intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sưng ruột già do kháng sinh

Chia sẻ: Thai Ngoc Khanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

64
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.BS Nguyễn Thanh Sơn Nhiều loại kháng sinh có thể giết các loại "vi trùng có lợi" trong ruột và tạo điều kiện cho "vi trùng có hại" phát triển, đặc biệt là loại vi trùng tên là Clostridium difficile. Vi trùng này tiết ra độc tố làm tổn thương niêm mạc của ruột già. Các loại kháng sinh gây sưng ruột Thứ nhất là Clindamycine, Ampicilline, Cephalothin. Các loại kháng sinh khác có thể gây tổn thương là Penicilline, Erythromycin, Bactrim, Chloramphenicol và Tetracycline. Dùng kháng sinh dạng uống hoặc chích đều có thể gây rối loạn. Người có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sưng ruột già do kháng sinh

  1. Sưng ruột già do kháng sinh
  2. BS Nguyễn Thanh Sơn Nhiều loại kháng sinh có thể giết các loại "vi trùng có lợi" trong ruột và tạo điều kiện cho "vi trùng có hại" phát triển, đặc biệt là loại vi trùng tên là Clostridium difficile. Vi trùng này tiết ra độc tố làm tổn thương niêm mạc của ruột già. Các loại kháng sinh gây sưng ruột Thứ nhất là Clindamycine, Ampicilline, Cephalothin. Các loại kháng sinh khác có thể gây tổn thương là Penicilline, Erythromycin, Bactrim, Chloramphenicol và Tetracycline. Dùng kháng sinh dạng uống hoặc chích đều có thể gây rối loạn. Người có tuổi dễ bị tổn thương hơn người trẻ tuổi. Trường hợp nhẹ, niêm mạc ruột già có thể hơi sưng. Trường hợp nặng, ruột bị sưng nhiều chỗ và có thể bị loét. Triệu chứng Thường xuất hiện khi người bệnh đang dùng kháng sinh. Tuy nhiên, có 1/3 người bệnh có triệu chứng sau khi ngưng thuốc từ 1-10 ngày. Cũng có trường hợp bệnh xuất hiện sáu tuần
  3. sau khi ngưng thuốc. Triệu chứng có thể chỉ là tiêu chảy nhẹ hoặc có thể tiêu chảy phân có lẫn máu, đau bụng và sốt. Trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng do mất nước, tụt huyết áp, liệt chướng ruột do độc tố hoặc thủng ruột. Chỗ ruột bị tổn thương có thể được xác định bằng cách soi trực tràng hoặc soi đại tràng. Người ta có thể tìm thấy do cấy vi trùng Clostridium difficile hoặc độc tố của nó trong phân người bệnh. Ðiều trị Nếu bị tiêu chảy nhiều khi dùng kháng sinh, cần phải ngưng kháng sinh ngay lập tức, trừ những trường hợp quá cần thiết. Không được dùng các loại thuốc chống tiêu chảy bằng cách giảm nhu động ruột (như Imodium, Diarsed), vì sẽ làm tiêu chảy kéo dài và nặng hơn do độc tố gây bệnh tiết ra bởi vi trùng được giữ lại và tiếp xúc lâu hơn với ruột già.
  4. Trong trường hợp nhẹ, tiêu chảy có thể giảm và hết sau khi ngưng thuốc 10-12 ngày mà không cần điều trị. Trường hợp nặng, phải dùng thuốc như Metronidazole hoặc dùng Vancomycin trong trường hợp thật trầm trọng hay vi trùng kháng thuốc. Có khoảng 20% người bệnh bị tái phát và cần phải điều trị lại. Khi bị tiêu chảy tái đi tái lại, cần phải dùng thuốc chữa trị kéo dài hơn, một số người bệnh còn phải dùng các chế phẩm từ Lactobacillus với mục đích hồi phục và phát triển "vi trùng có lợi" trong ruột. Hiếm khi, sưng ruột già do kháng sinh có thể gây nguy hiểm. Nhưng nếu bị nặng cần phải được nhập viện để truyền dịch, sang máu hoặc làm phẫu thuật nối tạm thời ruột non ra ngoài thành bụng để cho phân không đi qua ruột già hoặc có khi phải cắt bỏ ruột già.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2