intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự “xa xỉ” cũng thoái lui?

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

85
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự “xa xỉ” cũng thoái lui? Gần đây, một số thương hiệu thời trang thuộc Top những thương hiệu “xa xỉ” - “Top Brandname” có xu hướng bắt tay với những thương hiệu thời trang thông dụng và các hãng bán lẻ. Phải chăng sự “xa xỉ” đã phải nhường vị trí

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự “xa xỉ” cũng thoái lui?

  1. Sự “xa xỉ” cũng thoái lui? Gần đây, một số thương hiệu thời trang thuộc Top những thương hiệu “xa xỉ” - “Top Brandname” có xu hướng bắt tay với những thương hiệu thời trang thông dụng và các hãng bán lẻ. Phải chăng sự “xa xỉ” đã phải nhường vị trí? Louis Vuitton, Channel, Hermès, Dior, Valentino, Lanvin... là những cái tên “hàng hiệu” mà bất cứ một người quan tâm tới thời trang nào cũng mơ ước có được. Nhưng khi một số “Top Brandname” này bắt tay với những thương hiệu thời
  2. trang thông dụng và “bình dân” thì ngay lập tức tạo nên sự ngạc nhiên đối với các tín đồ thời trang, với những nhà thiết kế lẫy lừng và với chính những thương hiệu danh tiếng khác. Chỉ trong tháng 11 có 4 sự kết hợp đáng ngạc nhiên. Valentino và Gap Gap và Valentino mới đây đã công bố bộ sưu tập dưới dạng phiên bản giới hạn dành cho phái đẹp để chào mừng sự kiện nhãn hiệu thời trang Gap mở cửa hàng đầu tiên tại Ý. Valentino, có lịch sử hoạt động từ năm 1969, nổi tiếng xa hoa điệu đà với cách điệu từ những bông hoa hồng và Gap là một thương hiệu được đánh giá là khá thực dụng – “bình dân”. Giới quan sát đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là dấu hiệu mở đầu cho việc các đối tượng tiêu dùng thời trang sẽ được sử dụng những thương hiệu vốn được mơ ước!? Karl Lagerfel và Macy’s Karl Lagerfel là một nhà thiết kế người Pháp nổi tiếng!
  3. Karl đứng đầu nhà mốt Chanel - một cái tên trở thành huyền thoại trong làng thời trang. Và nói đến Chanel hẳn ai cũng biết đó là một thương hiệu với những sản phẩm đắt đỏ. Sản phẩm của “lão già tóc bạc” - biệt danh của Karl, mang tên ông, và thương hiệu của Karl chỉ có các khách hàng giàu có mới mua được. Vậy mà Karl Lagerfel đã bắt tay với Macy’s - một nhà bán lẻ nổi tiếng của Mỹ. Macy’s là một chuỗi cửa hàng bán các sản phẩm nội thất, thời trang cho người lớn và trẻ em, nước hoa, và các sản phẩm trang trí khác. Có lịch sử 81 năm hoạt động, Macy’s được coi là một trong những nơi cung cấp tổng hợp các loại sản phẩm tiêu dùng cho đại bộ phận dân chúng tại các nước như Mỹ và châu Âu chứ không phải là một “ngôi nhà” với những sản phẩm quý tộc, đắt tiền! Vậy nhưng, bộ sưu tập có sự kết hợp của Karl Lagerfel và Macy’s dự kiến được ra mắt vào tháng 2/2011 lại có mức giá chỉ từ 40 - 140 USD/trang phục. Ngay cả những trang phục đặc biệt cũng chỉ có giá tối đa 300 USD! Lanvin và H&M
  4. Lanvin là một trong những thương hiệu hàng đầu của Pháp được thành lập từ năm 1889. Lanvin được biết đến với những chiếc váy trị giá hàng ngàn đô la trở lên dành cho những ngôi sao của Hollywood diện trong mỗi sự kiện của thảm đỏ ! Vừa qua, Lanvin cũng công bố kết hợp với H&M - một chuỗi bán lẻ thời trang có mặt tại Bắc Mỹ (Canada và Mỹ), 26 nước châu Âu, 10 nước Trung Đông và tại 4 nước và khu vực ở châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản). Mulberry và Target Mulberry - nhãn hiệu thời trang của Anh được thành lập năm 1971 - nổi danh vì những sản phẩm túi xách da đắt tiền được làm thủ công từng chi tiết một. Đây là một trong những thương hiệu cao cấp phát triển mạnh tại Anh nói riêng, rồi đến cả châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Còn Target là một chuỗi bán lẻ đồ gỗ nội thất, sản phẩm điện tử, thời trang người lớn và trẻ em, thậm chí cả dược phẩm. Mulberry và Target đã hợp tác để có một dòng sản phẩm
  5. túi xách Mulberry phù hợp với cá tính và mức thu nhập của những khách hàng trên Target! Đằng sau những cái bắt tay Bốn sự kết hợp trên đây có thể hiểu là thành công của các hãng thời trang hay sự thoái trào của dòng sản phẩm đắt tiền? Và sự kết hợp này báo hiệu điều gì có thể sẽ xảy ra? Nếu xét về khía cạnh hợp tác thì có thể nhìn nhận đây là sự thành công, bởi ai trong chúng ta không từng mơ ước được sử dụng một sản phẩm hàng hiệu nhưng giá thấp hơn rất nhiều lần. Như vậy, sẽ có số lượng lớn người tiêu dùng sẵn lòng chào đón sự kiện này! Với những nhà bán lẻ, sự hợp tác này rõ ràng là hiệu quả khi đã mời được những thương hiệu danh tiếng và những nhà thiết kế danh tiếng tham gia vào chuỗi của mình. Nhưng xét về góc độ nào đó, xu hướng hợp tác này cũng báo hiệu, có lẽ sự “xa xỉ” đang phải “nhường bước” và phải bớt đi sự “kiêu ngạo” của những sản phẩm vốn chỉ thích lựa chọn khách hàng và chiếc ví dày của họ chứ không phải là sản phẩm mà khách hàng có
  6. quyền chọn lựa? Người tiêu dùng đã có xu hướng chi tiêu đồng tiền một cách hợp lý hơn, và họ đã không còn muốn phải bỏ ra quá nhiều cho một chiếc áo, một chiếc váy hoặc một chiếc túi xách với hàng ngàn đô la trở lên nữa… Tuy những thương hiệu lớn đồng nghĩa với chất lượng và giá trị thương hiệu nhưng người tiêu dùng giờ đây đã cân nhắc hơn khi phải trả thêm tiền cho một giá trị được “thổi phồng” hơn bản chất giá trị của sản phẩm đó. Điểm lại một vài thông tin kinh tế thế giới qua dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, kinh tế thế giới năm 2010 tăng trưởng 3,1%, cao hơn so với mức giảm 1,1% của năm 2009, song vẫn thấp hơn nhiều so với mức trên 5% của 2 năm 2006, 2007 và các mức 4,9 và 4,5% của các năm 2004, 2005. Thương mại thế giới cũng đã phục hồi trở lại. Tuy nhiên, cầu tiêu dùng vẫn còn yếu do thu nhập tăng chậm và thất nghiệp vẫn còn cao. Do vậy, những sản phẩm tiêu dùng phổ thông và cần thiết hàng ngày sẽ tăng nhanh hơn những sản phẩm cao cấp.
  7. Có thể nói, năm 2010 là năm bội thu từ sự hợp tác của các nhà thiết kế và hãng bán lẻ. Để giữ chân khách hàng đang tiết kiệm chi tiêu, có lẽ các thương hiệu thời trang cao cấp đang buộc phải có những chiến lược mới. Cùng với sự phát triển vũ bão của Internet, các thương hiệu xa xỉ đang dần “phổ cập hóa” những dòng sản phẩm cao cấp của họ để các đối tượng “bình dân” có thể tiếp cận! Chưa thể nói đây liệu có phải là một cuộc cách mạng hay không, thế nhưng rõ ràng một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh đầy biến động khi nó biết lắng nghe thị trường, lắng nghe khách hàng và hướng tới khách hàng, đặc biệt là khách hàng số đông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2