Suy tim xung huyết (Phần cuối)
lượt xem 39
download
Suy tim xung huyết (Phần cuối) Bệnh cảnh lâu dài của bệnh nhân suy tim xung huyết là gì ? Nhìn chung, tiến triển của suy tim xung huyết có những giai đoạn ổn định, có những giai đoạn bùng phát. Tuy nhiên, quá trình của bệnh tùy thuộc từng bệnh nhân, thay đổi rất nhiều. Những yếu tố liên quan tới tiên lượng của bệnh nhân bao gồm bệnh tim nền tảng, đáp ứng với điều trị, mức độ tổn thương các cơ quan khác, và những bệnh nặng khác kèm theo, triệu chứng của bệnh nhân, mức độ suy...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Suy tim xung huyết (Phần cuối)
- Suy tim xung huyết (Phần cuối) Bệnh cảnh lâu dài của bệnh nhân suy tim xung huyết là gì ? Nhìn chung, tiến triển của suy tim xung huyết có những giai đoạn ổn định, có những giai đoạn bùng phát. Tuy nhiên, quá trình của bệnh tùy thuộc từng bệnh nhân, thay đổi rất nhiều. Những yếu tố liên quan tới tiên lượng của bệnh nhân bao gồm bệnh tim nền tảng, đáp ứng với điều trị, mức độ tổn thương các cơ quan khác, và những bệnh nặng khác kèm theo, triệu chứng của bệnh nhân, mức độ suy giảm, và những yếu tố khác vẫn còn chưa rõ. Ngày nay, với những thuốc mới hơn tác động lên quá trình tiến triển của bệnh. Do đó, tiên lượng nhìn chung thấy tốt hơn so với cách đây 10 năm. Trong một vài trường hợp, đặc biệt khi rối loạn chức năng cơ tim mới bị thì sự cải thiện tự nhiên không phải là không thường gặp, thậm chí một lúc nào đó chức năng cơ tim trở nên bình thường.
- Một điều quan trọng ở bệnh nhân suy tim xung huyết là nguy cơ bị rối loạn nhịp tim. Tất cả những trường hợp tử vong xảy ra ở bệnh nhân bị suy tim xung huyết, thì khoảng 50% liên quan tới suy tim tiến triển, còn 50% được nghĩ là liên quan tới rối loạn nhịp tim nặng. Tuy nhiên, điều chưa rõ là bằng cách nào để xác định tất cả những bệnh nhân suy tim xung huyết có những yếu tố nguy cơ cao nhất của rối loạn nhịp tim và cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc điều trị chúng. Hiện nay, trên lâm sàng có dùng thuốc chống loạn nhịp và máy khử rung để điều trị. Những lãnh vực nghiên cứu mới trong suy tim xung huyết là gì? Mặc dù thuốc có nhiều ưu điểm trong điều trị suy tim xung huyết khoảng trên 20 năm qua nhưng có rất nhiều nghiên cứu đang được xúc tiến. Những loại thuốc mới đang được thử nghiệm trên lâm sàng bao gồm những thuốc tác dụng lên thụ cảm thể calcium, ức chế vasopeptidase và những peptides lợi tiểu. Ngoài ra, còn dùng thêm ức chế men chuyển và ức chế beta, việc dùng những thuốc này dựa trên sự hiểu biết thêm về quá trình tiến triển và hậu quả để lại do suy tim. Thêm vào đó, liệu pháp gen được tập trung nghiên cứu và đang được thử nghiệm trên động vật. Những điều trị mới này đã được chứng minh, là một điều lạc quan chưa từng thấy trong điều trị suy tim xung huyết. Ở đa số bệnh nhân cải thiện lối sống phù hợp, dùng thuốc đúng thứ tự, có thể duy trì được hoạt động, và cảm thấy dễ chịu. Việc chọn lựa những loại thuốc như ức chế men chuyển, ức chế beta để điều trị đã cho thấy có nhiều điều đáng chú ý. Vào thế kỷ 21 chắc chắn rằng sẽ có thêm nhiều những can thiệp có hiệu nghiệm hơn. Sơ lược về suy tim xung huyết . Suy tim xung huyết là tình trạng mà chức năng bơm máu của tim không đủ để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể. Có nhiều bệnh có thể làm suy giảm chức năng bơm máu của tim và gây ra suy tim xung huyết. Triệu chứng của suy tim xung huyết thì rất thay đổi bao gồm mệt, giảm khả năng gắng sức, khó thở và phù. Chẩn đoán suy tim xung huyết dựa trên việc hỏi kỹ về bệnh sử, thăm khám lâm sàng cẩn thận và làm những xét nghiệm có chọn lọc.
- Việc điều trị suy tim xung huyết có thể bao gồm cải thiện lối sống, chú ý đến những yếu tố có khả năng hồi phục, thuốc, ghép tim và những điều trị cơ học. Xơ vữa động mạch, ngõ vào của nhiều bệnh chứng Thứ tự ưu tiên không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với luận lý khoa học. Hai tiếng tim mạch là thí dụ điển hình. Tuy nhắc tim rồi mới nhớ đến mạch, nhưng trên thực tế thì trong đa số trường hợp bệnh tim lại bắt đầu từ mạch máu. Trái tim là cơ quan có khả năng chịu đựng áp lực và bù trừ chức năng rất cao. Ngoại trừ trường hợp bất khả kháng do dị tật bẩm sinh, tim không dễ gì ngã bệnh trong một sớm một chiều Điểm yếu của hệ tuần hoàn chính là mạng lưới mạch máu trải dài nhiều cây số nhằm phủ kín bề mặt cơ thể và toàn bộ nội tạng. Muốn làm tròn chức năng cung ứng dưỡng khí và dưỡng chất đến tận mọi vùng sâu, vùng xa của cơ thể, tim phải trông cậy vào các mao mạch nhỏ li ti như chân rết nối liền với mọi ngõ ngách của cơ quan và tế bào. Khi chướng ngại vật là xơ vữa Đây chính là điểm éo le trong toàn bộ vấn đề. Đã là mạch máu nhỏ đến độ chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi điện tử thì vi mạch dễ gì có cấu trúc bền vững! Chính vì thế mà mao mạch dễ bị thương tổn bởi nhiều lý do. Vì nguyên nhân nào đó, chẳng hạn do hậu quả của tình trạng viêm nhiễm, tác hại của độc chất trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá..., một vài chỗ trong mạch máu bỗng nhiên không còn trơn láng. Nếu
- ngay lúc đó dòng máu lại chảy qua một cách chậm chạp, vì quá đậm đặc do chứa nhiều chất mỡ hay do tiểu cầu tập trung quá độ bởi tình trạng căng thẳng thần kinh (stress), thì chất mỡ trong máu có đủ thời giờ và phương tiện để bám chặt vào thành mạch máu. “Thừa nước đục thả câu”, chất vôi, chất đạm, tiểu cầu... cũng dừng lại “nghỉ chân”, tạo thành những mảng xơ và làm cho mạch máu bắt đầu chai cứng. Hậu quả của điều này là trái tim phải gắng sức đẩy máu vượt qua những chướng ngại từ xa càng lúc càng nhiều, trong khi cơ quan nằm quanh vùng mạch máu lại bị xơ vữa do thiếu dưỡng khí và dưỡng chất vì đường tiếp tế bị gián đoạn. Đến lúc nào đó trái tim kiệt sức và mạch máu phải chai cứng, đứt đoạn hay tắc nghẽn! Điều gì sẽ xảy ra nếu hiện tượng xơ vữa mạch máu xuất hiện ngay trên thành tim, trong não, trên đáy mắt? Hậu quả không gì khác hơn là nhồi máu cơ tim, bại liệt vì tai biến mạch máu não! Trái tim, cơ quan cao cấp của cơ thể, phải chấp nhận thất bại một cách oan uổng chỉ vì một sự khởi đầu... rất tầm thường. Có đáng phải trả giá như thế không? Cần chiến lược phòng bệnh lâu dài Thử xoay ngược vấn đề. Liệu có cách nào bảo vệ mặt trong của thành mạch máu? Có thể nào giữ cho dòng máu tuy không loãng như nước lã, nhưng cũng đừng quá đậm đặc? Có cách nào ổn định các thành phần trong dòng máu sao cho độ nhớt của máu đừng vượt quá mức độ bình thường? Câu trả lời dứt khoát là có, nếu thầy thuốc và bệnh nhân chú ý nhiều hơn đến mục tiêu phòng bệnh dựa vào hoạt chất sinh học có nguồn gốc thiên nhiên. Xơ vữa mạch máu là bệnh có thể dễ phòng ngừa nếu phương án dự phòng được thực hiện không chỉ đúng lúc, mà càng sớm càng tốt. Hơn thế nữa, muốn bảo vệ mạch máu để giảm bớt gánh nặng cho trái tim thì biện pháp phòng bệnh cần được tiến hành liên tục sao cho các yếu tố gây xơ vữa mạch máu không tìm được cơ hội thuận tiện. Dùng thuốc ngừa xơ vữa theo kiểu “xuân thu nhị kỳ” thì không uống thuốc nhiều khi còn tốt hơn. Không mong gì lật đổ được ngôi vị đứng đầu về tỉ lệ tử vong của bệnh tim mạch nếu thiếu chiến lược phòng bệnh lâu dài. Trên thực tế không thiếu phương tiện phòng bệnh, từ cách ăn uống cho đến dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Nhưng sở dĩ bệnh tim mạch vẫn còn là mối đe
- dọa chỉ vì phần lớn người bệnh, hay chính xác hơn, người sắp bị bệnh, thiếu kiên nhẫn theo đuổi giải pháp phòng ngừa. Muốn chống xơ phải trị vữa! Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây đã chứng minh: . Cholesterol không phải là yếu tố đơn thuần dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. . Lượng cholesterol toàn phần trong máu dù có tăng cao vẫn chưa là điều kiện cần và đủ để mạch máu bị chai cứng trước khi đi vào tình trạng tắc nghẽn. . Cholesterol chỉ bám được vào mạch máu khi có sự tiếp tay của một số hoạt chất giúp dán chặt cholesterol vào thành mạch. Các chất này thường gặp trên người thường bị bội nhiễm (C reactive protein), hút thuốc (homocystein), hay ở đối tượng có cuộc sống căng thẳng (ICAM)... Người tuy có nhiều cholesterol trong máu, nhưng nếu không thừa các chất trên, vẫn không bị đe dọa vì xơ vữa mạch máu. . Ngược lại, người có lượng cholesterol trong máu tuy ở mức bình thường nhưng lại quá dư các chất “cò mồi”, lại là đối tượng hàng đầu của tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... với tỉ lệ không kém nhóm tăng cholesterol! . Một số hoạt chất trong rau quả, cây thuốc rõ ràng có tác dụng chống xơ vữa mạch máu thông qua cơ chế bảo vệ tính đàn hồi của thành mạch máu, chống hiện tượng đông máu nội mạch và ngăn ngừa tình trạng co thắt mạch máu. Thêm vào đó, bên cạnh việc chủ động giải quyết nguyên nhân xuất phát từ thói quen sinh hoạt, mâu thuẫn trong gia đình, nghề nghiệp, xã hội..., chế độ dinh dưỡng chú trọng các vitamin và khoáng tố có tác dụng chống xơ vữa đã được chứng minh trong thực nghiệm và trên lâm sàng, như sinh tố C, E, folate, B12, kẽm, selen... là một trong các biện pháp nên được chú ý hàng đầu cho người đã phát hiện tình trạng xơ vữa mạch máu. Không hẳn lúc nào cũng cần đến hoạt chất cầu kỳ phức tạp mới ngừa được bệnh tim mạch!
- Súp lơ chống lại bệnh tim Thường xuyên ăn súp lơ (hay bông cải xanh) có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh tim, bên cạnh tác dụng chống ung thư, các nhà khoa học Mỹ thông báo. Trong thí nghiệm, người ta cho những con chuột ăn thêm một lượng súp lơ trong vòng 1 tháng, và đo ảnh hưởng lên cơ tim của chúng. So với những động vật mà chế độ ăn không thay đổi, ở nhóm chuột ăn súp lơ, tim của chúng đập tốt hơn hẳn và ít hư hại hơn khi rơi vào tình trạng thiếu ôxi. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Connecticut phỏng đoán súp lơ có thể đã kích hoạt sự sản xuất một protein tên là thioredoxin, giúp bảo vệ tim trước những hư hỏng. Các công trình trước kia đã tìm thấy nhiều lợi ích của súp lơ đối với sức khoẻ, đặc biệt là có tiềm năng bảo vệ cơ thể chống ung thư. Tuy nhiên, việc hấp sơ món ăn này có thể sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn là khi luộc. "Nếu súp lơ bị luộc chín nhừ, nó sẽ mất đi khả năng bảo vệ", giáo sư Dipak Das, trưởng nhóm nghiên cứu nói. Nhóm nghiên cứu giờ đây đang tìm hiểu những loại rau khác cùng họ với súp lơ - như cải bắp và cải Brussel - có tác dụng chống lại các loại bệnh tật khác hay không.
- Nhịp tim không đều Nhịp tim bất thường như nhanh hay chậm được gọi chung là chứng bệnh loạn nhịp tim. Chứng loạn nhịp tim thường ảnh hưởng đến khoảng 5 % trong số chúng ta và phổ biến ở những người già có độ tuổi trên 65. Loạn nhịp tim xảy ra khi dũng điện phối hợp nhịp tim không hoạt động bình thường khiến nhịp tim trở nên quá nhanh, quá chậm hoặc không đều đặn. Triệu chứng của chứng loạn nhịp tim bao gồm: - Nhịp tim nhanh chậm khác thường. Tim đập nhanh (trên 100 nhịp/mỗi phút) hoặc đập chậm (dưới 60 nhịp/ mỗi phút) - Đau ngực
- - Hoa mắt, chóng mặt - Ngất, xỉu. - Trống ngực. Những nhân tố sau là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị loạn nhịp tim: - Do gien: Những người bị mắc chứng loạn nhịp tim do gien, đồng nghĩa với việc ngay từ khi mới sinh ra họ đã bị mắc chứng bệnh này do ảnh hưởng của yếu tố di truyền. - Huyết áp cao: Huyết áp cao là một căn bệnh rất nguy hiểm, nó chính là “thủ phạm” khiến cho thành tim trở nên dày lên hơn mức bình thường gây nên chứng loạn nhịp tim. - Do tuổi tác: Theo thời gian các cơ tim sẽ trở nên yếu hơn, hoạt động kém và tuổi tác chính là một trong số những nguyên nhân gây nên chứng bệnh nói trên. - Đồ uống có cồn và chất kích thích: Caffein và nicotin có trong một số loạn đồ uống như coca hay caphê có thể chính là tác nhân gây rối loạn nhịp tim. Cho nên nếu như bạn thu nạp càng nhiều các loại đồ uống được kể trên, đồng nghĩa với nguy cơ mắc chứng loạn tim sẽ càng tăng cao. Ngoài ra, một số loại thuốc như thuốc chống ho và cảm lạnh cũng là một trong số những tác nhân gây rối loạn nhịp tim. - Tiểu đường: Những “nạn nhân” của chứng tiểu đường cũng sẽ có nguy cơ bị mắc chứng bệnh này, nguyên nhân là do trong cơ thể có chứa một hàm lượng đường rất lớn trong máu, gây ảnh hưởng đến các chức năng của tim. - Gặp rắc rối với tuyến giáp: Tuyến giáp sản sinh ra một số loại hormon, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra đều đặn. Nếu như tuyến giáp sinh ra qúa nhiều hay quá ít lượng hormon cần thiết sẽ làm cho nhịp tim đập nhanh hay chậm hơn so với bình thường gây nên chứng loạn nhịp tim. Bệnh loạn nhịp tim cần phải được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Cách tốt nhất để điều trị căn bệnh này là bạn nên tới gặp các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ để được tư vấn và tham khảo thêm về hướng điều trị.
- Có thể bạn sẽ được yêu cầu sử dụng đến các thiết bị hỗ trợ trong trường hợp này, kết hợp cùng với sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Thêm vào đó, bạn cần đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn uống khoa học, đa dạng nhiều màu sắc từ các loại rau xanh và trái cây. Hơn thế nữa, một chế độ luyện tập đều đặn phù hợp với thể lực cũng rất cần thiết đối với người mắc chứng loạn nhịp tim.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn