intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm nhận của anh chị về cảnh Chí Phèo tỉnh dậy sau trận ốm trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Chia sẻ: Lan Si Zhui | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

160
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chí Phèo (1941) là tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn. Bên cạnh nội dung hiện thực sâu sắc và tư tưởng nhân đạo mới mẻ là nghệ thuật tả tâm lí nhân vật đặc sắc, nhất là đoạn tả tâm trạng Chí Phèo lúc tỉnh rượu rồi khao khát sống. Đây là đoạn văn tiêu biểu cho bút pháp tả tâm lí của Nam Cao: Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc… cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm nhận của anh chị về cảnh Chí Phèo tỉnh dậy sau trận ốm trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Đề  bài: Cảm nhận của anh chị  về  cảnh Chí Phèo tỉnh dậy sau trận  ốm trong tác <br /> phẩm Chí Phèo của Nam Cao<br /> Hướng dẫn<br /> Truyện ngắn Nam Cao rất hiện đại trong kết cấu tâm lí và ngôn ngữ  giàu chất sống.  <br /> Nhưng đặc sắc hơn cả là nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật mà văn học thời  <br /> kỳ sau còn chịu ảnh hưởng.<br /> Chí Phèo (1941) là tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn. Bên cạnh nội  <br /> dung hiện thực sâu sắc và tư tưởng nhân đạo mới mẻ là nghệ thuật tả tâm lí nhân vật đặc <br /> sắc, nhất là đoạn tả tâm trạng Chí Phèo lúc tỉnh rượu rồi khao khát sống. Đây là đoạn văn  <br /> tiêu biểu cho bút pháp tả tâm lí của Nam Cao: Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô  <br /> độc… cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.<br /> Sau khi ở tù về, Chí Phèo trở thành người khác hẳn: lưu manh, côn đồ, hung hăng, dữ tợn  <br /> và lúc nào cũng say. Hắn bị  bá Kiến biến thành tay sai và sống u mê tăm tối gần mười  <br /> mấy năm trời. Một đêm trăng sáng bên bờ sông, Chí Phèo gặp Thị Nở. Sáng hôm sau tỉnh  <br /> rượu, Chí Phèo nhận biết thế giới quanh mình và nhận ra cảnh ngộ cay đắng, bi đát của <br /> cuộc đời. Trích đoạn miêu tả dòng suy nghĩ của Chí về thực trạng cuộc đời trong hiện tại  <br /> và cả tương lai.<br /> Hắn thấy hắn… Ngôn ngữ độc thoại cho thấy lần đầu tiên Chí Phèo sống nội tâm. Hắn  <br /> chủ ngữ là con người lý trí tỉnh táo, hắn bổ ngữ là con người thân phận: già và cô độc. Chí <br /> Phèo đang suy tư, nhìn nhận về mình.<br /> Con người tự nhận thức là một bước tiến của nhân loại đưa con người đến với ánh sáng  <br /> trí tuệ và cũng là bước chuyển biến quan trọng trong số phận Chí Phèo. Dấu chấm than <br /> rớt xuống cùng cụm từ Buồn tay cho cuộc đời như một tiếng thở dài não nuột, Chí không  <br /> biết chia sẻ  cùng ai. Trực giá cho thấy đời hắn buồn, rồi từ  đó hắn nhận ra cuộc sống  <br /> thật buồn mà chính cuộc sống làm đời hắn buồn.<br /> Lí do khiến hắn buồn đã rõ. Con người ham sống thì thường sợ  tuổi già. Tuổi già đến <br /> nhanh quá nên Chí cho là phi lý: Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Điều Chí <br /> thắc mắc là hoàn toàn có lý vì có bao giờ  hắn tỉnh để  nhận biết thời gian, thậm chí là  <br /> không gian sống của hắn. Chủ nghĩa hoài nghi là dấu hiệu đầu tiên của nhận thức. Chí <br /> Phèo bắt đầu nhận thức lại. Quy luật chảy trôi của thời gian mà Chí Phèo xem là nghịch <br /> lý thì Chí Phèo đã nhìn thấy rõ để tiếc nuối quãng đời mê muội, tội lỗi đã qua và tha thiết  <br /> yêu cuộc đời này biết bao nhiêu, nhất là khi Chí Phèo vừa được nghe những âm thanh  <br /> trong trẻo từ thế giới tươi xanh vọng vào.<br /> Dòng độc thoại nội tâm tiếp tục với giọng  điệu buồn da diết: Ngoài bốn mươi tuổi  <br /> đầu… Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc <br /> bên kia của đời. Ngoài bốn mươi chưa hẳn là già nhưng chắc chắn là không còn trẻ. Phép <br /> so sánh độc đáo của Nam Cao cho thấy sức khỏe của Chí đã bắt đầu đổ dốc, càng về cuối  <br /> tốc độ càng nhanh hơn. Trận  ốm lúc tờ mờ sáng là những lá vàng báo hiệu rằng mùa thu  <br /> cuộc đời đã đến, khiến Chí Phèo giật mình thảng thốt lo âu khi sắp trôi về mùa đông tàn  <br /> lạnh. Khả  năng bươn chải với cuộc mưu sinh đã hạn chế, sự  mệt mỏi đã bắt đầu xuất  <br /> hiện, trong khi đó Chí Phải bắt đầu sống từ thời điểm này thì có gì buồn hơn.<br /> Chí đang nhìn về quá khứ  buồn, hiện tại đắng nên thấy trước tương lai đầy bất trắc, lo <br /> âu: Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc,  <br /> cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. Mạch suy tư của Chí Phèo rất phù hợp với quy  <br /> luật tâm lý, khi con người cô độc đối diện với chính mình và thấy không ai hiểu được  <br /> mình. Chí thấy ba tảng đá đang đè nặng lên cuộc đời và có quan hệ  tương tác. Tuổi già <br /> thường sinh bệnh tật. Tuổi già thường phải sống cô đơn. “Cái gì khô héo hơn cọng rơm  <br /> khô? – Một trái tim đau buồn!” (Ma­ha­bha­ra­ta) nên sự  cô độc đáng sợ  hơn tất cả  vì <br /> cảnh trống trải không nơi nương tựa, sự thiếu thốn tình cảm và nỗi buồn sẽ làm hao mòn <br /> sinh lực khiến sinh nhiều bệnh tật. Chí Phèo đã và đang sống giữa sa mạc cô đơn, cách ly  <br /> với xã hội nên tha thiết được trở  về  để  hưởng chút nắng  ấm của bình minh, của tình  <br /> người nơi mảnh đất lương thiện.<br /> Khao khát hoàn lương mà bất lực, con người cô độc thường sợ hãi nên lúc này Chí Phèo <br /> thấy tương lai xám mịt, tâm tư nặng trĩu và Chí đã rưng rưng nước mắt.<br /> Diễn biến tâm lí của Chí Phèo lúc này được phản ánh đúng quy luật, dòng độc thoại nội <br /> tâm, mạch suy nghĩ theo từng bước phát triển tự nhiên, không có sự áp đặt chủ quan của <br /> tác giả. Khi đối diện với chính mình trong không gian bó hẹp, chịu áp lực bởi hoàn cảnh  <br /> nên nhân vật thụ  động trong suy nghĩ và quẩn quanh với một điều duy nhất: già, đói rét, <br /> bệnh tật, cô độc. Do đó, đặc điểm tâm lí nhân vật đã phản ánh số phận.<br /> Nam Cao thường có giọng văn lạnh như   ở  trích đoạn này, giọng điệu nhẹ  nhàng, mềm <br /> mại; phép so sánh giàu chất trữ  tình, vừa lột tả  được nỗi buồn da diết của Chí vừa thể <br /> hiện được sự cảm thông của nhà văn. Có những câu văn pha trộn ngôn ngữ gián tiếp với <br /> trực tiếp: Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn  <br /> mươi tuổi đầu… cho thấy tác giả như nhập hẳn vào tâm trạng nhân vật để lắng nghe và <br /> cùng chia sẻ nên biểu hiện được chiều sâu tình cảm nhân đạo.<br /> Khi đặt nhân vật trong quan hệ với chính nó và quan hệ với môi trường, nhân vật vừa có  <br /> nhu cầu nhận thức vừa có nhu cầu giao tiếp nên đoạn trích đã đưa ra khái niệm con người <br /> tự  nhận thức và con người cô độc. Con người tự  nhận thức thì sẽ  lớn hơn chính nó, vì <br /> vậy mà nó tự khắc xung đột với môi trường khi trước đó nó dung hòa được. Con người cô  <br /> độc là sự nhảy cảm của Nam Cao về bản chất nguyên thủy của con người rất cần đoàn <br /> thể cộng đồng. Đó là chất triết lí của nhà văn Nam Cao.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2