intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của thể chế chính thức và phi chính thức đến kết quả đổi mới cấp quốc gia: Hàm ý chính sách cho Việt Nam

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Tác động của thể chế chính thức và phi chính thức đến kết quả đổi mới cấp quốc gia: Hàm ý chính sách cho Việt Nam" được thực hiện nhằm xác định vai trò tác động của thể chế chính thức và phi chính thức đến kết quả đổi mới của các quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) và Tổ chức Trí tuệ Bền vững SolAbility (SolAbility Sustainable Intelligence) cung cấp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của thể chế chính thức và phi chính thức đến kết quả đổi mới cấp quốc gia: Hàm ý chính sách cho Việt Nam

  1. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 09. TÁC ĐỘNG CỦA THỂ CHẾ CHÍNH THỨC VÀ PHI CHÍNH THỨC ĐẾN KẾT QUẢ ĐỔI MỚI CẤP QUỐC GIA: HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM TS. Trần Lan Hương*, SV. Trần Thu Hằng*, SV. Đinh Văn Tiên Sơn* SV. Nguyễn Thảo Vân*, SV. Lê Trí Tâm* Tóm tắt Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định vai trò tác động của thể chế chính thức và phi chính thức đến kết quả đổi mới của các quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) và Tổ chức Trí tuệ Bền vững SolAbility (SolAbility Sustainable Intelligence) cung cấp. Mẫu quan sát của nghiên cứu bao gồm đặc điểm về thể chế chính thức và phi chính thức cùng các kết quả đổi mới của 120 nền kinh tế trên thế giới trong giai đoạn 2017 - 2022. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính (FGLS) để kiểm chứng mối quan hệ của các biến số trong mô hình. Các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng, thể chế chính thức và thể chế phi chính thức ảnh hưởng tích cực đến kết quả đổi mới của các quốc gia với sự tham gia của các biến kiểm soát bao gồm: nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu, kết cấu hạ tầng, mức độ phát triển của thị trường và mức độ phát triển của kinh doanh. Do đó, trong việc cải thiện kết quả đổi mới, ngoài việc hướng đến các chính sách cải thiện thể chế chính thức, các quốc gia cũng nên tập trung làm giàu vốn xã hội. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số hàm ý chính sách quan trọng cho Việt Nam giúp cải thiện kết quả đổi mới sáng tạo. Từ khóa: kết quả đổi mới, thể chế chính thức, thể chế phi chính thức 1. GIỚI THIỆU Trong thời đại ngày nay, các quốc gia nhận ra rằng, đổi mới đang dần trở thành động lực quan trọng đằng sau sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, và chính phủ đang xem đổi mới như một trọng tâm của chiến lược phát triển quốc gia (INSEAD, 2017). Đầu tư vào đổi mới * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 143
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA góp phần quan trọng vào năng suất và sự phát triển của một nền kinh tế (Roberts, 1998). Với sự phong phú của các nghiên cứu về vai trò của đổi mới đến tăng trưởng kinh tế (Fagerberg, 1994), cùng với việc Lý thuyết tăng trưởng kinh tế theo trường phái Schumpeter được chú ý nhiều hơn, những vấn đề về vai trò của sự thay đổi công nghệ và đổi mới ngày càng được quan tâm trong mục tiêu phát triển kinh tế (Watkins và cộng sự, 2015). Các quốc gia đang đối mặt với các giai đoạn khác nhau của phát triển kinh tế và đổi mới, vì vậy, thước đo đầu vào và đầu ra trong đổi mới tương đối khác nhau (Vivarelli, 2014; Watkins và cộng sự, 2015). Đối với những người làm chính sách ở các nước phát triển, động lực để cải thiện tiềm năng đổi mới được đặt ra trên cơ sở rằng, trong khi đổi mới có thể làm giảm việc làm thì việc nâng cao tiềm năng đổi mới của một quốc gia sẽ dẫn đến việc đầu tư nhiều hơn vào hàng hóa, vốn hàng hóa, giảm giá để thúc đẩy tiêu dùng, sản phẩm mới và mức lương trung bình cao hơn (Vivarelli, 2014). Cụ thể, nghiên cứu này xem xét bộ số liệu gồm 120 nước để kiểm chứng bốn giả thuyết về mối liên hệ giữa thể chế phi chính thức và thể chế chính thức đến hai kết quả đổi mới phổ biến. Số liệu được chắt lọc trong Báo cáo “Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu - GII” từ năm 2017 đến năm 2022. Phương pháp phân tích dữ liệu thông qua sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định giả thuyết. Phần sau của nghiên cứu bắt đầu với tổng quan về hệ thống đổi mới quốc gia và mô tả về GII, tiếp đó là tổng quan về thể chế chính thức và phi chính thức, các yếu tố khác tác động đến đổi mới. Phần tiếp theo trình bày về phương pháp nghiên cứu, kết quả và thảo luận, xác định một số hạn chế của nghiên cứu. Bài viết kết thúc với việc đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc cải thiện kết quả đổi mới. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Đổi mới sáng tạo Đổi mới, được Schumpeter (1934) giới thiệu như một quá trình “phối hợp mới” và “sự hủy diệt sáng tạo”, đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng ở nhiều cấp độ từ cá nhân đến vùng (Patanakul và Pinto, 2014). Đổi mới sáng tạo cấp quốc gia được mô tả bởi Fagerberg và Srholec (2008) như một quá trình phức tạp, bao gồm việc tạo ra và áp dụng kỹ thuật, sản phẩm và dịch vụ mới, không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn mở rộng ra thị trường quốc tế. Lundvall và cộng sự (2009) đề xuất định nghĩa hệ thống đổi mới quốc gia là một hệ thống mở, tiến hóa và phức tạp, quy định tốc độ và hướng đổi mới dựa trên quá trình học hỏi khoa học và kinh nghiệm. Đổi mới không chỉ biến ý tưởng mới thành giải pháp thực tiễn mà còn thúc đẩy lợi thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu xã hội, liên kết với mức thu nhập cao, giáo dục chất lượng và môi trường thể chế ổn định (Freeman, 1995). OECD (2005) nhấn mạnh đổi mới sáng tạo ở mức “mới so với thị trường” là khi doanh nghiệp lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới ra thị trường. Có thể thấy, đổi mới bao gồm các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, tổ chức và cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao năng suất lao động và phát triển kinh tế, đồng thời là yếu tố cơ bản đánh giá khả năng cạnh tranh quốc tế (Acs và cộng sự, 2017). 144
  3. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 2.2. Chỉ số Đổi mới toàn cầu (GII) Chỉ số Đổi mới toàn cầu (GII) là chỉ số được Trường Kinh doanh INSEAD, Đại học Cornell và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) phát triển vào năm 2007, dùng để đánh giá mức độ đổi mới tiềm năng trong hệ thống kinh tế - xã hội quốc gia, hỗ trợ phát triển các chính sách và thực tiễn thúc đẩy sự đổi mới - phụ thuộc vào hai chỉ số phụ, mỗi chỉ số được phát triển dựa trên một số yếu tố hỗ trợ. Theo thời gian, GII đã được cải thiện; đến năm 2015, GII bao gồm 79 chỉ số được chia thành 5 yếu tố đầu vào (thể chế; vốn nhân lực và năng lực nghiên cứu; cơ sở hạ tầng; mức độ phát triển của thị trường; mức độ phát triển của kinh doanh) và hai yếu tố đầu ra (sản phẩm tri thức và công nghệ; sản phẩm sáng tạo). Điều này cho thấy sự đánh giá toàn diện về khả năng đổi mới của một quốc gia không chỉ dựa trên thành tựu cụ thể mà còn dựa trên cơ sở hạ tầng và khung chính sách hỗ trợ đổi mới. Kết quả đổi mới của các quốc gia đề cập đến chỉ số đầu ra của GII, nghĩa là kết quả từ các hoạt động đổi mới trong nền kinh tế, và được tính toán dựa trên mức trung bình của hai trụ cột sau: (1) Sản phẩm tri thức và công nghệ (SPTTCN): bao gồm các biến là kết quả của các phát minh và đổi mới, với các trụ cột phụ bao gồm: tạo ra kiến thức, tác động của kiến thức và phổ biến kiến thức. (2) Sản phẩm sáng tạo (SPST): là khía cạnh sáng tạo của NIS, trụ cột này gồm ba trụ cột phụ là hàng hóa và dịch vụ sáng tạo, tài sản vô hình, và sáng tạo trực tuyến. Nghiên cứu lựa chọn hai trụ cột trên để đo lường kết quả đổi mới vì nó bao gồm thước đo rộng hơn nhiều về cách thức các nền kinh tế đạt được kết quả đổi mới với gần 27 biến số từ các nguồn quốc tế nổi tiếng khác nhau, thay vì chỉ tập trung vào đầu tư R&D hoặc đơn xin cấp bằng sáng chế, những biến số thường được sử dụng trong nghiên cứu trước đây. 2.3. Thể chế Thể chế là “luật chơi” (North, 1990) quyết định xã hội vận hành như thế nào. Những quy tắc này phần lớn được tạo ra bởi các chính sách của chính phủ và được thay đổi bởi các chuẩn mực xã hội. Các thể chế có thể là chính thức hoặc phi chính thức (Okrah và Hajduk- Stelmachowicz, 2020; Bate và cộng sự, 2023). Theo North (1991), thể chế là những ràng buộc do con người tạo ra, định hình sự tương tác chính trị, kinh tế và xã hội. Những ràng buộc này bao gồm các quy định và chính sách của chính phủ (được gọi là các thể chế chính thức xác định Hiến pháp, luật pháp, chi phí giao dịch và quyền sở hữu) và các giá trị và niềm tin xã hội (được gọi là các thể chế không chính thức, bao gồm những điều cấm kỵ, phong tục, tập quán và chuẩn mực) (North, 1991; Berman, 2013, Bate và cộng sự, 2023). Bên cạnh những cách tiếp cận này, Kostova (1997) đã giới thiệu ba khía cạnh lý thuyết của thể chế: khía cạnh pháp lý, quy chuẩn và nhận thức. Khía cạnh pháp lý tập trung vào các quy định và thủ tục của chính phủ cần thiết để thiết lập hoạt động kinh doanh và hoạt động đổi mới. Khía cạnh quy chuẩn xem xét hệ thống giá trị xã hội dựa trên các chuẩn mực xã hội, 145
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA văn hóa và tín ngưỡng. Khía cạnh nhận thức cuối cùng đề cập đến tập hợp các kỹ năng/kiến thức mà mọi người có được thông qua việc chia sẻ suy nghĩ, tầm nhìn, kinh nghiệm và ý tưởng. Cả hai khía cạnh chuẩn mực và nhận thức đều được vận hành với sự tin tưởng, tôn trọng và kết nối thông qua người dùng Internet (Fukuyama, 1996). 2.4. Mối quan hệ giữa thể chế chính thức và đổi mới Khung pháp lý ảnh hưởng đến đổi mới theo hai cách: giảm nguồn lực cho R&D do tuân thủ quy định như thuế (Craft, 2006) và thay đổi động cơ đầu tư vào R&D, với bảo vệ bằng sáng chế, khuyến khích đầu tư, trong khi hạn chế giá và quy tắc thị trường có thể giảm động cơ đổi mới (Carlin và Soskiuce, 2006). Van Waarden (2001) chỉ ra rằng, hệ thống pháp luật hiệu quả giảm thiểu rủi ro và không chắc chắn, thúc đẩy đổi mới ở Hoa Kỳ và Hà Lan. Bên cạnh đó, Berkowitz, Lin và Ma (2015) nhấn mạnh vai trò của chất lượng quản trị và quyền Sở hữu trí tuệ (IPR) trong bảo vệ lợi ích nhà đổi mới, trong khi Varsakelis (2006) cho rằng, khả năng thực thi pháp luật phụ thuộc vào chất lượng cơ quan chính phủ. Soete và Freeman (2012) khẳng định năng lực đổi mới của một quốc gia dựa trên khuôn khổ thể chế, bao gồm: giá trị xã hội, quy định, thủ tục và chính sách chính phủ, đồng thời rủi ro và bất ổn kinh tế tăng chi phí giao dịch và ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới. Các thể chế chính thức giúp giảm thiểu rủi ro và sự không chắc chắn, từ đó hình thành cơ cấu khuyến khích cần thiết cho đổi mới và ảnh hưởng đến chi phí giao dịch. 2.5. Mối quan hệ giữa thể chế phi chính thức và đổi mới Nghiên cứu về đổi mới thường tập trung vào thể chế chính thức và ít chú ý đến thể chế phi chính thức như: lòng tin, chuẩn mực và mạng lưới xã hội, mặc dù chúng là yếu tố quan trọng cho việc khởi đầu hoạt động đổi mới (Putnam, 1993). Vốn xã hội được Hanifan (1916) mô tả là tài sản hữu hình quan trọng trong đời sống xã hội, được Bourdieu và Wacquant (1992) cũng như Coleman (1990) nghiên cứu sâu hơn, được xác định bởi chức năng của nó trong cấu trúc xã hội và bao gồm: nghĩa vụ, chuẩn mực đạo đức, giá trị xã hội và niềm tin. Vốn xã hội, đại diện cho thể chế phi chính thức, có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả đổi mới, bởi nó thúc đẩy sự hợp tác và gắn kết trong xã hội. Nghiên cứu này nhằm mục đích nhấn mạnh rằng, cả thể chế chính thức (như cấu trúc pháp luật và chính phủ), thể chế phi chính thức (như vốn xã hội) đều quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới. Vốn xã hội giúp lan truyền đổi mới và cải thiện khả năng hấp thụ kiến thức, từ đó thúc đẩy kết quả đổi mới (Abrahamson và Rosenkopf, 1997). Cấu trúc xã hội vững chắc cũng giúp chia sẻ thông tin và hợp tác trong các dự án đổi mới. Niềm tin trong vốn xã hội giảm chi phí giám sát và khuyến khích đầu tư vào R&D, qua đó tạo ra nhiều kết quả đổi mới hơn (Knack và Keefer, 1997). 2.6. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả đổi mới cấp quốc gia 2.6.1. Nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu Nguồn nhân lực kỹ năng cao và giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới, đặc biệt ở các nước đang phát triển (Oluwatobi và cộng sự, 2016). Giáo dục không chỉ cải thiện kỹ năng và khả năng học hỏi của nhân viên mà còn kích thích sự đổi mới (You và 146
  5. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI cộng sự, 2021). Đầu tư vào lực lượng lao động có kiến thức mang lại lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực đổi mới (Hassan và Raziq, 2019). Các nghiên cứu khẳng định mối quan hệ tích cực giữa nguồn nhân lực, năng lực nghiên cứu và kết quả đổi mới ở cả doanh nghiệp và quốc gia. Protogerou và cộng sự (2017) nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn nhân lực và R&D trong đổi mới doanh nghiệp. You và cộng sự (2021) cũng tìm thấy tác động tích cực của nguồn nhân lực đối với đổi mới tại Trung Quốc. Trên phạm vi quốc gia, Wang và cộng sự (2020a, 2020b), Qureshi và cộng sự (2021) chỉ ra rằng, nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu là chìa khóa cho sự đổi mới công nghệ và tác động tích cực của giáo dục đối với đổi mới ở châu Á - Thái Bình Dương và Latin America, Caribe. 2.6.2. Cơ sở hạ tầng Một kết cấu hạ tầng về công nghệ và vật chất phát triển, ổn định là rất quan trọng để thúc đẩy sự đổi mới. Theo Pan và cộng sự (2021), kết cấu hạ tầng công nghệ thuận lợi sẽ kích thích đổi mới công nghệ và sau đó thúc đẩy phát triển kinh tế của các quốc gia. Ngoài ra, Jabbouri và cộng sự (2016) cũng phát hiện mối quan hệ tích cực giữa kết cấu hạ tầng và hiệu suất đổi mới tại Iraq. Trên cùng một hệ quy chiếu với thước đo doanh nghiệp, Tsetim và cộng sự (2020) chỉ ra rằng, các chiều của kết cấu hạ tầng, bao gồm công nghệ và cấu trúc, có mối quan hệ tích cực đối với sự đổi mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nigeria. Ngoài ra, Qureshi và cộng sự (2021) cũng đưa ra lập luận về tác động tích cực giữa việc tiếp cận kết cấu hạ tầng đối với sự đổi mới ở các quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương. 2.6.3. Mức độ phát triển của thị trường Các doanh nghiệp mới đối mặt với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp lớn và đã được thành lập. Do đó, họ nên tập trung nhiều hơn vào đổi mới để đối mặt với thách thức của môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi (Bate, 2019). Sự đổi mới tổ chức được đánh giá dựa trên so sánh với đối thủ trong việc phát triển các sản phẩm độc đáo (Im và Workman, 2004). Ngoài ra, việc so sánh này cũng nâng cao sự đổi mới (Pesämaa và cộng sự, 2013). Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh, các doanh nghiệp nhỏ và mới, đặc biệt là ở các nước phát triển, gặp khó khăn trong việc truy cập tín dụng (Giang và cộng sự, 2019). Các nghiên cứu đã lập luận rằng, quyền truy cập vào tài chính đóng vai trò quan trọng trong sự đổi mới của các doanh nghiệp (Osano và Languitone, 2015). Nghiên cứu liên quan của Wellalage và Fernandez (2019) về đổi mới và tài chính của doanh nghiệp nhỏ ở các nước đang phát triển đã phát hiện mối quan hệ tích cực giữa việc tài trợ (cả chính thức và không chính thức) và sự đổi mới (sản phẩm và quy trình) của một doanh nghiệp. 2.6.4. Mức độ phát triển kinh doanh Dima và cộng sự (2018) nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng mạng lưới kinh doanh tổng thể của một quốc gia và chiến lược, hoạt động của từng công ty trong sự phát triển kinh doanh. Kirikkaleli và Ozun (2019) đồng tình rằng, chất lượng tổ chức kinh doanh quốc gia 147
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA và chất lượng chiến lược, hoạt động của doanh nghiệp cá nhân là trọng tâm của sự phát triển kinh doanh, cũng như vai trò của nguồn nhân lực có kiến thức và thương mại hóa đổi mới. Porter và Schwab (2008) chỉ ra rằng, sự kết nối giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp tạo thành “cụm” có thể nâng cao sự phát triển kinh doanh, tạo cơ hội đổi mới và giảm rào cản cho các công ty mới. Sự phát triển kinh doanh và đổi mới được Kirikkaleli và Ozun (2019) xem là yếu tố quyết định sự cạnh tranh trong các nền kinh tế, với nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa hai yếu tố này trong các nước OECD. Razavi và cộng sự (2012) cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa đổi mới và sự phát triển kinh doanh. Protogerou và cộng sự (2017) nhận định rằng, hợp tác công nghệ và kết nối là chìa khóa cho sự đổi mới ở các doanh nghiệp trẻ châu Âu, trong khi Ortega và Serna (2020) nhấn mạnh tầm quan trọng của sự liên kết giữa doanh nghiệp với chính phủ, tổ chức nghiên cứu và khách hàng trong việc thúc đẩy đổi mới. 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng nền tảng lý thuyết dựa trên: (i) Lý thuyết mối liên kết thể chế - đổi mới đầu tiên của Freeman (1987) xác định tầm quan trọng của thể chế trong quá trình tạo ra và phổ biến công nghệ, sau đó là các nghiên cứu khẳng định yếu tố thể chế có vai trò cực kỳ quan trọng trong số các đặc điểm cấp quốc gia để phân tích các yếu tố quyết định sự đổi mới (Olson, 1996; Peng và cộng sự, 2017a); (ii) mô hình 5 trụ cột đầu vào và 2 trụ cột đầu ra của GII xác định một mô hình toàn diện các yếu tố tác động đến kết quả đầu ra của đổi mới; (iii) Lý thuyết ba khía cạnh thể chế của Kostova’s (1997) đưa ra cách tiếp cận tách biệt tác động của thể chế chính thức và phi chính thức đến kết quả đổi mới ở các nước trên thế giới. Nghiên cứu hiện tại sẽ tập trung phân tích ảnh hưởng của hai yếu tố thể chế như một yếu tố quyết định chính đến kết quả đổi mới ở cấp quốc gia. Nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất H1a (+) Sản phẩm kiến thức Thể chế chính thức và công nghệ ) H1b (+) H2a (+ Thể chế phi chính thức Sản phẩm sáng tạo H2b (+) Biến kiểm soát 1. Vốn con người và năng lực nghiên cứu 2. Cơ sở hạ tầng 3. Mức độ phát triển của thị trường 4. Mức độ phát triển của kinh doanh Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả 148
  7. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Theo Craft (2006), thể chế chính thức đề cập đến các khung pháp lý và quy định mà theo đó, khi tuân thủ khung thể chế này sẽ giúp phân bổ nguồn lực hoặc thay đổi động cơ khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Trong khi đó, thể chế phi chính thức thúc đẩy kết quả đổi mới thông qua sự lan truyền đổi mới trong cấu trúc xã hội và tạo niềm tin trong phân bổ nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (Abrahamson và Rosenkopf, 1997; Knack và Keefer, 1997). Do đó, hai giả thuyết được đề xuất như sau: H1: Tồn tại mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa thể chế chính thức và kết quả đổi mới (Sản phẩm tri thức và công nghệ - H1a; sản phẩm sáng tạo - H1b) H2: Tồn tại mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa thể chế phi chính thức và kết quả đổi mới (Sản phẩm tri thức và công nghệ - H2a; sản phẩm sáng tạo - H2b) 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Thu thập dữ liệu Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn dữ liệu được công bố bởi các tổ chức có uy tín. Với biến phụ thuộc là sản phẩm sáng tạo (SPST), sản phẩm tri thức và công nghệ (SPTTCN), biến độc lập là thể chế chính thức (ThecheCT) và thể chế phi chính thức (ThechePCT), cùng với các biến kiểm soát như: nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu (Vonconnguoi), cơ sở hạ tầng (Cosohatang), mức độ phát triển của thị trường (MDPTthitruong) và mức độ phát triển của kinh doanh (MDPTkinhdoanh), các tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp từ Báo cáo “Chỉ số đổi mới toàn cầu - GII” của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) và Solability từ năm 2017 đến năm 2022 của 120 nền kinh tế. GII được xây dựng trên một tập dữ liệu lớn – tập hợp 81 chỉ số từ các nguồn tư nhân và nguồn dữ liệu công trên phạm vi quốc tế. Trong số 7 trụ cột chính của khung GII, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa hai trụ cột đầu ra của kết quả đổi mới (SPST và SPTTCN) với hai biến độc lập là thể chế chính thức và thể chế phi chính thức. 4.2. Thang đo Loại biến Trụ cột Thang đo Nguồn Biến độc lập Thể chế chính thức • Môi trường chính trị (Political World Intellectual Property environment) Organization (WIPO): Global • Môi trường pháp lý (Regulatory Innovation Index environment) • Môi trường kinh doanh (Business environment) Thể chế phi chính thức (Social • Sự tin tưởng (Trust) SolAbility Sustainable capital) • Chuẩn mực xã hội (Norms) Intelligence • Mạng lưới xã hội (Networks) • Cơ cấu xã hội (Social structure) 149
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Loại biến Trụ cột Thang đo Nguồn Biến kiểm soát Nguồn nhân lực và năng lực • Giáo dục (Education) World Intellectual Property nghiên cứu • Giáo dục trình độ đại học (Tertiary Organization (WIPO): Global education) Innovation Index • Nghiên cứu và phát triển (R&D) Cơ sở hạ tầng • Công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) • Cơ sở hạ tầng (General infrastructure) • Sinh thái bền vững (Ecological sustainability) Mức độ phát triển của • Tín dụng (Credit) thị trường • Đầu tư (Investment) • Thương mại, sự phân hóa và quy mô của thị trường (Trade, diversification, and market scale) Mức độ phát triển của • Lao động tri thức (Knowledge kinh doanh workers) • Sự liên kết trong đổi mới (Innovation linkages) • Khả năng tiếp thu kiến thức (Knowledge absorption) Biến phụ thuộc Sản phẩm tri thức và • Sự sáng tạo kiến thức (Knowledge công nghệ creation) • Tác động của kiến thức (Knowledge impact) • Sự phổ biến kiến thức (Knowledge diffusion) Sản phẩm sáng tạo • Tài sản vô hình (Intangible assets) • Sản phẩm và dịch vụ sáng tạo (Creative goods and services) • Sự sáng tạo trực tuyến (Online creativity) 4.3. Xử lý số liệu Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA 17 để giúp phân tích các vấn đề cụ thể sau: - Làm sạch dữ liệu; - Thống kê mô tả tổng quan các nước tham gia khảo sát; - Thống kê kết quả khảo sát hai loại thể chế ảnh hưởng đến kết quả đổi mới; - Phân tích mối tương quan giữa thể chế chính thức và phi chính thức đối với đổi mới. 150
  9. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Đối với dữ liệu dạng bảng, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các mô hình sau để ước tính phương trình hồi quy: mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và mô hình hiệu ứng cố định (FEM). Tuy nhiên, để lựa chọn mô hình nào phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng F-test để chọn FEM hoặc Pooled OLS, Breusch-Pagan test để chọn REM hoặc Pooled OLS và Hausman test để chọn FEM hoặc REM. Tuy nhiên, thử nghiệm hệ số phóng đại phương sai (VIF), thử nghiệm Breusch-Pagan và thử nghiệm Wooldridge cũng được thực hiện cho mô hình đã chọn. Trong trường hợp mô hình có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi hoặc có phần dư tự tương quan hoặc xảy ra đồng thời ở cả hai hiện tượng thì lựa chọn phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát hóa khả thi (FGLS). Theo Wooldridge (2002), ước lượng FGLS nên được sử dụng để xử lý hiện tượng phương sai của sai số thay đổi hoặc sự hiện diện của tự tương quan dư trong mô hình sử dụng dữ liệu dạng bảng. Ước tính FGLS cũng được Đức và Thủy (2013) sử dụng khi tiến hành hồi quy quy mô các mô hình nghiên cứu của họ. Từ cơ sở lý luận về đổi mới và các yếu tố ảnh hưởng nêu trên, chúng tôi đề xuất mô hình gồm: biến độc lập – thể chế chính thức (ThecheCT) và thể chế phi chính thức (ThechePCT); biến phụ thuộc – sản phẩm tri thức công nghệ (SPTTCN) và sản phẩm sáng tạo (SPST); 4 biến kiểm soát ảnh hưởng đến kết quả đổi mới sáng tạo. Vì vậy, chỉ dẫn nghiên cứu được trình bày như sau: SPTTCNit = β0 + β1.ThecheCTit + β2.Vonconnguoiit + β3.Cosohatangit + β4.MDPTthitruongit + β5.MDPTkinhdoanhit + εit SPTTCNit = β0 + β1.ThechePCTit + β2.Vonconnguoiit + β3.Cosohatangit + β4.MDPTthitruongit + β5.MDPTkinhdoanhit + εit SPSTit = β0 + β1.ThecheCTit + β2.Vonconnguoiit + β3.Cosohatangit + β4.MDPTthitruongit + β5.MDPTkinhdoanhit + εit SPSTit = β0 + β1.ThecheCTit + β2.Vonconnguoiit + β3.Cosohatangit + β4.MDPTthitruongit + β5.MDPTkinhdoanhit + εit Trong đó: - SPTTCN và SPST là hai biến phụ thuộc được đo bằng chỉ số đầu ra của GII; - ThecheCT là biến độc lập được đo bằng chỉ số đầu vào thể chế của GII; - ThechePCT là biến độc lập được đo bằng chỉ số vốn xã hội do Tổ chức Trí tuệ Bền vững SolAbility báo cáo; - Vonconnguoi là biến kiểm soát, tượng trưng cho nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu; - Cosohatang là biến kiểm soát, tượng trưng cho mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng; - MDPTthitruong là biến kiểm soát, tượng trưng cho mức độ phát triển của thị trường; - MDPTkinhdoanh là biến kiểm soát, tượng trưng cho mức độ phát triển của kinh doanh. 151
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Trong đó: β0: Giá trị chặn (hệ số tự do); βk (k = 1 – 5): Hệ số hồi quy của biến giải thích thứ k trong mô hình; εit: Sai số của mô hình tại quốc gia i và thời điểm t. Ý nghĩa: Hướng tác động: β1 > 0: Mối quan hệ tích cực: Tăng thể chế thì sẽ làm gia tăng kết quả đổi mới. β1 < 0: Mối quan hệ tiêu cực: Tăng thể chế thì sẽ làm giảm kết quả đổi mới. Mức độ ảnh hưởng: Khi ThecheCT/ThechePCT tăng 1 đơn vị thì SPTTCN/SPST tăng β1 đơn vị. 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1 trình bày tóm tắt về số lượng quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của các biến phụ thuộc, biến độc lập và biến kiểm soát. Biến sản phẩm tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo có giá trị trung bình thấp hơn nhiều so với giá trị tối đa (Giá trị trung bình của SPTTCN = 26,015, của SPST = 28,157) cho thấy đầu ra của đổi mới của các quốc gia trên thế giới còn khá hạn chế. Bên cạnh đó, hai biến này có sự chênh lệch lớn giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất, đặc biệt, giá trị nhỏ nhất của biến SPTTCN là 2,1 (Cameroon năm 2022) và SPST là 0,3 (Bennin năm 2022) phản ánh sự không đồng đều trong mức độ đổi mới giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Mặt khác, kết quả thống kê của biến ThecheCT lại cho thấy một bức tranh khả quan hơn với giá trị trung bình đạt 64,149, chỉ ra một hệ thống thể chế chính thức tương đối chặt chẽ ở các quốc gia được nghiên cứu. Giá trị nhỏ nhất của ThecheCT là 29,8, không quá thấp nên không có quốc gia nào trong số các quốc gia nghiên cứu gặp phải vấn đề nghiêm trọng về thể chế chính thức. Kết quả thống kê của biến ThechePCT cũng cho thấy những dấu hiệu tích cực với giá trị trung bình là 44,536, không quá cách biệt với giá trị tối đa là 66. Bảng 1. Thống kê mô tả các biến số Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max SPTTCN 718 26,015 14,518 2,1 82 SPST 718 28,157 13,997 0,3 65,8 ThecheCT 719 64,149 15,231 29,8 95,9 ThechePCT 719 44,536 10,596 28,7 66 Vonconnguoi 718 33,598 16,551 0,8 89,1 Cosohatang 718 44,917 15,295 12,5 69,9 MDPTthitruong 718 46,442 12,996 4,4 87 MDPTkinhdoanh 718 33,631 13,759 12,5 94 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu 152
  11. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Tiếp theo, nhóm nghiên cứu phân tích hệ số tương quan của các biến có trong mô hình, kết quả được thể hiện trong Bảng 2. Hầu hết các hệ số tương quan của từng cặp biến đều không vượt quá 0,7 nhưng vẫn có những cặp có hệ số tương quan cao. Điều này cho thấy nghiên cứu có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Vì vậy, để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của đa cộng tuyến đến mô hình, nhóm nghiên cứu tiếp tục bổ sung thêm phương pháp tính hệ số lạm phát phương sai (VIF). Bảng 3 cho thấy giá trị trung bình của VIF là 3,23 nhỏ hơn giới hạn 10 và hệ số VIF của từng biến nằm trong khoảng từ 1,308 đến 4,422. Vậy nên, có thể kết luận rằng, mô hình trên không gặp phải hiện tượng đa cộng tuyến. Bảng 2. Ma trận hệ số tương quan Variables (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (1) SPTTCN 1,000 (2) SPST 0,774 1,000 (3) ThecheCT 0,685 0,738 1,000 (4) ThechePCT 0,458 0,376 0,431 1,000 (5) Vonconnguoi 0,821 0,759 0,747 0,434 1,000 (6) Cosohatang 0,758 0,796 0,777 0,423 0,827 1,000 (7) MDPTthitruong 0,614 0,690 0,675 0,242 0,641 0,627 1,000 (8) MDPTkinhdoanh 0,853 0,771 0,706 0,377 0,780 0,741 0,608 1,000 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu Bảng 3. Kết quả phân tính nhân tố phóng đại phương sai VIF 1/VIF Cosohatang 4,422 ,226 Vonconnguoi 4,196 ,238 SPST 3,872 ,258 ThecheCT 3,328 ,3 MDPTkinhdoanh 3,244 ,308 MDPTthitruong 2,239 ,447 ThechePCT 1,308 ,765 Mean VIF 3,23 , Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã áp dụng các kiểm định thống kê để xác định mô hình phân tích thống kê phù hợp nhất với dữ liệu thu thập được. Kiểm định F của mô hình FEM có mức ý nghĩa dưới 1% (prob > F = 0,000). Điều này chứng minh rằng, mô hình FEM là lựa chọn ưu việt hơn so với mô hình Pooled OLS. Thêm vào đó, kiểm định Hausman cũng đã chứng minh mức độ ý nghĩa thống kê dưới 1% (prob > F = 0,000), cung cấp thêm bằng chứng mô hình FEM phù hợp hơn so với mô hình REM khi được áp dụng vào bộ dữ liệu đang được nghiên cứu. Mặc dù các mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến (đã phân tích ở trên) và hiện tượng tự tương quan trong phần dư (kiểm định Wooldridge có mức 153
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ý nghĩ trên 5%) nhưng cả 3 mô hình Pooled OLS, FEM, REM đều có hiện tượng phương sai thay đổi trong phần dư (kiểm định Breusch - Pagan của cả 3 mô hình đều có mức ý nghĩa dưới 5%), vi phạm điều kiện thỏa mãn khuyết tật của mô hình. Do đó, nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp hồi quy FGLS nhằm khắc phục hiện tượng trên. Kết quả hồi quy được thể hiện trong Bảng 4. Bảng 4. Kết quả hồi quy của các biến có trong mô hình (1a) (2a) (1b) (2b) Biến phụ thuộc MH 1 MH 2 MH 3 MH 4 (SPTTCN) (SPTTCN) (SPST) (SPST) ThecheCT ,096** ,166*** ThechePCT ,181** ,044*** Vonconnguoi ,254** ,225** ,024*** ,06*** Cosohatang -,072** -,051** ,173*** ,217*** MDPTthitruong ,029** ,056* ,244*** ,292*** MDPTkinh doanh ,614** ,631** ,401*** ,433*** Constant -7,628** -11,156** -16,026*** -13,892*** Number of obs 718 717 718 717 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu Nhóm đã thực hiện phân tích hồi quy để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố thể chế và kết quả đổi mới, dựa trên bốn giả thuyết khác nhau. Mô hình (1a), (1b) xem xét tác động của biến ThecheCT và 4 biến kiểm soát đến 2 biến phụ thuộc sản phẩm tri thức và công nghệ (SPTTCN), sản phẩm sáng tạo (SPST). Mô hình (2a), (2b) xem xét tác động của biến ThechePCT và các biến kiểm soát đến 2 biến phụ thuộc trong mô hình. Xét về thể chế chính thức, kết quả từ mô hình (1a) và (1b) cho thấy tất cả các biến đều có giá trị P-Value có ý nghĩa thống kê và hệ số Coef dương, điều này chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa các biến thể chế chính thức và 2 biến phụ thuộc. Trong khi đó, đối với thể chế phi chính thức, phân tích từ mô hình (2a) và (2b) cũng cho thấy hầu hết các biến có giá trị P-Value có ý nghĩa thống kê (trừ biến kiểm soát MDPTthitruong) chứng tỏ thể chế phi chính thức có ảnh hưởng tích cực đến kết quả đổi mới của quốc gia. Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu trước đây khi xem xét tác động của thể chế đến đổi mới. Nghiên cứu của Lee và Law (2016) chỉ ra rằng, cả thể chế chính thức và phi chính thức đều có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ đổi mới của các quốc gia, nhưng ảnh hưởng này thay đổi tùy theo mức độ đổi mới khác nhau. Thể chế phi chính thức có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới ở những nơi có mức độ đổi mới thấp. Ngược lại, thể chế chính thức lại có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ đối với đổi mới ở cấp độ quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia có mức độ đổi mới cao. Bên cạnh đó, Lucio và cộng sự (2019) cũng nhấn mạnh sự phù hợp giữa thể chế hình thức và phi hình thức có thể ảnh hưởng đáng kể đến khởi nghiệp cơ hội và qua đó ảnh hưởng đến đổi mới trong một quốc gia. Một khung thể chế hình thức phát triển tốt, được hỗ trợ bởi các thể chế phi hình thức tương thích sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo và phát triển sản phẩm sáng tạo. 154
  13. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Nhóm nghiên cứu tiếp tục xem xét kỹ hơn về tác động của các biến kiểm soát trong mô hình. Các biến này bao gồm: ThechePCT, Vonconnguoi, Cosohatang, MDPTthitruong, và MDPTkinhdoanh đều được xem là các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến kết quả đổi mới (được đo lường qua hai biến phụ thuộc là SPTTCN và SPST). Kết quả hồi quy cho thấy ngoại trừ biến mức độ phát triển của thị trường (MDPTthitruong) trong mô hình (2a) không có ý nghĩa thống kê, các biến kiểm soát còn lại đều có ảnh hưởng đến 2 biến phụ thuộc của nghiên cứu này. Hay nói cách khác, các đầu vào đổi mới có quan hệ chặt chẽ với kết quả đổi mới, tuy nhiên, ảnh hưởng của mỗi biến là khác nhau. Nghiên cứu chỉ ra khi nguồn nhân lực và nghiên cứu, mức độ phát triển của kinh doanh ở mức độ càng cao thì càng giúp tạo ra nhiều đầu ra của đổi mới, hay kết quả đổi mới càng cao. Nhưng điều này không đúng với biến cơ sở hạ tầng. Kết quả hồi quy ở mô hình (1a) và (2a) cho thấy cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng nghịch chiều đối với một đầu ra của đổi mới là sản phẩm tri thức và công nghệ (SPTTCN) (P-Value < 0,05 và hệ số Coef âm). Điều này có thể xuất phát từ sự phát triển của các ngành công nghiệp truyền thống. Trong một số trường hợp, các quốc gia có cơ sở hạ tầng phát triển tốt có thể chứng kiến sự mở rộng của các lĩnh vực truyền thống như: ngành công nghiệp chế biến, năng lượng, hoặc sản xuất. Sự mở rộng này có thể làm giảm sự chú trọng vào việc phát triển các sản phẩm công nghệ và sáng tạo, bởi nguồn lực và sự chú ý có thể được phân bổ không cân đối. Vấn đề này sẽ được nhóm nghiên cứu làm rõ trong các nghiên cứu tiếp theo. Dựa vào các kết quả trên, thể chế chính thức và thể chế phi chính thức rõ ràng có ảnh hưởng tích cực đến việc tạo ra các sản phẩm tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo. Do đó, giả thuyết H1a, H1b, H2a, H2b được ủng hộ. 6. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đã đưa ra những phân tích về tác động của thể chế chính thức và phi chính thức đến kết quả đổi mới. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của thể chế chính thức trong việc thúc đẩy đổi mới, tác động của thể chế phi chính thức vẫn chưa được chú trọng. Vậy nên, nhóm nghiên cứu đã bổ sung khoảng trống này bằng cách đo lường mối tương quan của cả hai loại thể chế đối với kết quả đổi mới. Nghiên cứu cho thấy, thể chế chính thức có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến sản phẩm sáng tạo so với thể chế phi chính thức. Điều này có thể được giải thích bởi việc thể chế chính thức cung cấp một khung pháp lý rõ ràng và đáng tin cậy, từ đó tạo điều kiện cho việc đầu tư vào R&D và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thể chế phi chính thức lại có tác động đáng kể đến sản phẩm tri thức và công nghệ, điều này phản ánh vai trò quan trọng của mạng lưới xã hội, truyền thống và văn hóa trong việc kích thích đổi mới. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu đã được cập nhật và mở rộng trong giai đoạn 2017 - 2022, cho phép nhóm tác giả phân tích các xu hướng gần đây và đưa ra những nhận định mang tính thời sự. Ngoài ra, sử dụng đầu ra của chỉ số Đổi mới toàn cầu (GII) làm thước đo kết quả đổi mới đã đánh giá một cách toàn diện hơn so với việc chỉ dựa vào quy mô số 155
  14. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA lượng bằng sáng chế như trong các nghiên cứu trước đây. GII không chỉ bao gồm số lượng bằng sáng chế mà còn tính đến các yếu tố như: chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng, sự phát triển của thị trường và kinh doanh, từ đó cung cấp một cái nhìn đa chiều về kết quả đổi mới của một quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhóm tác giả vẫn còn một số hạn chế. Một trong số đó là việc chưa có sự so sánh cường độ giữa ảnh hưởng của thể chế phi chính thức và chính thức đến kết quả đổi mới. Ngoài ra, việc đối sánh giữa các quốc gia với các mức thu nhập khác nhau cũng chưa được thực hiện, điều này có thể làm sáng tỏ thêm về cách thức mà các thể chế tác động đến đổi mới trong các bối cảnh kinh tế khác nhau. Khoảng trống này sẽ mở đường cho những nghiên cứu sau tiếp tục phát triển và làm phong phú hơn về lĩnh vực đổi mới. 7. HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Trong hơn 40 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, một phần lớn là nhờ vào việc liên tục cải tiến thể chế. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập, đặc biệt là trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của cả nước và thế giới. Một là, thiếu đồng bộ giữa các loại hình thể chế chính trị, pháp lý, kinh tế và xã hội đã tạo ra nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh các vấn đề thực tiễn. Ví dụ, thể chế chính trị vẫn chưa điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội. Hai là, trong từng loại hình thể chế cũng thiếu tính đồng bộ, khiến cho việc thực thi và tuân thủ pháp luật trở nên phức tạp và khó khăn. Ba là, thiếu đồng bộ giữa thể chế trong nước với các thể chế quốc tế, đặc biệt là trong việc thực thi các cam kết quốc tế, đã tạo ra nhiều hạn chế và mâu thuẫn. Bốn là, thiếu đồng bộ giữa ban hành thể chế và tổ chức thực thi đã dẫn tới tình trạng luật có hiệu lực nhưng không được thi hành do thiếu văn bản hướng dẫn chi tiết. Điều này làm giảm hiệu quả của thể chế và tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình thực thi và tuân thủ pháp luật. Đây là những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt và cần giải quyết để nâng cao hiệu quả hoạt động của thể chế và đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam cũng có một số điểm đáng chú ý. Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu định lượng còn rất ít ở Việt Nam, nơi mà số lượng các bài nghiên cứu về chủ đề đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế còn khá ít. Ở cấp độ tổ chức, bằng cách sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 583 doanh nghiệp Việt Nam và khảo sát phỏng vấn với sự hỗ trợ của bảng câu hỏi do tác giả soạn thảo, các tác giả Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân (2013) đã xem xét thực trạng đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vào thời điểm đó. Chính phủ Phần Lan tài trợ cho Chương trình đổi mới sáng tạo (IPP). Theo kết quả nghiên cứu, các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức khá rõ về tầm quan trọng và lợi thế của đổi mới sáng tạo, nhưng ít doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến chính sách đổi mới sáng tạo do văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Nền tảng cho sự sáng tạo và đổi mới chưa được thiết lập ở phía Nam. Hơn nữa, ngày nay không có nhiều ý tưởng mới mẻ, sáng tạo được các doanh nghiệp trong nước phát triển và thậm chí còn ít hơn nữa số doanh nghiệp có thể tạo ra hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn độc đáo. Ở cấp độ quốc gia, theo báo cáo của WIPO về chỉ số Đổi mới sáng tạo quốc gia - GII, thứ hạng của Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc theo thời gian. Tuy có giai đoạn tụt xuống vị 156
  15. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI trí thứ 76 (2012 - 2013), nhưng thứ hạng của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể với sự tăng trưởng ngoạn mục, tăng 32 bậc lên vị trí thứ 44 vào năm 2021, từ vị trí thứ 65/107 nước đầu tiên (2007). Ở giai đoạn 2012 - 2014, thứ hạng của Việt Nam khá thấp với trung bình là 74. Sau vài năm chỉ đứng trên vị trí thứ 70, ở bảng xếp hạng gần đây nhất về 132 nền kinh tế có khả năng chuyển đổi cục diện đổi mới sáng tạo trên toàn cầu, Việt Nam đã có những bước chuyển mình vượt bậc, vươn lên Top 50. Về điểm số, từ năm 2017 đến năm 2021, điểm số của Việt Nam đã tăng lên đáng kể; đến năm 2017, tăng 2,97 điểm so với năm 2016 và tiếp tục ổn định. Nhìn chung, điểm số của Việt Nam luôn nằm trong khoảng từ 34 đến 38. Đến năm 2022, theo GII, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 48 trên 132 nền kinh tế, giảm 4 bậc so với năm 2021. Tuy nhiên, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam chưa thực sự bền vững. Theo chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2021, có thể thấy Việt Nam đạt chỉ số cao ở mảng thị trường, đa dạng hóa nguồn nhân lực (22) – những yếu tố linh hoạt và biến động, nhưng lại thấp ở nhóm chỉ số thể chế (83) và trong suốt giai đoạn 2011 - 2022, điểm số của Việt Nam ở trụ cột thể chế chưa có lần nào vượt mức điểm trung bình của toàn khu vực ASEAN về các phát minh, sáng chế, trong khi đây lại là nhóm định hướng và quyết định hiệu quả của đổi mới sáng tạo. Điều này thể hiện sự trì trệ trong việc cải cách và đổi mới thể chế, chưa có một biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực của trụ cột này. Trong việc thực hiện các công tác liên quan đến đổi mới sáng tạo, thể chế là khu vực đầu tiên cần được chú ý củng cố. Alexander (2012) đã cung cấp bằng chứng để chứng minh rằng, nhiều chiều của các thể chế sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất đổi mới. Trong khi đó, nghiên cứu của Aixalá và Fabro (2008) cho thấy thể chế và cơ sở hạ tầng là hai yếu tố cơ bản giải thích tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Thêm vào đó, Allard và cộng sự (2012) cho rằng, một môi trường chính trị ổn định và có thể dự đoán được sẽ nâng cao khả năng phát triển và khai thác công nghệ. Những bằng chứng này cho thấy thể chế vững vàng và phát triển chính là nền móng để quá trình đổi mới sáng tạo diễn ra thành công. Nghiên cứu của nhóm tác giả góp phần khẳng định vai trò quan trọng của thể chế chính thức và thể chế phi chính thức đối với kết quả đổi mới cấp quốc gia. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với Việt Nam, một quốc gia đang nỗ lực phát triển nền kinh tế để bắt kịp với tốc độ phát triển của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Cụ thể, thể chế chính thức hiện nay của Việt Nam vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện nhằm tạo một khung hành lang pháp lý phù hợp cho đổi mới sáng tạo. Tuy Việt Nam đã thành công trong việc phát triển thể chế chính thức như: việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, và thực hiện các cam kết quốc tế, tuy nhiên, vẫn còn hạn chế như: sự thiếu đồng bộ giữa thể chế trong nước với các thể chế quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cũng như sự cứng nhắc trong cách tư duy và tổ chức. Vì thế, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thể chế chính thức. Thứ nhất, Việt Nam phải không ngừng cải thiện chất lượng thể chế chính thức thông qua tăng cường sự minh bạch trong khu vực công, trách nhiệm giải trình. Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước thông qua việc tổ chức bộ máy tinh gọn, thông suốt, chuyên nghiệp, cải thiện và chuyên nghiệp hóa các cơ quan chính phủ và địa phương trong việc thực hiện các chính sách đổi mới sáng tạo, đặc biệt là qua việc sử dụng công nghệ và mô 157
  16. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA hình quản trị hiện đại. Thứ ba, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan và liên ngành để quản lý và đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo, từ đó đưa ra các quyết định và chính sách phù hợp, đồng thời phải chú trọng đến việc cập nhật hệ thống pháp luật để phản ánh đúng các cam kết quốc tế và xu hướng phát triển mới. Bên cạnh đó, thể chế phi chính thức cũng đã cho thấy tầm quan trọng của mình trong việc ảnh hưởng đến kết quả đổi mới sáng tạo cấp quốc gia. Để cải thiện chất lượng của các thể chế phi chính thức và đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, một số giải pháp cụ thể có thể được áp dụng cho Việt Nam. Thứ nhất, cần tăng cường sự tin tưởng vào công nghệ và quy trình chuyển đổi số thông qua việc nâng cao nhận thức và đào tạo cho cộng đồng. Chính phủ có thể tổ chức các chương trình giáo dục và tạo ra các chiến dịch thông tin để giải thích lợi ích và tiện ích của việc sử dụng công nghệ số, cũng như cách thức hoạt động của các dịch vụ trực tuyến. Thứ hai, cần khuyến khích sự chuyển đổi từ các doanh nghiệp truyền thống sang việc áp dụng công nghệ số. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để họ có thể thích nghi và áp dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh của mình. Thứ ba, cần thiết lập sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng để tạo ra một môi trường thuận lợi cho chuyển đổi số. Việc tạo ra các diễn đàn giao tiếp và hợp tác có thể giúp các bên hiểu rõ hơn về những nguyên tắc và lợi ích của chuyển đổi số, đồng thời tìm ra cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abrahamson, E., & Rosenkopf, L. (1997), Social network effects on the extent of innovation diffusion: A computer simulation. Organization Science 8(3): 289 - 309. 2. Acs, Z. J., Audretsch, D. B., Lehmann, E. E., & Licht, G. (2016), National systems of innovation. The Journal of Technology Transfer, 42(5), 997 - 1008. 3. Aixalá, J., & Fabro, G. J. E. A. (2008), Does the impact of institutional quality on economic growth depend on initial income level?, Economic Affairs, 28(3), 45 - 49. 4. Alexander, E. A. (2012), The effects of legal, normative, and cultural-cognitive institutions on innovation in technology alliances, Management International Review, 52, 791 - 815. 5. Allard, G., Martinez, C. A., & Williams, C. (2012), Political instability, pro-business market reforms and their impacts on national systems of innovation, Research Policy, 41(3), 638 - 651. 6. Bate, A. F., Wachira, E. W., & Danka, S. (2023), The determinants of innovation performance: an income-based cross-country comparative analysis using the Global Innovation Index (GII), Journal of Innovation and Entrepreneurship, 12(1), 1 - 27. 7. Bate, A. F. (2019), The effect of market orientation and entrepreneurial orientation on new product development. The Hungarian Journal of Marketing and Management, 53(2), 45 - 53. 158
  17. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 8. Berkowitz, D., Lin, C., & Ma, Y. (2015), Do property rights matter? Evidence from a property law enactment. Journal of Financial Economics, 116(3), 583 - 593. 9. Berman, S. (2013), Ideational theorizing in the social sciences since ‘policy paradigms, social learning and the state.’ Governance, 26(2), 217 - 237. 10. Bourdieu, P., & Wacquant, L. J. (1992), An Invitation to Refexive Sociology. Chicago: University of Chicago Press. 11. Carlin, W., & Soskice, D. (2005), Macroeconomics: Imperfections, institutions, and policies. OUP Catalogue. 12. Coleman, J. S. (1990), Foundations of Social Theory. Cambridge, MA: Harvard University Press. 13. Crafts, N. (2006), Regulation and productivity performance. Oxford Review of Economic Policy, 22(2), 186 - 202. 14. Dima, A. M., Begu, L., Vasilescu, M. D., & Maassen, M. A. (2018), The relationship between the knowledge economy and global competitiveness in the European Union. Sustainability (Switzerland), 10(6), 1706. 15. Fagerberg, J., & Srholec, M. (2008), National innovation systems, capabilities and economic development. Research Policy, 37(9), 1417. 16. Fagerberg, J. (1994), Technology and international differences in growth rates. Journal of Economic Literature, 32 (3), 1147 - 1175. 17. Freeman, C. (1987), Technology policy and economic performance: lessons from Japan. (No Title). 18. Fukuyama, F. (1996), Trust: The social virtues and the creation of prosperity. Simon and Schuster. 19. Giang, M. H., Trung, B. H., Yoshida, Y., Xuan, T. D., & Que, M. T. (2019), The causal effect of access to finance on the productivity of small and medium enterprises in Vietnam. Sustainability (Switzerland), 11(19), 1 - 19. 20. Hassan, N., & Raziq, A. (2019), Effects of knowledge management practices on innovation in SMEs. Management Science Letters, 9(7), 997 - 1008. 21. Hanifan, L. J. (1916), The rural school community center. Annals of the American Academy of Political and Social Science 67: 130 - 138. 22. Im, S., & Workman, J. P. (2004), Market orientation, creativity, and new product performance in high-technology firms. Journal of Marketing, 68(2), 114 - 132. 23. Jabbouri, N. I., Siron, R., Zahari, I., & Khalid, M. (2016), Impact of information technology infrastructure on innovation performance: An empirical study on private universities in Iraq. Procedia Economics and Finance, 39(November 2015), 861 - 869. 159
  18. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 24. Kirikkaleli, D., & Ozun, A. (2019), Innovation capacity, business sophistication, and macroeconomic stability: Empirical evidence from OECD countries. Journal of Business Economics and Management, 20(2), 351 - 367. 25. Knack, S., & Keefer, P. (1997), Does social capital have an economic payoff? A cross- country investigation. Quarterly Journal of Economics 112(4): 1251-1288. 26. Kostova, T. (1997), Country institutional profiles: Concept and measurement. In Academy of management proceedings (Vol. 1997, No. 1, pp. 180 - 184), Briarcliff Manor, NY 10510: Academy of Management 27. Lee, W. C., & Law, S. H. (2016), The roles of formal and informal institutions on innovations activity. Jurnal Ekonomi Malaysia, 50(2), 167 - 179. 28. Lundvall, B. Å., Vang, J., & Joseph, K. J. (2009), Innovation system research and developing countries. In  Handbook of innovation systems and developing countries. Edward Elgar Publishing. 29. North, D. C. (1990), Institutions, institutional change and economic performance. Cambridge university press. 30. North, D. C. (1991), Institutions. The Journal of Economic Perspectives, 5(1), 97 - 112. 31. OECD (2006), The Political Economy of Environmentally Related Taxes. OECD Publishing, Paris. 32. Okrah, J., & Hajduk-Stelmachowicz, M. (2020), Political stability and innovation in Africa. 33. Olson Jr, M. (1996), Distinguished lecture on economics in government: big bills left on the sidewalk: Why some nations are rich, and others poor. Journal of economic perspectives, 10(2), 3 - 24. 34. Oluwatobi, S., Ola-david, O., Olurinola, I., Alege, P., & Ogundipe, A. (2016), Human capital, institutions and innovation in sub-Saharan Africa. International Journal of Economics and Financial Issues, 6(4), 1507 - 1514. 35. Ortega, A. M., & Serna, M. (2020), Determinants of innovation performance of organizations in a regional innovation system from a developing country. International Journal of Innovation Science, 12(3), 345 - 362. 36. Osano, H. M., & Languitone, H. (2015), Factors influencing access to finance by SMEs in Mozambique: The case of SMEs in Maputo central business district. Journal of Innovation and Entrepreneurship, 5(1), 1 - 16. 37. Pan, X., Guo, S., Li, M., & Song, J. (2021), The effect of technology infrastructure investment on technological innovation - A study based on the spatial Durbin model. Technovation, 107(April), 102315. 38. Patanakul, P., & Pinto, J. K. (2014), Examining the roles of government policy on innovation. Journal of High Technology Management Research, 25(2), 97. 160
  19. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 39. Peng, M. W., Ahlstrom, D., Carraher, S. M., & Shi, W. S. (2017), History and the debate over intellectual property. Management and Organization Review, 13(1), 15 - 38. 40. Pesämaa, O., Shoham, A., Wincent, J., & Ruvio, A. A. (2013), How a learning orientation affects drivers of innovativeness and performance in service delivery. Journal of Engineering and Technology Management - JET-M, 30(2), 169 - 187. 41. Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân (2013), “Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 29, Số 4, tr. 1 - 11. 42. Putnam, R. D. (1993), Making Democracy Work: Civic Traditions in Modern Italy. Princeton, NJ: Princeton University Press. 43. Protogerou, A., Caloghirou, Y., & Vonortas, N. S. (2017), Determinants of young frms’ innovative performance: Empirical evidence from Europe. Research Policy, 46(7), 1312 - 1326. 44. Qureshi, I., Park, D., Atilio, G., & Miguel, J. (2021), Trends and determinants of innovation in Asia and the Pacifc vs. Latin America and the Caribbean. Journal of Policy Modeling. 45. Razavi, S. M., Abdollahi, B., Ghasemi, R., & Shafe, H. (2012), Relationship between “innovation” and “business sophistication”: A secondary analysis of countries global competitiveness. European Journal of Scientific Research, 79(1), 29 - 39. 46. Roberts, R. (1998), Managing innovation: The pursuit of competitive advantage and the design of innovation intense environments. Research policy, 27(2), 159 - 175. 47. Schumpeter, J. A. (1934), The theory of economic development. Harvard economic studies, Vol. XLVI. Harvard Economic Studies, 34, 255. 48. Soete, L., & Freeman, C. (2012), The economics of industrial innovation. routledge. 49. Tsetim, J. T., Adegbe, O. B., & Agema, R. J. (2020), Knowledge management infrastructure capabilities and innovativeness of small and medium scale enterprises in Benue State, Nigeria. Saudi Journal of Business and Management Studies, 6663, 216 - 225. 50. Van Waarden, F. (2001), Institutions and innovation: The legal environment of innovating firms. Organization Studies, 22(5), 765 - 795. 51. Varsakelis, N. C. (2006), Education, political institutions and innovative activity: A cross- country empirical investigation. Research Policy, 35(7), 1083 - 1090. 52. Vivarelli, M. (2014), Innovation, employment and skills in advanced and developing countries: A survey of economic literature. Journal of Economic Issues, 48(1), 123 - 154. 53. Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013), “Quản trị công ty và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp”. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 275, 01 - 15. 54. Wang, C., Kafouros, M., Yi, J., Hong, J., & Ganotakis, P. (2020a), The role of government affiliation in explaining firm innovativeness and profitability in emerging countries: Evidence from China. Journal of World Business, 55(3), 101047. 161
  20. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 55. Wang, L., Luo, G., Sari, A., & Shao, X. (2020b), Technological forecasting & social change what nurtures the fourth industrial revolution? An investigation of economic and social determinants of technological innovation in advanced economies. Technological Forecasting & Social Change, 161(September), 120305. 56. Watkins, A., Papaioannou, T., Mugwagwa, J., & Kale, D. (2015), National innovation systems and the intermediary role of industry associations in building institutional capacities for innovation in developing countries: A critical review of the literature. Research Policy, 44(8), 1407 - 1418. 57. Wellalage, N. H., & Fernandez, V. (2019), Innovation and SME fnance: Evidence from developing countries. International Review of Financial Analysis, 66(July), 101370. 58. Wooldridge, J. M. (2002), Econometric Analysis of Cross Section and Panel Data. Cambridge, USA, MA: MIT Press. 59. You, S., Zhou, K. Z., & Jia, L. (2021), How does human capital foster product innovation? The contingent roles of industry cluster features. Journal of Business Research, 130(March), 335 - 347. 162
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2