Đề bài: Quan niệm của anh (chị) về lối sống giản dị của một con người<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
1. Tìm hiểu đề<br />
<br />
Đề văn yêu cầu trình bày quan niệm về lối sống giản dị của một con người. Thực chất <br />
yêu cầu trong đề bài này là trình bày nhận thức và suy nghĩ về một lối sống (sống giản <br />
dị). Trong xã hội ngày nay, khi mức sống ngày càng được nâng cao, ý thức cá nhân ngày <br />
càng có điều kiện được bộc lộ mở đường cho nhiều lối sống, cách sống khác nhau, thậm <br />
chí đối lập nhau. Vấn đề đặt ra là khi mỗi người quá chú trọng đến cá nhân mình sẽ dẫn <br />
đến nhu cầu phô trương hình thức, phân biệt đối xử theo tầng lớp, đẳng cấp và dần tạo <br />
ra khoảng cách không đáng có với người khác. Đặt ra vấn đề lối sống giản dị là để <br />
hướng con người tới sự hòa đồng với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Đế triển <br />
khai bài viết, HS cần làm rõ các vấn đề sau: Thế nào là sống giản dị? Lối sống ấy biểu <br />
hiện ở những phương diện nào? Vẻ đẹp của lối sống đó. Vì sao cần đề cao lối sống giản <br />
dị? Phân biệt sống giản dị với sống buông tuồng, cẩu thả... Từ đó liên hệ và rút ra bài học <br />
cho chính bản thân mình. <br />
<br />
2. Dàn ý sơ lược<br />
<br />
Mở bài:<br />
<br />
Giới thiệu vấn đề.<br />
<br />
Thân bài:<br />
<br />
1. Trình bày nhận thức về vấn đề ở những khía cạnh sau:<br />
<br />
Khái niệm sống giản dị.<br />
<br />
Biểu hiện của sống giản dị.<br />
<br />
Phân biệt sống giản dị với các lối sống cẩu thả, buông tuồng, dễ dãi.<br />
2. Đánh giá giá trị của lối sống giản dị:<br />
<br />
Vẻ đẹp.<br />
<br />
Y nghĩa.<br />
<br />
3. Chứng minh:.<br />
<br />
Tấm gương của Hồ Chủ tịch.<br />
<br />
Cách sống của các bậc Nho gia thời xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Nguyễn <br />
Bỉnh Khiêm.<br />
<br />
4. Rút ra bài học và liên hệ lối sống của chính bản thân mình.<br />
<br />
Kết bài:<br />
<br />
Phát biểu một cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc nhất của bản thân.<br />
<br />
3. Dàn ý chi tiết<br />
<br />
Mở bài:<br />
<br />
Xã hội hiện đại, văn minh và xu thế thay đổi trong lối sống.<br />
<br />
Sự cần thiết của việc trở lại với lối sống giản dị.<br />
<br />
Thân bài:<br />
<br />
1. Trình bày nhận thức về vấn đề:<br />
<br />
Khái niệm: “giản dị” là đơn giản một cách tự nhiên. Sống giản dị là một phong cách <br />
sống lấy tự nhiên và đơn giản làm mục đích, tránh sự phức tạp, rắc rối, cầu kì không cần <br />
thiết.<br />
<br />
Biểu hiện:<br />
<br />
+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kỳ, lòe <br />
loẹt.<br />
<br />
+ Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, <br />
không hoa mỹ, cầu kì rắc rối,...<br />
<br />
+ Cách sinh hoạt: hoà đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không <br />
tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những <br />
người khác.<br />
<br />
Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà <br />
đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu <br />
hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống. Không nên nhầm lẫn sống giản dị với <br />
sống xuề xòa, dễ dãi, cẩu thả, vì trong những trường hợp này, cái giản đơn bên ngoài là <br />
biểu hiện của sự thiếu ý thức ở bên trong.<br />
<br />
2. Đánh giá giá trị của lối sống giản dị:<br />
<br />
Tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống.<br />
<br />
Khiến con người hòa đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.<br />
<br />
Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý <br />
nghĩa.<br />
<br />
3. Chứng minh:<br />
<br />
Tấm gương của Hồ Chủ tịch: dép cao su, áo vải, mà “hồn muôn trượng” vì luôn dành cả <br />
trái tim mình cho Tổ quốc, nhân dân. Vì thế sự sống của Người đã vượt mọi giới hạn <br />
thông thường về không gian, thời gian.<br />
<br />
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến rất giàu trách nhiệm, nặng tình đời <br />
song không tham đua chen chốn quan trường mà chọn thanh bần đế chan hoà với không <br />
gian suối rừng thôn dã, tìm sự tự do và thanh thản trong tâm hồn.<br />
<br />
4. Đề xuất ý kiến:<br />
Đế sống giản dị, cần một năng lực sống, năng lực tâm hồn và quyết tâm cao, cũng cần <br />
hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu <br />
cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh <br />
văn hoá.<br />
<br />
Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng môi quan hệ tốt <br />
đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản. Đó là cách sông đế có được sự <br />
quý mến của những người bạn chân chính.<br />
<br />
Kết bài:<br />
<br />
Có thể kể ngắn gọn một câu chuyện nhỏ, một sự việc có thật trong đời sống làm cơ sở <br />
để rút ra bài học và những suy nghĩ, cảm xúc chân thành, thấm thía.<br />
<br />
BÀI LÀM<br />
<br />
Tôi không tự nhận mình là người sống giản dị bởi mẹ tôi đã từng nhắc nhở đôi lần vì sự <br />
cầu kỳ, chau chuốt cho hình thức bên ngoài của tôi. Nhưng tôi nghĩ mỗi chúng ta, ai cũng <br />
có quan niệm riêng của mình về mọi điều trong cuộc sống. Với những gì tự rút ra từ bản <br />
thân và học được từ mẹ, tôi muốn nói một vài suy nghĩ riêng tư nhỏ bé về vấn đề lối <br />
sống giản dị.<br />
<br />
Từ xưa, giản dị đã trở thành một nếp sống đáng quý, đáng trân trọng, gìn giữ. Có thề giờ <br />
đây, lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng dù sao nó vẫn là truyền thống lâu đời <br />
của người Á Đông.<br />
<br />
Trước hết, giản dị được thế hiện rõ nét trong cách ăn mặc, ở hình thức bên ngoài của mỗi <br />
con người. Đừng vì cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất vẻ bình <br />
dị, đời thường bạn ạ! Chỉ cần một bộ cánh gọn gàng, sạch sẽ, bạn đã khiến mọi người <br />
có ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Tôi biết, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sống xa hoa, lãng <br />
phí, tốn kém không biết bao nhiêu tiền bạc của bố mẹ để’ bằng bạn bằng bè, để diện <br />
mốt này mốt kia. Tại sao chúng ta lại phải quá cầu kỳ, chăm chút cho hình thức như vậy? <br />
Nếu bạn diện quần áo quá sành điệu, lại không “đúng chủ đề”, thiếu văn minh, lịch sự thì <br />
đâu còn nét bình dị, thân thương. Bạn là bạn, tôi là tôi, mỗi người đều có vẻ đẹp riêng <br />
nhưng điểm chung nhất là tôi và bạn, chúng ta cùng mang một nét giản dị vốn có của <br />
người Việt Nam. Vậy nên, đừng bao giờ đế đức tính đẹp đó bị phai mờ! Chủ tịch Hồ Chí <br />
Minh — tấm gương vĩ đại của dân tộc, người không chỉ khiến chúng ta kính phục về tài <br />
năng, mà còn cảm phục, trân trọng hơn nữa về một lối sống giản dị văn minh. Liệu trên <br />
thế giới này, có vị lãnh tụ nào vẫn mặc những bộ quần áo kaki đã sờn vải bạc màu, vẫn <br />
ăn những bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản...?<br />
<br />
Không chỉ là cách ăn mặc, giản dị còn được thế hiện trong cách ứng xử hằng ngày. Mẹ <br />
tôi, đã từng răn dạy tôi rằng đừng bao giờ ăn nói cầu kỳ hoa mỹ, mà hãy diễn tả lời nói <br />
bằng ngôn từ dễ hiểu trong sáng. Đúng vậy, dù khi lời nói của bạn chỉ là một đôi câu bình <br />
dị nhưng chân thành nó sẽ trở thành ánh bình minh trong lòng mọi người vì nó rất đáng <br />
yêu. Nhưng, cũng không phải vì thế mà chúng ta trở nên hồn nhiên vô tư một cách xô bồ, <br />
khiếm nhã, làm mất đi nét thanh lịch vốn có của con người. Cách xử sự trang nhã, lễ phép <br />
của bạn sẽ khiến mọi người càng yêu quý trân trọng bạn biết bao. Lôi sông hàng ngày <br />
cũng vậy, chẳng cần cầu kì, bạn vẫn có thể biểu hiện rõ mình là người giản dị đáng <br />
mến.<br />
<br />
Chắc hẳn, bạn không thể quên hình tượng một lão nông chân quê, mộc mạc trong truyện <br />
ngắn Làng của nhà văn Kim Lân! Đó là ông Hai — một nhân vật văn học đã để lại bao ấn <br />
tượng sâu sắc trong người đọc. Tâm hồn ông vốn đã ngời sáng bởi lòng yêu quê hương, <br />
đất nước nồng nàn, lại càng đẹp hơn nữa ở vẻ đôn hậu, thật thà, rất đỗi hồn nhiên, giản <br />
dị. Tâm trí tôi vẫn thường mường tượng tới hình ảnh ông Hai ngồi xắn quần, kể chuyện <br />
làng bên nhà hàng xóm. Nhân vật ông Hai trở nên đáng yêu, đáng nhớ hơn có lẽ cũng chính <br />
ở vẻ đẹp tâm hồn giản dị của người nông dân Việt Nam như thế...<br />
<br />
Đôi khi, người ta còn đánh giá sự giản dị của mỗi con người qua cách suy nghĩ của họ. <br />
Bạn ạ, đứng trước một vấn đề, đừng vội lúng túng, mất phương hướng mà hãy thực sự <br />
bình tĩnh. Đơn giản hoá mọi chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy việc giải quyết khó khăn <br />
thật dễ dàng. Vậy tại sao, bạn không chứng tỏ rằng mình cũng là người giản dị qua cách <br />
nghĩ của mình?<br />
<br />
Theo tôi, giản dị đó còn là quan niệm của bạn về mọi điều trong cuộc sống. Chẳng hạn, <br />
về hạnh phúc, đối với tôi, đó chỉ là những niềm vui bình dị nhưng trọn vẹn, dáng quý. <br />
Mỗi sáng thức giấc, khoan khoái hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim ca <br />
hát líu lo, mơ màng trước cảnh bình minh, tôi cảm thấy thật dễ chịu, thoải mái. Đó là <br />
hạnh phúc. Được thưởng thức những món ăn ngon do tự tay mình “xông pha” bếp núc, đó <br />
là hạnh phúc... Và tôi nghĩ rằng, vài suy nghĩ nhỏ bé của tôi về đức tính giản dị hôm nay <br />
cùng rất bình dị, đơn sơ. Đơn giản là vậy nhưng tôi hy vọng, nó sẽ để lại ấn tượng tốt <br />
đẹp trong lòng những ai đã đọc bài viết này.<br />
<br />
Mở cánh cửa tâm hồn để suy tư đôi chút về cuộc sống, tôi nghĩ: giản dị chính là một nét <br />
đẹp đáng quý mà mỗi người cần phải gìn giữ, nâng niu.<br />
<br />
Có thể tôi không hề giản dị theo nghĩa đơn thuần trong mắt mọi người, nhưng hôm nay, <br />
dù sao tôi cũng đã trở’ thành người giản dị theo suy nghĩ của riêng mình. Chẳng rườm rà, <br />
lan man, tôi đã thẳng thắn trình bày ý kiến cá nhân và tất nhiên, điều không thể tránh khỏi <br />
là sự vụng về, nghèo nản trong hiểu biết, nhưng dù sao đó vẫn là giản dị.<br />