: Britney Spears, Christina Aguilera… - Các ca khúc sướt mướt tình cảm yêu đương, ủy mị hoặc những bài hát thất tình cũng không nên nghe khi có trẻ.
  5. - Tốt nhất, người lớn nên nghe nhạc trong phòng riêng của mình. 4. Bố mẹ hút thuốc cờ bạc, cãi nhau: Trẻ con thường hay bắt chước hành động, lời nói, cử chỉ của người lớn. Khi bố mẹ biểu hiện những hành động tiêu cực, trẻ cũng sẽ có khuynh hướng hành xử không tốt. Một số phụ huynh không quan tâm đến hành động của mình như hút thuốc lá, đánh bạc, nói năng thô lỗ, họ vô tình đã truyền cho con mình những thói xấu ấy. Từ đó, bé có thể hình thành lối sống không tốt, rất khó uốn nắn: thích đánh nhau, trộm vặt, thiếu suy nghĩ… Lời khuyên: - Luôn để mắt đến trẻ và chú ý những hành động, lời nói, cách cư xử hàng ngày của mình. - Bạn nên lắng nghe ý kiến của con cái để biết trẻ nghĩ gì. Nếu thấy trẻ bị lệch lạc trong tư cách cư xử, hãy uốn nắn trẻ càng sớm càng tốt. - Bố mẹ hãy là tấm gương tốt cho con cái. Muốn bé nên người, bạn hãy tạo lối sống lành mạnh cho con ngay từ bây giờ. - Bạn có thể tạo cho trẻ những thói quen tốt bằng cách cùng bé thực hiện những hoạt động sáng tạo, các sân chơi lành mạnh cho con và gia đình. Ăn sáng nào bé cưng!
  6. Để bé dùng điểm tâm không phải là chuyện dễ. Làm thế nào để mỗi sáng, con bạn có thể vui vẻ, tự giác, hào hứng ngồi vào bàn ăn? Nhiều trẻ nhất định không chịu ăn sáng và đến trường với cái bụng “kiến bò". Để né bữa điểm tâm, chúng cố tình ngủ dậy muộn hoặc khóc thét lên khi bố mẹ ép ăn. Thật khổ khi con bạn cũng nằm trong số này. Chuẩn bị sẵn sàng bữa sáng cho bé Chúng ta đều biết bữa sáng rất quan trọng, nhưng bọn trẻ lại không chịu hiểu điều đó. Vì thế, các bà mẹ chỉ còn mỗi giải pháp "dụ" con ăn sáng. Đầu tiên, trẻ chưa quen dùng điểm tâm, bạn phải mất một khoảng thời gian để con thích nghi. Không nhất thiết phải ép bé ăn ngay nếu cục c ưng còn chưa tỉnh giấc. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo: Có những đứa trẻ vội vã đến trường với lý do muộn học để “trốn” ăn sáng. Trong trường hợp đó, bạn hãy chuẩn bị bữa ăn sáng sẵn sàng trước khi gọi con dậy. Mọi thứ đâu vào đấy, trẻ chẳng thể nào từ chối ngồi vào bạn. Với các bé thường uể oải vào buổi sáng, một ly nước trái cây (loại chúng thích) ngay khi vừa thức dậy sẽ giúp hưng phấn hơn. Như thế, trẻ sẽ dàng ăn hết phần thức ăn mà mẹ đã dọn. Bạn đừng nên nài ép bé ăn quá nhiều, ngoài khả năng của chúng. Hãy chia khẩu phần ăn. Ngoài ra, để con không ngán, bạn nên thường xuyên thay đổi thực đơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2