intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của doanh nghiệp FDI đến nhu cầu sử dụng lao động không có kỹ năng ở Việt Nam

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

81
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2012-2017 của Tổng cục Thống kê (TCTK) để phân tích tác động của doanh nghiệp FDI đến nhu cầu sử dụng lao động không có kỹ năng ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, giai đoạn 2012-2017 số lượng doanh nghiệp FDI đã tăng nhanh (9,14%/năm). Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI cũng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam (số lao động khu vực này là 3.830.491 lao động, chiếm 30% số việc làm trong các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của doanh nghiệp FDI đến nhu cầu sử dụng lao động không có kỹ năng ở Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP FDI ĐẾN NHU CẦU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ KỸ NĂNG Ở VIỆT NAM ThS. Nghiêm Thị Ngọc Bích1 Tóm tắt: Bài viết sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2012-2017 của Tổng cục Thống kê (TCTK) để phân tích tác động của doanh nghiệp FDI đến nhu cầu sử dụng lao động không có kỹ năng ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, giai đoạn 2012-2017 số lượng doanh nghiệp FDI đã tăng nhanh (9,14%/năm). Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI cũng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam (số lao động khu vực này là 3.830.491 lao động, chiếm 30% số việc làm trong các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu). Tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo ở khu vực này có xu hướng giảm qua các năm (38,68% năm 2012 xuống 23,24% năm 2017). Tuy nhiên, bằng phương pháp ước lượng OLS một lần nữa khẳng định sự đầu tư của doanh nghiệp FDI vào Việt Nam vẫn có xu hướng tiếp tục sử dụng nhiều lao động giản đơn. Từ khóa: Doanh nghiệp FDI, lao động giản đơn, tác động. Abstract: This paper uses the 2012-2017 enterprise survey data of the General Statistics Office (GSO) to analyze the impact of FDI the impact of FDI on unskilled worker demand in Vietnam. The results showed that in the period of 2012-2017, the number of FDI enterprises increased rapidly (9,14% per year). Besides, FDI enterprises also contributed to creating jobs for Vietnamese workers (the number of employees in this area was from 3,830,491, accounting for 30% of the employment in enterprises by ownership). The proportion of untrained workers in this area tended to decrease over the years (38,68% in 2012 to 23,24% in 2017). However, by the OLS estimation method, once again, the investment of FDI enterprises in Vietnam still tended to continue using many unskilled workers. Keywords: FDI enterprise; unskilled workers; impact. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong tăng tưởng kinh tế ở Việt Nam, điển hình là lao động chiếm tỷ lệ nhỏ song năng suất lao động khu vực này luôn ở mức cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng số lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu, đóng góp nguồn thu ngân sách Nhà nước…Đầu tư nước ngoài năm 2017 chiếm 19,6% tổng GDP cả nước (năm 1995 là 9,3%). Bên cạnh đó, tỷ trọng thu ngân sách nhà nước từ khu vực đầu tư nước ngoài tăng đáng kể, từ 1,8 tỷ USD trong giai đoạn 1994-2000 lên 23,7 tỷ USD trong giai đoạn 2011-2015, chiếm gần 14% tổng thu ngân sách nhà nước. 1 Email: ngocbich_neu@yahoo.com, Khoa Quản lý NNL, Trường Đại học Lao động – Xã hội.
  2. 490 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại và phát triển Liên hợp quốc đánh giá, Việt Nam nằm trong Top 12 quốc gia thành công nhất về thu hút FDI, được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thu hút FDI thành công nhất khu vực và trên thế giới, trở thành địa điểm đầu tư tin cậy, hiệu quả trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Đã có 127 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, đứng đầu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan… Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI đang tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động trực tiếp và khoảng 5-6 triệu lao động gián tiếp. Từ đó, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận không nhỏ lao động. Khu vực FDI là khu vực có năng suất lao động cao nhất trong ba khu vực. Năm 2017, năng suất lao động của khu vực này cao gấp 3,7 lần năng suất chung của nền kinh tế, gấp 1,3 lần khu vực nhà nước, gấp 7,4 lần khu vực ngoài nhà nước. Khu vực FDI sử dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quá trình sản xuất, góp phần hình thành đội ngũ lao động có chất lượng cao hơn bao gồm công nhân lành nghề, kỹ sư công nghệ, chuyên gia dịch vụ, cán bộ quản trị doanh nghiệp. 2. NỘI DUNG CHI TIẾT 2.1. Sự phát triển của doanh nghiệp FDI 2.1.1. Quy mô, cơ cấu doanh nghiệp FDI Sau gần 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế Việt Nam đã có những tăng trưởng với con số ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%/năm, theo đó số doanh nghiệp năm 2017 tăng 13,7% so với năm 2016. Năm 2017, tổng số doanh nghiệp của Việt Nam là 517.695 doanh nghiệp, cao gấp 1,5 lần so với năm 2012. Trong đó doanh nghiệp FDI là 14.010 doanh nghiệp vào năm 2017, chiếm 2,6% tổng số doanh nghiệp, cũng tăng gấp 1,5 lần so với 2012. Đơn vị: Doanh nghiệp Hình 1: Số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình sở hữu, giai đoạn 2012-2017 Nguồn: Tính toán từ điều tra doanh nghiệp của TCTK Trong vòng 5 năm (từ 2012-2017), tốc độ tăng trung bình của tất cả doanh nghiệp là 8,57%, của doanh nghiệp ngoài nhà nước là 9%, của doanh nghiệp FDI là 9,14%, trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước giảm 1,34%. Điều này cho thấy, Nhà nước có sự đầu tư mạnh mẽ vào khu vực FDI. Việc thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài góp phần tác động thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế.
  3. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 491 Ngành công nghiệp chế biến đóng vai trò quan trọng trong phát triển các doanh nghiệp FDI, mặc dù trong giai đoạn từ 2012-2017, tỷ trọng doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp chế biến có giảm (từ 57,34% xuống 53,24%) nhưng có thể thấy số doanh nghiệp trong ngành này vẫn chiếm phần lớn. Đến năm 2017 có 7.459 doanh nghiệp chế biến chiếm 53,24% tổng số doanh nghiệp FDI. Bảng 1: Tỷ trọng các doanh nghiệp trong khu vực FDI của Việt Nam, giai đoạn 2012-2017 Đơn vị: % Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nông - lâm nghiệp 0,86 0,86 0,77 0,65 0,62 0,64 Thủy sản 0,36 0,40 0,32 0,32 0,29 0,21 Công nghiệp khai thác mỏ 0,64 0,54 0,58 0,51 0,46 0,38 Công nghiệp chế biến 57,34 58,12 55,97 56,25 55,53 53,24 Sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước 0,15 0,16 0,20 0,17 0,17 0,16 Xây dựng 5,86 5,45 5,33 5,47 5,39 5,12 Thương nghiệp 7,05 7,61 9,41 9,46 10,15 11,46 Khách sạn, nhà hàng 2,06 2,02 1,71 1,69 1,81 2,32 Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 8,27 8,06 8,68 8,68 8,76 8,95 Dịch vụ khác 17,42 16,79 17,02 16,80 16,81 17,52 Tổng 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Tính toán từ điều tra doanh nghiệp của TCTK Các ngành nông nghiệp, thủy sản, khai thác mỏ, sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước chiếm tỷ trọng nhỏ, và có sự giảm đi về tỷ trọng. Trong khi đó, ngành thương nghiệp, khác sạn, nhà hàng và các dịch vụ khác lại có xu hướng tăng lên về tỷ trọng. Tốc độ tăng trung bình nhanh nhất trong giai đoạn 2012-2017 phải kể đến là thương nghiệp (19,94%/năm), vận tải kho bãi, thông tin liên lạc (11,16%/ năm), khách sạn, nhà hàng (9,93%/năm). Như vậy, FDI vào Việt Nam đang có hướng tích cực sang lĩnh vực công nghệ, dịch vụ, tăng khả năng nhanh chóng đuổi kịp các nước tiên tiến trong khu vực. Bảng 2: Tỷ trọng các doanh nghiệp trong khu vực FDI của Việt Nam, giai đoạn 2012-2017 Đơn vị: % Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Doanh nghiệp siêu nhỏ 24 22,8 24,7 27,9 25,7 28,8 Doanh nghiệp nhỏ 47,4 47,2 45,9 43,8 45,5 44,8 Doanh nghiệp vừa 8,5 8,9 8,8 8,2 8,3 7,7 Doanh nghiệp lớn 20,1 21,1 20,6 20,1 20,6 18,7 Tổng 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Tính toán từ điều tra doanh nghiệp của TCTK Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng cao nhất trong các doanh nghiệp FDI. Năm 2017, trong tổng số 14.010 doanh nghiệp FDI thì có 6.279 doanh nghiệp nhỏ, chiếm 44,8% và 4.032 doanh nghiệp siêu nhỏ, chiếm 28,8%. Giai đoạn 2012-2017, tốc độ tăng trung bình năm các
  4. 492 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 doanh nghiệp siêu nhỏ cao nhất đạt 13,52%/năm, trong khi doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn đều đạt 7,7%/năm, thấp nhất là tốc độ tăng của doanh nghiệp vừa 6,68%/năm. 2.1.2. Lao động trong doanh nghiệp FDI Năm 2017, nước ta có khoảng 12.749.247 lao động có việc làm trong các doanh nghiệp, trong đó số lao động có việc làm trong doanh nghiệp FDI là 3.830.491 lao động, chiếm 30% số việc làm trong các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu. Đơn vị: người Hình 2: Cơ cấu lao động đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp Nguồn: Tính toán từ điều tra doanh nghiệp của TCTK Tỷ trọng lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước và FDI có xu hướng tăng, ngược lại lao động trong doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm. tốc độ tăng lao động trung bình năm giai đoạn 2012-2017, tổng số lao động trong các doanh nghiệp tăng 4,2%/năm, trong đó lao động trong khu vực FDI tăng cao nhất (10,7%/năm), tiếp đó là khu vực ngoài nhà nước (3,6%/năm), ngược lại khu vực nhà nước lại có xu hướng giảm (5,1%/năm). 2.1.2.1. Lao động phân theo ngành trong doanh nghiệp FDI Số lao động trong doanh nghiệp FDI có sự khác biệt theo ngành, lao động tập trung nhiều trong ngành công nghiệp chế biến (3.473.488 lao động, chiếm 90,68%), sau đó đến ngành vận tải kho bãi, thông tin liên lạc (2,27%) và dịch vụ khác (3,11%). Tỷ lệ lao động trong ngành thương nghiệp năm 2017 chỉ vào khoảng 1,53% tổng số lao động FDI nhưng lại đạt tốc độ tăng bình quân năm cao nhất (16,17%/năm) giai đoạn 2012-2017. Bảng 3: Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI, giai đoạn 2012-2017 Đơn vị: % Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nông - lâm nghiệp 0,27 0,24 0,25 0,22 0,22 0,25 Thủy sản 0,10 0,09 0,08 0,09 0,09 0,08 Công nghiệp khai thác mỏ 0,82 0,44 0,48 0,22 0,36 0,30 Công nghiệp chế biến, chế tạo 90,13 90,90 90,30 90,65 89,61 90,68
  5. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 493 Sản xuất phân phối điện, khí đốt 0,04 0,04 0,04 0,04 0,03 0,02 và nước Xây dựng 1,07 0,88 0,66 0,73 0,70 0,66 Thương nghiệp 1,17 1,32 1,47 1,49 1,49 1,53 Khách sạn, nhà hàng 1,33 1,32 1,31 1,23 1,18 1,10 Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 1,85 1,84 1,94 1,93 1,88 2,27 Dịch vụ khác 3,22 2,94 3,48 3,40 4,44 3,11 Tổng 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Tính toán từ điều tra doanh nghiệp của TCTK Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu dẫn đầu về thu hút vốn FDI với 9,63 tỷ USD (Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư). Việt Nam đang có điều kiện hết sức thuận lợi trong việc hấp dẫn FDI đầu tư vào ngành này. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đòi hỏi cần có sự chọn lọc trong việc thu hút FDI, đặc biệt là chuyển từ số lượng sang chú trọng nhiều hơn vào chất lượng của dòng vốn này. 2.1.2.2. Lao động phân theo CMKT của doanh nghiệp FDI Hiện nay tỷ lệ lao động từ 15 tuổi có việc làm chưa qua đào tạo ở Việt Nam vào khoảng 78,6% (TCTK, 2017), trong đó ở các doanh nghiệp là 22,65% năm 2017, có sự giảm đáng kể từ năm 2012-2017. Đơn vị:% Hình 3: Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở các doanh nghiệp và doanh nghiệp FDI Nguồn: Tính toán từ điều tra doanh nghiệp của TCTK Mặc dù là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng có thể thấy tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở các doanh nghiệp FDI đều cao hơn tỷ lệ các doanh nghiệp nói chung, điều này có thể thấy các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là tận dụng nguồn lực dồi dào, giá nhân công thấp. Có sự khác biệt về tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo trong các doanh nghiệp FDI, tỷ lệ này cao vẫn tập trung vào ngành nông nghiệp (47,06%), thủy sản (50,47%), công nghiệp chế biến (37,09%). Trong khi đó những ngành có xu hướng thấp về tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo như kho bãi vận tải, thông tin liên lạc (2,61%), dịch vụ khác (4,7%), thương nghiệp (6,22%).
  6. 494 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Đơn vị:% Hình 4: Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo theo các ngành trong doanh nghiệp FDI Nguồn: Tính toán từ điều tra doanh nghiệp của TCTK Khu vực FDI có sự tập trung lớn vào ngành công nghiệp chế biến, số doanh nghiệp ngành này chiếm tỷ trọng nhiều nhất (53,24%), cũng là ngành có sử dụng nhiều lao động nhất (90,68%) nhưng tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn cao (37,09%). Có thể thấy lĩnh vực này vẫn còn sử dụng nhiều lao động giản đơn. 2.2. Tác động của doanh nghiệp FDI đến nhu cầu sử dụng lao động Sự tham gia của những doanh nghiệp trong nước vào thị trường xuất khẩu thường được nổi lên từ sự phát triển thị trường bởi những doanh nghiệp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành kênh chính của chuyển giao công nghệ và vai trò của FDI trong sử dụng kiến thức, học hỏi và đổi mới thì trở nên ngày càng quan trọng. Bài viết này sử dụng mô hình sau để ước lượng một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo trong các doanh nghiệp như sau: shareCMKT0ij = α0 +α1LnKij + α2FORPSj + α3HERFij + α4Lnwageij + α5LnREij + α6*year Trong đó, shareCMKT0 là tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo (bao gồm cả nhóm lao động qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ) trong tổng số lao động của doanh nghiệp; Biến độc lập: LnK là logarit của vốn đầu tư; FORPSjt là logarit của tỷ lệ phần trăm giữa tổng doanh thu của doanh nghiệp FDI trong ngành j tổng doanh thu của ngành j tại thời điểm t và FORPS có thể có dấu dương hoặc âm; Chỉ số Herfindahl-Hirschman: HERFijt = của doanh nghiệp i trong ngành j và tại năm t. Trong đó xi là doanh thu của doanh nghiệp i, X tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành j; Lnwage là logarit tiền lương bình quân trong doanh nghiệp và LnRE là logarit doanh thu của doanh nghiệp; xu hướng thay đổi công nghệ được thể hiện thông qua biến thời gian (year). Bảng dưới cho thấy các hệ số ước lượng đều có ý nghĩa thống kê, xu hướng tác động phù hợp theo lý thuyết kinh tế.
  7. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 495 Vốn đầu tư (LnK) có tác động dương đến tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo, hệ số ước lượng cho thấy khi vốn đầu tư tăng thêm 10% thì tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo tăng thêm 0,01% (các yếu tố khác trong mô hình không đổi), như vậy có thể thấy xu hướng đầu tư mở rông sản xuất vẫn tiếp tục tạo ra nhu cầu lao động trình độ thấp. Bảng 4: Kết quả ước lượng mô hình ảnh hưởng của FDI đến lao động chưa qua đào tạo Tên Biến shareCMKT0     LnK 0.001*** (0.000) LnFORPS 0.026*** (0.000) HERF -2.006*** (0.634) Lnwage -0.105*** (0.001) LnRE 0.034*** (0.000) Year -0.015*** (0.000) Constant 29.836*** (0.438) Observations 645,118 R-squared 0.097 Standard errors in parentheses *** p
  8. 496 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Tiến bộ công nghệ trong doanh nghiệp và các yếu tố khác được đo thông qua biến thời gian (year), nó có tác động làm giảm lao động trình độ thấp, lao động chưa qua đào tạo. Kết quả cũng phù hợp với Gladys López-Acevedo (2002) nghiên cứu ảnh hưởng của công nghệ đến việc làm và tiền lương của lao động có tay nghề ở Mexico, sử dụng dữ liệu mảng của doanh nghiệp giai đoạn 1992-1999. Nghiên cứu tập trung phân tích mối quan hệ giữa công nghệ và nhu cầu lao động có kỹ năng thông qua các giả thuyết về yếu tố tiến bộ công nghệ dẫn đến yêu cầu về thay đổi kỹ năng của người lao động. 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ Chính sách thu hút đầu tư tiếp tục đem lại một số thành tựu cho Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp FDI đã tăng lên góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như lắp ráp, điện tử, dệt may… góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, có thể thấy việc phát triển các doanh nghiệp FDI chưa thực sự thu hút lao động trình độ cao mà phần lớn vẫn sử dụng lao động giản đơn với giá nhân công thấp. Chất lượng lao động thấp không chỉ làm kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà còn làm cho thu nhập của người lao động không được tăng cao. Hơn thế nữa, chất lượng lao động kém còn khiến các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam chỉ để đầu tư vào những dự án sử dụng nhiều lao động, để thu hút lượng lao động rẻ mạt, mà không có nhiều sự gia tăng cho xã hội. Như vậy, để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, ngoài các chính sách ưu đãi đầu tư, Việt Nam cần tập trung nhiều hơn vào công tác thông tin xúc tiến và thay đổi cơ cấu. Đặc biệt, muốn thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng Việt Nam cần có sự cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Đối với chính phủ Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt, việc thu hút FDI trong tương lai đã được Việt Nam xác định phải chuyển đổi theo hướng từ thu hút số lượng sang chất lượng, thu hút công nghệ cao, thân thiện với môi trường và nhất là chuyển dần thu hút đầu tư nước ngoài với lợi thế giá nhân công rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn lực chất lượng cao. Cần tập trung đầu tư và phát triển chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo theo chiều sâu, đào tạo những ngành nghề mà xã hội cần, có nhu cầu sử dụng nhân lực. Khu vực FDI vẫn tập trung lao động trong ngành chế biến, vì thế xác định quy mô và cơ cấu đào tạo nghề hợp lý, chiến lược đào tạo phù hợp, tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ, tránh lãng phí, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sau đào tạo. Cải thiện hệ thống thông tin thị trường lao động giúp hình thành kết nối thông minh thị trường lao động ở trung ương và địa phương. Cần chú trọng đến dự báo nhu cầu nhân lực trong tương lai ở các khu vực (trong đó có FDI) các ngành nghề để người lao động có định hướng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng. Mở rộng hợp tác quốc tế đặc biệt trong giáo dục và đào tạo. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta phải tạo được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đặt ra, trong đó cần chú trọng đào tạo nhân lực
  9. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 497 khoa học và công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cần có những quy định luật pháp rõ ràng và tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp FDI và có các chính sách khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp FDI được coi là tiên phong của sự phát triển công nghệ mới, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiến đời sống. Đối với hệ thống đào tạo nghề Trong bối cảnh mới, nhiều ngành nghề sẽ đòi hỏi các năng lực nhận thức cao hơn như tính sáng tạo, suy luận logic, nhạy cảm với các vấn đề, trong khi, các công việc đòi hỏi các năng lực về thể chất sẽ giảm đi. Xây dựng các kỹ năng mới và đào tạo lại là các ưu tiên trong đào tạo nhân lực. Do vậy, cần tập trung vào đào tạo nghề và có những chính sách thu hút sinh viên theo học các ngành khoa học - công nghệ - kỹ thuật. Giáo dục nghề nghiệp cần tăng cường năng lực của hệ thống, tăng cường đào tạo năng lực thực hành, tập trung vào những kỹ năng cơ bản cốt lõi (sáng tạo, phân tích phê phán, trình bày, công nghệ thông tin, ngoại ngữ…), kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng hành vi xã hội để làm việc trong môi trường công nghệ hiện đại. Các cơ sở đào tạo nghề cần nắm bắt những yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể, từ đó xây dựng mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo phù hợp, đáp ứng với đòi hỏi đặt ra. Các cơ sở này cũng cần tìm hiểu để mở rộng, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, ngành nghề mới mà thị trường cần, bắt kịp với xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ. Cần có sự liên kết, phối hợp giữa các cơ sở cũng như với các doanh nghiệp tại địa phương, toàn vùng.  Đối với người lao động Người lao động cũng cần xác định rõ năng lực, sở trường của mình, hơn nữa cần chủ động nắm bắt tốt thông tin thị trường lao động để định hướng nghề nghiệp phù hợp. Mỗi người lao động phải luôn nhận thức về yêu cầu nâng cao năng lực và thay đổi kỹ năng thích nghi với công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu công việc thông qua rèn luyện học tập suốt đời. Chính phủ và các doanh nghiệp FDI cần tạo ra nhiều cơ hội hơn để đảm bảo rằng người lao động có thời gian, động lực và phương tiện để họ tìm kiếm cơ hội được đào tạo lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2015), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng, hiệu quả và hướng điều chỉnh chính sách, NXB Lao động, Hà Nội. 2. Nguyễn Kế Bính (2015), “30 năm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Thành tựu, thách thức và những bài học”, Tạp chí phát triển và hội nhập, Số 22. 3. Nguyễn Hoài Nam (2015), Xu hướng kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế đến năm 2030, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ. 4. Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam năm 2014, 2015, 2016, 2017. 5. Số liệu từ điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê. 6. Laura Alfaro and Jasmina Chauvin, (2017), Foreign Direct Investment, Finance, and Economic Development.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2