intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Suy giáp (Phần 1)

Chia sẻ: Nguhoiphan Nguhoiphan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

164
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Suy giáp là gì ? Suy giáp liên quan đến bất kỳ tình trạng nào mà tuyến giáp sản xuất ra hormone dưới mức bình thường. Suy giáp dẫn đến nhiều rối loạn. Những rối loạn này có thể liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tuyến giáp. Bởi vì hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển và nhiều quá trình hình thành tế bào khác, do đó khi hormone tuyến giáp không đủ sẽ ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Bài này chỉ khu trú đến suy giáp ở người lớn. Hormone tuyến giáp là gì? Hormone...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Suy giáp (Phần 1)

  1. Suy giáp (Phần 1) Suy giáp là gì ? Suy giáp liên quan đến bất kỳ tình trạng nào mà tuyến giáp sản xuất ra hormone dưới mức bình thường. Suy giáp dẫn đến nhiều rối loạn. Những rối loạn này có thể liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tuyến giáp. Bởi vì hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển và nhiều quá trình hình thành tế bào khác, do đó khi hormone tuyến giáp không đủ sẽ ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Bài này chỉ khu trú đến suy giáp ở người lớn. Hormone tuyến giáp là gì?
  2. Hormone tuyến giáp được tạo ra bởi tuyến giáp. Tuyến giáp nằm ở phần dưới của cổ, bên dưới trái cổ. Tuyến này phủ quanh khí quản và có hình dáng tương tự như cánh bướm - hai cánh là thùy và gắn bởi phần giữa là eo. Tuyến giáp sử dụng iod (đa phần từ chế độ ăn như cá biển, bánh mì và muối) để tạo ra hormone tuyến giáp. Hai hormone tuyến giáp quan trọng nhất là thyroxine (T4) và triiodothyronin (T3) mà chiếm lần lượt khoảng 99,9% và 0,1% hormone tuyến giáp hiện diện trong máu. Tuy nhiên, hoạt động sinh học chủ yếu là T3. Một khi phóng thích vào máu một số lượng lớn T4 sẽ chuyển thành T3 là loại hormone ảnh hưởng đến sự chuyển hóa tế bào. Ðiều hòa hormone tuyến giáp - kênh chính Tuyến giáp tự nó được điều hòa bởi tuyến khác nằm trong não gọi là tuyến yên. Ngược lại, tuyến yên được điều hoà một phần bởi tuyến giáp (thông qua cơ chế đảo ngược của tuyến giáp đối tuyến yên) và bởi tuyến khác nằm ở vùng hạ đồi. Vùng hạ đồi phóng thích ra hormone được gọi là hormone kích thích thyrotropin (TRH), nó đến kích thích tuyến yên phóng thích hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Quay trở lại, TSH đến tuyến giáp kích thích tuyến giáp phóng thích hormone tuyến giáp. Nếu sự ngắt quảng xảy ra trong bất kỳ khâu nào thì sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tuyến giáp dẫn đến thiếu hormone tuyến giáp (suy giáp).
  3.  Vùng hạ đồi - TRH  Tuyến yên- TSH  Tuyến giáp- T4 và Tốc độ sản xuất của hormone tuyến giáp được kiểm soát bởi tuyến yên. Nếu lượng hormone tuyến giáp trong máu để duy trì chức năng bình thường của cơ thể giảm thì tuyến yên sẽ gia tăng phóng thích TSH kích thích sản xuất hormone tuyến giáp. Ngược lại khi nó tăng thì TSH sẽ giảm để giảm kích thích tuyến giáp sản xuất ra hormone của mình. Trong những người suy giáp thì có sự giảm liên tục mức hormone tuyến giáp trong máu Nguyên nhân của suy giáp là gì ? Suy giáp là tình trạng rất thông thường. Người ta ước tính có 3- 5% dân số có suy giáp. Nó thường ở nữ hơn nam và tỉ lệ gia tăng với tuổi. Dưới đây là một số nguyên nhân thông thường của suy giáp ở người lớn và phân tích những trường hợp này. + Viêm giáp Hashimoto. + Viêm giáp bạch huyết sau cường giáp . + Phá hủy tuyến giáp.
  4. + Bịnh tuyến yên và vùng hạ đồi. + Thuốc. + Thiếu iod nặng. 1/ Viêm giáp Hashimoto : Nguyên nhân suy giáp thường nhất ở Mỹ do di truyền được gọi là viêm giáp Hashimoto. Tình trạng này được đặt tên sau khi bác sĩ Hakaru Hashimoto miêu tả đầu tiên vào năm 1912. Ở bịnh này tuyến giáp thường lớn và giảm khả năng sản xuất hormone. Viêm giáp Hashimoto là bịnh tự miễn do hệ miễn dịch trong cơ thể tấn công vào mô tuyến giáp. Nó được nghĩ rằng do yếu tố di truyền. Ðiều này có nghĩa là tần số bịnh này có tính cách gia đình. Tần số nữ gấp 5-10 lần nam. Mẫu máu của những bịnh nhân này có gia tăng một số kháng thể đối với men peroxidase của tuyến giáp (anti-TPO antibodies). 2/ Viêm giáp bạch huyết sau cường giáp : Ðây là do viêm tuyến giáp. Khi viêm được gây ra bởi loại bạch cầu đặc biệt như tế bào lympho, nó được xem như là viêm giáp lymphocytic. Tình trạng này thường có sau khi có thai và ảnh hưởng thật sự lên đến 8% phụ nữ sau sanh. Trong những trường hợp này thường có một giai đoạn cường giáp (một lượng hormone tuyến giáp thái quá phóng thích ra từ tuyến giáp viêm) và theo sau là một giai đoạn
  5. suy giáp có thể kéo dài lên đến 6 tháng. Ða phần những phụ nữ này có chức năng tuyến giáp trở lại bình thường mặc dù có thể vẫn còn suy giáp. 3/ Phá hủy tuyến giáp sau dùng iod phóng xạ hoặc phẫu thuật: Những bịnh nhân được điều trị cường giáp và nhận iod phóng xạ có thể có giảm hoặc mất chức năng của tuyến giáp. Ðiều này phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm liều iod được cho, cùng với kích thước và hoạt động của tuyến giáp. Nếu sau điều trị với iod phóng xạ 6 tháng mà tuyến giáp không hoạt động lại tốt thì tuyến giáp sẽ không còn đủ chức năng nữa. Kết quả là suy giáp. Cắt bỏ tuyến giáp trong phẫu thuật sẽ có khả năng gây suy giáp. 4/ Bịnh tuyến yên và vùng hạ đồi : Vì một số lý do nào đó mà tuyến yên hoặc vùng hạ đồi không thể điều khiển tuyến giáp sản xuất ra đủ hormone làm giảm T3, T4 dù rằng tuyến giáp bình thường. Nếu sự thiếu này do tuyến yên thì được gọi là suy giáp cấp hai. Nếu do vùng hạ đồi được gọi là suy giáp cấp ba. 5/ Chấn thương tuyến yên có thể xảy ra sau phẫu thuật não hoặc nếu có giảm tưới máu đến vùng này. Trong những trường hợp chấn thương tuyến yên, TSH được sản xuất ra của tuyến yên thiếu và mức TSH trong máu thấp. Bởi vì tuyến giáp không được kích thích nữa bởi TSH của tuyến yên dẫn đến suy giáp. Tuy nhiên những thể suy giáp
  6. này được phân biệt với suy giáp do bịnh tuyến giáp vì lúc đó TSH tăng cao do tuyến yên cố gắng kích thích tuyến giáp sản xuất hormone bằng cách tăng TSH nhiều hơn nữa. Thường thường suy giáp do chấn thương tuyến yên xảy ra cùng lúc với thiếu một số hormone khác do tuyến yên điều hòa như hormone tăng trưởng, sinh dục và chức năng tuyến thượng thận. 6/ Thuốc: Thuốc dùng để điều trị cường giáp có thể gây ra suy giáp. Những thuốc này bao gồm methimazol (Tapazole) và propylthiouracil (PTU). Những thuốc điều trị tâm thần, lithium cũng được biết làm thay đổi chức năng tuyến giáp và gây suy giáp. Một điều đáng quan tâm là những thuốc chứa một lượng lớn iod như amiodarone (cordarone), SSKI, và dung dịch lugol cũng có thể gây giảm chức năng tuyến giáp và gây ra suy giáp. 7/ Thiếu iod nặng : Trên thế giới trong những vùng thiếu iod trong chế độ ăn thì suy giáp nặng có thể xảy ra từ 5-15% dân số. Những vùng như Zaire, Ecuador, India, và Chile. Thiếu iod nặng cũng được thấy ở những vùng núi cao như Andes, Himalayas. Nhờ thêm iod trong muối và bánh mì nên nước Mỹ hiếm khi thấy thiếu iod.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0