Đề bài: Suy nghĩ câu: Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm <br />
cách đổ lỗi<br />
<br />
Hướng dẫn<br />
<br />
Người tử tế là người có cái tâm đẹp, có lòng chăm sóc đến mọi người, chu đáo, tươm g <br />
tất trong mọi quan hệ và ứng xử đầy tình người. Con người tử tế là con người hiền lành, <br />
tình nghĩa được ưa chuộng.<br />
<br />
Kẻ ti tiện là loại người có tâm địa nhỏ nhen, hèn hạ, bị đồng loại coi khinh, coi thường và <br />
xa lánh.<br />
<br />
Ý kiến trên đây rất chính xác khi đưa ra một tình huống “khi có lỗi” để nhận diện, khám <br />
phá, sự tốt / xấu, sự đáng trọng / đáng khinh của người tử tế và kẻ ti tiện.<br />
<br />
Tại sao khi có lỗi người tử tế sẵn sàng nhận lỗi? Người tử tế có cái lòng lành, có cái tâm <br />
sáng, có cái đức tốt nên rất phục thiện. Trước lỗi lầm, khuyết điểm của bản thân, họ <br />
thành tâm xin lỗi, rồi hết lòng sửa chữa, lấy đó làm bài học “xương máu” cho đời mình. <br />
Sẵn sàng nhận lỗi và quyết tâm khắc phục lỗi lầm là để tu dưỡng đạo đức, tư cách, làm <br />
cho bản thân ngày một tốt đẹp hơn. Sẵn sàng nhận lỗi khác nào ngọc càng mài càng sáng, <br />
vàng càng luyện càng trong.<br />
<br />
Một sĩ quan biên phòng trên đường về bản họp bàn công tác sản xuất, nhưng gặp mưa lũ. <br />
Người ướt như chuột lột, bà con thấy anh đến vỗ tay hoan hô. Anh cất lời xin lỗi vì đến <br />
muộn. Các mệ nói với nhau: “Cán bộ tốt tâm!” (Báo Công an biên phòng). Một học sinh <br />
Tiểu học lúc chơi đùa vô tình xô bạn ngã, đã chạy lại ôm lấy bạn, vừa xin lỗi vừa lấy tay <br />
vuốt áo quần cho bạn. Chỉ có những người tử tế mới có lời nói ấy, cử chỉ ấy.<br />
<br />
Trái lại, kẻ ti tiện lòng dạ thì đen tối, tư cách thì méo mó, cách sống thì “khép kín”, nhưng <br />
lúc nào cũng muốn tỏ vẻ ta đây! Gây ra lỗi lầm thì họ chỉ tìm cách đổ lỗi cho người khác, <br />
“phủi tay” xong là an toàn vồ sự! Họ xảo quyệt tìm đủ mọi mánh khóe để bảo vệ mình, <br />
bảo vệ uy tín mình trước đồng loại. Ở đâu ta cũng có thể bắt gặp loại người ti tiện này. <br />
Ớ bến xe, bến tàu, cổng bệnh viện,… có đủ loại kẻ ti tiện, đó là lũ “cò” đáng sợ! “tranh <br />
công, đổ lỗi” là hành động của bọn quan chức tha hóa, của những “ông dân” cực kì ti tiện. <br />
Kẻ ti tiện tìm cách đổ lỗi vì sợ bị tai tiếng, sợ mất chức, mất quyền. <br />
<br />
Thậm chí, kẻ ti tiện còn “gắp lửa bỏ tay người" (tục ngữ). Các vụ án oan, oán sai mà báo <br />
chí nói đến cho ta thấy rõ bộ mặt ghê tởm của kẻ ti tiện!<br />
<br />
Người tử tế là người sống có văn hóa, giàu tình thương. Họ là con người mới đáng kính, <br />
đáng yêu, đáng trọng. Những cháu ngoan Bác Hồ, những thanh niên tình nguyện, v.v… <br />
theo tôi, đó là những gương sáng, những người tử tế trong cuộc đời.<br />
<br />
Sống gần gũi, học tập và noi gương người tử tế, để mỗi chúng ta sống đẹp hơn, sống tốt <br />
hơn. Đồng thời, mỗi chúng ta, nhất là tuổi trẻ phải biết xa lánh kẻ ti tiện.<br />
<br />
Suy nghĩ ý kiến trên đây về người tử tế, về kẻ ti tiện, tôi càng thêm thấm thía bài học <br />
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” mà ông bà thường nhắc nhở.<br />
<br />
BÀI LÀM 2<br />
<br />
Trong cuộc sống, hành vi ứng xử trước sự việc xảy ra, của mỗi người đều không giống <br />
nhau. Sự khác biệt đó thể hiện đạo đức, nhân cách từng người.<br />
<br />
Ý kiến sau đã chỉ rõ cách ứng xử của người tử tế và kẻ ti tiện khi có lỗi: “Khi có lỗi, <br />
người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi”.<br />
<br />
Tại sao khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi? Tại sao khi có lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm <br />
cách đổ lỗi?<br />
<br />
Người tử tế là người có đạo đức tốt, cách sống đẹp, cách ứng xử văn minh lịch sự, được <br />
mọi người nể trọng. Còn kẻ ti tiện là loại người xấu tính, phẩm hạnh kém, hèn hạ, nhỏ <br />
nhen, bị đồng loại coi thường, coi khinh!<br />
<br />
Ngày xưa, bậc quân tử thì được coi trọng; kẻ tiểu nhân thì bị coi khinh. Xã hội ngày nay <br />
cũng có người tử tế được quý mến, còn kẻ ti tiện, chẳng ai dám gần.<br />
“Nhân sinh vô thập toàn” – người xưa đã nhận xét như vậy. Ai cũng có thể có lỗi này, lỗi <br />
nọ. Người tử tế có lỗi vì sơ suất hoặc khách quan mà mắc phải. Với tấm lòng trung thực, <br />
có lòng tự trọng và biết tôn trọng người, người tử tế sẵn sàng nhận lỗi, không né tránh, <br />
không phân bua phải trái. Họ lễ phép, họ chân thành nói: “Xin lỗi". Đi đường, do vô ý gây <br />
ra va quệt, người tử tế không hề bỏ chạy, họ dừng lại, xuống xe tìm cách giúp đỡ người <br />
bạn đường, xin lỗi hoặc bồi thường (nếu có thiệt hại).<br />
<br />
Sẵn sàng nhận lỗi, nhận khuyết điểm, tìm cách sửa chữa là để tự hoàn thiện nhân cách, <br />
rút ra bài học để ngày một tốt đẹp hơn.<br />
<br />
Cán bộ thực sự là công bộc của dân, họ sẵn sàng xin lỗi nhân dân, sẵn sàng nhận trách <br />
nhiệm, hoặc đền bù, hoặc tìm cách giải quyết thấu tình đạt lý. Họ được nhân dân quý <br />
mến và tin cậy. <br />
<br />
Tại sao, khi có lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi? Kẻ ti tiện chỉ biết mình chẳng hề biết <br />
người! Họ đổ lỗi cho người khác, hoặc tìm đủ mọi mánh khóe để chống chế, để đổ vấy <br />
cho đồng loại. Khi có thành tích thì kẻ ti tiện, kẻ ranh ma giành lấy, khi có lỗi lầm, <br />
khuyết điểm thì kẻ ranh ma né tránh hoặc phủi tay. Thành ngữ “tranh công, đổ lỗi” nhằm <br />
vạch mặt kẻ ti tiện trong xã hội.<br />
<br />
Báo chí nói đến nhiều vụ án oan, oán sai, hoặc các vụ cưỡng chế về nhà đất? Hầu như ở <br />
địa phương nào cũng có. Vụ án xử oan ông Nguyên Thanh Chấn ở Bắc Giang phạm tội <br />
giết người, với mức án chung thân, cho đến nay vẫn chưa thấy vị quan chức nào thành <br />
khẩn xin lỗi, nhận lỗi! (Sau 10 năm ông Chấn đi tù, nay đã trở về nhà!).<br />
<br />
Không chịu nhận lỗi, che giấu lỗi, kẻ ti tiện s ợ mất uy tín trước cộng đồng, thậm chí sợ <br />
mất chức, mất quyền! Nào có thấy “ông cán bộ thoái hóa đạo đức” nào xin từ chức!<br />
<br />
Kẻ ti tiện hám danh hám lợi đạo đức giả, nên khi đã có lỗi, hắn tìm đủ mọi cách “gắp lửa <br />
bỏ tay người”.<br />
<br />
Xây dựng xã hội mới văn minh, tiến bộ là để xây dựng con người có văn hóa, không chí <br />
lao động tốt, mà còn có cách ứng xử tốt đẹp. Biết nhận lỗi và tìm mọi cách sửa lỗi mới là <br />
người tử tế, người có văn hóa.<br />
<br />
Tuổi trẻ phải biết nhận mặt kẻ ti tiện, xa lánh kẻ ti tiện; luôn luôn tu dưỡng đạo đức, <br />
nhân cách để trở thành người tử tế, sống đẹp, sống đàng hoàng trước đồng loại.<br />
<br />
Là một học sinh, một đoàn viên, tôi muốn trở thành một người tử tế.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />