intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau: "Làm sao được tan ra, Thành trăm con sóng nhỏ, Giữa biển lớn tình yêu, Để ngàn năm còn vỗ"

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Sống và khát vọng” là lí tưởng cao đẹp của thanh niên thời hiện đại. Tuổi trẻ nên biết tận hưởng và cống hiến sức mình cho đời. Đó có lẽ là biểu hiện niềm ham sống mãnh liệt, hay là nỗi khao khát hòa mình vào tình yêu chung của nhân loại. Xuân Diệu và Xuân Quỳnh – những nhà thơ của tuổi trẻ – đã thể hiện quan niệm sống mới mẻ này qua hai tác phẩm tiêu biểu là “Sóng” và “Vội vàng” .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau: "Làm sao được tan ra, Thành trăm con sóng nhỏ, Giữa biển lớn tình yêu, Để ngàn năm còn vỗ"

Đề bài: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau: "Làm sao được tan ra, Thành trăm <br /> con sóng nhỏ, Giữa biển lớn tình yêu, Để ngàn năm còn vỗ"<br /> <br /> Dàn ý chi tiết<br /> <br /> 1/ Mở bài<br /> <br /> Giới thiệu và nêu vấn đề: Thơ Xuân Quỳnh đậm chất nữ  tính, hồn hậu, chân thực và da  <br /> diết niềm khát khao hạnh phúc đời thường. Tiêu biểu cho hồn thơ  Xuân Quỳnh, bài thơ <br /> Sóng là lời "tự hát" bộc lộ niềm khao khát nhận thức về tình yêu, về tâm hồn người phụ <br /> nữ trong tình yêu.<br /> <br /> 2/ Thân bài<br /> <br /> Có thể  phân tích bài thơ  theo những cách khác nhau, song cần nêu bật được những nội  <br /> dung sau:<br /> <br /> ­ Vẻ đẹp nữ tính trong bài thơ Sóng: thể hiện qua những cảm nhận riêng về sóng, những  <br /> tâm tư da diết về tình yêu.<br /> <br /> + Ngay từ khổ thơ đầu, Xuân Quỳnh đã thể hiện những phát hiện về  sóng. Đó là sự  đối <br /> nghịch giữa dữ  dội/ dịu êm,  ồn ào/lặng lẽ. Nhưng đối nghịch mà lại đồng nhất, đồng <br /> hiện: Dữ  dội và dịu êm ­  Ồn ào và lặng lẽ. Con sóng của Xuân Quỳnh ngầm chứa một  <br /> nội lực thật mạnh mẽ, song cũng đầy bí ẩn: Sông không hiểu nổi mình ­Sóng tìm ra tận  <br /> bể. Giai điệu thơ  ngay từ  đầu đã thật da diết và cháy bỏng, với niềm khát khao được  <br /> khám phá, được trải lòng mình cùng sóng.<br /> <br /> + Sự cắt nghĩa đầy băn khoăn về tình yêu, về bản thể trong tình yêu cũng mang đậm chất  <br /> nữ  tính. Những từ  ngữ: bắt đầu từ  đâu, khi nào, không biết nữa,... là lời tự  thú với lòng  <br /> mình về  sự  bí  ẩn đến diệu kì của tình yêu. Cũng như  sóng, như  gió trước biển cả, tình  <br /> yêu là sức mạnh tự  nhiên, vẻ  đẹp tự  nhiên, sâu xa và bí  ẩn như  tự  nhiên. Câu thơ  "Em <br /> cũng không biết nữa" như  một cái lắc đầu nũng nịu nhưng không che giấu được niềm  <br /> hạnh phúc mà người phụ nữ đang có, đang tận hưởng.<br /> ­ Những khát khao da diết về hạnh phúc đời thường:<br /> <br /> + Sóng và em là hình tượng sóng đôi có sự tương đồng, gặp gỡ   ở chỗ  cùng không nguôi <br /> thương nhớ, tương tư; cùng thuỷ  chung chờ  đợi, hy vọng, tin tưởng, thao thức, trở  trăn: <br /> "Lòng em nhớ  đến anh ­ Cả  trong mơ  còn thức". Và dẫu con sóng có gặp những truân  <br /> chuyên, trắc trở của đời thường khi phải xuôi bắc ­ ngược nam thì nó vẫn vượt qua tất cả <br /> để "Hướng về anh ­ một phương".<br /> <br /> + Sóng và em cùng cháy lên niềm khao khát hoá thân, hoà nhập vào thế  giới vĩnh hằng,  <br /> bất tử  của "biển lớn tình yêu" để  "ngàn năm còn vỗ". Không gian mênh mông, thời gian  <br /> vô tận, vậy mà con sóng vẫn ấm áp vì được vỗ về, che chở trong "biển lớn tình yêu". Và <br /> niềm khát khao đó đã trở thành lời "tự hát" không chỉ cho riêng Xuân Quỳnh mà cho tất cả <br /> những tâm hồn đang yêu.<br /> <br /> ­ Nhận xét, đánh giá về vẻ đẹp của thơ Xuân Quỳnh qua bài thơ Sóng.<br /> <br /> + Với bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh đã tạo được sự kết nối rất đẹp giữa thơ ca truyền thống  <br /> và thơ  ca hiện đại. Những lời ca muôn đời của các cô gái gửi gắm trong các bài ca dao ­ <br /> dân ca đã được Xuân Quỳnh tiếp nối và làm mới thêm qua những vần thơ vừa đằm thắm  <br /> vừa da diết suy tư.<br /> <br /> + Tâm hồn giàu nữ tính, khao khát tình yêu và hạnh phúc của Xuân Quỳnh được thể hiện <br /> qua những câu thơ 5 chữ, với những sáng tạo nghệ thuật về hình tượng sóng (những ẩn  <br /> dụ, liên tưởng, biểu tượng,...) đã thể hiện những sắc điệu phong phú của tâm hồn người <br /> phụ nữ trong tình yêu.<br /> <br /> 3/ Kết bài:  Nêu cảm nhận,  ấn tượng riêng của cá nhân về  vẻ  đẹp của tâm hồn Xuân <br /> Quỳnh qua bài thơ.<br /> <br /> Bài làm<br /> <br /> “Sống và khát vọng” là lí tưởng cao đẹp của thanh niên thời hiện đại. Tuổi trẻ  nên biết  <br /> tận hưởng và cống hiến sức mình cho đời. Đó có lẽ  là biểu hiện niềm ham sống mãnh  <br /> liệt, hay là nỗi khao khát hòa mình vào tình yêu chung của nhân loại. Xuân Diệu và Xuân  <br /> Quỳnh – những nhà thơ  của tuổi trẻ  – đã thể  hiện quan niệm sống mới mẻ này qua hai <br /> tác phẩm tiêu biểu là “Sóng” và “Vội vàng” mà tiêu biểu là hai đoạn thơ sau:<br /> <br /> Làm sao được tan ra<br /> <br /> Thành trăm con sóng nhỏ<br /> <br /> Giữa biển lớn tình yêu<br /> <br /> Để ngàn năm còn vỗ<br /> <br /> (Sóng – Xuân Quỳnh)<br /> <br /> Tôi muốn tắt nắng đi<br /> <br /> Cho màu đừng nhạt mất,<br /> <br /> Tôi muốn buộc gió lại<br /> <br /> Cho hương đừng bay đi<br /> <br /> (Vội vàng – Xuân Diệu)<br /> <br /> Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ thời chống <br /> Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng người phụ nữ khi yêu, nhiều trắc ẩn – vừa hồn nhiên,  <br /> tươi tắn lại vừa đằm thắm, chân thành. Nhân vật trữ  tình trong thơ  Xuân Quỳnh đều là  <br /> những người phụ  nữ  mạnh mẽ, luôn da diết khát vọng hạnh phúc đời thường. Bài thơ <br /> “Sóng” ra đời trong chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền (Thái Bình). Đây là thi phẩm đặc <br /> sắc, đậm chất phong cách thơ  Xuân Quỳnh. Bài thơ  được in trong tập “Hoa dọc chiến  <br /> hào”.<br /> <br /> Xuân Diệu là “nhà thơ  mới nhất trong các nhà thơ  mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến  <br /> cho thi ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới cùng những cách tân  <br /> nghệ  thuật đầy sáng tạo. Cũng như  Xuân Quỳnh, Xuân Diệu là nhà thơ  của tình yêu và  <br /> tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Từ sau cách mạng, thơ  Xuân  <br /> Diệu gắn liền với đất nước và rất giàu tính thời sự. Bài thơ  “Vội vàng” là một trong số <br /> những thi phẩm về lòng yêu cuộc sống của người trẻ, được in trong tập “Thơ Thơ”.<br /> <br /> “Tuổi trẻ  chẳng hai lần thắm lại” (Xuân Diệu). Vì thế, sống và để  yêu thương và khát  <br /> vọng luôn song hành cùng tuổi trẻ. Đó là tính quy luật muôn đời.<br /> <br /> Trước hết, ta sẽ  tìm hiểu khát vọng mà nữ  sĩ Xuân Quỳnh đã đề  cập đến trong “Sóng”.  <br /> Tuổi trẻ sinh ra là để được yêu và tình yêu đóng vai trò đặc biệt đối với tuổi thanh xuân  <br /> của mỗi người. Bởi lẽ:<br /> <br /> Làm sao sống được mà không yêu<br /> <br /> Không nhớ không thương một kẻ nào.<br /> <br /> (Xuân Diệu)<br /> <br /> Tình yêu trong “Sóng” của Xuân Quỳnh không chỉ có những cung bậc cảm xúc đời thường <br /> của người phụ nữ khi yêu mà nó còn ẩn chứa lí tưởng cao đẹp của tình yêu hiện đại:<br /> <br /> Làm sao được tan ra<br /> <br /> Thành trăm con sóng nhỏ<br /> <br /> Giữa biển lớn tình yêu<br /> <br /> Để ngàn năm còn vỗ.<br /> <br /> Người trẻ yêu rất say đắm, rất mãnh liệt, họ luôn khát vọng tình yêu, luôn “bồi hồi trong  <br /> ngực trẻ”. Chính vì vậy, mà họ sẵn sàng hi sinh, hiến dâng cho hạnh phúc của mình. Chỉ <br /> với bốn câu thơ, nữ tác giả  đã bộc lộ  cái tôi bản thân cũng như  suy nghĩ của thế  hệ  trẻ. <br /> Hai chữ  “làm sao” thật giàu cảm xúc. Là nỗi băn khoăn, trăn trở  của Xuân Quỳnh. Đó  <br /> chính là nỗi khát khao được “tan thành trăm con sóng nhỏ”. Vì sao vậy, vì nhà thơ  bằng <br /> trực cảm của mình đã nhận ra tình yêu không thuộc về vĩnh viễn. Nó giống như:<br /> Cuộc đời tuy dài thế<br /> <br /> Năm tháng vẫn đi qua<br /> <br /> Như biển kia dẫu rộng<br /> <br /> Mây vẫn bay về xa<br /> <br /> Cuộc đời tuy dài nhưng không ngăn nổi tháng năm của tuổi trẻ  sẽ  đi qua. Biển dẫu đến <br /> vô cùng vẫn không thể nào giữ nổi một đám mây bay về cuối chân trời. Vì vậy mới sinh  <br /> ra khát vọng của thi nhân. Khát vọng được hóa thân thành sóng là khát vọng được cho đi, <br /> được dâng hiến. Bởi vì, có một nghịch lí trong tình yêu là “hạnh phúc thật sự chỉ đến khi <br /> bạn biết mạnh dạn cho đi chứ  không phải nắm giữ  thật chặt” (Christopher Hoare). Con  <br /> sóng lớn là tổng hòa của “Trăm con sóng nhỏ” để  hòa vào đại dương mênh mông sâu <br /> thẳm. Trong bao la vô tận  ấy, sóng sẽ  mãi mãi vỗ  muôn điệu yêu thương mà không bao  <br /> giờ lo âu vì tình yêu trong biển rộng trời cao  ấy chẳng bao giờ vơi cạn. Bên cạnh đó, có <br /> thể  thấy rằng, Xuân Quỳnh đang ngầm so sánh cuộc đời tựa hồ  như  biển lớn tình yêu <br /> được tạo nên từ  những con sóng nhỏ. Sóng chẳng thể  tồn tại nếu nó không còn là một <br /> phần của biển khơi. Cũng như tình yêu của muôn người, nếu tách khỏi cộng đồng thì chỉ <br /> mãi là một tình yêu lẻ  loi, vị kỉ. Từ  đó, người đọc cảm nhận được khao khát bất tử  hóa  <br /> tình yêu của nhà thơ:<br /> <br /> Giữa biển lớn tình yêu<br /> <br /> Để ngàn năm còn vỗ.<br /> <br /> Những con sóng đó quyện mình vào đại dương bao la, cùng vỗ nhịp yêu thương đến ngàn <br /> đời sau tượng trưng cho tình yêu vĩnh hằng. Tình yêu cá nhân cần phải hòa mình vào tình <br /> yêu chung của nhân loại thì mới trường tồn, vĩnh cửu. Bởi một lẽ “giọt nước chỉ không  <br /> thể  cạn khi nó hòa vào biển cả”. Hơn nữa, bài thơ  được ra đời vào năm 1968, trong bối <br /> cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược. <br /> Thanh niên nam nữ  đều xông pha mặt trận, chiến trường khói lửa bom đạn. Biết bao <br /> nhiêu cuộc chia ly màu đỏ  giữa các cặp gái trai diễn ra vào thời điểm đó. Nghĩ đến điều <br /> này, ta lại càng thấm thía hơn về  lý tưởng tình yêu của con người thời đại  ấy. Nói tóm <br /> lại, thông qua khổ  cuối của bài thơ  “Sóng”, Xuân Quỳnh đã gửi đến độc giả  thông điệp  <br /> nhân văn về tình yêu: yêu là hiến dâng và tình yêu cá nhân không thể và cũng không thể <br /> tách rời bể lớn tình yêu nhân loại.<br /> <br /> Xuân Quỳnh đã rất khéo léo khi chọn viết “Sóng” bằng thể thơ ngũ ngôn, giàu nhịp điệu.  <br /> Nhịp điệu của sóng, nhịp điệu của tâm hồn giúp cho nhà thơ  phần nào truyền tải ý nghĩa  <br /> nhân văn của mình đến người đọc một cách sâu sắc và xúc động nhất. Cách so sánh “em” <br /> với “sóng” độc đáo, cùng những hình  ảnh nhân hóa,  ẩn dụ  những con sóng tựa như  tâm <br /> hồn trắc ẩn của người phụ nữ đang yêu đã tạo nên thành công cho bài thơ.<br /> <br /> Chẳng những yêu hết mình, yêu chân thành mà tuổi trẻ còn có một niềm ham sống mãnh <br /> liệt. Không ai khác ngoài Xuân Diệu có thể bộc lộ cái tôi sôi nổi, giàu khát vọng ấy của <br /> đời thanh niên:<br /> <br /> Tôi muốn tắt nắng đi<br /> <br /> Cho màu đừng nhạt mất<br /> <br /> Tôi muốn buộc gió lại<br /> <br /> Cho hương đừng bay đi.<br /> <br /> Bốn câu thơ  trên là lời mở  đầu cho thi phẩm “Vội vàng”. Đặc biệt thay, chỉ  những câu  <br /> thơ  này được viết bằng thể  ngũ ngôn. Với nhịp ngắn, nhanh, giàu nhạc điệu, thì đây là <br /> thể thơ thích hợp nhất để bộc lộ cái tôi đầy khát vọng mãnh liệt và táo bạo của nhà thơ.  <br /> Nhân vật trữ tình trong “Vội vàng” có một khao khát được “tắt nắng” cho màu hoa đừng  <br /> phai, được “buộc gió” cho “hương đừng bay đi”. Nắng và gió, hương và hoa ở đây là mùa <br /> xuân của đất trời. Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm với bạt ngàn hoa thơm, cỏ lạ, với <br /> không khí  ấm áp, muôn chim hội tụ. Đó là “đồng nội xa rì”, là “lá cành tơ  phơ  phất” và  <br /> còn là “của yến anh này đây khúc tình si”. Mùa xuân qua “cặp mắt xanh non biếc rờn” của  <br /> nhà thơ càng trở nên thanh tân, quyến rũ đến lạ lùng: “Tháng giêng ngon như một cặp môi <br /> gần”.<br /> Nhưng ẩn sâu trong vẻ đẹp diệu kỳ ấy của mùa xuân là vòng quay không ngừng của thời  <br /> gian. Thời gian có sức mạnh ghê gớm, nó bào mòn mọi thứ, kể cả tuổi thanh xuân của con <br /> người. Vì vậy mà Xuân Diệu luôn lo sợ về tình yêu, về tuổi già trước mắt: Xuân đương <br /> tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.<br /> <br /> Nỗi sợ  vô hình  ấy cứ  ám  ảnh nhà thơ  mãi không thôi. Chính vì lẽ  đó mà Xuân Diệu đã  <br /> khát vọng chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa, buộc vũ trụ  ngừng quay, thời gian dừng  <br /> lại. Từ đó, thi nhân được hưởng trọn vẹn những phút giây đẹp nhất của đời người. Khát <br /> khao ấy nghe có vẻ ngông cuồng, điên rồ những lại rất hợp lý. Có người từng bảo rằng:  <br /> “Tuổi trẻ  như  một cơn mưa rào, cho dù bị  cảm, vẫn muốn quay lại để  được  ướt thêm  <br /> một lần nữa”. Tuổi thanh xuân, là quãng thời gian mà con người cảm thấy mình đẹp nhất,  <br /> sung sức nhất. Nhà thơ muốn được níu giữ, được tận hưởng thời trẻ, điều đó cũng không  <br /> quá khó hiểu. Đây chính là khát vọng đầy chất nhân văn của tác giả. Xuân Diệu, qua đó,  <br /> cũng nhắc nhở  người đọc: “Mau đi thôi, mùa chưa ngả  chiều hôm”. Nghĩa là ta phải <br /> nhanh lên để tình non chẳng chóng già, để một mai ngẫm lại ta không hối tiếc vì đã “chờ <br /> nắng hạ mới hoài xuân”.<br /> <br /> Tác giả  sử  dụng thể  thơ  ngũ ngôn giàu nhịp điệu, lột tả  chân thực khát vọng mãnh liệt <br /> của bản thân cũng như  làm tăng sức truyền cảm đối với độc giả. Chỉ  vỏn vẹn bốn câu <br /> thơ mở đầu, mà các động từ mạnh “tắt”, “buộc”,… cùng với điệp ngữ “Tôi muốn” đồng <br /> loạt xuất hiện, góp phần nhấn mạnh nội dung của thi phẩm, đồng thời tạo nên cái hay  <br /> cho đoạn thơ, mang đậm phong cách thơ Xuân Diệu.<br /> <br /> Dễ dàng nhận thấy, cả Xuân Quỳnh lẫn Xuân Diệu đều sử dụng thể  thơ ngũ ngôn, giàu <br /> nhịp điệu nhằm tăng tính biểu cảm khi truyền tải ý nghĩa nhân văn đến người đọc. Ngoài <br /> ra, hai khổ thơ trên đều bộc lộ cái tôi khát vọng với đời vô cùng cháy bỏng của thế hệ trẻ <br /> thời hiện đại. Tuy nhiên, khát vọng trong “Sóng” là khát vọng tình yêu lứa đôi, là khao <br /> khát được tận hiến, được hi sinh cho một tình yêu đẹp, giữa “biển lớn ngàn năm sóng  <br /> vỗ”. Còn trong “Vội vàng”, ấy lại là một quan niệm nhân sinh về lẽ sống: sống vội vàng , <br /> giục giã để tận hưởng những giá trị của cuộc sống.<br /> Người ta nói: “Tuổi trẻ  là tuổi không ngại ngùng gì và không nghi ngờ  gì”. Tuổi thanh <br /> xuân của đời người trôi qua nhanh lắm. Vậy nên, đừng ngại ngùng, hãy yêu hết mình, <br /> sống vội vàng với cả nhiệt huyết của người trẻ như Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Chỉ  có  <br /> thế, ta mới vươn tới được hạnh phúc vĩnh hằng và hưởng thụ lấy những tinh hoa, những  <br /> khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời này.<br /> <br />  <br /> <br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2