YOMEDIA
ADSENSE
Suy nghĩ của anh/chị về quan niệm của Lưu Trọng Lư trong “Liên tưởng tháng hai”
64
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhà thơ Đuy Blây từng viết: “Thơ là thư ký trung thành của trái tim.” Nó là tấm tình cảm chân thành neo đậu trên từng cân quặng chữ mà người nghệ sĩ phải tinh luyện từ lòng mình để thổ lộ với bạn đọc. Tiếp nhận một bài thơ, nghĩa là bạn đọc đang đi trên con đường khám phá tình yêu của tác giả, đúng như lời bàn về thơ của Lưu Quang Vũ trong “Liên tưởng tháng hai”.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Suy nghĩ của anh/chị về quan niệm của Lưu Trọng Lư trong “Liên tưởng tháng hai”
Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về quan niệm của Lưu Trọng Lư trong “Liên<br />
tưởng tháng hai”<br />
“Mỗi bài thơ của chúng ta<br />
Phải như một ô cửa<br />
Mở tới tình yêu.”<br />
Bài làm<br />
Nhà thơ Đuy Blây từng viết: “Thơ là thư ký trung thành của trái tim.” Nó là<br />
tấm tình cảm chân thành neo đậu trên từng cân quặng chữ mà người nghệ sĩ<br />
phải tinh luyện từ lòng mình để thổ lộ với bạn đọc. Tiếp nhận một bài thơ,<br />
nghĩa là bạn đọc đang đi trên con đường khám phá tình yêu của tác giả, đúng<br />
như lời bàn về thơ của Lưu Quang Vũ trong “Liên tưởng tháng hai”:<br />
“Mỗi bài thơ của chúng ta<br />
Phải như một ô cửa<br />
Mở tới tình yêu.”<br />
Quả vậy, ngay cả trong một bài thơ mà điệu cảm xúc bao trùm là điệu “đau<br />
thương” như “Đây thôn Vĩ Dạ”, ta nhận ra vẫn còn ở đó những tình yêu thầm<br />
kín chỉ có thể “nói bằng thơ thôi” của người hiền viết “thơ điên” Hàn Mạc Tử.<br />
Thơ bao giờ cũng vậy, nó là những rung động tình cảm của thi nhân, là lời giải<br />
bày điệu cảm xúc của tâm hồn. Đến với một tác phẩm mà yếu tố trữ tình là thứ<br />
chính, ta đọc và chợt nhận ra đó là một cõi tình cảm thật đẹp của người nghệ sĩ.<br />
Lấy hình ảnh “ô cửa” duyên dáng, nhà thơ gợi liên tưởng đến nơi gặp gỡ giữa<br />
tâm hồn nghệ sĩ và bạn đọc. Qua ô cửa là lời thơ, người đọc tìm được cung<br />
đường tri âm dẫn lối đến thế giới của người nghệ sĩ, cũng như nhà thơ tìm được<br />
chốn để thổ lộ tâm tư cho những tâm hồn đồng điệu. Chúng ta đọc thơ không<br />
chỉ để biết, để hiểu mà còn để cảm thụ những thông điệp nhân văn tích cực,<br />
những rung cảm thẩm mĩ giúp cho hai bờ sông tâm hồn được bồi đắp trĩu nặng<br />
phù sa tình yêu và tình thương thêm phong phú. Thơ ca trở thành nơi gắn kết<br />
tâm hồn giữa nhà thơ và bạn đọc, đồng thời cũng là nơi kết nối con người và<br />
thế giới. Bàn về giá trị của thi phẩm, Lưu Quang Vũ đã nhấn mạnh yếu tố thẩm<br />
mĩ và nhận thức mà thơ ca đem lại đối với đời sống của con người, đặc biệt là<br />
những tri âm của thi nhân.<br />
Đến với Hàn Mạc Tử, ta có thể nhận ra bao trùm trong rất nhiều bài thơ là một<br />
nỗi nhớ, “Đây thôn Vĩ Dạ” không phải là một ngoại lệ. Song nhìn từ góc độ<br />
khái quát hơn, đó là tiếng nói về tình yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc<br />
sống của một kẻ tài hoa nhưng bạc mệnh. Trong những vần thơ trong trẻo nhất<br />
của toàn bài, thi nhân đã dành tặng tất cả cho bức tranh thôn Vĩ như một cách<br />
thể hiện tình yêu với thiên nhiên và cố hương:<br />
“Sao anh không về thăm thôn Vĩ?<br />
Màu nắng hàng cau nắng mới lên<br />
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc<br />
Lá trúc chen ngang mặt chữ điền.”<br />
Mở đầu bài thơ với một câu hỏi dồn nén cảm xúc mà càng về sau, ta càng cảm<br />
nhận được sự xúc động của nhà thơ khi nhận được lá thư Hoàng Cúc gửi vào<br />
kèm bức ảnh quê hương thân thuộc. Câu thơ đầu là sự hòa âm của một dàn<br />
thanh bằng thật nhẹ nhàng êm đềm để rồi vút lên một thanh trắc mang theo bao<br />
suy niệm. Đối thoại trong độc thoại, đó là sự phân thân cái tôi của thi sĩ khiến<br />
câu thơ bảy chữ miên man tầng tầng lớp lớp nghĩa. Trong điệu thơ, vừa là lời<br />
mời mọc, vừa hờn trách, lại vừa xen lẫn chút khát khao được trở về trong nỗi<br />
cô đơn đầy mặc cảm. Chính sự dồn nén của cảm xúc đã khiến cho ẩn ức của thi<br />
nhân được hình thành và trở nên mạch nguồn của sáng tạo. Có thể thấy, nỗi<br />
nhớ đã nhấc bổng Hàn Mặc Tử khỏi thực tại để sống lại những cảm giác tột<br />
cùng của cảm xúc, khiến cho thôn Vĩ đáng lý phải được mô tả như những gì cũ<br />
càng của quá khứ lại trở nên tươi mới ở hiện tại. Do đó, ở những câu thơ sau,<br />
bức tranh được hiện lên trong đầy đủ gam màu và ánh sáng. Hai từ “nắng” điệp<br />
lại trong câu tạo nên ấn tượng về một miền không gian rực sáng. Đó là sự dồn<br />
nén của lớp lớp thời gian vào trong một khoảnh khắc nghệ thuật tạo nên thứ<br />
ánh sáng huyền diệu từng xuất hiện trong những bức vẽ ngoài trời của Claude<br />
Monet (Pháp) Tất cả đã qua đi và tất cả đã dừng lại trong một khoảnh khắc<br />
nghệ thuật ấy, vẹn nguyên như thuở ban đầu. Nhưng nó không hoàn toàn đồng<br />
nhất với ánh sáng của trường phái Ấn tượng mà thiên về cảm xúc, trở thành<br />
một ám ảnh vô thức của thi sĩ.<br />
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc<br />
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”<br />
Trên nền rực rỡ ấy, cảnh vườn tược hiện lên với một màu xanh hiền hòa, với cỏ<br />
cây xanh mướt. Đó là sự trân trọng tình cảm, một niềm yêu thiên nhiên mãnh<br />
liệt của người thơ bởi nếu không tại sao Hàn lại gọi “vườn ai” như ngọc?<br />
“Vườn ai” đó là nơi đẹp đẽ nhất, đáng nhớ nhất, đối lập hoàn toàn với hiện thực<br />
khổ đau mà thi nhân phải từng khắc đối đầu. Do đó, nó càng trở nên lung linh<br />
hơn, nhưng cũng càng dằn vặt hơn. Nó là vườn mơ, là bến mộng mà người phải<br />
ra đi và bị cấm đường trở về. Trong khát khao mãnh liệt ấy, người vẫn không<br />
quên bản chất của giống nòi thi sĩ là tình yêu cái đẹp. Người đã mượn hai hình<br />
ảnh của vẻ đẹp ngoại hình và tâm tính là “lá trúc” và “mặt chữ điền” như một<br />
chiếc mặt nạ để trở về chốn cũ. Cũng như Liên tìm về Hà Nội rực sáng trên<br />
chuyến tàu đêm (Hai đứa trẻ), Elio tìm về những ngày hạnh phúc mùa hè Bắc<br />
Ý năm đó bên Oliver qua một tiếng “Later”(Gọi em mang tên anh) thì bức ảnh<br />
của Hoàng Cúc như một chiếc chìa khóa đưa Hàn Mặc Tử về chốn quê cũ. Và<br />
như vậy, nó đã khơi dậy ở nhà thơ tình yêu làng quê, yêu thiên nhiên và yêu cái<br />
đẹp được tái hiện trên nền tranh thôn Vĩ của nhà thơ.<br />
Song bài thơ không chỉ thể hiện những cung bậc tình yêu ấy mà còn là tiếng<br />
nói của lòng yêu cuộc sống, yêu con người của nhà thơ trong nỗi đau của tâm<br />
hồn lẫn thể xác.<br />
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó<br />
Có chở trăng về kịp tối nay?”<br />
Không gian – thời gian đã có sự cóc nhảy, đứt quãng về mặt thời gian. Thôn Vĩ<br />
trong buổi sớm mai nhường chỗ cho cảnh bến sông trăng trong đêm. Trên là<br />
“vườn ai”, dưới là “thuyền ai” Hàn Mặc Tử như ngóng trông có một lời đáp lại.<br />
Cảnh thuyền, bến, sông sẽ thật nên thơ nếu như tác giả không đặt vào đó một từ<br />
“kịp” đầy khẩn khoản. Dường như đang đợi chờ, nhưng người lại không chủ<br />
động như chàng kị sĩ trong “Bến My Lăng” của Yến Lan mà trái lại như đang<br />
bị động trước mọi sự. Nhà thơ đã linh cảm trước những sự không hay, và giờ<br />
đây đang cố gắng chạy đua trong từng phút để sống và hội ngộ. Cũng là chạy<br />
đua nhưng ở Xuân Diệu là để tận hưởng tối đa cái sắc xuân thì còn ở Hàn Mặc<br />
Tử thì chỉ mong nhận được tối thiểu, bởi lưỡi hái tử thần đã chầu chực đưa lên<br />
và có thể buông xuống bất cứ lúc nào Dường như tác giả đang ngong trông sự<br />
trở lại của tri kỉ, là trăng dù mọi mùa trăng lên người sẽ càng thêm đau đớn.<br />
Đối với người, cái chết đáng sợ nhưng đáng sợ hơn là sự lãng quên của người<br />
đời. Trong câu hỏi tu từ ấy còn là lời hi vọng tìm được tri kỉ đồng điệu, để thỏa<br />
bệnh thèm người của thi nhân. Song dường như trong những cơn ẩn ức vừa tỉnh<br />
vừa say, nhà thơ vẫn hờ nghi tình đời tình người.<br />
“Ai biết tình ai có đậm đà?”<br />
Mở đầu bài thơ là một câu hỏi, kết thúc bài thơ lại là một câu hỏi càng bị mờ<br />
dần biên độ. Ai hỏi, ai tỏ lời, tình ai, người ai… không ai biết dường như cái<br />
“tôi” đã tự yêu và tự quằn quại đau khổ. Chuyển biến từ tình yêu cảnh vật đến<br />
tình yêu con người, nhà thơ vẫn chìm trong nỗi nhớ nhung đau thương. Nhưng<br />
dẫu vậy, người vẫn yêu, vẫn thương vì như mọi thi sĩ, người đang tìm kẻ đồng<br />
điệu. Chỉ có tấm lòng mới níu giữ được tấm lòng, chỉ có tình yêu mới trả lời<br />
được tình yêu. Đi xuyên suốt ba khổ, mười ba câu thơ là sự hóa hình ảnh của<br />
hồn thơ thi sĩ với sự mãnh liệt của tâm tư, tình cảm, bài thơ đã mở cho ta con<br />
đường đến với tình yêu của Hàn Mặc Tử để trân trọng tài năng và tấm lòng của<br />
thi nhân.<br />
Thật vậy, sau tất cả, Lưu Trọng Lưu đã đánh giá đúng giá trị thơ ca là tiếng nói<br />
dẫn đường vào xứ sở tình yêu của tác giả và là chất bồi đắp sự nảy nở của tâm<br />
hồn bạn đọc. Cả hai yếu tố đó đều hội tụ ở thơ Hàn Mặc Tử, nhất là “Đây thôn<br />
Vĩ Dạ.” “Thơ là sự lên tiếng của thân phận” và trớ trêu thay, bài thơ thật sự ứng<br />
với nỗi đau của thi sĩ. Song càng đau, càng thương, Hàn lại càng yêu, để rồi<br />
“trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi băng qua<br />
bầu trời thơ Việt Nam”, để lại cái đuôi vừa rực rỡ, vừa chói lọi, vừa xô đẩy…<br />
Trong phong trào thơ Mới, người đã đi xa nhất đến độ “càng đi xa càng ớn<br />
lạnh” (Hoài Thanh) trong tư thế “đứng vững ở bờ siêu thực và hai tay hái<br />
những chùm tượng trưng”. Ông là tiếng thơ lạ nhất trong thơ Mới và là một<br />
trong các nhà thơ thành công nhất của “một thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh.)<br />
Tài năng là yếu tố đầu tiên cho anh gia nhập vào thế giới của nghệ thuật, nhưng<br />
tình yêu từ trái tim rung cảm với đời mới là yếu tố để anh tỏa sáng. Thời gian<br />
sẽ sàng lọc tất cả những tác phẩm xa rời với hiện thực, sống mãi với bạn đọc là<br />
những “trái tim lớn” bất hủ trường tồn.<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn