Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế tới tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam
lượt xem 3
download
Trong phạm vi bài viết "Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế tới tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam", tác giả sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu mảng để phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng và phát triển kinh tế (thông qua chỉ tiêu GDP bình quân đầu người) của Việt Nam giai đoạn 2004-2012. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế tới tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam
- TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NHÓM NGÀNH KINH TẾ TỚI TĂNG TRƯỞNG GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI Ở VIỆT NAM Ths. Trần Thị Thanh Hương Học viện Ngân hàng Tóm tắt Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy là hai quá trình diễn ra độc lập với nhau, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu là biểu hiện gắn liền với quá trình tăng trưởng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thông qua đó sẽ tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội. Biểu hiện là nâng cao được mức sống của người dân, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Cơ cấu kinh tế có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Xét theo chỉ tiêu làm cơ sở tính toán, chúng ta có cơ cấu theo chỉ tiêu đầu ra (cơ cấu GDP, cơ cấu giá trị sản xuất,…) và cơ cấu theo chỉ tiêu đầu vào (cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu lao động); Xét theo tiêu thức phân tổ, chúng ta có cơ cấu theo ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo vùng lãnh thổ. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu mảng để phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng và phát triển kinh tế (thông qua chỉ tiêu GDP bình quân đầu người) của Việt Nam giai đoạn 2004-2012. Từ khóa: Cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, GDP bình quân đầu người Abstract Growth and moving/shift of economic structure are not only two independent processes each other, but moving of economic structure is also a manifestation associated with the growth process, through which the country’s economic growth and impacts positively on the socio-economic development. It expresses the improvements of living standards and social welfares. The economic structure can be classified with different criteria. Regarding to criteria as indicator, there are output criteria (such as GDP structure, gross output structure, and so on) and input criteria (such as capital structure, labor structure). Regarding to classification, there are economic structure, economic sector and regional structure. In this article, the author is going to apply the panel regression model to analyze the effects of the shifts of labor structure in according to economic sector to improve economic growth and development of Vietnam (through the GDP per capita) in the period from 2004 to 2012. 107
- 1. Đặt vấn đề 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu Phát triển kinh tế cần được hiểu không chỉ là sự tăng lên về quy mô mà còn cả sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế phản ánh trình độ phát triển sức sản xuất của xã hội, biểu hiện chủ yếu trên hai mặt: một là lực lượng sản xuất càng phát triển càng tạo điều kiện cho quá trình phân công lao động xã hội trở nên sâu sắc; hai là sự phát triển của phân công lao động xã hội làm cho các mối quan hệ kinh tế thị trường ngày càng củng cố và phát triển. Sự thay đổi về số lượng và chất lượng của cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu theo ngành kinh tế phản ánh trình độ phát triển sức sản xuất của xã hội. Một quốc gia có cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững và ngược lại, cơ cấu kinh tế lạc hậu sẽ cản trở sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế. Giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các vấn đề kinh tế xã hội, môi trường liên hệ với nhau qua nhiều đặc trưng và mỗi đặc trưng đôi khi không thể lượng hóa được; mối quan hệ giữa các vấn đề không phải là đơn giản mà phức tạp, nhiều chiều. Do vậy, có những khía cạnh có thể phân tích định lượng được một cách trực tiếp, mà có những khía cạnh phải phân tích gián tiếp thông qua các chỉ tiêu khác. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến phát triển kinh tế xã hội còn rất hạn chế và cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu. 1.2. Tổng quan nghiên cứu Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được các trường phái, các lý thuyết kinh tế đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau và với nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó điển hình là các lý thuyết: lý thuyết của Karl Marx (1909); lý thuyết "cất cánh" của Walt Rostow (1960); lý thuyết nhị nguyên của Lewis (1954); lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu của Syrquin M. (1988); lý thuyết phát triển cân đối của Nurkse (1961) và Rosentein-Rodan (1943). Ngoài ra còn có các lý thuyết về tác động dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế của Fabricant (1942), Fonfria, A. và các cộng sự (2005); Gyfason và G.Zoega (2004),… Ở Việt Nam, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng được quan tâm, nghiên cứu từ lâu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là các công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, trong đó tiêu biểu là các công trình: Ngô Đình Giao (1994) “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân”; Đỗ Hoài Nam (1996),“Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam”; Nguyễn Sinh Cúc (1997) “Tác động của Nhà nước nhằm chuyển 108
- dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay”; Trương Thị Minh Sâm (2000) “Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa”; Nguyễn Trần Quế (2004) “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21”; Nguyễn Quang Thái (2004) “Mấy vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam”; Bùi Tất Thắng (2006) “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam”; Phan Công Nghĩa (2007) “Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế”,… Các nghiên cứu về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà tác giả được tham khảo đã khái quát hóa các vấn đề lý luận, phương pháp luận về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đề ra phương hướng, biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số vùng kinh tế trọng điểm, một số thành phố lớn. Tổng kết kinh nghiệm thế giới về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây mới chỉ dừng lại ở việc hệ thống hóa các cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế. Các phân tích đánh giá về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam chủ yếu mang tính chất thống kê mô tả. Một số nghiên cứu đã đưa ra các mô hình lượng hóa ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tuy nhiên các mô hình này mới chỉ ra được ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo chỉ tiêu đầu ra (giá trị tăng thêm) hoặc mới chỉ đưa ra mô hình đánh giá ảnh hưởng các nhân tố đầu vào (vốn đầu tư và lao động) đến tăng trưởng GDP. Chưa có nghiên cứu nào đưa ra mô hình đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo chỉ tiêu đầu vào là lao động đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam 1.3. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đến tăng tưởng GDP bình quân đầu người tác giả sử dụng các phương pháp: (1) phương pháp biện chứng để phân tích ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người; (2) Phương pháp tổng hợp để tổng hợp các lý thuyết kinh tế học liên quan để lý giải ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người; (3) Phương pháp hồi quy - tương quan để lượng hóa ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam. Nhằm giúp công tác nghiên cứu thuận lợi và đạt kết quả tốt, tác giả sử dụng phầm mềm STATA. 109
- 1.4. Nội dung nghiên cứu của bài viết Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, nội dung của bài viết bao gồm 4 phần: 1) Một số khái niệm; 2) Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tới tăng trưởng và phát triển kinh tế; 3) Xây dựng mô hình đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế tới tăng trưởng GDP bình quân đầu người; 4) Kết quả ước lượng của mô hình. 2. Một số khái niệm 2.1. Cơ cấu theo ngành kinh tế Cơ cấu theo ngành kinh tế là tổ hợp ngành kinh tế được hình thành trên các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ tổng hợp giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh phần nào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội của một quốc gia. (Nguyễn Trần Quế, 2004, tr.12) Cơ cấu theo ngành kinh tế xét theo quan điểm hệ thống là một chỉnh thể liên kết ngành kinh tế theo một kiểu cấu trúc nhất định, tạo ra những thuộc tính mới, chất lượng mới của hệ thống mà những thuộc tính này không thể có ở từng bộ phận riêng rẽ hợp thành hệ thống. (Nguyễn Đình Dương, 2006, tr.10) Cơ cấu theo ngành kinh tế quyết định cơ cấu theo vùng lãnh thổ và cơ cấu theo thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ là sự hợp lý hóa cơ cấu theo ngành kinh tế trên mỗi vùng lãnh thổ. Cơ cấu theo thành phần kinh tế là sự vận động của từng loại thành phần kinh tế trong quá trình phát triển các ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh kinh tế của từng vùng và toàn bộ nền kinh tế. Việc nghiên cứu cơ cấu theo ngành kinh tế nhằm tìm ra những cách thức duy trì tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên tập trung các nguồn lực có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ, thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất (Bùi Tất Thắng, 2006). Biểu thị cơ cấu theo ngành kinh tế bằng vị trí, tỷ trọng của mỗi ngành trong hệ thống nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu theo ngành kinh tế phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội. Theo ngành kinh tế có nhiều cấp độ khác nhau: - Phân theo nhóm ngành kinh tế (Tổng cục Thống kê gọi là khu vực kinh tế) có: nhóm ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản (nhóm I); nhóm ngành công nghiệp và xây dựng (nhóm II); nhóm ngành dịch vụ (nhóm III). 110
- - Nếu tiếp tục phân nhỏ các nhóm ngành sẽ có: nhóm I gồm ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp, ngành thủy sản; nhóm II gồm ngành công nghiệp và ngành xây dựng; nhóm III gồm ngành giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, thương mại,... - Trong mỗi ngành trên đây lại có thể phân thành những ngành nhỏ hơn gọi là cấp III, cấp IV,... Khi nghiên cứu về tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tùy theo yêu cầu thông tin và điều kiện cụ thể mà nghiên cứu cơ cấu theo ngành kinh tế đến cấp độ nào. Cơ cấu theo ngành kinh tế có thể phân bổ theo nhiều chỉ tiêu khác nhau, thông thường, chúng ta có cơ cấu GDP theo ngành kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế. Khi phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế tới tăng trưởng và phát triển kinh tế, thường lựa chọn cơ cấu lao động theo ngành kinh tế hoặc cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế. Trong khuôn khổ nội dung bài viết, tác giả lựa chọn cơ cấu lao động theo ngành kinh tế. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: thể hiện mức độ hoặc tỷ trọng lao động của mỗi ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế so với tổng lao động của toàn bộ nền kinh tế. Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế thường được chia thành 3 nhóm: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. Các nhà kinh tế học đánh giá cao cơ cấu lao động theo ngành kinh tế. Ở góc độ phân tích vĩ mô, cơ cấu lao động là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ thành công về mặt kinh tế xã hội của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi công nghiệp hóa, hiểu theo nghĩa đầy đủ không phải chỉ đơn thuần là sự gia tăng tỷ trọng giá trị của sản xuất công nghiệp, mà là cùng với mức đóng góp vào GDP ngày càng tăng của của lĩnh vực công nghiệp là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đời sống xã hội của con người, trong đó cơ sở quan trọng nhất là số lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu lao động thậm chí còn được một số nhà kinh tế xem như là chỉ tiêu quyết định nhất để đánh giá mức độ thành công của quá trình công nghiệp hóa trong nghiên cứu so sánh giữa các nền kinh tế. 2.2. GDP bình quân đầu người GDP bình quân đầu người: là tỷ lệ so sánh giữa GDP với dân số bình quân trong cùng năm. GDP bình quân đầu nguời có thể tính theo giá thực tế, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ; cũng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng trưởng. 111
- Ở bài viết này, tác giả lựa chọn GDP bình quân đầu người tính theo giá so sánh làm nhân tố phụ thuộc. GDP bình quân đầu người một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất bình quân đầu người trong một năm. GDP bình quân đầu người còn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh quốc tế. 3. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tới tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy là hai quá trình diễn ra độc lập với nhau, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu là biểu hiện gắn liền với quá trình tăng trưởng. Đã có một số giả thuyết giải thích cho mối quan hệ này như lý thuyết về các giai đoạn phát triển (Walter W. Rostow, 1960), lý thuyết về các giai đoạn phát triển giả thuyết mô hình kinh tế hai khu vực (Lewis, 1954),…Các lý thuyết này giải thích rằng tác động liên tục của các yếu tố bên cung (lao động, vốn,…) và/hoặc bên cầu (thị trường, thói quen tiêu dùng,…) dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời thúc đẩy tăng trưởng. Ngày nay kinh tế học phát triển coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thông qua đó sẽ tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội. Biểu hiện nâng cao được mức sống của người dân, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Theo lý thuyết của A. Lewis (1954), J. Fei và G. Ranis (1964), trong các nước đang phát triển có trạng thái nhị nguyên về kinh tế, theo nghĩa các nền kinh tế này có hai hệ thống song song cùng tồn tại: hệ thống kinh tế nông nghiệp truyền thống với năng suất thấp và hệ thống kinh tế công nghiệp hiện đại với năng suất cao. Do đó, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ làm chuyển dịch cơ cấu lao động từ những ngành năng suất thấp (ví dụ ngành nông nghiệp) sang các ngành có năng suất và hiệu quả cao hơn (ví dụ ngành công nghiệp và dịch vụ). Việc chuyển dịch cơ cấu lao động như vậy sẽ khiến cho năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế tăng lên. Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động tới tăng trưởng năng suất lao động có thể phân chia thành hai bộ phận. Thứ nhất, thay đổi tỷ trọng lao động của một nhóm ngành kinh tế nào đó có thể dẫn đến thay đổi năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế hội tụ về tỷ lệ tăng trưởng năng suất của ngành hấp thụ lao động. Thứ hai, khi lao động chuyển dịch sang một nhóm ngành kinh tế có mức năng suất lao động cao hơn, tỷ lệ tăng trưởng năng suất lao động xã hội sẽ tăng (giả định các yếu tố khác không đổi). Trong trường hợp lao động dịch chuyển theo chiều hướng ngược lại, tức là dịch chuyển từ nhóm ngành kinh 112
- tế có năng suất lao động cao sang nhóm ngành kinh tế có năng suất lao động thấp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng này sẽ làm giảm năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế từ đó dẫn đến làm giảm tăng trưởng kinh tế. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động có thể có tác động tích cực và cả tác động tiêu cực tới năng suất lao động xã hội, thông qua đó sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, qua đó tác động đến GDP bình quân đầu người. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng làm tăng hay giảm tăng trưởng kinh tế được các nhà kinh tế gọi là “phần thưởng” hay “gánh nặng” cơ cấu. Trong phạm vi bài viết này, tác giả vận dụng phương pháp hồi quy-tương quan để đo lường tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế tới GDP bình quân đầu người. 4. Xây dựng mô hình đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế tới tăng trưởng GDP bình quân đầu người Để đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến GDP bình quân đầu người, tác giả đề xuất sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu mảng: LnGDPbqij = α 0 + α1TLldNNij + α 2TLldCNij + α 3TLldDVij + α 4 NSLD _ cnij + α 5 NLSD _ dvij + ci + uij (1) Trong đó: GDPbq: GDP bình quân đầu người của tỉnh i năm j TLldNNij Tỷ trọng lao động của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng lao động của tỉnh i năm j-1 TLldCNij: Tỷ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp và xây dựng tỉnh i năm j TLldDVij: Tỷ trọng lao động của nhóm ngành dịch vụ tỉnh i năm j NSLD_cnij: Năng suất lao động của nhóm ngành công nghiệp và xây dựng của tỉnh i năm j NSLD_dvij: Năng suất lao động của nhóm ngành dịch vụ của tỉnh i năm j Do tồn tại đa cộng tuyến hoàn hảo giữa các biến dldCN, dldNN, dldDV (tổng ba biến này bằng 100). Nên mô hình (1) được viết lại như sau: LnGDPbq ij = β 0 + β1TLldCN ij + β 2TLldDVij + β 3 NSLD _ cnij + β 4 NLSD _ dv ij + ci + u ij (2) 113
- Trong đó: β1 = α2-α1; β2 = α3-α1 và do đó ý nghĩa của hệ số β3 (β4) được giải thích là sự khác biệt giữa ảnh hưởng của tỷ trọng lao động của hai nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đến GDP bình quân đầu người so với sự ảnh hưởng của tỷ trọng lao động của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đến GDP bình quân đầu người. Kỳ vọng khi tỷ trọng lao động của các nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng; năng suất lao động của nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng thì GDP bình quân đầu người sẽ tăng. Do có sự không đồng đều về các yếu tố địa lý, kinh tế xã hội giữa các địa phương bao gồm: mức độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, chính sách kinh tế xã hội, vị trí địa lý, nguồn tài nguyên,... mà nhiều yếu tố trong đó là không quan sát được hoặc không có số liệu tương thích. Trong điều kiện đó thì các mô hình dạng mảng là thích hợp nhất để xử lý vấn đề không thuần nhất này (Wooldridge J.M (2002). Để lựa chọn mô hình dạng OLS gộp hay dạng tác động ngẫu nhiên, sử dụng kiểm định Breusch-Pagan. Cặp giả thuyết cho nền tảng kiểm định là: H0: Không tồn tại tác động ngẫu nhiên (δ2u =0) H1: Tồn tại tác động ngẫu nhiên Nếu P_Value của kiểm định χ2
- Kiểm định này được dẫn dắt như sau: nếu không có sự khác biệt đáng kể giữa các giá trị ước lượng từ hai mô hình FEM và REM thì đó là dấu hiệu ci không tương quan với các biến giải thích, khi đó mô hình REM là lựa chọn phù hợp; Ngược lại, nếu sự khác biệt giữa các giá trị ước lượng từ hai mô hình FEM và REM là lớn thì đó là dấu hiệu có sự tương quan giữa ci và các biến giải thích, khi đó mô hình FEM là lựa chọn phù hợp. Một trong những giả thiết của mô hình FEM là các sai số ngẫu nhiên uij có phương sai không đổi theo j và không tương quan với nhau. Khi giả thiết này bị vi phạm thì các ước lượng thu được không phải là các ước lượng hiệu quả. Do đó, các suy diễn thống kê từ các ước lượng thu được sẽ không đáng tin cậy. Kiểm định Wald có sửa đổi (modified Wald test) được sử dụng để kiểm định phương sai sai số của các panel là như nhau hay không. Cặp giả thuyết của kiểm định Wald là: H0: Phương sai của sai số đồng nhất giữa các panel (δi2 = δ2 với mọi i) H1: Phương sai của sai số không đồng nhất giữa các panel Nếu P_Value của kiểm định χ2 >0,05 thì chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là phương sai của sai số đồng nhất giữa các panel. Đối với mô hình FEM, giả thiết cor(uij, ui,j-s) = 0 với mọi s ≠ 0 nghĩa là không có hiện tượng tương quan chuỗi giữa các panel. Nếu mô hình mắc khuyết tật này thì sai số tiêu chuẩn của các hệ số nhỏ hơn thực tế và làm cho R2 lớn hơn. Để kiểm định về hiện tượng tương quan chuỗi giữa các panel, kiểm định Wooldridge được sử dụng để kiểm định cặp giả thuyết: H0: Sai số của mô hình FEM không có hiện tượng tự tương quan bậc nhất H1: Sai số của mô hình FEM có hiện tượng tự tương quan bậc nhất Nếu P_Value của kiểm định χ2 >0,05 thì chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là không có hiện tượng tự tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên của mô hình FEM. 5. Kết quả ước lượng của mô hình Để thực hiện ước lượng cho mô hình 2, tác giả sử dụng số liệu GDP, lao động của ba nhóm ngành kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; và dịch vụ của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước trong thời gian 2004-2012 (được tính theo giá so sánh năm 1994) do Tổng cục Thống kê cung cấp. Khi sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu mảng, có ba phương pháp chính được sử dụng đó là: Mô hình OLS gộp (Pooled OLS); Mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model-FEM ); Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM). 115
- Việc lựa chọn mô hình nào là phù hợp nhất phụ thuộc vào bản thân số liệu nghiên cứu và có thể được làm rõ thông qua một số kiểm định. Để lựa chọn mô hình OLS gộp hay mô hình tác động tác giả sử dụng kiểm định Breusch – Pagan. Kết quả kiểm định Breusch - Pagan, cho thấy giá trị P của thống kê χ2 rất nhỏ (P=0,0000) nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, mô hình có tồn tại tác động ngẫu nhiên, do vậy không nên sử dụng mô hình OLS gộp. Bảng 1. Kết quả kiểm định Breusch-Pagan logGDPbq[matinh,t] = Xb + u[matinh] + e[matinh,t] Estimated results: Var sd = sqrt(Var) logGDPbq .2747887 .5242029 e .0107786 .1038201 u .0387793 .1969247 Test: Var(u) = 0 chi2(1) = 1166.90 Prob > chi2 = 0.0000 Để lựa chọn mô hình tác động cố định (FEM) hay mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định Hausman. Kết quả kiểm định Hausman cho thấy giá trị P của thống kê χ2 rất nhỏ (P=0,0000) nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, nghĩa là có sự tương quan giữa ci và các biến giải thích trong mô hình. Do đó, mô hình tác động cố định (FEM) là phù hợp và các ước lượng thu được là ước lượng vững. Do vậy, tác giả sử dụng mô hình dạng FEM để ước lượng tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam. Bảng 2. Kết quả kiểm định Hausman Coefficients (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B)) codinh . Difference S.E. TLldcn .0170656 .0158222 .0012434 .0005864 TLlddv .0277979 .0248497 .0029482 .000513 NSLD_cn .0068854 .0067978 .0000876 .0001558 NSLD_dv .0366336 .036028 .0006056 .0001421 b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(4) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 41.07 Prob>chi2 = 0.0000 (V_b-V_B is not positive definite) Với mô hình tác động cố định, chúng ta cần kiểm tra xem mô hình có tồn tại hiện tượng tương quan chuỗi hay không. Để xem xét có tồn tại hiện tượng tương quan chuỗi giữa các panel không, tác giả sử dụng kiểm định Wald. Kết quả của kiểm định Wald cho thấy giá trị P của thống kê χ2 rất nhỏ (P_Value = 0,0000) nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, chứng tỏ mô hình có hiện tượng tương quan chuỗi giữa các panel. 116
- Bảng 3. Kết quả kiểm định Wald Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i chi2 (63) = 4140.53 Prob>chi2 = 0.0000 Một trong những nhược điểm của mô hình tác động cố định, đó là có thể bị xuất hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Do vậy, chúng ta cần kiểm định xem mô hình xuất hiện hiện tương phương sai sai số thay đổi không. Để kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi, sử dụng kiểm định Wooldrige. Kết quả kiểm định Wooldridge, cho thấy giá trị P của thống kê χ2 rất nhỏ (P_Value = 0,0000) nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, chứng tỏ mô hình có phương sai sai số thay đổi. Bảng 4. Kết quả kiểm định Wooldridge Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first-order autocorrelation F( 1, 62) = 116.179 Prob > F = 0.0000 Để khắc phục các hiện tượng trên của mô hình, tác giả lựa chọn mô hình hồi quy Robust. Áp dụng mô hình hồi quy Robust với bộ số liệu của 63 tỉnh, thành phố từ năm 2004-2012 cho kết quả: Bảng 5. Kết quả ước lượng Robust cho mô hình 2 Fixed-effects (within) regression Number of obs = 567 Group variable: matinh Number of groups = 63 R-sq: within = 0.8679 Obs per group: min = 9 between = 0.8033 avg = 9.0 overall = 0.8040 max = 9 F(4,62) = 241.15 corr(u_i, Xb) = -0.5861 Prob > F = 0.0000 (Std. Err. adjusted for 63 clusters in matinh) Robust logGDPbq Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] TLldcn .0170656 .0031789 5.37 0.000 .010711 .0234202 TLlddv .0277979 .0025256 11.01 0.000 .0227494 .0328464 NSLD_cn .0068854 .0016686 4.13 0.000 .0035498 .0102209 NSLD_dv .0366336 .002797 13.10 0.000 .0310425 .0422246 _cons 13.79023 .0630847 218.60 0.000 13.66412 13.91633 sigma_u .26173947 sigma_e .10382012 rho .86405424 (fraction of variance due to u_i) Kết quả ước lượng mô hình FEM về tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế đến GDP bình quân đầu người ở Việt Nam như sau: lnGDPbq = 13,7902 + 0,0171*TLldcn + 0,0278*TLlddvt-1 (0,063) (0,0032) (0,0025) + 0,0069*NSLD_cn + 0,0366*NSLD_dv (0,0017) (0,0028) 117
- Kết quả ước lượng cho thấy, dấu của các hệ số ước lượng trong mô hình đều phù hợp với kỳ vọng ban đầu và các hệ số đều có ý nghĩa thống kê. Hệ số ước lượng của các biến cơ cấu đều dương cho thấy mỗi sự gia tăng tỷ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đều tác động tới tăng trưởng và phát triển kinh tế (tăng GDP bình quân đầu người). Kiểm định so sánh các hệ số ước lượng của mô hình cũng cho thấy: hệ số của biến TLlddv lớn hơn hệ số của biến TLldcn với mức ý nghĩa 5%, có nghĩa tỷ trọng lao động của nhóm ngành dịch vụ tác động đến GDP bình quân đầu người mạnh hơn nhóm ngành công nghiệp và xây dựng. Kết quả kiểm định so sánh các hệ số ước lượng của biến NSLD_cn và NSLD_dv chứng tỏ năng suất lao động của nhóm ngành dịch vụ tác động mạnh hơn so với nhóm ngành công nghiệp và xây dựng đến GDP bình quân đầu người với mức ý nghĩa 5%. Từ kết quả ước lượng thu được, chúng ta có thể khẳng định chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các nhóm ngành kinh tế có tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn này. Do vậy, để đẩy mạnh tăng trưởng GDP bình quân đầu người cần tăng tỷ trọng lao động của các nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ). Tiếp tục nâng cao năng suất lao động của các nhóm ngành kinh tế. Kết quả ước lượng cung cấp thêm cơ sở để khẳng định rằng sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế có quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2004-2012. Đặc biệt là sự dịch chuyển lao động từ nhóm ngành có năng suất lao động thấp sang nhóm ngành có năng suất lao động cao hơn có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế do lao động được sử dụng một cách có hiệu quả hơn. Kết quả của ước lượng cũng cho thấy chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác động thúc đẩy và nâng cao tốc độ tăng trưởng của các ngành phi nông nghiệp và của nền kinh tế. Đồng thời kết quả này cũng cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ rằng tăng tỷ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và/hoặc lao động của nhóm ngành dịch vụ trong tổng lao động sẽ có khả năng thúc đẩy sản lượng của các nhóm ngành và nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn; và khẳng định tầm quan trọng của việc nâng tỷ trọng lao động của các nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đối với tăng trưởng sản lượng của các ngành phi nông nghiệp và của nền kinh tế. 6. Kết luận và kiến nghị Kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế của Việt Nam 118
- trong giai đoạn 2004 – 2012 là một trong những nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất đưa đến thành tựu tăng trưởng kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp để Việt Nam giữ được các cân đối vĩ mô của nền kinh tế như thu chi ngân sách, vốn tích lũy, cán cân thanh toán quốc tế,…góp phần bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế cũng đã giúp Việt Nam gặt hái được những thành công nhất định trong quá trình từng bước cải thiện năng suất lao động, nâng cao GDP bình quân đầu người từ đó nâng cao mức sống của người dân. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới, đặc biệt để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, Việt Nam cần tiếp tục duy trì các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực nhằm tiếp tục nâng cao năng suất lao động của các nhóm ngành kinh tế. Cụ thể: Thứ nhất, cần tiếp tục ưu tiên phát triển hai nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ hướng về xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về lao động, vì thế chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế phải ưu tiên phát triển các ngành, sử dụng công nghệ cao, nhưng vẫn phải khuyến khích phát triển các ngành tạo ra nhiều việc làm và phát huy lợi thế của nguồn nhân lực. Thứ hai, cần đầu tư thích đáng vào đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xã hội hóa các công tác đào tạo nghề, gắn kết với các doanh nghiệp và cơ sở sử dụng lao động. Thứ ba, cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất lao động; ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, đi nhanh vào hiện đại hóa ở những ngành, những lĩnh vực then chốt; đẩy mạnh phát triển những ngành công nghệ cao nhằm giải phóng sức lao động, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các nhóm ngành và trong nội bộ từng ngành kinh tế. Thứ tư, cần xây dựng một lộ trình công nghiệp hóa rõ ràng, dài hạn, phù hợp với các điều kiện và năng lực thực tế của nền kinh tế. Thứ năm, cần nâng cao chất lượng dịch vụ ở các ngành dịch vụ truyền thống và phát triển các ngành dịch vụ hiện đại, công nghệ cao. Thứ sáu, cần tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng nâng cao tỷ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ và giảm dần tỷ trọng lao động của nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, hướng đến việc phát triển đất nước theo 119
- hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung phát triển những khu công nghiệp trọng điểm, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, từ đó tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo sự phong phú, đa dạng cho các ngành sản xuất kinh doanh trong nước,… Tài liệu tham khảo 1. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 2. Fei, John C. H. and Gustav Ranis (1964), Development of the Labor Surplus Economy: Theory and Policy, Homewood, Illinois, Richard A. Irwin, Inc. 3. Gylfason và G. Zoega (2004), “The road from Agriculture”, CESifo Venice Summer InStitute Workshop on Institution and Growth 24-25, July 2004. 4. Karl Marx (1909), Capital: A critique of the political Economy, Chicago. C.H. Kerr and company Press. 5. Lewis, W.Athur (1954), "Economic Development with Unlimited Supplies of Labor", Manchester Shool of Economic and Social Study, Vol. 22, pp.139-191. 7. Ngô Doãn Vịnh (2006), Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 8. Nguyễn Đình Dương (2006), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô Hà Nội đến năm 2020, LATSKT, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. 9. Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Minh (2008), Tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu và chính sách kinh tế ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 10. Nguyễn Trần Quế (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 11. Peneder, M. (2003), “Industrial structure and aggregate growth” WIFO, Structural Change anh Economic Dynamics, vol 14, pp.427-448. 12. Rostow, W.W. (1960), The stages of Growth: A Non - Communist Manifesto, Cambridge, U.K.: Cambridge Press. 13. Syrquin, M (1988), "Pattenrns of Structural Change", in H. Chenery and T.N. Srinivasan (eds), Handbook of Development Economics, Vol.1, North Holland, Amsterdam: 205-248. 14. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2012), Khoa Thống kê, Giáo trình nguyên lý thống kê, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 15. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2012), Khoa Toán Kinh tế, Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 120
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến trình độ phát triển kinh tế: Mô hình dự báo và gợi ý chính sách (Trường hợp nghiên cứu điển hình ở tỉnh Bến Tre)
14 p | 120 | 14
-
Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - Nguyễn Thị Lan Hương
9 p | 129 | 11
-
Tác động của tái cơ cấu ngành kinh tế đến chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng năng suất lao động ở Việt Nam
11 p | 102 | 10
-
Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu đến tăng trưởng năng suất lao động tổng thể ở Việt Nam
12 p | 103 | 9
-
Đo lường tăng năng suất lao động ở Việt Nam bằng phương pháp phân tích tỉ trọng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
9 p | 74 | 6
-
Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến trình độ phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống
13 p | 107 | 5
-
Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam
17 p | 46 | 4
-
Những tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh
10 p | 71 | 4
-
Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tăng năng suất lao động của tỉnh Vĩnh Long
11 p | 72 | 4
-
Một số vấn đề về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2013
3 p | 105 | 4
-
Tác động của tái cơ cấu ngành kinh tế đến chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động ở Việt Nam
11 p | 77 | 3
-
Một số mô hình xác định tác động của các nhân tố đến chuyển dịch cơ cấu
13 p | 12 | 3
-
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam
17 p | 28 | 2
-
Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới chất lượng cuộc sống của lao động nữ nông thôn tại Tứ Kỳ, Hải Dương
11 p | 54 | 2
-
Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
9 p | 41 | 1
-
Nghiên cứu tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đến tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng ở Việt Nam
17 p | 22 | 1
-
Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống ở Việt Nam
8 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn