Tác động của sự cạnh tranh và trách nhiệm xã hội đến tính ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
lượt xem 3
download
Nghiên cứu "Tác động của sự cạnh tranh và trách nhiệm xã hội đến tính ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam" đề xuất một số kiến nghị cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý các ngân hàng thương mại, nhằm thúc đẩy tính ổn định của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam và khuyến khích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh biến động mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của sự cạnh tranh và trách nhiệm xã hội đến tính ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 60. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CẠNH TRANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Hà Quỳnh Hoa*, Nguyễn Hà Linh*, Phạm Trần Xuân Anh* Bùi Tuệ Minh*, Triệu Nguyệt Hương*, Bùi Quang Anh* Tóm tắt Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá tác động của sự cạnh tranh và trách nhiệm xã hội (CSR) đối với tính ổn định của ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam. Từ dữ liệu thu thập từ 24 ngân hàng thương mại giai đoạn 2015 - 2022, nghiên cứu áp dụng phương pháp S-GMM cho thấy sự gia tăng cạnh tranh đóng góp tích cực vào tính ổn định của các NHTM. Ngoài ra, nghiên cứu xác định mối quan hệ ngược chiều của CSR đối với tính ổn định của ngân hàng. Cụ thể, CSR về kinh tế và môi trường có tác động tiêu cực, trong khi CSR về xã hội có tác động tích cực đối với tính ổn định. Nghiên cứu cũng xác định bảy nhân tố khác, bao gồm: kích cỡ ngân hàng, hiệu quả quản lý chi phí, sự có mặt của người quản trị độc lập, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng GDP, chính sách tiền tệ và thời kỳ biến động có đóng góp tích cực đến tính ổn định của NHTM. Qua đó, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý các NHTM, nhằm thúc đẩy tính ổn định của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam và khuyến khích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh biến động mới. Từ khóa: cạnh tranh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ổn định, ngân hàng thương mại, Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tính ổn định của ngân hàng còn có mối liên hệ mật thiết với sự ổn định của hệ thống tài chính và tăng trưởng GDP (Bayar và cộng sự, 2020). Nguyễn Hồng Thu và cộng sự (2023) cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của ngành ngân hàng: “Đây được coi là một ngành công * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 844
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI nghiệp quan trọng, chịu đựng áp lực lớn từ những yêu cầu và kỳ vọng của các bên liên quan”. Chính vì vậy, việc đảm bảo tính ổn định của hệ thống ngân hàng là vô cùng quan trọng, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến tính ổn định của ngân hàng, cạnh tranh nổi lên như một yếu tố đáng chú ý. Zhanbolatova và cộng sự (2018) nhấn mạnh rằng sự tương tác giữa ổn định và cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng trong việc ra quyết định, phân bổ nguồn lực và ổn định kinh tế nói chung. Trong giới học thuật, hai quan điểm chính, cạnh tranh - bất ổn và cạnh tranh - ổn định, vẫn luôn được tích cực bàn luận. Đặc biệt, với sự lan rộng ngày càng sâu rộng của quá trình hội nhập quốc tế, môi trường ngân hàng ở Việt Nam đang trở nên cạnh tranh gay gắt, đặt ra yêu cầu đối với việc nâng cao sự hiểu biết về vấn đề cạnh tranh - ổn định. Hơn nữa, hiện nay, các NHTM Việt Nam cũng đang tiên phong cho một sự chuyển đổi quan trọng: tích hợp các yếu tố bền vững vào hoạt động cốt lõi của ngân hàng. Theo Nguyễn Văn Thắng (2013), ông cho rằng bên cạnh việc đảm bảo một môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội cũng đang trở nên hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Nhận thấy được mức độ cấp thiết của các vấn đề trên, nghiên cứu này được tiến hành với đề tài: “Tác động của sự cạnh tranh và trách nhiệm xã hội đến tính ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam”. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định tài chính Michael C. Keeley (1998) đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa sự cạnh tranh với ổn định tài chính trong hệ thống ngân hàng. Trong bài nghiên cứu, cạnh tranh cao được giải thích là sẽ dẫn đến việc giá trị điều lệ của ngân hàng bị mất đi, kéo theo việc ngân hàng có xu hướng đưa ra những quyết định rủi ro hơn. Bài nghiên cứu của Nyangu và cộng sự (2022) cho rằng các ngân hàng trong môi trường ít cạnh tranh có thể giảm rủi ro ngân hàng do có bộ đệm vốn, họ có thể sử dụng sức mạnh thị trường của mình bằng cách tính giá cao cho khách hàng. Đáng chú ý, mối quan hệ ngược chiều này cũng được ghi nhận vào giai đoạn khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu 2007 - 2008. Ngược lại, một số nghiên cứu khác tìm ra mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh và ổn định. Mohammed Amidu và Simon Wolfe (2013) kết luận rằng khi cạnh tranh tăng, các ngân hàng có xu hướng đa dạng hóa danh mục đầu tư và dịch vụ của họ. Điều này khiến ngân hàng hoạt động tốt hơn và từ đó trở nên ổn định hơn. Tác động tích cực này tiếp tục được ủng hộ bởi Rahman và cộng sự (2021), Saha và Dutta (2022). Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã tìm ra mối quan hệ hình chữ U giữa hai yếu tố này (Nguyen và cộng sự, 2018; Cuestas, Lucotte và Reigl, 2019). 2.2. Mối quan hệ giữa CSR và ổn định tài chính Khẳng định rằng CSR và ổn định có mối quan hệ cùng chiều được tìm thấy trong nhiều bài nghiên cứu, như của Chollet và Sandwidi (2018), Gangi (2018) hay Ramzan và cộng sự (2020). 845
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Năm 2022, Neitzert và Petras chỉ ra rằng hoạt động CSR làm giảm rủi ro ngân hàng. Trong đó, CSR trong lĩnh vực xã hội và quản trị có ý nghĩa giảm thiểu rủi ro vỡ nợ. Gần đây, Orazalin và cộng sự (2023) cũng đã chứng minh được mối quan hệ tích cực này trong ba lĩnh vực: bảo hiểm, ngân hàng và ngân hàng đầu tư, tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của CSR trong lĩnh vực tài chính. Ngược lại, Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Vĩnh Khương (2021) tìm ra mối quan hệ nghịch chiều và giải thích rằng các ngân hàng có thể đầu tư vào CSR một cách không cần thiết, do đó làm giảm hiệu quả hoạt động và tăng rủi ro của ngân hàng. Ngoài ra, có một số tìm được mối quan hệ chữ U giữa hai yếu tố như Khémiri và Alsulami (2023). 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1. Sự cạnh tranh của ngân hàng thương mại Theo Michael Porter (1980), cạnh tranh là việc chiếm lĩnh thị trường. Tìm kiếm lợi nhuận vượt quá lợi nhuận điển hình mà doanh nghiệp thu được là bản chất của cạnh tranh. Biên lợi nhuận của ngành công nghiệp mở rộng dần dần do cạnh tranh, làm giảm tác động về giá. Với định nghĩa này, chỉ số Lerner được sử dụng rộng rãi để làm thước đo ngược cho sự cạnh tranh, với công thức như sau: Trong đó: Priceit là giá sản phẩm đầu ra của ngân hàng i vào thời điểm t, được tính bằng tỷ lệ giữa tổng thu nhập và tổng tài sản; MCit là chi phí biên của ngân hàng i vào thời điểm t, được tính bằng cách đạo hàm phương trình ước lượng translog của hàm tổng chi phí. 3.2. Trách nhiệm xã hội của ngân hàng thương mại Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc, CSR được hiểu chung là cách mà một công ty đạt được sự cân bằng giữa các yêu cầu kinh tế, môi trường và xã hội, đồng thời đáp ứng các kỳ vọng của cổ đông và các bên liên quan. Theo học thuyết các bên liên quan, việc tham gia vào các hoạt động CSR thắt chặt mối quan hệ của các bên liên quan lại với nhau, góp phần giữ vững sự ổn định của NHTM trong dài hạn và trong những thời kỳ biến động kinh tế. Tuy nhiên, với chi phí cao để thực hiện, các hoạt động này, theo học thuyết đại diện, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của các cổ đông. Ngoài ra, các hoạt động CSR cũng có thể được lợi dụng để che đậy cho các hành động nhằm lợi ích cá nhân. Trong trường hợp này, thực hiện CSR sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của NHTM. Nghiên cứu sẽ lấy thang đo GRI để xây dựng bảng đo lường CSR, để từ đó tiến hành đánh giá các NHTM dựa trên thông tin được công bố trên báo cáo thường niên của họ. Với mỗi tiêu chí NHTM đạt được, nghiên cứu sẽ tính 1 điểm nếu thực hiện và 0 điểm nếu không thực hiện. Điểm CSR tổng, cũng như 3 CSR thành phần của nó về kinh tế, môi trường và xã hội, sẽ được tính bằng cách lấy trung bình của những tiêu chí cấu thành nên chúng. 846
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 3.3. Sự ổn định của ngân hàng thương mại Theo Ngân hàng Thế giới, có nhiều định nghĩa về sự ổn định tài chính. Hầu hết chúng có điểm chung là sự vắng mặt của các sự kiện trên toàn hệ thống khiến cho hệ thống tài chính xảy ra khủng hoảng. Từ định nghĩa này, chỉ số Z-score được sử dụng rộng rãi để đánh giá ổn định của ngân hàng (Pham và cộng sự, 2021; Nyangu và cộng sự, 2022), được tính như sau: Trong đó: Z–scoreit là sự ổn định tài chính của ngân hàng i trong năm t; ROAit là lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t, tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản; EQTAit là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t, được tính bằng cách chia trung bình vốn chủ sở hữu cho tổng tài sản; ROAit là độ lệch chuẩn của ROA của ngân hàng i trong giai đoạn nghiên cứu p. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU 4.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu bảng thu thập từ 24 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2015 - 2022 với tổng cộng 192 quan sát. Dữ liệu được trích xuất từ báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm, báo cáo hàng năm và các thông báo công khai của các NHTM. Thêm vào đó, các dữ liệu vĩ mô như tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và lượng cung tiền M2 được lấy từ Ngân hàng Thế giới. 4.2. Chỉ định mô hình nghiên cứu Theo Saif-Alyousfi và cộng sự (2020), Nyangu và cộng sự (2022), nghiên cứu này áp dụng mô hình động để theo dõi sự thay đổi theo thời gian của biến phụ thuộc. Từ mô hình tổng quát của cạnh tranh và ổn định, nghiên cứu tiếp tục bổ sung các biến mới để đánh giá tác động đồng thời của sự cạnh tranh và CSR đến tính ổn định của các NHTM trong bối cảnh VUCA. Bài nghiên cứu xây dựng Mô hình 1 như sau: Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng tiếp tục tìm hiểu về tác động của từng thành phần cấu thành lên CSR với Mô hình 2: Trong đó: ZSCOREit là sự ổn định tài chính của ngân hàng i trong năm t; ZSCOREit–1 là sự ổn định tài chính của ngân hàng i với một năm trễ. 847
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LERNERit là sự cạnh tranh của ngân hàng i trong năm t. CSRit là trách nhiệm xã hội (TNXH) của ngân hàng i trong năm t; CSR_ECONit là TNXH về lĩnh vực kinh tế của ngân hàng i trong năm t; CSR_ENVIRit là TNXH về lĩnh vực môi trường của ngân hàng i trong năm t; CSR_SOCit là TNXH về lĩnh vực xã hội của ngân hàng i trong năm t. Xit là ma trận biến kiểm soát của ngân hàng i trong năm t, bao gồm: kích cỡ ngân hàng (SIZE), tính bằng cách lấy logarithm của tổng tài sản; sự hiệu quả quản lý chi phí (CIR), tính bằng cách chia tổng chi phí hoạt động cho tổng thu nhập; sự xuất hiện của người quản trị độc lập (IND_DIRECTOR), biến giả nhận giá trị 1 nếu có người quản trị độc lập và 0 nếu ngược lại; tỷ lệ lạm phát (INF_CPI); tỷ lệ tăng trưởng GDP (DEVELOPMENT); và chính sách tiền tệ (MONETARY), tính bằng lượng cung tiền M2 biểu diễn dưới dạng phần trăm của GDP. VUCAt là biến giả đánh dấu năm 2021 là năm đặc trưng đại diện cho thời kỳ biến động mới. αit là hệ số chặn, là thành phần sai số. 4.3. Phương pháp hồi quy Bài nghiên cứu áp dụng phương pháp S-GMM hai bước để ước lượng mô hình. Lựa chọn phương pháp này không chỉ giải quyết được vấn đề nội sinh, mà còn khắc phục hiện tượng phương sai không đồng nhất và tự tương quan (Greene, 2002). Đồng thời, phương pháp ước lượng này được đánh giá là thích hợp cho các tình huống có liên quan đến khoảng thời gian ngắn và quy mô lớn của dữ liệu (Islam, M. A. và cộng sự, 2020). Việc sử dụng S-GMM hai bước đã được chứng minh mang lại hiệu suất tốt, ngay cả khi có các biến công cụ yếu, đồng thời giảm thiểu độ chệch và sai số (Saif-Alyousfi và cộng sự, 2020; Nyangu và cộng sự, 2022). Trước khi tiến hành ước lượng, nghiên cứu tiến hành kiểm định Durbin-Wu-Hausman xác định các biến nội sinh trong mô hình để từ đó tìm các biến công cụ sao cho phù hợp. Hơn nữa, để kiểm tra hồi quy S-GMM hai bước có ý nghĩa, kiểm định Arrelano-Bond phải được thoả mãn: bác bỏ giả định AR(1) và chấp nhận giả định AR(2). Sự phù hợp của các biến công cụ cũng sẽ được đánh giá thông qua kiểm định Hansen, với giá trị p dự kiến lớn hơn 10%. 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1. Kết quả thống kê mô tả Sau khi thực hiện phân tích tương quan và đa cộng tuyến, nghiên cứu xác định các biến trong mô hình phù hợp để tiến hành ước lượng hồi quy (không có giá trị tương quan nào vượt quá giá trị tuyệt đối của 0.5, tất cả giá trị VIF đều dưới 5). 5.2. Kết quả hồi quy và thảo luận Bên cạnh biến tính ổn định trễ, kích cỡ ngân hàng được nghiên cứu xác định là biến nội sinh của mô hình, với giả thiết kiểm định Durbin-Wu-Hausman được bác bỏ ở mức độ ý nghĩa 1% ở cả hai mô hình. 848
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Ước lượng này đã được chứng minh là đáng tin cậy, với các giá trị p của kiểm định AR(1) đều thấp hơn 5%, trong khi các giá trị p của kiểm định AR(2) đều vượt quá ngưỡng ý nghĩa 5%. Tính thích hợp của các biến công cụ cũng được xác nhận với các giá trị p của kiểm định Hansen-J cũng không có ý nghĩa. Do đó, các kết quả từ mô hình đáng tin cậy để tiến hành phân tích. Bảng 1. Kết quả hồi quy S-GMM hai bước (1) (2) VARIABLES Model 1 Model 2 L.ZSCORE 0.9732*** 0.979*** (0.047) (0.0786) LERNER -10.5574** -15.1215** (5.1383) (6.0018) CSR -11.1101*** (2.7804) CSR_ECO -5.9388** (2.3766) CSR_ENVR -6.3202* (3.2571) CSR_SOC 7.3239* (3.8137) SIZE 1.2071*** 1.63* (0.4534) (0.9601) CIR -17.7694*** -25.6775** (5.9932) (10.4409) IND_DIRECTOR 22.2415*** 20.3475** (6.0738) (8.0324) INF_CPI 2.3919*** 2.0614** (0.7327) (0.9981) DEVELOPMENT 72.7917*** 62.1517** (17.5103) (24.2896) MONETARY_POLICY 0. 3115*** 0.2222*** (0. 0598) (0.0684) VUCA 2.94*** 3.1062** (1.1763) (1.4593) Constant -65.1601*** -58.2521*** (10.9512) (21.1398) Observations 142 142 Number of Instruments 23 22 P-value of AR(1) 0.025 0.033 P-value of AR(2) 0.886 0.708 P-value of Hansen Test 0.702 0.607 Chú thích: *mức độ ý nghĩa 1%, ** mức độ ý nghĩa 5%, ***mức độ ý nghĩa 10% Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả thu được trên STATA14 849
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Nghiên cứu sẽ chủ yếu tập trung vào giải thích kết quả của Mô hình 1 và cung cấp thêm kết quả về CSR từ Mô hình 2. Nhìn chung, các biến được nghiên cứu đều ghi nhận mức độ ý nghĩa tương đối cao. Đầu tiên, nghiên cứu cũng tìm ra sự tác động tích cực của cạnh tranh lên tính ổn định của NHTM ở mức ý nghĩa 5% (Lerner là chỉ số ngược cho sự cạnh tranh), giống với các nghiên cứu trước (Rahman, Syed và cộng sự, 2021; Saha và Dutta, 2022). Điều này được xác định là hợp lý với bối cảnh Việt Nam. Đối mặt với sự gia tăng cạnh tranh, các NHTM đã chủ động đổi mới, sáng tạo, mở rộng các loại hình dịch vụ. Nếu trước đây, nguồn thu nhập từ khách lẻ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập của NHTM, thì giờ đây phân khúc khách hàng này đã được khai thác hiệu quả hơn với các dịch vụ mới như dịch vụ quản lý tài chính, dịch vụ tài chính toàn diện. Các NHTM không chỉ dừng lại ở việc áp dụng chuyển đối số mà còn áp dụng một số chiến lược mới mẻ và sáng tạo như áp dụng trò chơi điện tử ứng dụng hóa vào ứng dụng ngân hàng của mình. Điều này góp phần nâng cao trải nghiệm của khách hàng, thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo trong ngành ngân hàng, xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần đảm bảo sự ổn định của NHTM. Hơn nữa, biến CSR được xác định có ảnh hưởng tiêu cực đến tính ổn định của các NHTM ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, ngược lại với CSR về kinh tế (CSR_ECON) và CSR về môi trường (CSR_ENVIR) có tác động tiêu cực đến tính ổn định ở mức ý nghĩa 5% và 10%, CSR về xã hội (CSR_SOC) ghi nhận tác động tích cực ở mức ý nghĩa 10%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những mối quan hệ nghịch chiều này là sự hướng dẫn và kiểm soát thiếu hiệu quả của Nhà nước. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có khung khổ pháp lý hay văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc thực thi CSR để đảm bảo phát triển ngân hàng bền vững theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, các hoạt động CSR thường yêu cầu một lượng đầu tư tương đối lớn, nhất là CSR về lĩnh vực kinh tế và môi trường. Điều này đã khiến cho các NHTM dễ gặp phải sự thâm hụt tài chính khi thực hiện những hoạt động này, gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Cuối cùng, bối cảnh biến động mới (VUCA) được xác định có thể thúc đẩy sự ổn định của NHTM với mức độ ý nghĩa 1%. Khi bất ổn, các NHTM sẽ hoạt động một cách thận trọng hơn, giảm thiểu các loại rủi ro. Đồng thời, các NHTM sẽ trở nên chủ động hơn, sẵn sàng mở rộng hợp tác để giới thiệu thêm các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình để trở nên vững vàng hơn. Ví dụ, vào năm 2017, VIB hợp tác với công ty Fintech Việt Nam Weezi Digital để ra mắt MyVIB Social Keyboard, một ứng dụng cho phép khách hàng chuyển tiền trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nhìn chung, các NHTM ở Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển, không ngừng đổi mới. Điều này đã khiến cho sự bất ổn trở thành một nguồn động lực thúc đẩy hơn nữa sự sáng tạo của NHTM, nâng cao sự ổn định của họ. 6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trong khi tăng cường sự cạnh tranh đóng góp vào việc thúc đẩy ổn định của NHTM trong ngữ cảnh biến động mới, triển khai CSR lại có tác động tiêu cực. Đặc biệt, việc thực hiện CSR trong lĩnh vực kinh tế và môi trường đem lại ảnh hưởng tiêu cực, trong khi CSR về mặt 850
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI xã hội mang lại ảnh hưởng tích cực. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác định được sáu nhân tố khác có thể giúp các NHTM ổn định hơn, bao gồm: kích cỡ ngân hàng, sự hiệu quả quản lý chi phí, sự xuất hiện của nhà quản trị độc lập, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng GDP và chính sách tiền tệ. Từ đây, nghiên cứu đề xuất ra những khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản trị NHTM như sau. 6.1. Khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách Dựa trên kết quả của chúng tôi về tác động tích cực của cạnh tranh đối với sự ổn định của các ngân hàng thương mại, các cơ quan chính phủ được đề nghị tiếp tục theo đuổi các chính sách mở cửa thị trường tài chính. Môi trường ngân hàng tự do khuyến khích cạnh tranh vì các ngân hàng được tự do tham gia thị trường cũng như thành lập nhiều chi nhánh và ngân hàng. Điều này tiếp tục được tăng cường bởi sự thâm nhập ngày càng tăng của các tổ chức tài chính nước ngoài vào Việt Nam, sau các chính sách thị trường mở của Việt Nam. Để cải thiện việc thực hiện CSR tại Việt Nam hiện nay, điều đầu tiên các cơ quan quản lý cần phát triển đó chính là chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp lý, những văn bản quy định về việc giải trình các hoạt động CSR đối với NHTM Việt Nam. Tiếp đến, các nhà quản lý cần phải tăng cường phổ biến, tuyên truyền các thông tin chính thống, bổ sung những kiến thức đúng đắn về CSR cũng như những trách nhiệm mà mỗi NHTM cần có. Cuối cùng, việc tăng cường giám sát, thanh tra và kiểm tra các hoạt động CSR của ngân hàng cùng với cách thi hành những quy định của pháp luật cũng giúp gia tăng chất lượng trong việc thực hiện CSR tại các NHTM hiện nay. Bên cạnh đó, với tỷ lệ lạm phát của Việt Nam được quản lý tốt, các nhà hoạch định chính sách có thể cân nhắc đến việc tiếp tục mở rộng chính sách tiền tệ để thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong thị trường. 6.2. Khuyến nghị cho các nhà quản trị ngân hàng thương mại Để có thể thực hiện CSR một cách hiệu quả nhất, đầu tiên, các NHTM Việt Nam phải xác định rõ mục tiêu của việc thực hiện CSR. Các hoạt động CSR không chỉ vì lợi ích cộng đồng, vì tuân theo quy định của pháp luật mà chính những NHTM sẽ là nơi được hưởng những lợi ích dài hạn từ các hoạt động CSR mà họ thực hiện. Chỉ khi CSR được thực hiện một cách tự nguyện và gắn với giá trị của ngân hàng thì mới xây dựng được những kết quả bền vững. Tiếp đến, các NHTM Việt Nam cần thiết lập bộ phận chuyên xử lý những vấn đề liên quan đến CSR. Điều này sẽ giúp cho việc thực hiện CSR được đảm bảo đi theo đúng tiêu chuẩn và mục tiêu mỗi ngân hàng đã đề ra. Bên cạnh đó, các nhà quản trị NHTM có thể thúc đẩy hiệu quả hoạt động thông qua việc quản lý hiệu quả doanh thu và chi phí. Các NHTM nên đẩy mạnh quá trình tích hợp công nghệ hiện đại vào các khâu trong chuỗi giá trị của ngân hàng, đặc biệt là áp dụng trong việc kiểm soát hoạt động cho vay, định phí rủi ro và dịch vụ khách hàng. Hơn nữa, để tối ưu hóa 851
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA quản lý, việc chọn lựa người quản trị phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng. Trong việc tuyển chọn người quản trị, NHTM có thể xem xét việc tận dụng nguồn lực từ bên ngoài, ngay cả khi không có mối quan hệ sâu rộng với ngân hàng. Những đối tác này có thể mang đến góc nhìn mới và khách quan, tích hợp sự hiểu biết từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này mang lại tiềm năng lớn trong việc thúc đẩy đổi mới và sáng tạo cho hoạt động của ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amidu, M. & Wolfe, S. (2013), ‘Does bank competition and diversification lead to greater stability? Evidence from emerging markets’, Review of Development Finance, 3(3), 152 - 166. 2. Bayar, Y., Borozan, D. & Gavriletea, M.D. (2020), ‘Banking sector stability and economic growth in post-transition European Union countries’, International Journal of Finance & Economics, 26(1), 949 - 961. 3. Berger, A.N., Klapper, L.F. & Turk-Ariss, R. (2008), ‘Bank competition and Financial Stability’, Journal of Financial Services Research, 35(2), 99 - 118. 4. Chollet, P. & Sandwidi, B.W. (2018), ‘CSR engagement and financial risk: A virtuous circle? International evidence’, Global Finance Journal, 38, 65 - 81. 5. Cuestas, J.C., Lucotte, Y. & Reigl, N. (2019), ‘Banking sector concentration, competition and financial stability: The case of the Baltic countries’, Post-Communist Economies, 32(2), 215 - 249. 6. Gangi, F. và cộng sự (2018), ‘Corporate Social Responsibility and banks’ financial performance’, International Business Research, 11(10), 42. 7. Greene, W.H. (2002), Econometric Analysis, 5th edition, New Jersey: Prentice Hall. 8. Islam, M.A. và cộng sự (2020), ‘The effect of product market competition on stability and capital ratio of banks in Southeast Asian countries’, Borsa Istanbul Review, 20(3), 292 - 300. 9. Keeley, M.C. (1988), Deposit insurance, risk, and market power in banking, The American Economic Review, 80, 1183 - 1200. 10. Khémiri, W. & Alsulami, F. (2023), ‘Corporate Social Responsibility Disclosure and Islamic Bank Stability in GCC countries: Do governance practices matter?’, Cogent Business & Management, 10 (3). 11. Neitzert, F., Petras, M. (2022), Corporate social responsibility and bank risk, Journal Business Economies 92, 397 - 428. 12. Nguyen Hong, T. và cộng sự (2023), Mối quan hệ giữa giá trị thương hiệu, trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 54 - 68. 852
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 13. Nguyen, L.T. & Nguyen, K.V. (2021), The impact of corporate social responsibility on the risk of commercial banks with different levels of financial constraint, Asia-Pacific Journal of Business Administration, Vol. 13 No. 1, 98 - 116. 14. Nguyen, T.L., Le, A.H. & Tran, D.M. (2018) ‘Bank competition and Financial Stability: Empirical Evidence in Vietnam’, Econometrics for Financial Applications, 584 - 596. 15. Nguyen, T.V. (2013), ‘Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam theo khung tham chiếu của Hiệp ước Toàn cầu (Global Compact)’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 195(9/2013). 16. Nyangu, M. và cộng sự (2022) ‘Bank concentration, competition and Financial Stability Nexus in the East African Community: Is there a trade-off?’, Cogent Economics & Finance, 10(1). 17. Orazalin, N., Kuzey, C., Uyar, A. and Karaman, A.S. (2024), Does CSR contribute to the financial sector’s financial stability? The moderating role of a sustainability committee, Journal of Applied Accounting Research, Vol. 25 No. 1, 105 - 125. 18. Pham, T.T, and Dao, L.K.O (2021), Tác động của năng lực cạnh tranh đến mức độ ổn định tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trước bối cảnh tham gia Hiệp định CPTPP, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing, 64(4), 1 - 14. 19. Porter, M. E. (1980), Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors, New York: Free Press. 20. Rahman, S. M. K., Chowdhury, M. A. F. & Tania, T. C. (2021), Nexus among Bank Competition, Efficiency and Financial Stability: A Comprehensive Study in Bangladesh, The Journal of Asian Finance, Economics and Business, Korea Distribution Science Association, 8(2), pp. 317 - 328. 21. Ramzan, M., Amin, M. & Abbas, M. (2021), ‘How does corporate social responsibility affect financial performance, financial stability, and financial inclusion in the banking sector? Evidence from Pakistan’, Research in International Business and Finance, 55, 101314. 22. Saha, M. & Dutta, K.D. (2022) ‘Does governance quality matter in the nexus of Inclusive Finance and stability?’, China Finance Review International, 13(1), 121 - 139. 23. Saif-Alyousfi, A.Y.H., Saha, A. & Md-Rus, R. (2020a), ‘The impact of bank competition and concentration on bank risk-taking behavior and stability: Evidence from GCC countries’, The North American Journal of Economics and Finance, 51, 100867. 24. Zhanbolatova, A. và cộng sự (2018), ‘Relationship between bank competition and stability: The case of the UK’, Banks and Bank Systems, 13(1), 98 - 114. 853
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng nhìn từ góc độ đạo đức kinh doanh
7 p | 107 | 15
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
11 p | 96 | 8
-
Tác động của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam
10 p | 71 | 7
-
Tác động của hiệu quả quảng cáo cạnh tranh đến hành vi chuyển đổi trong sử dụng dịch vụ của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
10 p | 8 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh bền vững và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung Bộ
18 p | 12 | 6
-
Tác động của cạnh tranh đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam
14 p | 13 | 5
-
Tác động của năng lực cạnh tranh lên chính sách cổ tức của các công ty thủy sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
8 p | 11 | 5
-
Mô hình ngân hàng tương lai dưới tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và giải pháp cho các ngân hàng Việt Nam
8 p | 8 | 5
-
'Các tập đoàn phải cạnh tranh mới hoạt động hiệu quả'
3 p | 69 | 5
-
Vai trò của quy mô trong mối quan hệ giữa cạnh tranh và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam
17 p | 10 | 5
-
Nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
11 p | 59 | 4
-
Cấu trúc thu nhập, cấu trúc vốn, cạnh tranh ngân hàng và bất ổn kinh tế
12 p | 55 | 4
-
Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đến FDI: Nghiên cứu thực nghiệm trong trường hợp thỏa thuận thuế tối thiểu toàn cầu
14 p | 9 | 4
-
Tác động của chất lượng dịch vụ tới năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam
12 p | 57 | 3
-
Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: Trường hợp các ngân hàng thương mại Việt Nam
8 p | 9 | 3
-
Tác động của dịch vụ trực tuyến lên năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
17 p | 6 | 2
-
Tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
11 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn