intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sữa chua không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

229
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sữa chua không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe Giàu canxi, phong phú vitamin, hàm lượng dinh dưỡng cao… sữa chua tốt là vậy nhưng nếu dùng không đúng cách thì chế phẩm này hoàn toàn có thể gây hại cho bạn. 1. Sữa chua và sữa chua dạng nước không là một Sữa chua và sữa chua dạng nước rất hay được quy làm một nhưng thực ra đây là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau. Sữa chua là sữa bò nguyên chất trải qua quá trình lên men tạo thành nên về bản chất nó thuộc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sữa chua không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe

  1. Sữa chua không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe Giàu canxi, phong phú vitamin, hàm lượng dinh dưỡng cao… sữa chua tốt là vậy nhưng nếu dùng không đúng cách thì chế phẩm này hoàn toàn có thể gây hại cho bạn. 1. Sữa chua và sữa chua dạng nước không là một Sữa chua và sữa chua dạng nước rất hay được quy làm một nhưng thực ra đây là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau. Sữa chua là sữa bò nguyên chất trải qua quá trình lên men tạo thành nên về bản chất nó thuộc phạm trù sữa. Còn sữa chua dạng nước đơn thuần thuộc dòng sản phẩm giải khát. Sữa chua có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Theo quy chuẩn, cứ 100g sữa chua thì ít nhất cũng phải chứa tới
  2. 2,9g protein. Trong khi đó hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua dạng nước chỉ đạt 1/3 số đó, tức là khoảng 1g protein trong 100g. 2. Mỗi ngày chỉ nên ăn hai cốc sữa chua Dù có yêu thích sữa chua đến đâu thì bạn cũng đừng nên ăn quá nhiều, đặc biệt là sau các bữa ăn bởi điều này có thể làm trọng lượng cơ thể bạn tăng lên nhanh chóng. Sở dĩ bạn không nên ăn sữa chua sau bữa ăn là bởi bản thân sữa chua đã chứa một nhiệt lượng nhất định nên nếu bạn ăn ngay sau khi vừa ăn cơm thì đồng nghĩa với việc bạn nạp thêm năng lượng thừa vào cơ thể và tăng cân là điều không thể tránh. Với người khoẻ mạnh, tốt nhất mỗi ngày chỉ ăn từ một đến hai cốc sữa chua. Và thời điểm tốt nhất để dùng món ăn này là sau bữa ăn khoảng 30 phút đến một tiếng để điều tiết những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. 3. Sữa chua có thể hâm nóng Do sợ những vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị phá huỷ khi gặp nhiệt độ cao nên nhiều người nhất định chỉ dùng sữa chua lạnh, song thực ra điều này không hoàn toàn chính xác. Việc hâm nóng sữa chua không những không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của sữa mà còn làm tăng thêm hoạt tính của những vi khuẩn sữa, làm tăng tác dụng bảo vệ sức khoẻ của sữa. Hãy ngâm nguyên hộp sữa chua vào
  3. nước ấm khoảng 45 độ và khi sờ vào vỏ hộp thấy ấm nóng là bạn có thể sử dụng được. 4. Sữa chua không thể phối hợp với mọi loại thức ăn Nếu bạn ăn sữa chua cùng với những thực phẩm gia công từ thịt có hàm lượng chất béo cao như lạp sườn, xúc xích, thịt ướp muối thì rất có thể bạn sẽ gây hại cho sức khoẻ của mình. Đó là do axit sunphurơ H2S03 trong những loại thực phẩm này có thể kết hợp với amin trong sữa tạo nên chất gây ung thư. Và nếu bạn dùng sữa chua chung với các loại thuốc kháng sinh như cloramfenikon, eritromixin, Sunfa thì nghĩa là bạn tự tay phá huỷ những vi khuẩn có lợi trong sữa. Nhưng bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi kết hợp sữa chua với những đồ ăn có chứa tinh bột như cơm, bánh mì, mì sợi, bánh bao, màn thầu… 5. Sữa chua không giúp giảm cân Ý nghĩa duy nhất mà sữa chua mang lại cho những người đang muốn giảm cân là tạo ra cảm giác no bụng và nhờ đó có thể giảm bớt lượng thức ăn trong bữa ăn sau đó. Nhưng ngược lại do năng lượng có trong sữa chua còn cao hơn cả sữa thông thường nên nếu bạn ăn nhiều đương nhiên cân của bạn sẽ tăng vùn vụt. Bởi vậy nếu bạn đang trong chế độ giảm cân thì hãy chọn những loại sữa chua ít béo hoặc sữa chua có năng lượng thấp. Loại này tuy có mùi vị không thơm mát như sữa chua không tách béo song bạn sẽ ít có nguy cơ tăng cân vì không có nhịêt lượng dư thừa tích tụ.
  4. 6. Không chống đói bằng sữa chua Khi đói, độ pH trong dạ dày con người bao giờ cũng cao và điều này làm hại đến những vi khuẩn có lợi trong sữa chua, tác dụng tăng cường sức khoẻ của sữa chua vì thế bị giảm đi đáng kể. Do đó, tốt nhất bạn chỉ nên ăn sữa chua sau bữa chính khoảng 1-2 tiếng, bởi lúc này dịch vị trong dạ dày bạn đã bị loãng đi, độ PH trong dạ dày cũng thích hợp cho vi khuẩn sữa sinh sôi. Ăn sữa chua vào buổi tối rất tốt cho sức khoẻ nhưng nhớ đánh răng kịp thời sau khi ăn bởi một số loại vi khuẩn trong sữa chua và những chất có tính axit có thể gây tổn hại cho răng. 7. Không phải ai cũng ăn được sữa chua Sữa chua tốt nhưng không có nghĩa là ai cũng có thể dùng được. Trẻ em dưới một tuổi không nên dùng. Người hay bị đau bụng đi ngoài, người mắc bệnh đường ruột cần phải thận trọng. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật và viêm tuỵ tốt nhất nên tránh loại sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao nếu không muốn bệnh tình ngày càng trầm trọng. Ngược lại, những người thường xuyên uống rượu, hút thuốc, làm việc trên máy tính, hoặc những người bị táo bón, loãng xương, tim mạch, nên thường xuyên dùng sữa chua để cải thiện sức khoẻ. * Lưu ý: Sữa chua với sức khỏe trẻ em Khi nào nên cho trẻ dùng sữa chua
  5. Phần lớn các bác sĩ nhi khoa đều khuyên các bà mẹ cho bé ăn vào thời điểm bé được 7- 8 tháng tuổi. Một số bác sĩ khác khuyên cho bé ăn sữa chua như một trong những món ăn dặm đầu tiên (vào thời điểm 6 tháng trở lên). Chọn loại sữa chua nguyên kem cho bé là tốt nhất, vì bé cần chất béo để phát triển đầy đủ. Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với “tiêu chuẩn” như sau: - 6 – 10 tháng: 50g/ngày. - 1 – 2 tuổi: 80g/ngày. - Trên 2 tuổi: 100g/ngày. Những điều cần lưu ý khi sử dụng sữa chua cho trẻ Phân biệt rõ chủng loại: hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều sản phẩm sữa chua dạng nước. Thành phần chủ yếu của thức uống này là sữa bò hoặc bột sữa, đường acid chua, acid chanh hoặc acid táo, hương liệu, chất bảo quản. Nhưng những loại sữa này lại không hề có tác dụng bảo vệ sức khỏe như sữa chua. Vì vậy, hãy nên chọn lựa kỹ trước khi mua. Dùng sau bữa ăn: các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 5,4, khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ = 2, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể.
  6. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH có thể tăng lên từ 3 – 5, đây là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động. Súc miệng ngay sau khi ăn: do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ. Vì vậy, nên súc miệng ngay sau khi ăn. Không nên dùng nóng: khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua, sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động. Vì vậy, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể. Không dùng chung với các loại thuốc khác: các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua. BS. Hồng Quang (suckhoe&doisong)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2