Xã hội học, số 2(114), 2011 21<br />
X· héi häc thùc nghiÖm<br />
<br />
<br />
SỰ THAY ĐỐI THÁI ĐỘ VỀ VIỆC LÀM<br />
VÀ CUỘC SỐNG VẬT CHẤT CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM<br />
<br />
NGUYỄN HỮU MINH*<br />
TRẦN THỊ HỒNG**<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc thanh niên “là tương lai của<br />
đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc<br />
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và coi việc “đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên là<br />
trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội” (khoản 1 điều 4, Luật Thanh niên).<br />
Chính vì vậy, nhiều chính sách đã được ban hành, tạo điều kiện cho thanh niên phát<br />
triển toàn diện. Trong những năm đầu thế kỷ 21, cùng với việc ban hành “Chiến lược<br />
phát triển thanh niên Việt Nam đến 2010” (năm 2003), Quốc hội đã thông qua Luật<br />
Thanh niên năm 2005. Năm 2008, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban<br />
Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh<br />
niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa được ban hành. Những văn bản<br />
pháp luật và chính sách này đã thể chế hoá đầy đủ các chủ trương của Đảng về công tác<br />
thanh niên, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ thanh<br />
niên, bảo đảm cho thanh niên có thêm điều kiện để học tập, rèn luyện, phát huy đầy đủ<br />
năng lực của mình.<br />
Vấn đề việc làm và thu nhập luôn là mối quan tâm sâu sắc của thanh niên. Việc tìm<br />
hiểu thái độ của thanh niên Việt Nam đối với vấn đề việc làm và đời sống vật chất trong<br />
bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng hành động<br />
của thanh niên trong tương lai, nhằm chuẩn bị cho họ những kiến thức, và kỹ năng cần<br />
thiết đáp ứng yêu cầu của giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc.<br />
Bài viết này sử dụng số liệu Điều tra thanh niên và vị thành niên Việt Nam lần thứ<br />
nhất (SAVY 2003, gọi tắt là SAVY1) và lần thứ hai (SAVY 2009, gọi tắt là SAVY2) để<br />
phân tích sự thay đổi thái độ của thanh niên về việc làm và đời sống vật chất sau thời gian<br />
5 năm, giữa hai cuộc khảo sát1. Bên cạnh những phân tích mô tả và tương quan hai biến,<br />
bài viết đã sử dụng mô hình phân tích đa biến để kiểm nghiệm ảnh hưởng thực sự của mỗi<br />
đặc trưng nhân khẩu-xã hội trong mối quan hệ với các yếu tố khác đến thái độ của thanh<br />
niên đối với vấn đề việc làm và đời sống vật chất.<br />
<br />
*<br />
PGS.TS, Viện Gia đình và Giới.<br />
**<br />
ThS, Viện Gia đình và Giới.<br />
1<br />
Xin xem thêm chi tiết về 2 cuộc khảo sát này ở “Báo cáo chung Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt<br />
Nam lần thứ II (SAVY2)” (Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình và các cơ quan khác, 2010). Trong bài viết này<br />
các tác giả dùng thuật ngữ “thanh niên” để chỉ chung cho các đối tượng khảo sát trong 2 cuộc khảo sát nêu trên (độ<br />
tuổi 14-25).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
22 Sự thay đổi thái độ về việc làm và cuộc sống …...<br />
<br />
<br />
<br />
1. Thanh niên thấy khó khăn trong tìm kiếm việc làm song vẫn lạc quan về khả<br />
năng có được công việc mình yêu thích trong tương lai<br />
Tìm hiểu ý kiến của thanh niên về khả năng tìm việc làm hiện nay, kết quả SAVY2<br />
cho thấy có 27% cho rằng ngày nay tìm việc làm "rất khó", khoảng một phần ba (32%) cho<br />
rằng tìm việc làm "hơi khó", 28% có ý kiến tìm việc làm khó hay dễ còn tùy vào công việc,<br />
và chỉ có 11% cho rằng tìm việc làm "dễ" (2% không có ý kiến về vấn đề này). Như vậy,<br />
có gần 2/3 số người được hỏi cho rằng ngày nay tìm việc làm là khó và rất khó. So sánh<br />
với kết quả SAVY1, có thể thấy rằng tỷ lệ thanh niên cho rằng tìm việc làm “rất khó” ở<br />
SAVY2 là thấp hơn đối với tất cả các nhóm thanh niên. Có thể suy đoán rằng quá trình hội<br />
nhập quốc tế về kinh tế, việc triển khai các giải pháp của Chính phủ đưa đất nước ra khỏi<br />
khủng hoảng trong 2 năm vừa qua đã giúp cải thiện tình hình kinh tế-xã hội và giảm bớt<br />
khó khăn trong vấn đề tìm việc làm đối với thanh niên. Sự thay đổi trong đánh giá là tương<br />
đối đồng đều ở tất cả các nhóm (Biểu đồ 1).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thực tế cho thấy, mặc dù chỉ chiếm 34,5% tổng dân số độ tuổi lao động nhưng<br />
lực lượng thanh niên chiếm tới gần ½ tổng số người thất nghiệp trên cả nước (45,2%),<br />
trong đó nhóm tuổi 20-24 chiếm tỷ trọng lớn nhất (30%), cao gấp đôi tỷ lệ này ở nhóm<br />
tuổi 15-19 (15,2%) (Tổng cục Thống kê, 2009: 76). Mỗi năm nước ta có thêm 1,4 triệu<br />
lao động mới bổ sung vào lực lượng lao động, chưa tính đến số lao động thất nghiệp<br />
tồn đọng từ trước. Trong khi số việc làm mới chỉ tăng lên 2,5%/năm thì mức tăng<br />
3,3%/năm tỷ lệ thanh niên bước vào độ tuổi lao động thực sự gây ra sức ép lớn cho<br />
thanh niên trong quá trình tìm việc làm (Đặng Nguyên Anh, 2007: 112). Những con số<br />
này lý giải vì sao một tỷ lệ lớn thanh niên cho rằng họ gặp khó khăn trong việc tìm<br />
kiếm việc làm.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Nguyễn Hữu Minh & Trần Thị Hồng 23<br />
<br />
<br />
<br />
Cơ hội việc làm hiện nay khá mở và đa dạng cho người lao động nói chung và<br />
cho thanh niên nói riêng. Nhiều dự án, chương trình nhằm hoạt động hướng nghiệp và<br />
hỗ trợ thanh niên tìm việc làm đã được triển khai. Từ năm 2000, Bộ Lao động, Thương<br />
binh và Xã hội đã khởi xướng chương trình hội chợ việc làm (nay đã được mở rộng tới<br />
49 tỉnh/thành phố), tổ chức hàng năm từ tháng 6 đến tháng 8 - thời điểm khóa học của<br />
các trường phổ thông trung học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề<br />
vừa bế giảng. Tuy nhiên, khó khăn là trình độ chuyên môn được đào tạo của thanh niên<br />
không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Sự định hướng đào tạo nghề phù hợp<br />
với xu thế và trình độ phát triển chung của xã hội, vùng miền sẽ giúp thanh niên, đặc<br />
biệt là những người có trình độ học vấn thấp, dân tộc thiểu số có cơ hội tìm được việc<br />
làm phù hợp. Cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin về việc làm đối với thanh niên,<br />
đặc biệt là thanh niên khu vực nông thôn, những người có mức sống nghèo là hết sức<br />
quan trọng.<br />
Như báo cáo chung về Điều tra SAVY2 đã nêu, đánh giá về khả năng tìm việc<br />
làm của thanh niên quan hệ chặt chẽ với trình độ học vấn, dân tộc và giới tính của họ.<br />
Những người có học vấn thấp, phụ nữ, và người dân tộc thiểu số (DTTS) dường như<br />
có ít cơ hội việc làm hơn những nhóm xã hội khác. Không có sự khác nhau nhiều lắm<br />
về nhận định này theo các nhóm tuổi hay giữa những người ở nông thôn và ở đô thị<br />
(Tổng cục Dân số-KHHGĐ và cơ quan khác, 2010). Tìm hiểu mối quan hệ giữa việc<br />
được đào tạo nghề và từng làm việc kiếm tiền với đánh giá về khả năng kiếm việc làm<br />
cho thấy hầu như không có khác biệt về nhận định “hiện nay rất khó tìm việc làm”<br />
giữa nhóm thanh niên từng làm việc kiếm tiền với nhóm chưa từng làm việc, giữa<br />
nhóm đã qua đào tạo nghề với nhóm chưa qua đào tạo nghề. Điều này gợi ra rằng việc<br />
đào tạo nghề ở nước ta hiện nay chưa có tác động lớn đến khả năng tìm kiếm việc làm<br />
của thanh niên. Đồng thời, những nỗ lực đào tạo nghề và sử dụng lao động đúng với<br />
nghề được đào tạo dường như không đem lại những kết quả mong muốn; đào tạo nghề<br />
chưa gắn với nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Vấn đề cần quan tâm là tình<br />
trạng thiếu chỗ làm việc cho những ngành nghề được đào tạo và thiếu chương trình<br />
đào tạo nghề cho những nghề có nhu cầu trên thị trường. Tìm hiểu về số lượng thanh<br />
niên làm việc bằng nghề đã được học, kết quả thu được cho thấy, trong số những<br />
người đã từng đi học nghề, chỉ có 37,5% làm việc bằng nghề đã được học (Bảng 1)<br />
Thanh niên có mức sống thấp gặp khó khăn hơn trong tìm kiếm việc làm so với<br />
thanh niên có mức sống khá, trung bình. Có 33,3% thanh niên mức sống thấp cho rằng<br />
tìm việc làm hiện nay là rất khó. Tỷ lệ này ở nhóm có mức sống trung bình là 25,8%, ở<br />
nhóm có mức sống khá là 23,9%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
24 Sự thay đổi thái độ về việc làm và cuộc sống …...<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 1. Tỷ lệ (%) thanh niên nhận định về tìm việc làm hiện nay theo các nhóm (SAVY2)<br />
<br />
<br />
Tương Tùy thuộc<br />
Đặc điểm nhóm thanh niên Rất khó Dễ Rất dễ<br />
đối khó công việc<br />
Chung 27,4 32,3 28,9 8,9 2,5<br />
(2707) (3185) (2852) (880) (242)<br />
Giới tính Nam 23,5 35,5 28,7 9,7 2,6<br />
Nữ 31,5 29,0 29,1 8,1 2,3<br />
Nhóm tuổi 14-17 27,1 34,9 29,3 7,4 1,4<br />
18-21 26,2 30,8 29,6 10,4 3,1<br />
22-25 29,9 28,8 27,2 10,3 3,8<br />
Dân tộc Kinh+Hoa 25,9 32,4 30,1 9,1 2,5<br />
DTTS 36,4 31,5 22,2 8,0 1,9<br />
Khu vực Thành thị 26 36,4 29,1 6,8 1,7<br />
Nông thôn 27,9 30,9 28,8 9,6 2,7<br />
Học vấn Tiểu học trở xuống 32,5 32,7 14,4 14,5 5,9<br />
Trung học cơ sở 28,1 32,2 25,2 11,2 3,3<br />
Trung học phổ 26,5 33,5 31,5 6,9 1,6<br />
thông+trung cấp<br />
Cao đẳng, Đại học+ 23,1 26,4 42,5 7,3 0,6<br />
Đã từng Có 25,6 29,1 31,4 10,7 3,2<br />
được đào Chưa 27,9 33,0 28,3 8,5 2,3<br />
tạo nghề?<br />
Đã từng làm Có 27,1 30,9 26,8 11,5 3,6<br />
việc kiếm Chưa 27,8 33,9 31,3 5,9 1,1<br />
tiền?<br />
<br />
Ghi chú: Trong bảng, số liệu trong ngoặc ở hàng “chung” biểu thị số lượng tuyệt đối thanh<br />
niên đưa ra đánh giá ở mỗi nhóm.<br />
<br />
Mức độ tiếp cận với internet cũng có ảnh hưởng nhất định đến nhận định của thanh<br />
niên về khả năng tìm kiếm việc làm. Số thanh niên cho rằng rất khó khăn trong tìm kiếm<br />
việc làm có xu hướng tỷ lệ nghịch với mức độ sử dụng internet. Có 31,7% những người<br />
không sử dụng internet cho rằng tìm việc làm hiện nay là rất khó khăn, trong khi đó tỷ lệ<br />
này ở nhóm sử dụng internet từ 1-6 giờ/tuần là 25,3%, ở nhóm sử dụng trên 7 giờ/tuần là<br />
23,9%. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, internet là một trong những nguồn<br />
cung cấp thông tin đa dạng, nhanh chóng nhất. Rất có thể những người thường xuyên sử<br />
dụng internet tiếp cận được với nhiều thông tin về việc làm trên mạng nên họ cảm thấy dễ<br />
tìm kiếm việc làm hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Nguyễn Hữu Minh & Trần Thị Hồng 25<br />
<br />
<br />
<br />
Phù hợp với đánh giá chung về khó khăn trong tìm kiếm việc làm, khi nhận xét về 2<br />
việc mà Chính phủ cần làm để cuộc sống của thanh niên tốt đẹp hơn, có 34,2% thanh niên<br />
coi lựa chọn “tăng các cơ hội về việc làm” là ưu tiên thứ nhất và 23,5% lựa chọn là việc ưu<br />
tiên ở vị trí thứ hai. Sự lựa chọn tăng cơ hội việc làm chỉ xếp sau vị trí “tăng các cơ hội về<br />
giáo dục” (35,6%). Mong muốn “tăng cơ hội về việc làm” thể hiện rõ nét hơn ở nhóm<br />
thanh niên coi tìm việc làm hiện nay là khó và rất khó.<br />
Mặc dù đa số thanh niên cho rằng khả năng tìm việc hiện nay là khó và rất khó song<br />
nhìn chung họ vẫn có cái nhìn lạc quan về công việc trong tương lai. Cuộc điều tra đưa ra<br />
nhận định về tương lai liên quan đến công việc “Bạn sẽ có một công việc mà bạn thích”<br />
với các phương án trả lời đồng ý, đồng ý một phần, không đồng ý và không biết. Loại bỏ<br />
những trường hợp lựa chọn phương án trả lời “không biết”, có 81,1% thanh niên hoàn toàn<br />
đồng ý với nhận định này. So với kết quả của SAVY1, tỷ lệ thanh niên hoàn toàn đồng ý<br />
với nhận định này tăng lên khoảng hơn 3 điểm phần trăm. Xu hướng gia tăng sự lạc quan<br />
này diễn ra ở tất cả các nhóm. Đây có thể là kết quả của sự quan tâm giải quyết việc làm<br />
của Đảng và Nhà nước trong những năm vừa qua đã góp phần làm tăng tâm trạng lạc quan<br />
của thanh niên về việc làm trong tương lai. Đảng ta xác định “giải quyết việc làm là yếu tố<br />
quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã<br />
hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân...” (Đảng Cộng sản<br />
Việt Nam, 2001: 32). Với sự phát triển kinh tế thị trường, cơ hội việc làm mở rộng cho mọi<br />
đối tượng và người lao động có lợi thế cạnh tranh sẽ có nhiều cơ hội nhận được việc làm.<br />
Bên cạnh đó, Chính phủ đã đầu tư nguồn lực nhằm tạo thêm nhiều việc làm mới<br />
thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội như “Chương trình phủ xanh đất trống<br />
đồi trọc”, “Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo”. Chương trình quốc<br />
gia về việc làm đến năm 2010 được Chính phủ phê duyệt ngày 06 tháng 7 năm2007, đề ra<br />
mục tiêu tạo việc làm mới cho 8 triệu lao động trong 5 năm 2006-2010 và giảm tỷ lệ thất<br />
nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% vào năm 2010 nhằm giải quyết việc làm cho người dân<br />
nói chung, trong đó có thanh niên. Ngoài ra, còn có nhiều văn bản như Luật đưa người lao<br />
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,… đã hỗ trợ người lao động tìm<br />
việc làm trong đó có thanh niên.<br />
Bên cạnh việc thụ hưởng các chính sách chung, thanh niên còn được hưởng nhiều<br />
chính sách và đề án, chương trình tạo việc làm riêng. Chiến lược phát triển thanh niên Việt<br />
Nam đến năm 2010 đã xác định việc giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong<br />
thanh niên, nâng cao thu nhập cho thanh niên là một trong sáu mục tiêu trọng điểm. Luật<br />
Thanh niên cũng coi lao động là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của thanh<br />
niên. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng<br />
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp<br />
hóa, hiện đại hóa, đã xác định một trong bốn mục tiêu cụ thể từ năm 2008-2010 là: Có<br />
chính sách mang tính đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng quá<br />
trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với giải quyết việc làm, tăng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
26 Sự thay đổi thái độ về việc làm và cuộc sống …...<br />
<br />
<br />
<br />
thu nhập, hưởng thụ văn hoá, vui chơi, giải trí của thanh niên. Với những mục tiêu đó, Nhà<br />
nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, học nghề; chính sách khuyến<br />
khích các cơ quan, đoàn thể, cá nhân tổ chức dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh<br />
niên bằng nhiều hình thức; chính sách hỗ trợ thanh niên phát triển sản xuất thông qua các<br />
hoạt động cho vay vốn.<br />
Cụ thể hóa các mục tiêu của Chiến lược phát triển thanh niên và Luật Thanh niên, Bộ<br />
Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ<br />
Chí Minh đã xây dựng đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-<br />
2015” (gọi tắt là đề án 103) và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21 tháng 7 năm<br />
2008. Để triển khai đề án, hàng loạt các dự án đã được xây dựng và triển khai như dự án<br />
“Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp”, dự án<br />
“Tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp”, dự án “Đầu tư xây dựng 10<br />
trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên” và chương trình “Giám<br />
sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về học nghề và tạo việc làm cho<br />
thanh niên”. Năm 2009 được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xác định<br />
là năm “Thanh niên với nghề nghiệp và việc làm” nhằm đẩy mạnh các hoạt động hướng<br />
nghiệp và hỗ trợ thanh niên tìm việc làm. Những chính sách này bước đầu đã phát huy tác<br />
dụng, tạo cho thanh niên có cơ hội tiếp cận thông tin tuyển dụng và tạo thêm nhiều việc làm<br />
mới cho thanh niên (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 2009).<br />
Tuy nhiên, mức độ gia tăng tâm trạng lạc quan ở các nhóm thanh niên là khác nhau.<br />
Chẳng hạn, tỷ lệ hoàn toàn đồng ý “sẽ có công việc mình thích” ở nhóm nam thanh niên<br />
gia tăng không đáng kể (80,3% so với 80%). Nhưng khoảng cách ở nhóm nữ lại cao hơn<br />
(81,9% so với 74,8%) (Biểu đồ 2).<br />
So với các nhóm tuổi cao hơn, thanh niên có ưu thế khi tìm việc trong các khu vực<br />
đòi hỏi sự cạnh tranh cao như tư nhân và đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.<br />
Lực lượng thanh niên lao động trong hai khu vực này thường chiếm hơn ½ tổng số lao<br />
động trong các khu vực đó (Tổng cục Thống kê 2009: 62). Sự phát triển kinh tế những năm<br />
vừa qua đã tạo ra một thị trường lao động đa dạng có tính cạnh tranh cao. Điều đó vừa mở<br />
ra cơ hội cho thanh niên vừa là thách thức khiến họ phải năng động hơn, chủ động trau dồi<br />
kiến thức để kiếm việc làm.<br />
Tỷ lệ thanh niên sinh sống ở nông thôn hoàn toàn đồng ý với nhận định rằng mình sẽ<br />
có việc làm ưa thích trong tương lai thấp hơn so với những người sống ở thành thị (80,1%<br />
so với 84,1%). Điều này có thể là do thanh niên ở thành thị có cuộc sống vật chất tốt hơn<br />
so với thanh niên ở nông thôn nên họ lạc quan hơn về khả năng tìm việc làm trong tương<br />
lai của họ. Đồng thời, sự đa dạng về cơ hội nghề nghiệp ở khu vực thành thị cũng có thể<br />
khiến thanh niên thành thị vững tin hơn vào khả năng sẽ có được công việc phù hợp với sở<br />
thích của bản thân. Những khác biệt đáng kể về đánh giá khả năng việc làm trong tương lai<br />
cũng thể hiện giữa thanh niên dân tộc Kinh+Hoa và dân tộc thiểu số (7,7%), giữa các lứa<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Nguyễn Hữu Minh & Trần Thị Hồng 27<br />
<br />
<br />
<br />
tuổi (tăng dần từ tuổi 14-17 đến 22-25). Thanh niên có trình độ học vấn cao tự tin hơn với<br />
việc sẽ có được việc làm mà mình thích so với những người có trình độ học vấn thấp hơn:<br />
tỷ lệ đồng ý với nhận định này ở các nhóm có học vấn từ cao đẳng trở lên, trung học phổ<br />
thông và học nghề, trung học cơ sở và tiểu học trở xuống lần lượt là 83,7%; 80,8%; 82,1%<br />
và 77,6%. Thanh thiếu niên trong gia đình với mức sống trung bình trở lên có tỷ lệ tự tin sẽ<br />
có được công việc mình yêu thích trong tương lai cao hơn nhóm thanh niên có mức sống<br />
thấp hơn. Có 83% thanh niên có mức sống trung bình và 83,3% có mức sống khá hoàn<br />
toàn đồng ý với nhận định “Tôi sẽ có công việc mà mình yêu thích”. Tỷ lệ này ở nhóm<br />
thanh niên có mức sống thấp là 76,6%.<br />
<br />
<br />
Biểu 2: Tỷ lệ hoàn toàn đồng ý "sẽ có công việc mình thích<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Như vậy, nhóm thanh niên sinh sống ở thành thị, dân tộc Kinh+Hoa, nhóm tuổi 22-<br />
25, nhóm có trình độ học vấn cao, mức sống trung bình trở lên có cái nhìn lạc quan hơn về<br />
khả năng có được công việc mình yêu thích trong tương lai. Điều này gợi ra rằng, nền tảng<br />
về mức sống gia đình, cơ hội nghề nghiệp và học vấn góp phần tạo nên sự lạc quan cho<br />
thanh thiếu niên trong lĩnh vực việc làm.<br />
2. Gia tăng sự tin tưởng về cuộc sống vật chất trong tương lai<br />
Nhìn chung, ở thời điểm năm 2009, thanh niên Việt Nam có cách nhìn lạc quan<br />
về cuộc sống vật chất trong tương lai. Có 75,5% thanh niên (trong số 9293 người trả<br />
lời) tin rằng “cuộc sống vật chất trong 3 năm tới sẽ tốt hơn”. Mức độ lạc quan không<br />
khác biệt đáng kể giữa các nhóm, sự sai khác chỉ khoảng từ 1 đến 3 điểm phần trăm<br />
(Biểu đồ 3a).<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
28 Sự thay đổi thái độ về việc làm và cuộc sống …...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ở SAVY2 mức độ tin tưởng ở “cuộc sống vật chất trong 3 năm tới sẽ tốt hơn” có<br />
sự gia tăng chút ít so với SAVY1 (71,6%). Điều đó gợi ra rằng, sau 5 năm, thanh niên<br />
Việt Nam có cái nhìn lạc quan hơn về tương lai kinh tế của bản thân.<br />
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm cuộc sống cho người<br />
dân nói chung và thanh niên nói riêng là cơ sở quan trọng hình thành nên tâm trạng<br />
lạc quan trong thanh niên về cuộc sống vật chất những năm tới. Với mục tiêu: Đảng,<br />
Nhà nước và toàn xã hội chăm lo, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên<br />
rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; được học tập, có việc làm, nâng cao thu nhập,<br />
có đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh, Đảng đã chủ trương tạo môi trường thuận<br />
lợi để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm mới và tăng thu<br />
nhập cho thanh niên, cải thiện đời sống (Nghị quyết số 25-NQ/TW). Cùng với sự<br />
phát triển của xã hội, đời sống vật chất của thanh niên ngày càng được nâng cao.<br />
Theo kết quả đánh giá của UNFPA năm 2006 tại 7 tỉnh thành phố có thực hiện<br />
chương trình hỗ trợ các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản (RHIYA), thanh niên<br />
hiện đang sống trong các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả hơn so với hai năm<br />
trước (năm 2004 - khi tiến hành điều tra lần 1) (UNFPA, 2006: 33-34).<br />
Ở cả hai cuộc điều tra, nam giới tỏ ra lạc quan hơn so với nữ giới về cuộc sống vật<br />
chất trong 3 năm tới song khoảng cách giữa 2 nhóm này có xu hướng thu hẹp lại. Ở<br />
SAVY1, có 75,4% nam có ý kiến này so với 67,7% nữ có cùng ý kiến. Ở SAVY2 có<br />
77,1% nam và 73,9% nữ có ý kiến này. Đây là dấu hiệu tích cực đối với sự phát triển của<br />
nữ thanh niên. Xu hướng này diễn ra tương tự đối với nhóm dân tộc thiểu số.<br />
Ở trình độ học vấn càng cao, thanh niên càng tin tưởng vào khả năng tốt lên của cuộc<br />
sống vật chất trong 3 năm tới (từ 64,4% lên 85,7%). Tỷ lệ tin tưởng điều kiện kinh tế 3<br />
năm tới tốt lên giảm dần theo tình trạng sức khỏe của thanh thiếu niên. Nhóm đánh giá sức<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Nguyễn Hữu Minh & Trần Thị Hồng 29<br />
<br />
<br />
<br />
khỏe cá nhân rất tốt và tốt có khoảng 80% tin tưởng vào sự tốt lên của điều kiện kinh tế 3<br />
năm tới. Tỷ lệ này giảm xuống còn 70,6% ở nhóm đánh giá sức khỏe bình thường và<br />
52,3% ở nhóm đánh giá sức khỏe yếu (Biểu đồ 3b)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cùng với tinh thần lạc quan về sự thay đổi cuộc sống vật chất trong những năm<br />
trước mắt, thanh niên cũng khá tự tin đối với việc có thu nhập tốt để sống thoải mái<br />
trong tương lai. Trong khoảng thời gian 5 năm, tỷ lệ hoàn toàn đồng ý “Bạn sẽ có thu<br />
nhập cao để bạn sống thoải mái” có xu hướng tăng (67,3% so với 59%). Sự gia tăng<br />
diễn ra ở tất cả các nhóm thanh thiếu niên.<br />
Cần đánh giá được sự lạc quan của thanh thiếu niên trước thực tế còn khó khăn hiện nay.<br />
Mức thu nhập của thanh niên hiện nay nhìn chung còn thấp. Theo kết quả điều tra lao động<br />
việc làm năm 2007, thu nhập của lao động trẻ khoảng 979 nghìn VNĐ/người/tháng, thấp hơn<br />
so với nhóm lao động trung niên (bình quân khoảng 1140 nghìn VNĐ/người/tháng). Lao động<br />
nữ có mức thu nhập bình quân thấp hơn nam giới với giá trị là 865,5 nghìn VNĐ/người/tháng<br />
và 1088 nghìn VNĐ/người/tháng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, 2008: 36).<br />
Mức thu nhập này khiến cho thanh niên gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì cuộc sống<br />
và tích lũy, đặc biệt là những thanh niên sống ở các thành phố có giá cả đắt đỏ như Hà Nội,<br />
thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù vậy, thanh niên vẫn rất lạc quan trong việc tin tưởng vào<br />
cuộc sống tương lai. Đây là một đặc điểm thuận lợi trong việc phát huy sự đóng góp của<br />
thanh niên vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.<br />
Ở độ tuổi càng cao, thanh niên càng lạc quan về thu nhập tốt trong tương lai. Xu<br />
hướng này diễn ra ở cả hai cuộc điều tra. Cụ thể, ở SAVY2, tỷ lệ hoàn toàn đồng ý<br />
với nhận định này ở nhóm thanh niên 22-25 tuổi là 67,8%, cao hơn 4,3 điểm phần<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
30 Sự thay đổi thái độ về việc làm và cuộc sống …...<br />
<br />
<br />
<br />
trăm so với nhóm thanh niên 18-21 tuổi và cao hơn nhóm thanh thiếu niên 14-17 là<br />
13,2 điểm phần trăm.<br />
Không có sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ hoàn toàn đồng ý với các nhận định<br />
mang tính lạc quan giữa nữ giới và nam giới ở SAVY2. Kết quả này là tích cực hơn<br />
so với kết quả SAVY1. Theo SAVY1, tỷ lệ hoàn toàn đồng ý với nhận định “Bạn sẽ<br />
có thu nhập cao để bạn sống thoải mái” của nam thanh niên là 64,1%, cao hơn 10,5<br />
điểm phần trăm so với nữ thanh niên. Ở SAVY2, tỷ lệ của nam giới và nữ giới gần<br />
như ngang nhau (67,1% và 67,6%). Xu hướng thu hẹp khoảng cách tỷ lệ hoàn toàn<br />
đồng ý về nhận định này cũng diễn ra đối với nhóm dân tộc Kinh, Hoa và nhóm dân<br />
tộc thiểu số.<br />
Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch giữa thanh niên sinh sống ở thành thị và<br />
thanh niên ở nông thôn tăng lên chút ít ở SAVY2. Ở SAVY1, tỷ lệ hoàn toàn đồng ý<br />
với những nhận định về thu nhập của thanh niên thành thị và thanh niên nông thôn là<br />
gần như ngang nhau (59,9% và 58,7%). Tỷ lệ này ở SAVY2 là 70,6% và 66,3%.<br />
Trình độ học vấn và tình trạng sức khỏe của thanh niên không có ảnh hưởng<br />
đáng kể đến quan điểm của họ về nhận định liên quan đến thu nhập này.<br />
Để đánh giá tác động của các yếu tố khác nhau đối với quan niệm của thanh<br />
niên năm 2009 về cuộc sống vật chất mai sau, phân tích đa biến logistic đã được thực<br />
hiện với Biến phụ thuộc là: Bạn sẽ có thu nhập cao để bạn sống thoải mái, với 2 giá<br />
trị: 1 là khẳng định và 0 là không khẳng định. Các biến độc lập được đưa vào mô hình<br />
phân tích bao gồm: giới tính, thành thị-nông thôn, dân tộc, lứa tuổi, mức sống gia<br />
đình. Kết quả phân tích được trình bày ở Bảng 2 dưới đây. 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Trong bảng 2, cột tỷ số chênh lệch (odd ratios) thể hiện tỷ số giữa xác suất đồng ý với nhận định do tác<br />
động của loại đặc điểm (cá nhân, hộ gia đình, v.v.) đang xem xét so với loại đặc điểm đối chứng phân loại<br />
theo một yếu tố nào đó. Chẳng hạn, đối với yếu tố “Khu vực sinh sống” có 2 nhóm thanh niên trả lời tương<br />
ứng với 2 loại đặc điểm là: thành thị và nông thôn.Tỷ số chênh lệch cho loại đặc điểm đối chứng luôn luôn<br />
nhận giá trị bằng 1. Nếu tỷ số chênh lệch của một loại đặc điểm nào đó lớn hơn 1, điều đó có nghĩa là nhóm<br />
người mang đặc điểm đó có nhiều khả năng đồng ý với nhận định trên hơn so với nhóm người mang đặc<br />
điểm đối chứng. Ngược lại, nếu tỷ số chênh lệch cho loại đặc điểm nào đó nhỏ hơn 1 thì nhóm người mang<br />
đặc điểm đó có ít khả năng đồng ý với nhận định hơn nhóm người mang đặc điểm đối chứng. Tỷ số chênh<br />
lệch của một loại đặc điểm nào đó càng lớn hơn 1 thì khả năng đồng ý với nhận định ở nhóm mang đặc<br />
điểm đó càng lớn hơn so với nhóm có đặc điểm đối chứng. Các dấu sao (*, **, ***) ghi bên cạnh tỷ số<br />
chênh lệch cho thấy tác động của loại đặc điểm đó có ý nghĩa về mặt thống kê hay không. Tỷ số càng kèm<br />
theo nhiều dấu sao thì tác động của loại đặc điểm đó càng quan trọng. Tỷ số không kèm theo dấu sao có<br />
nghĩa là không có bằng chứng để khẳng định rằng tác động của loại đặc điểm đang xét là đáng kể về mặt<br />
thống kê. Chẳng hạn, giá trị 1,1 với dấu sao của đặc điểm “thành thị” có nghĩa là so với nhóm thanh niên<br />
nông thôn thì khả năng thanh niên thành thị đồng ý với nhận định sẽ tăng lên 1,1 lần.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Nguyễn Hữu Minh & Trần Thị Hồng 31<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 2: Các yếu tố tác động đến việc đồng ý với nhận định<br />
“Bạn sẽ có thu nhập cao để bạn sống thoải mái” (SAVY2)<br />
<br />
<br />
Biến số độc lập Tỷ số chênh lệch Số lượng<br />
Giới tính<br />
Nam 0,97 4540<br />
Nữ 1,0 4388<br />
Dân tộc<br />
Kinh/Hoa 1,0 7225<br />
Dân tộc TS 1,0 1703<br />
Khu vực sinh sống<br />
Thành thị 1,1** 1987<br />
Nông thôn 1,0 6941<br />
Nhóm tuổi**<br />
14-17 0,6** 4224<br />
18-21 0,8* 2608<br />
22-25 1,0 2096<br />
Mức sống gia đình*<br />
Thấp 0,8* 3056<br />
Trung bình 1,0 2485<br />
Cao 1,0 3387<br />
Tổng 8928<br />
<br />
Mức ý nghĩa thống kê: *p