intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ sau: "Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ đàn chim dáo dác bay"

Chia sẻ: Lan Si Zhui | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

58
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong thế kỉ XIX, là niềm tự hào đặc biệt của nhân dân miền Nam tự bao đời nay. Thơ văn của ông là nỗi niềm của một tấm lòng yêu đất nước, con người sâu sắc trong cảnh mù loà. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm hoạ. Đau xót trước cảnh nhân dân gặp cảnh lao lung, nhà thơ đã viết nên những câu thơ thật xúc động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ sau: "Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ đàn chim dáo dác bay"

Đề  bài: Cảm nhận của anh (chị) về  hai câu thơ  sau: "Bỏ  nhà lũ trẻ  lơ  xơ  chạy/  <br /> Mất ổ đàn chim dáo dác bay"<br /> Bài làm<br /> Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ  lớn của dân tộc ta trong thế  kỉ  XIX, là niềm tự  hào đặc  <br /> biệt của nhân dân miền Nam tự bao đời nay. Thơ  văn của ông là nỗi niềm của một tấm  <br /> lòng yêu đất nước, con người sâu sắc trong cảnh mù loà. Năm 1859, thực dân Pháp nổ <br /> súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm hoạ. Đau xót trước cảnh nhân dân <br /> gặp cảnh lao lung, nhà thơ đã viết nên những câu thơ thật xúc động:<br /> “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy<br /> Mất ổ đàn chim dáo dác bay”<br /> Hai câu thơ  đọc lên gợi cho người đọc cảm nhận được cái hoảng hốt đến đáng thương,  <br /> đến tội nghiệp trong từng câu chữ. Nhịp sống bình yên của người dân đang diễn ra vậy  <br /> mà đột nhiên âm thanh chết chóc của tiếng súng Tây làm đảo lộn tất cả. Mọi thứ rơi vào <br /> cảnh hỗn loạn, tang thương. Hai câu thơ trong phần thực đối nhau với phép đảo ngữ vận  <br /> dụng sắc sảo. Vị  ngữ  “bỏ  nhà” và “mất  ổ” được đảo lên đầu nhằm nhấn mạnh cảnh <br /> loạn li tang tóc của nhân dân ta khi thực dân Pháp tràn tới. Không phải ngẫu nhỉên Nguyên  <br /> Đình Chiểu lấy hai đối tượng “lũ trẻ” và “đàn chim” làm đối tượng trung tâm để miêu tả. <br /> Không có gì thảm thương bằng cảnh đứa trẻ bị lạc gia đình của chúng. Và cũng không có  <br /> gì đáng thương bằng cảnh bầy chim thì bị vỡ tổ, háo loạn, ngơ ngác... Chọn hai đối tượng <br /> này, cái tan tác, cái tội nghiệp, cái xót xa nhờ  thế  mà tăng lên rất nhiều và giá trị  tố  cáo <br /> của câu thơ cũng trở nên sâu sắc. Bằng hai câu thơ ngắn gọn. Tội ác của bọn thực dân đế <br /> quốc bị vạch trần. Xâm lược đất nước ta, chúng đã phá vỡ đi biết bao cảnh yên vui, đẩy <br /> con người vào nỗi sợ hãi luôn thường trực, và những mất mát không thể nào bù đắp nổi. <br /> Cặp từ láy “lơ xơ”, “dáo dác” gợi tả sự hoảng loạn kinh hoàng đến cực độ. Hai câu thơ <br /> đối rất chỉnh giữa từ  với từ, câu với câu, hình ảnh với hình ảnh, đảo ngữ  với đảo ngữ,  <br /> khiến cho các hình  ảnh nâng đỡ  cho nhau, làm nên giá trị  sâu sắc. Cái đáng thương, bất <br /> hạnh được tạo nên từ hai hình ảnh cộng hưởng “lũ trẻ” và “đàn chim”. Hai câu thơ  thiên <br /> về  tả  nhưng lại gợi  được rất nhiều tình cảm. Không nhìn được bằng đôi mắt thực,  <br /> Nguyễn Đình Chiểu đã dùng trái tim mình để nhìn và cảm thông cho những số phận bất  <br /> hạnh, cho vận mệnh đất nước đang bị  đe dọa trước họa ngoại xâm. Ông yêu thương <br /> người dân Nam Bộ mình, những con người hiền lành, chất phác, chăm chỉ làm ăn sớm tốì,  <br /> nay lại phải chịu cảnh tên bay đạn lạc. Tình yêu thương khiến ông có thể  tưởng tượng  <br /> được tất cả  những gì đang diễn ra xung quanh, cảm nhận tinh tế bằng cả cái nhạy cảm <br /> của một người khuyết tật,  ở cả cái nồng nàn, nóng ấm của một trái tim yêu thương. Câu <br /> thơ vì thế cũng gợi lên từ bạn đọc sự đồng cảm và xót thương sâu sắc.<br /> Nếu như  Lục Vân Tiên câu chuyện mang nhiều màu sắc triết lí về  lẽ  sống thì “Chạy <br /> giặc” lại là bài thơ  miêu tả  hiện thực một cách chân thực thể  hiện trực tiếp những tình  <br /> cảm và thái độ của nhà thơ trước thời thế. Bài thơ  mang tính thời sự nóng hổi nhưng lại  <br /> để lại ấn tượng lâu dài trong lòng người. Và những hình ảnh “Bỏ nhà lũ trẻ lơ  xơ  chạy/  <br /> Mất ổ đàn chim dáo đác bay”, tang thương, loạn lạc của một thời cũng sẽ vì thế mà đọng <br /> lại theo thời gian. Hai câu thơ đã miêu tả chân thực, cảm động thảm cảnh người dân Việt  <br /> Nam trước gót giày xâm lược tàn bạo, dã man của thực dân pháp mà thế  hệ  con cháu <br /> chúng ta không bao giờ người quên.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2