HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 106-115<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0075<br />
<br />
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ NÔNG NGHIỆP<br />
VÙNG VEN BIỂN TỈNH KHÁNH HÒA<br />
<br />
Trần Thị Hồng Nhung<br />
Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Trong những năm qua, vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng nhiều của<br />
biến đổi khí hậu (BĐKH). Hiện tượng mang tính toàn cầu này đặc biệt tác động đến nông<br />
nghiệp, một sinh kế quan trọng của người dân vùng ven biển. Diện tích đất nông nghiệp bị<br />
ảnh hưởng bởi cả lũ lụt và hạn hán, hệ thống thủy lợi bị xuống cấp bởi những yếu tố thời tiết<br />
cực đoan khiến nguồn vốn sinh kế của người dân bị tác động theo hướng tiêu cực. Và từ đó,<br />
hoạt động sinh kế nông nghiệp của người dân gặp nhiều khó khăn: nguy cơ dịch bệnh tăng,<br />
diện tích và sản lượng cây trồng giảm, chi phí sản xuất tăng khiến cho hiệu quả của sản xuất<br />
nông nghiệp vốn thấp lại càng suy giảm. Trong khi đó, những biện pháp ứng phó của người<br />
dân và chính quyền địa phương còn mang tính thụ động. Vì vậy rất cần những giải pháp mang<br />
tính chủ động, tích cực hơn cho khu vực này để giảm thiểu thiệt hại và nâng cao khả năng<br />
thích ứng của sinh kế nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH.<br />
Từ khóa: BĐKH, sinh kế nông nghiệp, vùng ven biển, Khánh Hòa.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
BĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có<br />
hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên, hoặc<br />
đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội, hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người<br />
[[9]].<br />
Khánh Hoà là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích tự nhiên 5.197 km2, có<br />
bờ biển dài và nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, khoảng 200 đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô của<br />
quần đảo Trường Sa. Dân số tỉnh Khánh Hòa là 1.222.190 người (năm 2017), mật độ trung bình<br />
235 người/km2. Dân số tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã, thành phố ven biển bao gồm: huyện<br />
Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, huyện Cam Lâm, huyện Trường Sa, thành phố Cam Ranh và thành<br />
phố Nha Trang, với tổng dân số 1.020.996 người, chiếm 83,5% dân số toàn tỉnh [[2]].<br />
Trong những năm gần đây, khu vực này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những thay đổi của<br />
điều kiện thời tiết và khí hậu. Những tác động của BĐKH đối với Khánh Hòa đã được một số tác<br />
giả nghiên cứu như sự thay đổi hệ sinh thái vùng cửa sông, ven biển (Trần Đăng Hồng [[3]] và<br />
Nguyễn Kì Phùng [[5]]) hay các khu vực đô thị (Bùi Chí Nam [[4]]) và cơ sở hạ tầng của địa<br />
phương (Trần Ngọc Anh [[1]]). Tuy nhiên, ảnh hưởng của BĐKH đối với đời sống và sinh kế của<br />
người dân chưa được chú ý đến. Thực tế cho thấy nông nghiệp là sinh kế quan trọng của người<br />
dân vùng ven biển. Những năm gần đây, hiện tượng xâm nhập mặn, sự thay đổi rõ rệt của các yếu<br />
tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa…), sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão lũ, hạn<br />
hán…) đã khiến cho sản xuất nông nghiệp của cư dân địa phương ngày càng trở nên bấp bênh<br />
và các tổn<br />
Ngày nhận bài: 19/6/2018. Ngày sửa bài: 19/7/2018. Ngày nhận đăng: 2/8/2018.<br />
<br />
106<br />
<br />
Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa<br />
Tác giả liên hệ: Trần Thị Hồng Nhung. Địa chỉ e-mail: trannhungvnh@gmail.com<br />
<br />
thương ngày càng rõ rệt. Do vậy, ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế nông nghiệp của cộng đồng<br />
dân cư ven biển cần được nghiên cứu nhằm đề xuất kế hoạch thích ứng, ứng phó có hiệu quả.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
2.1. Khái quát về tình hình BĐKH ở tỉnh Khánh Hòa<br />
Theo kết quả tính toán và dự báo tình hình BĐKH ở Khánh Hòa trong giai đoạn 2030 – 2100,<br />
BĐKH ở Khánh Hòa diễn ra tương đối rõ rệt cả về nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển dâng<br />
theo các kịch bản<br />
Bảng 1. Một số đặc trưng BĐKH khu vực ven bờ tỉnh Khánh Hòa<br />
TT<br />
<br />
Kịch bản<br />
<br />
Mực nước biển<br />
dâng (cm)<br />
<br />
Biến đổi nhiệt độ<br />
trung bình (oC)<br />
<br />
Biến đổi lượng mưa<br />
trung bình (%)<br />
<br />
1<br />
<br />
RCP 4.5 – 2030<br />
<br />
12<br />
<br />
0,7<br />
<br />
9,1<br />
<br />
2<br />
<br />
RCP 4.5 – 2050<br />
<br />
23<br />
<br />
1,4<br />
<br />
14,4<br />
<br />
3<br />
<br />
RCP 4.5 – 2100<br />
<br />
54<br />
<br />
1,8<br />
<br />
11,0<br />
<br />
4<br />
<br />
RCP 8.5 – 2030<br />
<br />
12<br />
<br />
0,8<br />
<br />
16,1<br />
<br />
5<br />
<br />
RCP 8.5 – 2050<br />
<br />
25<br />
<br />
1,8<br />
<br />
8,1<br />
<br />
6<br />
<br />
RCP 8.5 – 2100<br />
<br />
74<br />
<br />
3,2<br />
<br />
5,4<br />
<br />
(Nguồn: [[7]])<br />
Tại vùng ven biển Khánh Hòa, nhiệt độ tăng dẫn đến bốc hơi tăng, kết hợp với mưa mùa khô<br />
giảm làm cho dòng chảy kiệt giảm, hiện tượng hạn hán có thể xảy ra. Ngoài ra, nước biển dâng<br />
vừa làm ngập lụt những vùng trũng thấp ven biển, vừa làm gia tăng các hiện tượng xâm nhập mặn<br />
ở tầng nước mặt cũng như nước ngầm, gây tác động xấu đến hệ sinh thái và hoạt động kinh tế - xã<br />
hội tại địa phương. Vào mùa mưa, với xu thế lượng mưa tập trung nhiều vào tháng lớn nhất, hệ<br />
quả là sự gia tăng các trận mưa cực đoan hoặc cường độ mưa, dẫn đến các hiện tượng ngập lụt xảy<br />
ra thường xuyên hơn. Xu thế này kết hợp với mực nước biển dâng cao gây ngập lụt sâu hơn, thời<br />
gian duy trì ngập dài hơn. Mặt khác, do sự gia tăng của mực nước biển, đường bờ biển có xu thế<br />
tiến vào đất liền, làm cơ sở cho các tác động trực tiếp khác như: nước dâng do bão, áp thấp nhiệt<br />
đới sẽ tác động sâu hơn trong đất liền; sóng biển sẽ có thể có tác động trực tiếp lên các công trình<br />
hiện đang nằm sâu trong đất liền qua đó làm giảm tuổi thọ công trình, gây khó khăn trong quá<br />
trình hoạt động của công trình sản xuất cũng như sinh hoạt.<br />
<br />
2.2. Tác động của BĐKH đối với sinh kế nông nghiệp<br />
2.2.1. Tác động của BĐKH tới nguồn vốn sinh kế nông nghiệp<br />
a. Nguồn vốn tự nhiên<br />
BĐKH với đặc trưng là nước biển dâng đã gây nên hiện tượng ngập lụt ở tất cả các huyện, thị<br />
ven biển của tỉnh Khánh Hòa.<br />
Bảng 2: Diện tích ngập tiềm năng do nước biển dâng tại Khánh Hòa đến 2100<br />
TT<br />
<br />
Đơn vị<br />
<br />
Diện tích ngập tiềm năng (ha)<br />
RCP 4.5<br />
<br />
RCP 8.5<br />
<br />
RCP 4.5 + bão<br />
<br />
RCP 8.5 + bão<br />
<br />
1<br />
<br />
Vạn Ninh<br />
<br />
402,1<br />
<br />
521,7<br />
<br />
970,8<br />
<br />
1438,0<br />
<br />
2<br />
<br />
Ninh Hòa<br />
<br />
1518,0<br />
<br />
1840,0<br />
<br />
1925,0<br />
<br />
2323,0<br />
<br />
3<br />
<br />
Nha Trang<br />
<br />
546,6<br />
<br />
774,9<br />
<br />
1980,0<br />
<br />
2243,0<br />
107<br />
<br />
Trần Thị Hồng Nhung<br />
<br />
TT<br />
<br />
Đơn vị<br />
<br />
Diện tích ngập tiềm năng (ha)<br />
RCP 4.5<br />
<br />
RCP 8.5<br />
<br />
RCP 4.5 + bão<br />
<br />
RCP 8.5 + bão<br />
<br />
4<br />
<br />
Cam Lâm<br />
<br />
1837,0<br />
<br />
1929,0<br />
<br />
2330,0<br />
<br />
2519,0<br />
<br />
5<br />
<br />
Cam Ranh<br />
<br />
832,9<br />
<br />
1000,0<br />
<br />
2021,0<br />
<br />
2043,0<br />
<br />
(Nguồn: [[3]])<br />
Theo các kịch bản, hai địa phương có diện tích ngập lớn nhất là Ninh Hòa và Cam Lâm, sau<br />
đó là Nha Trang. Tuy nhiên, khi cộng thêm với hiện tượng nước dâng do bão thì diện tích ngập<br />
của các huyện tăng lên nhiều. Diện tích ngập này ảnh hưởng trực tiếp đến đất đai cho sản xuất<br />
nông nghiệp. Trong các loại đất đã được sử dụng, đất trồng lúa có tỉ lệ bị ngập cao nhất, khoảng<br />
13,6% đến năm 2050 theo RCP 8.5 [[4]]. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng<br />
lương thực. Bên cạnh đó, nước biển dâng còn là nhân tố thúc đẩy quá trình xâm nhập mặn tiến sâu<br />
vào đất liền. Nhiều diện tích không bị ngập nhưng không thể tiếp tục canh tác lúa mà phải chuyển<br />
đổi sang các cây trồng hoặc mục đích sử dụng khác.<br />
b. Nguồn vốn vật chất:<br />
BĐKH tác động tới hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thật ngành nông nghiệp của<br />
Khánh Hòa ở cả hai chiều hướng: lũ lụt và hạn hán<br />
- Hạn hán:<br />
Đối với sản xuất nông nghiệp của Khánh Hòa, hạn hán là hiện tượng phổ biến và ảnh hưởng<br />
nặng nề nhất. Để cung cấp đủ nước tưới cho bà con nông dân, tỉnh Khánh Hòa đã tích cực đầu tư<br />
xây dựng các hồ thủy lợi nhưng lượng mưa quá ít vào mùa khô đã khiến cho hiệu suất của các hồ<br />
này giảm hẳn. Theo Chi cục Thủy lợi Khánh Hòa, đến đầu tháng 3/2017, 19 hồ thủy lợi mới tích<br />
được gần 141 triệu m3 nước, so với dung tích toàn bộ là gần 249 triệu m3, chỉ bằng 57% so với<br />
dung tích thiết kế. Hai hồ chứa có dung tích hàng đầu ở Khánh Hòa là hồ Đá Bàn (Ninh Hòa) với<br />
dung tích 75 triệu m3 nước, nhưng mới tích được hơn 15 triệu m3, chiếm hơn 20% tổng dung tích<br />
thiết kế; hồ Eakrong Rou (Ninh Hòa) dung tích gần 36 triệu m3, mới tích được 9,5 triệu m3 nước,<br />
bằng 27% so với dung tích thiết kế. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của các<br />
hồ chứa nước mà về lâu dài sẽ gây hại cho hệ thống thủy lợi trên địa bàn.<br />
- Lũ lụt, nước biển dâng vào bão<br />
Tình trạng mưa gia tăng vào mùa lũ đã gây nên tình trạng lũ lụt, thậm chí là lũ ống và lũ quét<br />
tại Khánh Hòa. Ngay tại các vùng ven biển, do địa hình dốc đứng, ăn sát ra biển nên tác động của<br />
lũ vẫn lớn. Cộng thêm tình trạng nước biển dâng, triều cường và ảnh hưởng của bão, những thiệt<br />
hại ngày càng lớn.<br />
Bảng 3. Mức độ tổn thương của một số công trình thủy lợi do nước biển dâng [7]<br />
TT<br />
<br />
Tên công trình<br />
<br />
Xã<br />
<br />
Mức độ tổn thương<br />
theo RCP 8.5<br />
<br />
Mức độ tổn thương<br />
theo RCP 4.5<br />
<br />
2<br />
<br />
Trạm bơm Văn Định 3<br />
<br />
Ninh Đông<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
3<br />
<br />
Trạm bơm Tiền Phong<br />
<br />
Ninh Hiệp<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
4<br />
<br />
Trạm bơm Vĩnh Phú<br />
<br />
Ninh Hiệp<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
5<br />
<br />
Trạm bơm Ninh Đa<br />
<br />
Ninh Đa<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
6<br />
<br />
Trạm bơm Cầu Mới<br />
<br />
Ninh Giang<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
7<br />
<br />
Trạm bơm Ninh Hà<br />
<br />
Ninh Hà<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
8<br />
<br />
Trạm bơm Bình Sơn<br />
<br />
Ninh Thọ<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
108<br />
<br />
Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa<br />
<br />
Ảnh hưởng trước hết là hệ thống giao thông với hơn 16 km đường các loại theo RCP 4.5,<br />
trong đó chủ yếu là đường tỉnh lộ, đường xã và đường đất [[4]]. Và đây là các tuyến đường phục<br />
vụ chính cho nông nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi, là nhân tố hàng đầu cho<br />
sản xuất nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lũ lụt và nước biển<br />
dâng.<br />
Bão không thường xuyên xuất hiện tại Khánh Hòa, nhưng tính thất thường trong hoạt động<br />
của bão đã tạo nên sức tàn phá lớn mà nạn nhân trực tiếp chính là hệ thống cơ sở vật chất địa<br />
phương. Trong cơn bão số 13 năm 2013, nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng<br />
nặng, ước thiệt hại hơn 88 tỷ đồng. Trong đó, có hơn 1.600 m đê cấp IV trở xuống, đê bối, bờ bao<br />
bị sạt, nứt, vỡ; hơn 5.360 m kè bị sạt lở, hư hỏng; hơn 13.000 m kênh mương bị sạt, trôi, hư hỏng;<br />
2 đập thủy lợi bị sạt lở…<br />
2.2.2. Tác động của BĐKH đến chiến lược sinh kế nông nghiệp<br />
a. Quy mô canh tác nông nghiệp<br />
Trong nông nghiệp Khánh Hòa, lúa vẫn là cây trồng chủ yếu nhất. Tuy nhiên, trong những<br />
năm gần đây, diện tích gieo trồng lúa thay đổi khá thất thường.<br />
<br />
(Nguồn: [[2]])<br />
Biểu 1. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh Khánh Hòa<br />
Từ năm 2012 đến nay, diện tích gieo trồng các loại cây của Khánh Hòa thường không đạt kế<br />
hoạch do tác động của hạn hán và lũ lụt. Năm 2017, tổng diện tích gieo trồng của Khánh Hòa<br />
được 60.446,7 ha, bằng 74,2% kế hoạch, trong đó cây lương thực 31.369,6 ha, bằng 64,3%; cây<br />
chất bột có củ 5.744 ha, bằng 90,4%; cây thực phẩm 3.290,3 ha, bằng 53,2%; cây công nghiệp<br />
hàng năm 19.581,9 ha, bằng 97,3%. So với cùng kỳ năm trước, tổng diện tích gieo trồng cây hàng<br />
năm giảm 1,3%, cây chất bột có củ giảm 4,9% (chủ yếu giảm diện tích trồng sắn 5,8%); cây công<br />
nghiệp hàng năm giảm 4,2% (trong đó diện tích mía giảm 4,5%).<br />
Diện tích lúa và ngô của Khánh Hòa thay đổi thất thường qua các năm, trong đó năm 2015<br />
diện tích giảm mạnh nhất và nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là tình trạng hạn hán do<br />
BĐKH. Tình trạng khô hạn, thiếu nước đang xảy ra nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hơn 5.000<br />
ha cây trồng trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015. Tình hình này lại tiếp tục trong năm 2016, Khánh<br />
Hòa có gần 10.000 đất lúa phải bỏ vụ. Riêng Ninh Hòa hiện đã có 1.800 ha đất lúa, khoảng 4.000<br />
ha đất canh tác nguy cơ phải dừng sản xuất trong vụ hè thu do hồ Đá Bàn chỉ tích được gần 20%<br />
tổng dung tích nên không đáp ứng đủ nhu cầu nước [[7]].<br />
109<br />
<br />
Trần Thị Hồng Nhung<br />
<br />
Để thích ứng với BĐKH, thay thế cho diện tích cây lương thực đang giảm xuống do hạn hán,<br />
người dân vùng ven biển Khánh Hòa đã tiến hành trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như mía,<br />
rau đậu các loại và những năm gần đây là tỏi. Tuy nhiên, các loại cây này cũng đang gặp rất nhiều<br />
khó khăn.<br />
Bảng 4: Diện tích một số loại cây ngắn ngày của Khánh Hòa<br />
TT<br />
<br />
Cây<br />
<br />
1<br />
<br />
Mía<br />
<br />
2<br />
3<br />
<br />
Tiêu chí<br />
<br />
2012<br />
<br />
2013<br />
<br />
2014<br />
<br />
2015<br />
<br />
2016<br />
<br />
2017<br />
<br />
Diện tích (ha)<br />
<br />
17.714<br />
<br />
18.231<br />
<br />
19.804<br />
<br />
19.870<br />
<br />
18.984<br />
<br />
18.652<br />
<br />
Sản lượng (nghìn tấn)<br />
<br />
914,3<br />
<br />
970,4<br />
<br />
1.002,4<br />
<br />
934,6<br />
<br />
827,2<br />
<br />
928,4<br />
<br />
Rau<br />
đậu<br />
<br />
Diện tích (ha)<br />
<br />
5.937<br />
<br />
5.916<br />
<br />
6.058<br />
<br />
5.972<br />
<br />
6.109<br />
<br />
6.481<br />
<br />
Sản lượng (tấn)<br />
<br />
65.008<br />
<br />
65.328<br />
<br />
67.626<br />
<br />
65.020<br />
<br />
64.320<br />
<br />
67.319<br />
<br />
Hành<br />
tỏi<br />
<br />
Diện tích (ha)<br />
<br />
446<br />
<br />
416<br />
<br />
405<br />
<br />
369<br />
<br />
73,39<br />
<br />
72,86<br />
<br />
75,31<br />
<br />
75,88<br />
<br />
Sản lượng (tấn)<br />
<br />
(Nguồn: [[2]])<br />
Các nhóm cây đều có diện tích tăng giảm khá thất thường tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và<br />
giá cả thị trường nhưng nhìn chung các giống cây trồng đều gặp nhiều khó khăn trong quá trình<br />
tăng trưởng do hiện tượng hạn hán.<br />
Trong điều kiện nước tưới thiếu, việc phát triển các cây lâu năm, nhất là cây xoài là một<br />
hướng lựa chọn của nông dân. Nhờ vậy diện tích xoài không ngừng tăng (trung bình 100 ha/năm),<br />
tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, đặc biệt là hiện tượng mưa trái mùa khiến cho năng<br />
suất xoài không ổn định.<br />
b. Tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình<br />
Đối với việc canh tác nông nghiệp ở các hộ gia đình, nguồn nước có vai trò đặc biệt quan<br />
trọng. Nhất là trong điều kiện BĐKH, khi lượng mưa ngày càng chênh lệch giữa các mùa, việc<br />
đảm bảo nước tưới trở thành vấn đề cấp thiết.<br />
<br />
Biểu 2. Chất lượng nước cho sản xuất nông nghiệp so với 5 năm trước (%)<br />
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra tháng 4/2017)<br />
Có tới 42,5% số hộ được hỏi cho rằng chất lượng nước cho sản xuất nông nghiệp xấu hơn so<br />
với trước đây. Và 50% số hộ thấy thiếu nước cho sản xuất. Nguyên nhân lý giải cho nhận định<br />
này là do tình trạng hạn hán ngày càng gia tăng do BĐKH (62,2%), lại cộng với điều kiện các hồ<br />
chứa nước chưa được cải tạo nên chức năng điều hòa nguồn nước còn kém hiệu quả (28,3%).<br />
Khó khăn thứ hai trong canh tác nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa là tình hình dịch bệnh. Có<br />
thể khẳng định những năm gần đây dịch bệnh trên các loại cây trồng, vật nuôi diễn biến khá phức<br />
tạp theo xu hướng tăng cả về diện ảnh hưởng và mức độ trầm trọng.<br />
110<br />
<br />