intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của cấu trúc vốn đến chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tác động của cấu trúc vốn đến chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" thực hiện phân tích và đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy GMM (Generalized method of moments) và kỹ thuật ước lượng Heckman trên dữ liệu gồm 434 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết liên tục trên hai sàn HOSE và HNX giai đoạn 2013-2022. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của cấu trúc vốn đến chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 50. TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN CHI TRẢ CỔ TỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Trần Thị Lan Phương*, Nguyễn Thị Hiền Anh*, Phạm Trọng Nghĩa* Lê Hà Diệu Ly*, Nguyễn Lê Diệu Linh*, Nguyễn Hà Phương* Tóm tắt Bài viết này thực hiện phân tích và đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy GMM (Generalized method of moments) và kỹ thuật ước lượng Heckman trên dữ liệu gồm 434 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết liên tục trên hai sàn HOSE và HNX giai đoạn 2013 - 2022. Ngoài biến giải thích đại diện cho cấu trúc vốn và biến phụ thuộc đại diện cho chi trả cổ tức, nhóm biến kiểm soát được nhóm tác giả phân loại thành ba nhóm: (1) Biến vĩ mô; (2) Biến chỉ số tài chính doanh nghiệp; và (3) Biến quản trị doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Các yếu tố như tỷ lệ nợ trả càng cao so với tổng tài sản có tác động tích cực đến mức độ chi trả cổ tức, trong khi tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ trả càng cao so với vốn chủ sở hữu lại có tác động tiêu cực; (2) Thanh khoản là nhân tố đóng vai trò trung gian của tác động từ các yếu tố quản trị công ty đến những thay đổi trong chi trả cổ tức. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm sự phù hợp giữa cấu trúc vốn và chi trả cổ tức góp phần nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Từ khóa: chi trả cổ tức, cấu trúc vốn, chính sách cổ tức 1. GIỚI THIỆU Cấu trúc vốn và chính sách cổ tức là hai vấn đề trọng tâm về quản trị tài chính thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu cũng như từ góc độ quản trị thực tế tại các doanh nghiệp, do có ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các mục tiêu của các bên liên quan khác nhau trong * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 668
  2. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI doanh nghiệp (Morris, 2001). Vì thế, xây dựng cấu trúc vốn và chính sách cổ tức hợp lý là điều cấp thiết để tăng giá trị doanh nghiệp (Ogebe và Kemi, 2013). Đối với cấu trúc vốn, doanh nghiệp cần cân nhắc ưu, nhược điểm của từng nguồn vốn. Sử dụng vốn chủ sở hữu giảm rủi ro nhưng hạn chế hiệu ứng đòn bẩy tài chính. Ngược lại, tăng vốn vay sẽ làm tăng hiệu ứng đòn bẩy nhưng cũng tăng rủi ro tài chính. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào nợ, nhất là nợ ngắn hạn. Theo như số liệu được thu thập, tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản của doanh nghiệp Việt Nam đã có xu hướng gia tăng trong 5 năm qua, đạt mức 68,7% vào năm 2021. Điều này gây khó khăn trong việc duy trì dòng tiền và ảnh hưởng đến khả năng chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Về chính sách cổ tức, các công ty ở thị trường mới nổi có xu hướng khác biệt và không ổn định so với các nước phát triển (Adaoglu, 2000). Tại Việt Nam, chính sách cổ tức là yếu tố quan trọng để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, góp phần nâng hạng thị trường. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp chi trả cổ tức còn thấp và giảm dần trong đại dịch Covid-19. Điều này cho thấy sự mất cân đối giữa cấu trúc vốn và khả năng chi trả cổ tức của nhiều doanh nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng mô hình ước lượng GMM và Heckman dựa trên dữ liệu 434 công ty phi tài chính niêm yết liên tục trên HOSE và HNX từ năm 2013 đến năm 2022 để kiểm định giả thuyết về ảnh hưởng của cấu trúc vốn và tác động trung gian của thanh khoản đến chi trả cổ tức. Kết cấu của bài viết gồm: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn, chi trả cổ tức và tác động của cấu trúc vốn đến chi trả cổ tức; Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu; Kết luận và đề xuất giải pháp. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức nói chung và chi trả cổ tức bằng tiền mặt nói riêng. Litner (1956) có thể được xem là nghiên cứu tiên phong về lĩnh vực này. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, các doanh nghiệp luôn có xu hướng muốn duy trì một tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu dựa trên quy mô lợi nhuận sau thuế hàng năm, và tỷ lệ này được điều chỉnh sao cho phù hợp giữa nhu cầu vốn đầu tư và mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn. Những nghiên cứu trên phạm vi các nền kinh tế phát triển chủ yếu tập trung khai thác mối quan hệ giữa quy mô nguồn vốn huy động và chính sách cổ tức thông qua tác động có kiểm soát của các yếu tố tài chính đặc thù doanh nghiệp. D’Souza (1999) đánh giá ảnh hưởng của chi phí đại diện, rủi ro thị trường và cơ hội đầu tư đến tỷ lệ trả cổ tức của 394 doanh nghiệp tại Mỹ giai đoạn 1995 - 1997 và dẫn đến kết quả rằng, chi phí đại diện và rủi ro thị trường có mối tương quan tỷ lệ nghịch với tỷ lệ chi trả cổ tức. Nghiên cứu khác của Shabibi và Samesh (2011) dựa trên dữ liệu các doanh nghiệp phi tài chính ở Anh trong năm 2007 phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố đặc thù doanh nghiệp (bao gồm các nhân tố góc độ quản trị doanh 669
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA nghiệp và nhân tố tài chính) đã chỉ ra rằng, khi doanh nghiệp chịu sự chi phối lớn từ các yếu tố quản trị điều hành thường có xu hướng duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức thấp. Một số nghiên cứu khác gần đây nhất cũng đưa đến những kết quả về tương quan giữa nguồn vốn và cổ tức, có thể kể đến như: Yahaya và cộng sự (2023); Javid và cộng sự (2022); Paul và cộng sự (2020); Miswanto và Prasetyo (2019). Trên phạm vi các nền kinh tế mới nổi, có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và chi trả cổ tức: Basil Al-Najar (2011) với dữ liệu 157 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Ấn Độ; Adaoglu (2000) với quy mô mẫu là 76 doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ; Al-Malkawi (2007) nghiên cứu trên mẫu các doanh nghiệp tại Jordan; Ahmed và Javid (2009) phân tích cho 320 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Pakistan. Ngoài một số khác biệt về cách tiếp cận và phương pháp ước lượng, các kết quả chính tương đồng từ những nghiên cứu này bao gồm: (1) tỷ lệ nợ trên tổng tài sản thay đổi kéo theo thay đổi về quy mô chi trả cổ tức; (2) các nhân tố đặc thù của doanh nghiệp có tác động đến quyết định chi trả cổ tức. 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, đã có khá nhiều nghiên cứu về chính sách cổ tức và các vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp liên quan đến chi trả cổ tức trên cả phương diện lý luận và thực nghiệm (Bùi Hà Phương và Lê Hồng Thái, 2022; Lê Trần Hoài Thương, 2021). Tuy nhiên, chủ đề về các nhân tố tác động đến chi trả cổ tức, đặc biệt là mối tương quan giữa cấu trúc vốn và chi trả cổ tức vẫn là nội dung còn nhiều bỏ ngỏ. Cho đến nay, chủ yếu tồn tại hai hướng nghiên cứu chính là: (i) tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Trần Hoàng Sơn và Trần Văn Hùng, 2008; Chu và Ngô, 2015; Đoàn Ngọc Phương, 2014; Võ Minh Long, 2017; Nguyễn Thị Cẩm Nhung, 2015; Lý thị Mai Phương và Trần Thị Hạnh Nguyên, 2018); và (ii) tác động của hiệu quả kinh doanh đến chi trả cổ tức (Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cường, 2014; Lê Thảo Vy và cộng sự, 2010; Nguyễn Thị Khánh Phương, 2019; Võ Xuân Vinh, 2013). Theo cả hai hướng nghiên cứu này, một số kết quả chính được công bố bao gồm: (1) cấu trúc vốn được đo lường bởi tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản có tác động đến hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp chủ yếu được đại diện bởi ROA (tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản và ROE (tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu); (2) hiệu quả kinh doanh (hoặc khả năng sinh lời) thay đổi dẫn đến tăng/giảm trong quy mô chi trả cổ tức. Tác động của cấu trúc vốn đến chi trả cổ tức phải kể đến nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Phạm Phát Tiến (2015). Với dữ liệu là 236 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết liên tục trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2012 cùng phương pháp hồi quy ảnh hưởng cố định, nghiên cứu này đã cho thấy rằng, thu nhập trên mỗi cổ phần, nhân tố quản trị doanh nghiệp và phương thức chi trả cổ tức là các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE. 670
  4. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 2.3. Xác định giả thuyết nghiên cứu Dựa trên những tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước, đặc biệt là từ các nghiên cứu tại Việt Nam và các quốc gia có đặc thù nền kinh tế tương đồng với Việt Nam, nghiên cứu này trình bày bằng chứng thực nghiệm tác động của cấu trúc vốn đến chi trả cổ tức thông qua xây dựng các giả thuyết nghiên cứu. 2.3.1. Cấu trúc vốn và chi trả cổ tức Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn (chủ yếu được đo lường theo giá trị sổ sách của tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản hoặc đòn bẩy tài chính) ở các quốc gia đang phát triển/nền kinh tế mới nổi đều cho thấy, các doanh nghiệp có xu hướng gia tăng chi trả cổ tức khi gia tăng quy mô vay nợ hoặc giảm quy mô huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu (giảm đòn bẩy tài chính) (Adaoglu, 2000; Al-Malkawi, 2007; Ahmed và Javid, 2009; Trương Đông Lộc và Phạm Phát Tiến, 2015). Theo đó, nhóm tác giả xây dựng giả thuyết: H1: Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến chi trả cổ tức H2: Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến chi trả cổ tức H3: Đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều đến chi trả cổ tức 2.3.2. Vai trò trung gian của thanh khoản trong mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và chi trả cổ tức Với việc xem xét vai trò trung gian của một số nhân tố đặc thù doanh nghiệp, trong đó có mức độ thanh khoản mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và chi trả cổ tức, một số nghiên cứu có liên quan được kể đến như: Chabachi và cộng sự (2019); Vũ Thị Minh Thu và cộng sự (2020); Marc L. và Sandra (2009); Trương Hồng Trinh và Nguyễn Thảo Phương (2015); Fuxiu Jiang và cộng sự (2016). Kết quả từ những nghiên cứu này đều cho rằng, các nhân tố đặc thù doanh nghiệp (bao gồm nhân tố góc độ quản trị) có tác động đến mức độ thanh khoản của doanh nghiệp (bao gồm quy mô tiền). Trong bài viết này, biến đại diện cho thanh khoản là tỷ lệ tiền và tương đương tiền trên quy mô tài sản ngắn hạn. Do đó, theo lập luận, nhóm tác giả xây dựng giả thuyết: H4: Thanh khoản đóng vai trò trung gian trong tác động từ các nhân tố quản trị doanh nghiệp đến chi trả cổ tức 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được nhóm tác giả thu thập trực tiếp trên các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên được công bố của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2022. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn là 434 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết liên tục trên hai sàn HOSE (228 doanh nghiệp) và HNX (206 doanh nghiệp) được phân chia theo 9 ngành hoạt động theo tiêu chí phân ngành của ICB, cụ thể bao gồm: 671
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA (1) Bất động sản, (2) Công nghệ thông tin, (3) Công nghiệp, (4) Dịch vụ tiêu dùng, (5) Dược phẩm và y tế, (6) Hàng tiêu dùng, (7) Nguyên vật liệu, (8) Tiện ích cộng đồng, (9) Dầu khí. Bảng 1 diễn giải chi tiết các biến trong mô hình nghiên cứu. Bảng 1. Giải thích các biến trong dữ liệu nghiên cứu Tên biến Ký hiệu Giải thích cách đo lường Biến phụ thuộc Logarit tự nhiên của tỷ số giữa cổ tức đã trả năm trước chia cho số Chi trả cổ tức lượng cổ phiếu lưu hành Các biến độc lập Hệ số tổng nợ r_tongno Tỷ lệ giữa tổng nợ phải trả chia cho tổng tài sản Hệ số nợ ngắn hạn r_nonh Tỷ lệ giữa nợ phải trả ngắn hạn chia cho tổng tài sản Đòn bẩy tài chính r_nopt Tỷ lệ giữa tổng nợ phải trả chia cho vốn chủ sở hữu Các biến kiểm soát Biến kiểm soát (Chỉ tiêu tài chính - đặc thù doanh nghiệp) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE Tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA Tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS Tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế chia cho số lượng cổ phiếu lưu hành Vòng quay tổng tài sản ROS Tỷ lệ của doanh thu chia cho tổng tài sản Tỷ lệ của tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn Thanh khoản TK Tỷ lệ của tiền và tương đương tiền chia cho tài sản ngắn hạn (*) Quy mô doanh nghiệp QUYMO Logarit tự nhiên của doanh thu Logarit tự nhiên của tỷ số của doanh thu năm sau chia cho doanh thu Tăng trưởng LOGDTT năm trước Cổ tức đã trả năm trước CTDT Logarit tự nhiên của cổ tức đã trả năm trước đó Rủi ro kinh doanh RUIROKD Tỷ lệ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho tổng tài sản Biến kiểm soát (Chỉ tiêu quản trị điều hành - đặc thù doanh nghiệp) Tỷ lệ giữa số lượng cổ phiếu (CP) do Nhà nước nắm giữ chia cho số Tỷ lệ sở hữu nhà nước SHNHANUOC lượng CP lưu hành Tỷ lệ giữa số lượng CP khối ngoại nắm giữ chia cho số lượng CP Tỷ lệ sở hữu nước ngoài SHNUOCNGOAI lưu hành Có được kiểm toán bởi Big4 hay Là biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp đó được kiểm toán BIG4 không? bởi EY, PwC, Deloitte và KPMG; bằng 0 trong trường hợp còn lại Là biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp đó CEO kiêm nhiệm Có CEO kiêm nhiệm hay không? CEO Chủ tịch HĐQT; bằng 0 trong trường hợp còn lại Logarit tự nhiên của số lượng thành viên Ban kiểm soát (thu thập trực Số lượng thành viên Ban kiểm soát LOGSLTVBKS tiếp trên báo cáo thường niên của doanh nghiệp) r_DOCLAP Tỷ lệ thành viên độc lập/Số lượng thành viên HĐQT 672
  6. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Tên biến Ký hiệu Giải thích cách đo lường Số lượng thành viên Hội đồng quản Logarit tự nhiên của số lượng thành viên HĐQT (thu thập trực tiếp trên LOGSLTVBQT trị (HĐQT) báo cáo thường niên của doanh nghiệp) Logarit tự nhiên của số lượng cuộc họp HĐQT (thu thập trực tiếp trên Số lượng cuộc họp HĐQT LOGSLHOPHDQT báo cáo thường niên của doanh nghiệp) Logarit tự nhiên của số lượng cuộc họp Ban kiểm soát (thu thập trực Số lượng cuộc họp Ban kiểm soát LOGSLHOPBKS tiếp trên báo cáo thường niên của doanh nghiệp) Đóng góp của nữ giới trong HĐQT r_nu Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT / Số lượng thành viên HĐQT Biến kiểm soát (môi trường vĩ mô) Vốn hóa thị trường chứng khoán logvonhoaTTCK Thu thập dữ liệu trực tiếp trên www.worldbank.org Tỷ lệ lạm phát logcpi Thu thập dữ liệu trực tiếp trên www.worldbank.org GDP loggdp Thu thập dữ liệu trực tiếp trên www.worldbank.org Thuế thu nhập doanh nghiệp r_tndn Thu thập trên website của Tổng cục Thống kê Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả 3.2. Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết thông qua ảnh hưởng của nhóm biến kiểm soát ở cấp độ vĩ mô và cấp độ nội tại của doanh nghiệp. Trong đó, nhóm biến kiểm soát nội tại doanh nghiệp được phân chia thành hai nhóm, bao gồm: (1) Nhóm biến chỉ số tài chính được thu thập trên báo cáo tài chính; và (2) Nhóm biến quản trị được thu thập trên báo cáo thường niên giai đoạn 2013 - 2022. Theo Rajan và Zingales (1995), ước lượng GMM (được phát triển bởi Lars Peter Hanansen vào năm 1982) là phù hợp để xử lý một số khuyết tật của mô hình mà các kỹ thuật phân tích truyền thống như tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) không giải quyết được. Ngoài ra, với hướng nghiên cứu tìm kiếm vai trò trung gian của các yếu tố, nhóm tác giả sử dụng ước lượng Heckman để đánh giá vai trò của yếu tố thanh khoản trong tác động của các nhân tố quản trị doanh nghiệp đến mức độ chi trả cổ tức. 673
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 1. Mô hình đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến chi trả cổ tức (Mô hình 1) NHÂN TỐ TÀI CHÍNH - Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu - Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sån - Lợi nhuận sau thuế - Số lượng cổ phiếu lưu hành MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ - Doanh thu/Tổng tài sản - Vốn hóa thị trường Chứng khoán - Thanh khoản - CPI - Quy mô - GDP - Tăng trưởng doanh nghiệp - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Cổ tức đã trả - Rủi ro kinh doanh CẤU TRÚC VỐN - Tổng nợ ĐẶC THÙ CHI TRẢ CỔ TỨC - Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu DOΑΝΗ NGHIỆP - Nợ ngắn hạn NHÂN TỐ TÀI CHÍNH NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY - Tỷ lệ sở hữu Nhà nước - Tỷ lệ sở hữu nước ngoài - Có được kiểm toán bởi Big4 hay không? - Có CEO kiêm nhiệm hay không? - Số lượng thành viên Ban kiểm soát - Tỷ lệ thành viên độc lập/Số lượng thành viên HĐQT - Số lượng thành viên HĐQT - Số lượng cuộc họp HĐQT - Số lượng cuộc họp Ban kiểm soát - Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT/Số lượng thành viên HĐQT Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả 674
  8. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 2. Mô hình đánh giá vai trò trung gian của yếu tố thanh khoản (Mô hình 2) NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY - Tỷ lệ sở hữu Nhà nước - Tỷ lệ sở hữu nước ngoài - Có được kiểm toán bởi Big4 hay không? - Có CEO kiêm nhiệm hay không? - Số lượng thành viên Ban kiểm soát - Tỷ lệ thành viên độc lập/Số lượng thành viên HĐQT - Số lượng thành viên HĐQT - Số lượng cuộc họp HĐQT - Số lượng cuộc họp Ban kiểm soát - Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT/Số lượng thành viên HĐQT THANH KHOẢN NHÂN TỐ TÀI CHÍNH - Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu CẤU TRÚC VỐN - Lợi nhuận sau thuế /Tổng tài sản - Tổng nợ CHI TRẢ - Lợi nhuận sau thuế/Số lượng cổ phiếu - Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu CỔ TỨC lưu hành - Nợ ngắn hạn - Doanh thu/Tổng tài sản - Thanh Khoản - Quy mô - Tăng trưởng doanh nghiệp - Cổ tức đã trả MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ - Vốn hóa thị trường Chứng khoán - CPI - GDP - Thuế thu nhập doanh nghiệp Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả 675
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 3.3. Phương pháp ước lượng 3.3.1. Mô hình GMM và GMM hệ thống Hai kỹ thuật hồi quy được kỳ vọng sẽ giải quyết tốt hơn vấn đề các biến nội sinh đó là mô hình GMM (được đề xuất bởi Holtz- Eakin, Newey và Rosen, 1988) và mô hình GMM hệ thống (được đề xuất bởi Arellano và Bover, 1995; Blundell và Bond, 1998). Mô hình GMM xuất phát từ việc nghiên cứu các biến không quan sát được trong mô hình chuỗi thời gian, sử dụng biến trễ để loại bỏ sự sai lệch của dữ liệu. Trong khi đó, GMM hệ thống được kỳ vọng hiệu quả hơn GMM khi giải quyết vấn đề của các biến công cụ yếu bằng cách khai thác các biến công cụ nội sinh. Lý do là mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ, chỉ bao gồm 186 doanh nghiệp, trong khi biến mục tiêu nội sinh “Lãi suất cho vay cơ bản” lại có điều chỉnh rất nhỏ qua giai đoạn 10 năm. Mặt khác, tương tự như FEM, các biến nội tại doanh nghiệp không quan sát được sẽ bị xóa bỏ ngay từ phương trình hồi quy đầu tiên. Do đó, mô hình này cải thiện tính hiệu quả của ước lượng bằng cách kiểm soát tốt hơn các sai lệch của dữ liệu biến số năng động (Blundell và Bond, 1998). Để đảm bảo tính hiệu quả của mô hình, kiểm định Hansen được sử dụng thay vì kiểm định Sargan, với mục tiêu đảm bảo tính phù hợp của các biến công cụ ngoại sinh, và kiểm soát các vấn đề về sự tương quan và hiệp phương sai không đồng nhất. 3.3.2. Ước lượng Heckman Mô hình Heckman đặc biệt phù hợp khi chọn lựa vào mẫu nghiên cứu không độc lập với giá trị của biến trung gian. Mô hình Heckman gồm hai bước: Bước đầu tiên là ước lượng xác suất của việc chọn vào mẫu thông qua mô hình Probit và tính toán hệ số lambda (hoặc Inverse Mills Ratio). Bước thứ hai sử dụng hệ số lambda này trong mô hình hồi quy để điều chỉnh cho lựa chọn mẫu không ngẫu nhiên. Mô hình này cho phép nhà nghiên cứu điều chỉnh sự sai lệch do lựa chọn mẫu và tìm hiểu sâu hơn về tác động của biến trung gian từ biến độc lập tới biến phụ thuộc. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Phân tích thống kê mô tả các biến nghiên cứu Nghiên cứu này trình bày thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu trong Bảng 2. Biến chi trả cổ tức, y2, có giá trị trung bình đạt 6,4676, tương đương với khoảng 644 đồng/cổ phiếu. Nói cách khác, các doanh nghiệp trong mẫu chi trả trung bình khoảng 644 đồng cho mỗi cổ phiếu mà các cổ đông nắm giữ. Bảng 2. Thống kê mô tả biến phụ thuộc Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất y2 3.203 6,4676 2,1566 -7,4970 11,0965 Nguồn: Thực hiện tính toán trên phần mềm Stata 676
  10. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Độ biến thiên của các hệ số nợ khá thấp, hay nói cách khác, hầu hết các doanh nghiệp được nghiên cứu không thực hiện nhiều sự điều chỉnh về quy mô sử dụng nợ khi huy động vốn, mà để mức nợ sử dụng khá ổn định. Bảng 3. Thống kê mô tả biến giải thích Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất r_tongno 4.201 0,0269 0,0603 -0,5118 0,6102 r_nonh 4.201 0,3883 0,2115 0,0027 1,2468 r_nopt 4.201 0,0374 0,6511 -40,8206 1,5868 Nguồn: Thực hiện tính toán trên phần mềm Stata Liên quan đến các đo lường khả năng sinh lợi, ROA vẫn là biến có hệ số biến thiên giá trị bé nhất trong các biến đặc thù doanh nghiệp. Điều đó cho thấy những khác biệt rất lớn trên nhiều tiêu chí khi xem xét các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại các ngành khác nhau với đặc điểm hoạt động và kinh doanh khác nhau. Bảng 4. Thống kê mô tả biến kiểm soát Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROE 4.198 0,0940 0,6551 -40,8206 1,5868 EPS 4.199 2,4131 3,1952 -12,8013 52,4575 ROS 4.198 1,1692 1,0901 -0,1264 12,7335 ROA 4.198 0,0587 0,0756 -0,4947 0,7837 TK 4.201 2,5392 4,0708 0,0338 105,7035 QUYMO 4.201 27,3932 1,5966 23,3304 33,9896 LOGDTT 4.192 27,1314 1,6733 17,7527 32,6395 CTDT 4.180 89*10 9 519*109 0 9000*109 RUIROKD 4.201 0,0704 0,0797 -0,4108 0,7823 SHNHANUOC 4.330 0,2290 0,2474 0,0000 0,9672 SHNUOCNGOAI 4.330 0,1037 0,1407 0,0000 0,9494 BIG4 4.236 0,2767 0,4474 0,0000 1,0000 CEO 4.234 0,1790 0,3834 0,0000 1,0000 SLTVBKS 4.227 2,9972 0,4173 1,0000 6,0000 r_DOCLAP 4.233 0,6707 0,1780 0,0000 1,0000 LOGSLTVBQT 4.233 1,6727 0,2108 0,6931 2,3979 LOGSLHOPHDQT 3.722 2,0946 0,7176 0,0000 5,6312 LOGSLHOPBKS 2.965 1,4554 0,6213 0,0000 4,7622 r_nu 4.233 0,1526 0,1734 0,0000 1,0000 logvonhoaTTCK 4.340 7,7457 0,6681 6,7359 8,6722 logcpi 4.340 0,4186 0,0710 0,3205 0,5397 loggdp 4.340 15,2745 0,1717 14,9932 15,5285 r_tndn 4.340 0,2090 0,0158 0,2000 0,2500 Nguồn: Thực hiện tính toán trên phần mềm Stata 677
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 4.2. Phân tích tương quan giữa các biến Bảng 5 cho thấy biến r_nonh, QUYMO, LOGDTT, BIG4, SLTVBKS, r_DOCLAP, LOGSLHOPHDQT, LOGSLHOPBKS, logvonhoaTTCK, logcpi và loggdp đều có hệ số tương quan âm với biến y2. Điều này cho thấy rằng, các biến này và biến y2 chi trả cổ tức có khuynh hướng di chuyển ngược chiều hướng với nhau. Các biến còn lại đều thể hiện mối tương quan dương với y2, cho thấy các biến còn lại và biến y2 chi trả cổ tức biến thiên cùng chiều. Bảng 5. Ma trận tương quan y2 r_tongno r_nonh r_nopt ROE EPS y2 1,00 r_tongno 0,06 1,00 r_nonh -0,06 -0,15 1,00 r_nopt 0,03 0,89 -0,02 1,00 ROE 0,38 0,67 -0,11 0,75 1,00 EPS 0,34 0,60 -0,06 0,63 0,72 1,00 Nguồn: Thực hiện tính toán trên phần mềm Stata 4.3. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 4.3.1. Kết quả Mô hình 1 Kiểm định AR(2) và Hansen cho thấy giá trị P-value của các kiểm định đều > 10%, chứng minh kiểm định không bị bác bỏ và kết quả GMM phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và đặc trưng của mẫu nghiên cứu. Bảng 6. Kết quả kiểm định mô hình và sự phù hợp của các biến - Mô hình 1 Chỉ tiêu kiểm định Biến phụ thuộc AR (1) z = -4,30 Pr>z= 0,000 AR (2) z = 0,80 Pr>z = 0,425 Sargan test chi2(86) = 160,37 Prob > chi2 = 0,000 Hansen test chi2(86) = 79,56 Prob > chi2 = 0,675 GMM instruments for level -Hansen chi2(62) = 57,58 Prob > chi2 = 0,635 test iv (loggdp logcpi) chi2(84) = 79,56 Prob > chi2 = 0,617 Hansen test Nguồn: Thực hiện tính toán trên phần mềm Stata 678
  12. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Bảng 7. Kết quả hồi quy Mô hình 1 theo phương pháp GMM Biến Hệ số Y2t-1 0,111*** (0,0125) r_tongno 13,64*** (3,446) r_nonh -1,935*** (0,405) r_nopt -20,29*** (1,672) ROE 9,755*** (1,374) EPS 0.148*** (0,0210) ROS -1,764*** (0,310) ROA -15,76*** (3,846) TK -0,0477 (0,0483) QUYMO -3,036*** (0,172) LOGDTT 2,973*** (0,149) CTDT 3,84*10-13*** (5,76*10-14) RUIROKD 7,867*** (1,712) SHNHANUOC 0,101 (0,406) SHNUOCNGOAI -0,494 (0,494) BIG4 0,0433 (0,381) CEO -0,526*** (0,170) SLTVBKS 0,661*** (0,0707) r_DOCLAP -0,0617 (0,395) 679
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Biến Hệ số LOGSLTVBQT 0,514* (0,268) LOGSLHOPHDQT -0,488*** (0,0631) LOGSLHOPBKS 0,0996 (0.129) r_nu 1.220*** (0,413) logvonhoaTTCK 0,333*** (0,118) logcpi 2,344** (1,095) loggdp -2,676*** (0,502) r_tndn 1,811 (3,057) Constant 45,33*** (7,629) Số quan sát 3.184 Số công ty 434 AR(2) 0,425 Hansen 0,675 Trong đó, *, ** và *** thể hiện mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% tương ứng. Giá trị trong ngoặc ( ) thể hiện giá trị sai số chuẩn Nguồn: Thực hiện tính toán trên phần mềm Stata Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến mức độ chi trả cổ tức theo phương pháp hồi quy (GMM). Kết quả hệ số hồi quy cho thấy mức độ chi trả cổ tức năm trước có tác động tích cực đến giá trị cổ tức năm xem xét. Các biến kiểm soát đặc thù doanh nghiệp có những chiều hướng tác động khác nhau đến tỷ lệ chi trả cổ tức. Biến Quy mô công ty (QUYMO), Có CEO kiêm nhiệm hay không (CEO), Số lượng cuộc họp HĐQT (LOGSLHOPHDQT) có tác động ngược chiều đến mức độ chi trả cổ tức. Biến Tốc độ tăng doanh thu (LOGDTT), Rủi ro kinh doanh (RUIROKD), Số lượng thành viên Ban kiểm soát (SLTVBKS), Số lượng thành viên HĐQT (LOGSLTVBQT) và Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT/Số lượng thành viên HĐQT (r_nu) có tác động cùng chiều đến mức độ chi trả cổ tức. Các biến vĩ mô có tác động tích cực đến chi trả cổ tức như: Vốn hóa thị trường chứng khoán (logvonhoattck), Tỷ lệ lạm phát (logcpi). Trong khi đó biến GDP (loggdp) lại tác động tiêu cực đến hành vi chi trả cổ tức của doanh nghiệp. 680
  14. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 4.3.2. Kết quả Mô hình 2 Bảng 8. Kết quả hồi quy Mô hình 2 bởi phương pháp Heckman Biến nghiên cứu (1) (2) thanhkhoan1 -0,781*** 0,506*** (0,212) (0,131) r_tongno 10,11*** (1,806) r_nonh -0,651*** (0,117) r_nopt -19,41*** (1,175) ROE 14,87*** (1,089) EPS 0,219*** (0,0139) ROS -0,0459*** (0,0137) ROA -7,962*** (1.610) TK 0.00279 (0.00513) QUYMO -0.145*** (0,0221) LOGDTT 0,168*** (0,0219) CTDT 9,6*10-14 (6,83*10-14) RUIROKD -1,787*** (0,597) SHNHANUOC -1,046*** 0,744*** (0,148) (0,0883) SHNUOCNGOAI -0,379 0,380** (0,277) (0,168) BIG4 -0,479*** 0,293*** (0,0835) (0,0484) CEO 0,0293 (0,0418) SLTVBKS 0,00400 (0,0438) r_DOCLAP 0,0829 681
  15. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Biến nghiên cứu (1) (2) (0,0788) LOGSLTVBQT -0,840*** 0,487*** (0,180) (0,102) LOGSLHOPHDQT -0,0446* (0.0269) LOGSLHOPBKS -0,0513* (0,0262) r_nu 0,603*** -0,448*** (0,205) (0,118) logvonhoaTTCK -0,101 (0,110) logcpi -0,183 (1,207) loggdp 0,710 (0,634) r_tndn 1,859 (1,963) athrho lnsigma Constant -2,471 -0.940*** (9.262) (0.170) Số quan sát 3,184 3,184 Nguồn: Thực hiện tính toán trên phần mềm Stata Ước lượng Heckman được sử dụng trong nghiên cứu này để tìm kiếm tác động của các biến trung gian đến việc chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản có tác động tích cực đến mức độ chi trả cổ tức, trong khi tỷ lệ nợ ngắn hạn và đòn bẩy tài chính gia tăng làm giảm chi trả cổ tức. Ngoài ra, các biến như ROE và EPS có tác động tích cực đến mức độ chi trả cổ tức, trong khi ROS và ROA có tác động tiêu cực. Điều này cho thấy cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh có tác động làm thay đổi mức độ chi trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết. Các biến như: Lợi nhuận trước lãi suất và thuế (RUIROKD), Số lượng cuộc họp HĐQT (LOGSLHOPHDQT) và Số lượng cuộc họp Ban kiểm soát (LOGSLHOPBKS) cũng có tác động ngược chiều đến mức độ chi trả cổ tức, cho thấy tầm quan trọng của quản trị và quyết định cổ đông đối với chiến lược tài chính của doanh nghiệp. 682
  16. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 5. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn có tác động đến chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mức ý nghĩa thống kê theo sai số 1% đối với cả ba biến đại diện cho cấu trúc vốn là Tỷ lệ tổng nợ, Tỷ lệ nợ ngắn hạn và Đòn bẩy tài chính. Trong đó, tỷ lệ tổng nợ có ảnh hưởng cùng chiều đến chi trả cổ tức, hàm ý rằng, khi doanh nghiệp gia tăng vay nợ sẽ kéo theo xu hướng tăng dòng tiền chi trả cổ tức cho cổ đông của doanh nghiệp. Ngược lại, khi doanh nghiệp gia tăng vay nợ ngắn hạn hoặc giảm vốn chủ sở hữu (tăng đòn bẩy tài chính) làm giảm tỷ lệ trả cổ tức. Khác với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam, nghiên cứu này đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về vai trò trung gian của thanh khoản trong mối quan hệ giữa các yếu tố về quản trị doanh nghiệp đến chi trả cổ tức. Cụ thể, khi tỷ lệ sở hữu Nhà nước và sở hữu nước ngoài tăng lên làm tăng mức độ nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp nhưng lại giảm xu hướng chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và quản lý doanh nghiệp tìm kiếm phương án phù hợp giữa huy động nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh và chi trả cổ tức góp phần nâng cao giá trị doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al-Najjar, B. (2011), ‘The inter-relationship between Capital Structure and dividend policy: Empirical evidence from Jordanian Data’, International Review of Applied Economics, 25(2), pp. 209 - 224. doi:10.1080/02692171.2010.483464 2. Asad Abbas và Shujahat Haider Hashmi (2016), Dividend policy and capital structure: Testing Endogeneity. 3. Azhagaiah, R. and Priya, N.S. (2008), ‘The Impact of Dividend Policy on Shareholders’ Wealth. International Research Journal of Finance and Economics, 20, 180 - 187. 4. Bastos và Nakamura (2009), Determinants of Capital Structure of Publicly-Traded Companies in Latin America: The Role of Institutional and Macroeconomics Factors. 5. Bùi Hà Phương và Lê Hồng Thái (2022), Tác động của cấu trúc vốn và chất lượng thể chế cấp tỉnh đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. 6. Bustani, B., Kurniaty, K., & Widyanti, R. (2021), ‘The Effect of Earning Per Share, Price to Book Value, Dividend Payout Ratio, and Net Profit Margin on the Stock Price in Indonesia Stock Exchange’. Jurnal Maksipreneur: Manajemen, Koperasi, dan Entrepreneurship. 7. Châu Văn Thưởng (2017), Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Vai trò của cạnh tranh ngành. 8. Chin-Sheng, H., Chun-Fan, Y., Jiang-Chuan, H. and Su-Wen, K. (2014), ‘The practice of dividend-yield strategies in the greater China region’. Asian Economic and Financial Review, 4(11), p.1607. 683
  17. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 9. Chu, T. T. T., Nguyen, T. H., & Ngo, T. Q. (2015), ‘Analysis of factors affecting financial performance: Case study of listed companies on Ho Chi Minh Stock Exchange’. Journal of Economics and Development, 215(5), 59 - 66. 10. David Durand (1952), ‘Costs of Debt and Equity Funds for Business: Trends and Problems of Measurement’. National Bureau Committee for Economic Research, 215 - 262. 11. DeAngelo and Masulis (1980), ‘Optimal capital structure under corporate and personal taxation’. Journal of Financial Economics 8, 3 - 29. 12. Doan, N. P. (2014). ‘Impact of capital structure on financial performance of enterprises after privatization in Vietnam’. Journal of World Economic and Political Issues, 7(219), 72 - 80. 13. Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cường (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 14. Eduardo K. Kayo, Herbert Kimura (2010), ‘Hierarchical determinants of capital structure’. Journal of Banking & Finance, 35(2011), 358 - 371. 15. El-Halaby, S., Alzunaydi, M. and El-Ghazaly, M. (2018), ‘The determinants of capital structure and dividend policy: Empirical evidence from the Kingdom of Saudi Arabia market’, International Journal of Business Ethics and Governance, 1(2), pp. 45 - 71. doi:10.51325/ijbeg.v1i2.16 16. Enow, S.T. (2023), ‘Capital structure on dividend policy: Is there any relationship?’, International Journal of Economics and Financial Issues, 13(3), pp. 141 - 144. doi:10.32479/ijefi.14344 17. Fuxiu Jiang, Yunbiao Ma & Beibei Shi (2016), xStock liquidity and dividend payouts. 18. Gensheng Shen (2008), The Determinants of Capital Structure in Chinese Listed Companies, University of Ballarat. 19. Harahap, I. M., Septiani, I., & Endri, E. (2020), ‘Effect of financial performance on firms’ value of cable companies in Indonesia’, Accounting, 6(6), 1103 - 1110. 20. Ifada, L.M., Sulistyowati, S., Indriastuti, M., (2021), Capital Structure and Dividend Policy. 21. Irawati, A.E. and Komariyah, E.F. (2019), ‘The role of capital structure on the effect of dividend policy and business risk on firm value (evidence from Indonesian Manufacturing Company)’, The Indonesian Journal of Accounting Research, 22(02). doi:10.33312/ ijar.463 22. Irungu Dickson Karani (2021), The relationship between capital structure and dividend payout among non-financial firms listed at the Nairobi securities exchange. 23. Javid Ali và cộng sự (2022), The impact of capital structure on dividend policy: evidence from Pakistan. 24. Jeffrey K. MacKie-Mason (1989), ‘Do Taxes Affect Corporate Financing Decisions?’. Journal of Finance, WP 1990-11, November 30, 1989. 684
  18. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 25. Jensen và Meckling (1976). ‘Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure’. Journal of Financial Economics, October, 1976, V. 3, No. 4, pp. 305 - 360. 26. Jensen, M. (1986), ‘Agency cost of free cash flow, corporate finance and take overs’. American Economic Review Papers and Proceedings, 76, 323 - 329. 27. Joseph Yensu (2014), Capital Structure, Corporate Cash Holding and Dividend Policy in African Countries. 28. Kimai Joshua Murage (2016), The relationship between capital structure and dividend payout ratio of firms listed at the Nairobi securities exchange. 29. Lemma và Negash (2013), ‘The adjustment speed of debt maturity structures: Evidence from African countries’. Investment Analysts Journal, Vol42, Issue 78, pages 27 - 44. 30. Lê Đạt Chí (2013), “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam”. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 9(19) (2013). 31. Lê Huy Trọng và Ngô Tấn Vinh (2011), Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội. 32. Lê Trần Hoài Thương (2021), Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các công ty. 33. Lê Thị Nhung (2020), “Tác động của các nhân tố đến đòn bẩy tài chính doanh nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm từ doanh nghiệp bất động sản và vật liệu xây dựng Việt Nam”. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số 222, Tháng 11/2020. 34. Lissa Mariyana (2021), ‘The effect of capital structure on cash dividend policy with liquidity as moderation in mining companies on IDX 2015 - 2019’, Journal of Business Studies and Management Review, Vol. 4 No. 2 (2021): JBSMR, Vol.4 No.2, June 2021. 35. Lộc, T.Đ. và Tiến, P.P. (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, pp. 67 - 74. 36. Luluk Muhimatul Ifada, Sri Sulistyowati & Maya Indriastuti (2021), Capital Structure and Dividend Policy Role in Building Stock Price. 37. Lý Thị Mai Phương và Trần Thị Hạnh Nguyên (2018), “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp – Trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, 18(2018), 55 - 66. 38. Marc L. Lipson & Sandra Mortal (2009), Liquidity and capital structure. 39. Mei Eka Wardini và cộng sự (2022), Capital Structure and Dividend Policy. 40. Michael C. Jensen (1986), ‘Agency Costs of Free Cash Flow, Corporate Finance, and Takeovers’. American Economic Review, May 1986, Vol. 76, No. 2, pp. 323 - 329. 685
  19. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 41. Murray Z. Frank và Vidhan K. Goyal (2009), ‘Capital Structure Decisions: Which Factors Are Reliably Important?’. Financial Management, Vol. 38, No. 1 (Spring, 2009), pp. 1 - 37. 42. Merton H. Miller & Franco Modigliani (1958), ‘The Cost of Capital, Corporation Finance and the Theory of Investment’, The American Economic Review, Vol. 48, No. 3 (Jun., 1958), pp. 261 - 297. 43. Merton H. Miller & Franco Modigliani (1961), ‘Dividend Policy, Growth, and the Valuation of Shares’, The Journal of Business, Vol. 34, No. 4 (Oct., 1961), pp. 411 - 433. 44. Misrofingah, M. & Ginting, N. (2022), ‘Analisa Pengaruh return on equity (ROE) current ratio (CR), debt to equity ratio (DER), Terhadap Dividend payout ratio (DPR)’, Jesya (Jurnal Ekonomi & Ekonomi Syariah), 5(1), pp. 310 - 318. doi:10.36778/jesya. v5i1.588. 45. Miswanto & Fajar Ardy Prasetyo (2019), Analysis the impact of capital structure and profitability on dividend policy: Case study of manufacturing firms in Indonesia. 46. Muspa (2023), ‘Increasing Stock Prices: The role of Leverage and Dividend Policy’, International Journal of Economics, Business and Accounting Research, 7(2). 47. Muthusamy K, & John F. (2010), ‘Leverage, Growth and Profitability as Determinants of Dividend Payout Ratio-Evidence from Indian paper Industy’. Asian Journal of Business Management Studies, 1(1), 26 - 30. 48. Nguyễn Lưu Thùy Minh (2012), Những yếu tố quyết định chính sách cổ tức và xu hướng chi trả cổ tức các công ty niêm yết trên HOSE. 49. Nguyễn Thành Công, Ngô Thanh Thu (2014), “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 34(2014), 60 - 66. 50. Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2015), “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp – Nghiên cứu điển hình tại các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, 123(5D), 89 - 101. 51. Nguyễn Thị Khánh Phương (2019), Ảnh hưởng của các nhân tố trên báo cáo tài chính đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. 52. Nguyễn, T.K., Cao, T.S. và Nguyễn, T.N. (2023), “Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty ngành hàng tiêu dùng thiết yếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, Dong Thap University Journal of Science, 11(3), pp. 65 - 76. doi:10.52714/dthu.11.3.2022.953 53. Paul Marsh (1982). ‘The Choice Between Equity and Debt: An Empirical Study’. The Journal of The American Finance Association, Vol. 37, 121 - 144. 54. Paul MulongoWebi & Dr. Lucy Njogu (2020), Effect of capital structure on dividend pay-out ratio of Public listed commercial banks in Kenya. 686
  20. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 55. Phan Thị Quốc Hương (2017), “Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp lên cấu trúc vốn của các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế phát triển, 240(2017), 28 - 36. 56. Putri Fadhilah Azman, Yossi Diantimala & Zuraida (2023), The Effect of Profitability, Capital Structure and Cash Dividend on Firm Value of Public Non-Financial Companies in Indonesia During the Period Before and During the Covid-19 Pandemic (2018 - 2021). 57. Rajan và Zingales (1995), ‘What do we know about capital structure? Some evidence from international data’. The Journal of The American Finance Association, Vol. 50, 1421 - 1460. 58. Role in Building Stock Price’, Jurnal ASET (Akuntansi Riset), Program Studi Akuntansi. Fakultas Pendidikan Ekonomi dan Bisnis Universitas Pendidikan Indonesia. 13 (2), 249 - 258. 59. Samuel Tabot Enow (2023), Capital Structure on Dividend Policy: Is There Any Relationship? 60. Sherif El-Halaby (2018), ‘The Determinants of Capital Structure and Dividend Policy: Empirical Evidence from the Kingdom of Saudi Arabia Market’. The International Journal of Business Ethics and Governance (IJBEG), Vol. 1, No. 2, 2018. 61. Solomon, (1963). ‘Leverage and the Cost of Capital’. Journal of Finance, 18, 273 - 279. 62. Tinungki, G.M., Robiyanto, R. and Hartono, P.G. (2022), ‘The effect of covid-19 pandemic on Corporate Dividend Policy in Indonesia: The static and dynamic panel data approaches’, Economies, 10(1), p. 11. doi:10.3390/economies10010011 63. Titman, S, and Wessels, R. (2012), ‘Determinants of Dividend policy’. Journal of Finance, 50, 1121 - 1560. 64. Tran, H. S., & Tran, V. H. (2008), ‘Capital structure and business performance of companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange’. Journal of Economics and Development, 218(12), 36 - 41. 65. Trần Thị Minh Nguyệt và Đàm Thanh Tú (2019), “Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp - Mô hình nghiên cứu và bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết thuộc ngành thực phẩm tại Việt Nam”. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, 08 (193) - 2019. 66. Trinh, Q. T., & Nguyen, V. S. (2013), ‘Factors affecting the performance of Vietnamese commercial banks’. Journal of Banking Technology, 85(1), 11 - 15. 67. Trương Đông Lộc và Phạm Phát Tiến (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. 68. Truong Hong Trinh và Nguyen Thao Phuong (2015), ‘Effects of Financial Crisis on Capital Structure of Listed Firms in Vietnam’, International Journal of Financial Research, Vol. 7, No. 1; 2016. 687
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
57=>0