Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐẾN<br />
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC<br />
CÔNG LẬP VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
Phan Hồng Hải *<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài viết về kết quả nghiên cứu thông qua điều tra về tác động của cơ chế quản lý tài chính<br />
đến chất lượng giáo dục của các trường Đại học Công lập Việt Nam, với 950 số quan sát từ các đối<br />
tượng là sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, giảng viên và cán bộ quản lý của 33 trường<br />
Đại học Công lập Việt Nam. Mô hình nghiên cứu theo phương pháp hồi quy tuyến tính bội, trong đó<br />
chấp nhận các biến kiểm soát thành phần chất lượng giáo dục đại học trong mô hình SERVQUAL<br />
((Parasuraman cùng các cộng sự, 1985). Kết quả chỉ ra rằng, cơ chế quản lý tài chính có tác động<br />
đáng kể đến sự hài lòng chất lượng GDĐH của ĐHCL.<br />
Từ khóa: tác động, cơ chế quản lý tài chính, chất lượng giáo dục, đại học công lập<br />
<br />
THE EFFECT OF THE FINANCIAL MANAGEMENT STRUCTURE<br />
TO THE EDUCATIONAL QUALITY AT MANY PUBLIC<br />
UNIVERSITIES IN VIETNAM<br />
ABSTRACT <br />
Posts to the amount of research results from the investigation about the effect of the financial<br />
management structure to the educational quality at many Public Universities in Vietnam, with<br />
950 for the number of observation from students, undergraduate students, postgraduate students,<br />
teachers and the management members of 33 Public Universities in Vietnam. According to the<br />
research model of multiple linear regression method, it’s accepted the variables can control the<br />
parts of university educational quality in SERVQUAL model (Parasuraman together with partners,<br />
1985). The results show that the effect of financial management structure was satisfied with the<br />
University Educational Quality of Public Universities remarkably.<br />
Keywords: take effect, financial management structure, educational quality, Public<br />
Universities<br />
* Trường ĐH Công Nghiệp TP. HCM. Email: hai.phanhong@yahoo.com<br />
<br />
52<br />
<br />
Tác động của . . .<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Giáo dục đại học (GDĐH) là giáo dục bậc<br />
cao, là chìa khóa then chốt trong tăng trưởng<br />
kinh tế ở những nước đã và đang phát triển<br />
bởi chức năng kinh tế - xã hội của GDĐH<br />
trong kết nối sản xuất và phổ biến kiến thức<br />
(Patterson, 1999). Khi thế giới bước sang thế<br />
kỷ XXI – thế kỷ của nền kinh tế tri thức, về<br />
bản chất, các quốc gia cạnh tranh nhau về<br />
nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật – công<br />
nghệ. Do đó, vấn đề cải cách giáo dục nói<br />
chung và GDĐH nói riêng nhằm quản lý và<br />
nâng cao chất lượng GDĐH được nhiều nước<br />
xem là quốc sách hàng đầu và Việt Nam cũng<br />
không ngoại lệ.<br />
Đối với Việt Nam, giáo dục nói chung và<br />
GDĐH nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng<br />
trong hoàn cảnh hiện nay khi đất nước đang<br />
chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo<br />
chiều sâu, theo hướng tăng năng suất các nhân<br />
tố tổng hợp (TFP) để nâng cao chất lượng,<br />
hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế<br />
và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do<br />
đó, GDĐH nhận được sự quan tâm hàng đầu<br />
của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.<br />
Theo ông Phạm Vũ Luận (2014), Bộ trưởng<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo, bên cạnh thành công<br />
của GDĐH thì hiện nay đang tồn tại nhiều yếu<br />
kém, bất cập, trong đó có sự yếu kém, bất cập<br />
của cơ chế quản lý tài chính (QLTC) của Đại<br />
học Công lập (ĐHCL). Cơ chế QLTC giáo<br />
dục ĐHCL đã ba lần cải cách (Nghị định số<br />
10/2002/NĐ-CP, Nghị định số 43/2006/NĐCP, Nghị định số 49/2009/NĐ-CP) nhưng đến<br />
nay cơ chế QLTC của GDĐH Công lập vẫn<br />
chưa đạt được mục tiêu mong muốn.<br />
<br />
ĐHCL thông qua tổng hoà các quy tắc, phương<br />
pháp, công cụ quản lý tài chính được quy định<br />
trong một hệ thống các văn bản pháp quy của<br />
Nhà nước để thực hiện các chức năng cơ bản<br />
từ việc lập kế hoạch tài chính, tổ chức thực<br />
hiện, điều khiển và kiểm tra giám sát tài chính<br />
nhằm đạt được mục tiêu của Nhà nước đề ra.<br />
Cơ chế QLTC của ĐHCL được chia làm 3<br />
nội dung cơ bản sau:<br />
Thứ nhất, cơ chế cấp phát ngân sách Nhà<br />
nước cho các trường ĐHCL.<br />
Nguồn tài chính do Nhà nước cấp được<br />
xem như một khoản kinh phí mua sản phẩm<br />
đào tạo, sản phẩm nghiên cứu, mua dịch vụ<br />
chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ<br />
hay cấp để thực hiện phúc lợi học tập đại học<br />
cho dân chúng.<br />
Thứ hai, cơ chế quản lý nguồn thu của các<br />
trường ĐHCL.<br />
Nhà nước cho phép các trường ĐHCL<br />
được thu học phí (thu sự nghiệp) theo khung<br />
học phí mà nhà nước đã khống chế. Nguồn<br />
thu này có được do trường đại học cung cấp<br />
dịch vụ thông qua việc chuyển giao tri thức.<br />
Nhà nước đặt khung học phí đối với GDĐH<br />
nhằm tới mục tiêu : chất lượng, số lượng, hiệu<br />
quả và sự công bằng. Do vậy, chính sách định<br />
giá của GDĐH cần được cân nhắc đầy đủ đến<br />
khía cạnh thực hiện tốt hơn mục tiêu công<br />
bằng, tác động của chính sách tới các nhóm<br />
lợi ích khác nhau trong xã hội. Nhà nước cũng<br />
phải ưu tiên sử dụng nguồn lực của mình để<br />
phát triển những ngành đào tạo ít người muốn<br />
học và cung cấp dịch vụ đào tạo đại học cho<br />
những đối tượng và nơi khó khăn.<br />
Thứ ba, quản lý chi của các trường ĐHCL.<br />
Các trường ĐHCL được sử dụng nguồn<br />
ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự<br />
nghiệp để chi trả cho các hoạt động của các<br />
trường như: chi hoạt động thường xuyên, chi<br />
<br />
2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH<br />
Cơ chế QLTC trường ĐHCL là quá trình tác<br />
động của Nhà nước tới bộ máy quản trị trường<br />
53<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, chi<br />
thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các<br />
cấp, chi đầu tư phát triển, chi các nhiệm vụ đột<br />
xuất được giao và các khoản chi khác. Có thể<br />
chia quản lý chi đối với các trường ĐHCL theo<br />
các nội dung chủ yếu bao gồm quản lý chi đầu<br />
tư xây dựng cơ bản, quản lý chi chương trình<br />
mục tiêu, quản lý chi thường xuyên.<br />
3. TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ QUẢN<br />
LÝ TÀI CHÍNH ĐẾN CHẤT LƯỢNG<br />
GDĐHCL<br />
Có thể thấy rằng trong hệ thống đào tạo<br />
đại học thì tài chính là yếu tố đầu vào quan<br />
trọng quyết định chất lượng GDĐH. Việc<br />
đảm bảo yếu tố tài chính hợp lý sẽ góp phần<br />
đảm bảo đầy đủ cho công tác xây dựng cơ<br />
sở vật chất (phòng học, thư viện, nhà thi<br />
đấu,…); mua sắm máy móc trang thiết bị,<br />
giáo trình cho đào tạo; thu hút và giữ chân<br />
đội ngũ giảng viên giỏi; xây dựng chương<br />
<br />
trình đào tạo tiên tiến, thúc đẩy hoạt động<br />
nghiên cứu khoa học đối với giảng viên và<br />
sinh viên cũng như hoạt động chuyển giao<br />
công nghệ của nhà trường đối với xã hội;<br />
tăng cường liên kết với các trường Đại học<br />
– Cao đẳng có uy tín trên thế giới; cơ chế<br />
QLTC ảnh hưởng lên chất lượng GDĐH và<br />
được xem là một trong mười tiêu chí đánh<br />
giá chất lượng GDĐHCL.<br />
3.1. Nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính<br />
tác động đến chất lượng GDĐH qua kết quả<br />
khảo sát<br />
Các thành phần chất lượng GDĐH trong<br />
mô hình SERVQUAL (Parasuraman cùng các<br />
cộng sự, 1985) được xem là các biến kiểm<br />
soát của chất lượng GDĐH trong mô hình hồi<br />
quy đa biến mà đề tài chọn nghiên cứu nhằm<br />
đo lường tác động cơ chế QLTC đến chất<br />
lượng GDĐH của ĐHCL. Do vậy, mô hình<br />
nghiên cứu thực nghiệm tổng quát của đề tài<br />
được trình bày sau đây:<br />
<br />
Trong đó, <br />
SQi: Mức độ hài lòng chung về chất lượng<br />
GDĐH của các trường ĐHCL Việt Nam ở<br />
quan sát thứ i.<br />
F1i: Nhân tố cơ chế QLTC của ĐHCL ở<br />
quan sát thứ i. Nhân tố này bao gồm 3 thành<br />
phần: FM1i (tính tự chủ của cơ chế QLTC<br />
của ĐHCL), FM2i (tính minh bạch của cơ chế<br />
QLTC của ĐHCL), FM3i (tính hiệu quả của<br />
cơ chế QLTC của ĐHCL).<br />
F2i: Nhân tố tài sản hữu hình ĐHCL ở<br />
quan sát thứ i. Nhân này bao gồm 5 khía<br />
cạnh: TAN1i (phương tiện đáp ứng nhu cầu<br />
về sở thích và phát triển năng khiếu cho<br />
người học), TAN2i (trang phục của giảng<br />
viên, cán bộ, công nhân viên phù hợp),<br />
TAN3i (cơ sở vật chất hiện đại), TAN4i (thư<br />
<br />
viện cập nhật kịp thời ), TAN5i (căn tin sạch<br />
sẽ, giá phù hợp).<br />
F3i: Nhân tố sự tin cậy ĐHCL ở quan sát<br />
thứ i. Nhân này bao gồm 5 khía cạnh: REL1i<br />
(cam kết của nhà trường được thực hiện chính<br />
xác), REL2i (lưu giữ hồ sơ chính xác), REL3i<br />
(cập nhật tài liệu học tập và các tài liệu khác<br />
liên quan), REL4i (tính dễ hiểu của tài liệu<br />
học tập và các tài liệu khác liên quan), REL5i<br />
(giảng dạy tốt, hiệu quả).<br />
F4i: Nhân tố sự đáp ứng ĐHCL ở quan sát<br />
thứ i. Nhân này bao gồm 5 khía cạnh: RES1i<br />
(tính nhanh chóng của thông tin quan trọng),<br />
RES2i (sẵn sàng hỗ trợ của nhà trường), RES3i<br />
(thông báo bài tập và kiểm tra rõ ràng), RES4i<br />
(giáo trình, sách tham khảo phù hợp), RES5i<br />
(nhà trường phân bổ thời gian tư vấn).<br />
54<br />
<br />
Tác động của . . .<br />
<br />
F5i: Nhân tố sự đảm bảo ĐHCL ở quan<br />
sát thứ i. Nhân này bao gồm 6 khía cạnh:<br />
ASS1i (kiến thức, trình độ và kỹ năng sư<br />
phạm của giảng viên), ASS2i (trang bị kiến<br />
thức và kỹ năng cho người học tốt), ASS3i<br />
(có dịch vụ hỗ trợ việc làm cho người học<br />
sau khi tốt nghiệp), ASS4i (môi trường học<br />
tập an toàn, thoải mái), ASS5i (giải đáp câu<br />
hỏi, thắc mắc xác đáng từ giảng viên), ASS6i<br />
(sự thân thiện và tôn trọng lẫn nhau của môi<br />
trường học).<br />
<br />
F6i: Nhân tố sự đồng cảm ĐHCL ở quan<br />
sát thứ i. Nhân này bao gồm 6 khía cạnh:<br />
EMP1i (sự phù hợp của bài tập từ giảng viên),<br />
EMP2i (tính sẵn sàng của học bổng cho người<br />
học có thành tích tốt), EMP3i (dễ dàng có<br />
được tài liệu bài giảng), EMP4i (dễ dàng quản<br />
lý chương trình đào tạo), EMP5i (am hiểu,<br />
quan tâm từng người học), EMP6i (kênh giao<br />
tiếp hiệu quả với người học).<br />
Từ cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu,<br />
khung phân tích của bài viết được trình bày<br />
ở Hình 1.<br />
<br />
Hình 1: Khung phân tích<br />
<br />
Nguồn: Phân tích của tác giả<br />
<br />
Theo những lập luận trên, bài viết đề xuất<br />
6 giả thuyết sau:<br />
H1: Tự chủ tài chính, tính minh bạch và<br />
hiệu quả cơ chế QLTC của ĐHCL tương quan<br />
<br />
thuận với mức độ hài lòng của người học về<br />
chất lượng GDĐH.<br />
H2: Phương tiện hữu hình ĐHCL tương<br />
quan thuận với mức độ hài lòng của người<br />
học về chất lượng GDĐH.<br />
55<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
H3: Sự tin cậy của ĐHCL tương quan<br />
thuận với mức độ hài lòng của người học về<br />
chất lượng GDĐH.<br />
H4: Sự đáp ứng của ĐHCL tương quan<br />
thuận với mức độ hài lòng của người học về<br />
chất lượng GDĐH.<br />
H5: Sự đảm bảo của ĐHCL tương quan<br />
thuận với mức độ hài lòng của người học về<br />
chất lượng GDĐH.<br />
H6: Sự đồng cảm của ĐHCL tương quan<br />
thuận với mức độ hài lòng của người học về<br />
chất lượng GDĐH.<br />
Để đo lường tác động của cơ chế QLTC<br />
đến chất lượng GDĐH của các trường ĐHCL<br />
<br />
Việt nam, bài viết sử dụng dữ liệu sơ cấp bằng<br />
việc điều tra 33 trường ĐHCL với 950 số quan<br />
sát là sinh viên (cử nhân), học viên cao học<br />
(thạc sĩ), nghiên cứu sinh (tiến sĩ), các giảng<br />
viên và cán bộ quản lý ở các trường. Bảng câu<br />
hỏi sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ được sử<br />
dụng phổ biến trong nghiên cứu định lượng<br />
bao gồm 5 cấp độ phổ biến từ 1 đến 5 để tìm<br />
hiểu mức độ đánh giá của người trả lời. Do<br />
đó, bảng khảo sát đã được thiết kế từ 1 đến<br />
5 theo mức độ từ “Hoàn toàn không đồng ý”<br />
đến là “Rất đồng ý”. Chi tiết hơn về thống kê<br />
mẫu nghiên cứu được trình bày ở Bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1: Thống kê mẫu nghiên cứu<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Dưới 20 tuổi<br />
Từ 20 đến 29 tuổi<br />
Tuổi<br />
Từ 30 đến 39 tuổi<br />
Từ 40 tuổi trở lên<br />
Cử nhân<br />
Thạc sĩ<br />
Đối tượng<br />
nghiên cứu Tiến sĩ<br />
Giảng viên/CBQL<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Tần số/<br />
Frequency<br />
415<br />
448<br />
44<br />
573<br />
164<br />
82<br />
432<br />
82<br />
33<br />
<br />
Phần trăm /<br />
Percent<br />
48.1<br />
51.9<br />
5.1<br />
66.4<br />
19.0<br />
9.5<br />
50.1<br />
9.5<br />
3.8<br />
<br />
Phần trăm tích lũy /<br />
Cumulative Percent<br />
48.1<br />
100.0<br />
5.1<br />
71.5<br />
90.5<br />
100.0<br />
50.1<br />
59.6<br />
63.4<br />
<br />
316<br />
<br />
36.6<br />
<br />
100.0<br />
Nguồn: Phân tích của tác giả<br />
<br />
3.2. Kết quả<br />
* Thống kê mô tả<br />
Bảng 2: Thống kê mô tả về đánh giá cơ chế quản lý tài chính và chất lượng GDĐH<br />
<br />
Số quan sát/N<br />
Trung bình/Mean<br />
Trung vị/Median<br />
Mốt/Mode<br />
Độ lệch chuẩn/Std.<br />
Deviation<br />
<br />
FM1<br />
863<br />
3.11<br />
3.00<br />
4<br />
<br />
FM2<br />
863<br />
2.97<br />
3.00<br />
4<br />
<br />
FM3<br />
863<br />
2.99<br />
3.00<br />
4<br />
<br />
SQ1<br />
863<br />
3.41<br />
3.00<br />
4<br />
<br />
SQ2<br />
863<br />
2.95<br />
3.00<br />
4<br />
<br />
SQ3<br />
863<br />
3.05<br />
3.00<br />
4<br />
<br />
SQ4<br />
863<br />
3.05<br />
3.00<br />
3<br />
<br />
1.269<br />
<br />
1.367<br />
<br />
1.269<br />
<br />
1.134<br />
<br />
1.334<br />
<br />
1.311<br />
<br />
1.340<br />
<br />
Nguồn: Phân tích của tác giả<br />
56<br />
<br />