intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự xuất hiện của "tam Quốc chí lục dịch" và vấn đề dịch giả_2

Chia sẻ: Lulu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

3. Tiêu chí thứ ba, phải có bằng chứng xác nhận người dịch rõ ràng. Đến lúc này thì trong danh sách năm người, Lương Khắc Ninh bị loại lần thứ hai và người tiếp theo là Trần Phong Sắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự xuất hiện của "tam Quốc chí lục dịch" và vấn đề dịch giả_2

  1. Sự xuất hiện của "Tam quốc chí tục dịch" và vấn đề dịch giả 3. Tiêu chí thứ ba, phải có bằng chứng xác nhận người dịch rõ ràng. Đến lúc này thì trong danh sách năm người, Lương Khắc Ninh bị loại lần thứ hai và người tiếp theo là Trần Phong Sắc. Không có bằng chứng nào chứng tỏ hai người này là dịch giả của Tam quốc, dù rằng trong đó Trần Phong Sắc là dịch giả truyện Tàu có số lượng đầu
  2. sách lớn nhất đương thời, mà sau này cũng có nhiều người khác dịch lại Tam quốc, nhưng trong mục lục trước tác của Trần Phong Sắc, lại không thấy tênTam quốc. Bây giờ chỉ còn lại hai người mà tôi thấy đáp ứng đầy đủ cả ba tiêu chí trên là Nguyễn Chánh Sắt và Nguyễn An Khương. Trước tiên nói về Nguyễn Chánh Sắt. Dựa vào những lời “Đáp từ ông Nguyễn Viên Kiều” của chính Nguyễn Chánh Sắt đăng trên Nông cổ mín đàm, số 169 (8 Decembre 1904): “Tôi đây vẫn là người An Giang quán Tân Châu, từ ra tùng sự tân trào đến nay cũng gần đặng mười năm rồi, nay tôi thấy có ông Lương đại nhơn là cựu hội đồng quản hạt lập nhựt trình Nông Cổnầy ra, trước là khuyến dụ nhơn dân an phận thủ thường, sĩ nông công cổ, sau là mở quảng văn thí cuộc cho Lục châu văn hữu thông đồng với nhau cho vui, kẻo đạo thánh càng ngày càng lu, vả lại tôi có nghe câu: văn nhơn chi thiện tắc tựu nhi hòa chi, hựu tùng nhi hỉ chi, bởi vậy cho nên tôi tuy mắc việc quan mặc dầu, song chẳng nài khó nhọc mà xin vào tùng sự với người, ông lại đam lời giễu cợt tôi rằng ở trong tay áo ông chủ bút, thử hà ngôn gia???”. Đối chiếu thêm với tiểu sử của Nguyễn Chánh Sắt, đoạn: “Vào những năm cuối thế kỷ XIX hoặc đầu thế kỷ XX, ông giúp việc cho Canavaggio và được giao phó cai quản ruộng muối của ông này ở Bạc Liêu (không biết vào lúc này, Canavaggio đã sáng lập Nông cổ mín đàm hay chưa). Sau bốn năm ở Bạc Liêu, ông về Sài Gòn và bắt đầu dịch truyện Trung Hoa. Dịch phẩm đầu tiên của ông là truyện Tây Hớn do nhà xuất bản J. Viết ấn hành, không biết vào năm nào. Sách bán rất chạy nên ông tiếp tục dịch truyện Đông Hớn và tự mình xuất bản” trong Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới(13). Từ đó cho thấy Nguyễn Chánh Sắt rất thân cận với Canavaggio, Lương Khắc Ninh và thực sự đã làm trợ bút cho tờ Nông cổ mín đàm ngay từ những ngày đầu, nhưng dưới hình thức ẩn danh, cái tên Nguyễn Chánh Sắt chỉ chính thức xuất hiện trên Nông cổ mín đàm từ số 36 (1 Mai 1902) dưới bài lục bát trường thiên Thể Nông cổ mín đàm ca. Còn đương nhiên không ai phủ nhận khả năng tiếng Việt cũng như vốn Nho học của Nguyễn Chánh Sắt (tiêu chí thứ nhất) và ông lại cùng với Trần Phong Sắc, Nguyễn An Khương, được xem là những dịch giả truyện Tàu trứ danh nhất đương thời (tiêu chí thứ hai). Song điều quan trọng nhất ở đây vẫn là tiêu chí thứ ba: phải có bằng chứng xác
  3. nhận tên người dịch rõ ràng. Điều này bản thân Nguyễn Chánh Sắt đương thời không nói hoặc viết ra, nhưng may mắn thay, tôi lại tìm thấy bằng chứng chứng minh ông là dịch giả đầu tiên thực sự của Tam quốc ngay trên Nông cổ mín đàm, qua những bài thơ khen tặng: Lá mượn màu sương nhuộm đặng xanh, Rất khen Chánh Sắt gắng công thành. Liêu Trai tầm lý lời nên chắc, Tam quốc diễn nôm nghĩa thiệt rành. Nhuần nhã non văn đường hắc bạch, Rỡ ràng biển học vẻ đơn thanh. Hậu sanh ít kẻ so bì kịp, Đèn sách như người gẫm toại danh. Trên đây là bài Tặng Nguyễn Chánh Sắt của “Thương chánh thơ ký Nguyễn Sơ Khai” đăng trong mục Thi phổ của tờNông cổ mín đàm số 165 (10 Novembre 1904). Mà không những chỉ có một bài, một người khen rõ như vậy, mà còn thêm hai bài khác khẳng định rõ ràng hơn nữa. Đó là bài Tặng ông Nguyễn Chánh Sắt, dịch truyện Tam quốc của Lê Vịnh Thi ở Bến Tre, đăng trên Nông cổ mín đàm số 169 (8 Decembre 1904), nằm trong chùm năm bài thơ “Kỉnh tặng chủ bút tịnh chư văn hữu ngũ thủ liên huờn”: Văn chương Chánh Sắt ít ai tày, Tứ đại kỳ thơ dịch rất hay. Huyền Đức, Khổng Minh đà rõ mắt, Châu Du, Tào Tháo cũng liền tay. Trăm hồi tỏ rõ nào sai chạy, Một mảy phân minh chẳng đổi thay. Quảng kiến đa văn đà phải mặt,
  4. Sôi kinh nấu sử đáng công dày. Và thứ ba là bài Tặng Nguyễn Chánh Sắt dịch Tam quốc và Liêu trai của tác giả Trần Quang Văn ở Gò Công, đăng trên Nông cổ mín đàm số 173 (5 Janvier 1905): Tiếng vang Chánh Sắt khắp xa bay, Tam quốc, Liêu Trai, dịch có tài. Tích quỉ kể qua nghe rất lạ, Mưu thần thuật lại nghĩ càng hay. Kẻ quen truyện sách coi mê mặt, Người ít văn chương ngó đẹp mày. Giúp trẻ thơ đồng thông lý sự, Công linh như đấy đố ai tày. Trong khi đó, Canavaggio và Lương Khắc Ninh cũng được nhiều người làm thơ đề tặng, nhưng tôi không thấy bài nào nói về việc hai ông này có dịch Tam quốc hay bộ truyện Tàu nào khác (nhất là Canavaggio), đại khái những lời khen ngợi ấy như sau: Ông cây non lịch thiếu gì voi, Nông nghiệp bày ra rất phải mòi, Lương hoá kỳ thơ danh tợ sấm, Cổ trương diệu tể tiếng hơn còi, Khắc minh đạo đức nơi nơi chuộng, Min thít môn nhân xứ xứ roi, Ninh luận ngũ xa cầm bạc lượng, Đàm thông bá nghệ đáng vàng thoi. Đó là bài thơ Tặng ông Lương Khắc Ninh của Lê Nghĩa Phương đăng trên Nông cổ mín đàm số 151 (4 Aout 1904). Còn bài dưới đây là của giáo thọ Trước ở Bà Rịa tặng Canavaggio nhân dịp ông này đắc cử vào Hội đồng quản hạt (Nông cổ mín đàm số 139, 5 Mai 1904, tr.4):
  5. Ít lời ngàn dặm kính mầng ông, Quản hạt ngày nay dự hội đồng. Dân vật Nam Kỳ dầu đặng toại, Uốn ba tấc lưỡi sẽ nhờ công. Sẽ nhờ công khó bực thông minh, Soi khắp trời Nam rõ sự tình. Thấy chỗ bất bình người bổn quấc, Nỡ khoanh tay ngó, nỡ làm thinh. Như vậy, ba bài thơ đề tặng Nguyễn Chánh Sắt trên là những bằng chứng xác định rõ rằng: Nguyễn Chánh Sắt chính là người đầu tiên thực sự dịch Tam quốc, đồng thời ông cũng là dịch giả của nhiều bộ truyện Tàu khác như: Liêu trai chí dị, Long đồ công án, Kim cổ kỳ quan… đăng rải rác trên Nông cổ mín đàm. Bởi trước bản Tam quốc chí tục dịch chưa hề có bản dịch Tam quốc nào khác được in ấn lưu hành, cho nên cũng không thể nói bản dịch Tam quốc của Nguyễn Chánh Sắt mà người ta nói ở trên là bản dịch khác chứ không phải Tam quốc chí tục dịch trên Nông cổ mín đàm. Thậm chí có thể nhiều bài ký tên Canavaggio ở những số đầu, cũng chính do Nguyễn Chánh Sắt chấp bút. Bên cạnh việc đăng dài kỳ bản dịch Tam quốcvới lời cảnh báo “Cấm ai không đặng in Tam quốc lại như trước nầy vào các thứ sách, hay là làm riêng một cuốn cũng không đặng”, Nông cổ mín đàm còn giới thiệu các dịch phẩm khác như: Truyện Bắc Tống (Huỳnh Công Giác dịch, 1906), Phản Đường, Tàn Đường, Thuỷ Hử (Nguyễn An Khương dịch, 1906)… Chỉ có điều khiến người ta khó hiểu ở đây là tại sao Nguyễn Chánh Sắt lại giấu tên mình, mà thay vào đó là tên của Canavaggio? Nghi vấn này hiện tôi cũng không có câu trả lời chính xác, nhưng tôi nghĩ trường hợp “viết thay” hay “dịch thay” cũng không hiếm ở ta từ xưa đến nay, mà bây giờ tình trạng này lại càng phổ biến, hẳn những “người trong nghề” dịch sách, làm báo có thể hiểu và thông cảm được. Hơn nữa, theo luật báo chí đương thời, chỉ có người mang quốc tịch Pháp mới được làm chủ biên, Nông cổ mín đàm ra đời có thể do chủ trương của Lương Khắc Ninh, hay của Canavaggio, hoặc cả
  6. hai. Nhưng rõ ràng vị trí của Canavaggio ở đây chỉ mang tính hợp pháp cho tờ báo, còn quyền điều hành thực sự nằm trong tay của Lương Khắc Ninh và những người “phụ diễn” cho ông. Đúng như lời Milton E. Osborne: “Các bài viết có bản chất chính trị nhiều hơn xuất hiện trong tờ báo quốc ngữ không chính thức thực sự quan trọng đầu tiên, Nông Cổ Mín Đàm (The Tribune of Old Agricultural People), bắt đầu sự ấn hành vào năm 1901. Giống như tờ Nam Kỳ, có một bên quan hệ là người Pháp trong sự ấn hành. Một người Pháp tên Canavaggio là chủ báo, nhưng sự điều hành tờ báo nằm trong tay người Việt Nam”(14). Hơn ai hết, chính những người “trong giới” và cùng thời với Nguyễn Chánh Sắt hiểu rõ nhất ông mới đích thực là dịch giả của Tam quốc chứ không phải Canavaggio hay Lương Khắc Ninh hoặc ai khác. Trường hợp Nguyễn An Khương lại đơn giản hơn Nguyễn Chánh Sắt nhiều. Bởi ông cũng đủ hai tiêu chí đầu và đến tiêu chí thứ ba thì thậm chí còn “chính danh” hơn Nguyễn Chánh Sắt. Người ta thấy Tam quốc chí tục dịch trên Nông cổ mín đàmđăng đến số 258 (20 Septembre 1906) thì tên Canavaggio được thay bằng tên Nguyễn An Khương. Lúc này Lương Khắc Ninh nghỉ, Trần Chánh Chiếu lên thay làm chủ bút, không hiểu lý do nào khiến Nguyễn Chánh Sắt ngưng dịch Tam quốc và chuyển nó sang tay Nguyễn An Khương dịch tiếp từ hồi tám mươi sáu trở đi. Năm 1908, trên tờ Lục tỉnh tân văn số 9 (9 Janvier), có bài đăng bài “Cung tặng chủ sự Nguyễn An Khương tiên sanh” của tác giả Ái Liên ở Vĩnh Long cũng nói đến việc Nguyễn An Khương từng dịch Tam quốc: Nổi tiếng văn chương bốn biển tày, Tuồng xưa diễn lại gẫm càng hay. Gian hùng lắm kẻ đau gan ruột, Ngay thẳng nhiều anh nở mặt mày. Dẫn tích Tứ kỳ noi dấu trước, Đem gương Tam quốc dạy đời nay. Hữu công danh giáo cùng trăm họ,
  7. Long, hổ rồi đây cũng gặp ngày. Từ những bằng chứng và luận cứ trên, tôi đi đến kết luận: Nguyễn Chánh Sắt chính là người đầu tiên dịch Tam quốc diễn nghĩa, và bản dịch hoàn chỉnh dưới nhan đề Tam quốc chí tục dịch đăng dài kỳ trên Nông cổ mín đàm là công lao của Nguyễn Chánh Sắt và Nguyễn An Khương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2