JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0191<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 55-62<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TRÊN THẾ GIỚI TỚI TÂM LÍ CỦA CƯ DÂN<br />
<br />
Trần Thị Lệ Thu<br />
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Bài viết phân tích tình hình thiên tai trên thế giới và ảnh hưởng của từng loại thiên<br />
tai tới đời sống tâm lí của cư dân; bao gồm tác động của một số loại thiên tai thường gặp<br />
như: bão, động đất, lốc xoáy, lũ lụt - sóng thần, lở đất, hỏa hoạn. Mức độ tác động và ảnh<br />
hưởng tới tâm lí của cư dân phụ thuộc vào từng loại thiên tai, địa điểm, văn hóa mỗi vùng<br />
và tâm lí đặc trưng của cư dân.<br />
Từ khóa: Thiên tai, tâm lí của cư dân, bão, động đất, lốc xoáy, lũ lụt - sóng thần, lở đất,<br />
hỏa hoạn.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Thiên tai là hiện tượng thiên nhiên (ví dụ như lũ lụt, bão, hạn hán, giá rét, động đất, lở đất,<br />
sống thần. . . ) có thể ảnh hưởng tới môi trường, kinh tế và cuộc sống của con người ở những mức<br />
độ khác nhau. Tác động của thiên tai tới cuộc sống nói chung và tâm lí nói riêng của cư dân tại<br />
những vùng có nguy cơ thiên tai cao phụ thuộc vào bản chất, thời điểm và diễn biến của từng loại<br />
thiên tai; đồng thời phụ thuộc trực tiếp vào khả năng chống đỡ, phục hồi của con người. Trong các<br />
tài liệu chuyên môn và phương triện truyền thông, thiên tai còn được gọi bằng thuật ngữ thảm họa<br />
tự nhiên (natuaral disaster). Hàng ngày trên thế giới các thảm họa tự nhiên có thể xảy ra như: động<br />
đất, bão, hạn hán, sóng thần, lốc xoáy, lũ lụt, lở đất, núi lửa phun trào,. . . ; những thảm họa này ảnh<br />
hưởng đến tâm lí của trẻ em và các gia đình trên toàn thế giới.<br />
Trong hơn 8.000 thảm họa tự nhiên xảy ra trong giai đoạn 1970 - 2005, lũ lụt là thảm họa<br />
phổ biến nhất trên phạm vị toàn thế giới (31%), ngoại trừ Châu Phi và Châu Đại Dương (Theo<br />
Chiến lược Quốc tế nhằm giảm nhẹ thiên tai – ISDR, 2006); bão và lốc xoáy cũng khá phổ biến<br />
(27%). Động đất, hạn hán, lở đất và hỏa hoạn ít hơn, với tỉ lệ lần lượt là 9%, 8%, 5%, 3%. Các<br />
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhìn chung, thảm họa tự nhiên ảnh hưởng tới xấp xỉ 3,5 tỉ người trên<br />
khắp các châu lục, từ năm 1991 đến năm 2005. Hỏa hoạn, động đất, sóng thần là những thảm<br />
họa gây thiệt hại về người nhiều nhất với trên 625,000 người trên khắp thế giới trong giai đoạn<br />
1991-2005 (ISDR, 2006) [5]. Vì vậy, việc chuẩn bị cho những loại thiên tai này cần phải là một<br />
phần trong kế hoạch tổng thể để đối phó với thiên tai trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam.<br />
Việc nghiên cứu, khảo sát và phân tích thực trạng tác động của thảm họa tự nhiên đối với<br />
tâm lí cư dân để chuẩn bị ứng phó trước, trong và sau thiên tai nhằm bảo vệ sức khỏe tâm thần<br />
<br />
Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015<br />
Liên hệ: Trần Thị Lệ Thu, e-mail: thule1509@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
55<br />
Trần Thị Lệ Thu<br />
<br />
<br />
cho cư dân ở những vùng có nguy cơ thiên tai cao là vô cùng cần thiết. Trong 2 thập kỉ qua, toàn<br />
thế giới đã rút ra rất nhiều bài học kinh nghiệm về phòng ngừa và ứng phó với thiên tai, thảm họa;<br />
nhiều chiến dịch nghiên cứu và thực hành nâng cao sức khỏe tâm thần cho cư dân trước, trong và<br />
sau thiên tai đã được thực hiện tại các nước phát triển.<br />
Bài viết này nhằm tổng hợp, phân tích những nghiên cứu mới nhất về tác động của từng loại<br />
thiên tai tới tâm lí của cư dân - những người sống trong các vùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên<br />
tai/ thảm họa tự nhiên. Đối với những đợt bão lớn trên thế giới, nhiều nghiên cứu cho thấy cư dân<br />
thường phải trải nghiệm sự sợ hãi, lo lắng và thậm trí nhiều trường hợp bị rối loạn tâm lí sau trấn<br />
thương (PTSD). Khi trải nghiệm động đất mạnh, bất ngờ, cư dân có thể rơi vào tình trạng quá lo<br />
sợ, bị hạn chế khả năng ứng phó và điều chỉnh tâm lí; mất ngủ nhiều, bệnh tâm thần và rối loạn<br />
PTSD cũng xuất hiện nhiều hơn ở cư dân trong vùng thường có động đất hàng năm. Cư dân sống<br />
ở vùng có lốc xoáy, lũ lụt và sóng thần cũng trải qua những khủng hoảng tâm lí chủ yếu như đau<br />
buồn, mất mát, thông thường cảm giác đau đớn tăng lên sau thảm họa ở những người sống sót; đặc<br />
biệt đối với trẻ em sau lốc, sóng thần và lũ lụt có thể có nhiều dấu hiệu lo lắng, thu mình, sợ hãi,<br />
chấn thương hoặc bốc đồng. Đối với những cư dân trải nghiệm hỏa hoạn lớn thường nhiều người<br />
trong số họ có cảm giác kiệt quệ về cảm xúc và thể chất, đặc biệt nhiều trẻ em có thể trải qua cảm<br />
giác tội lỗi của người sồng sót, ảnh hưởng của hỏa hoạn tới tâm lí cư dân có thể trong nhiều tháng<br />
và nhiều năm sau đó.<br />
Bài viết cũng đồng thời chỉ ra nhu cầu cần được sàng lọc, phát hiện, phòng ngừa, can thiệp/<br />
trị liệu tâm lí trước, trong và sau thiên tai của những cư dân trải nghiệm từng loại thảm họa tự<br />
nhiên như bão, động đất, lốc xoáy, lũ lụt - sóng thần, lở đất, hỏa hoạn.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
Tác động của mỗi loại thiên tai/ thảm họa tới tâm lí cư dân tùy theo mức độ, địa bàn và đặc<br />
điểm tâm lí đặc trưng của cư dân mỗi vùng. Nội dung dưới đây sẽ tập trung phân tích tác động của<br />
một số loại thiên tai thường gặp tới tâm lí của cư dân nói chung; bao gồm tác động của: bão, động<br />
đất, lốc xoáy, lũ lụt - sóng thần, lở đất, hỏa hoạn.<br />
<br />
2.1. Tác động của bão tới tâm lí của người dân<br />
Gió xoáy nhiệt đới ở phía Tây Thái Bình Dương gọi là “typhoon”, ở Đại Tây Dương và phía<br />
Đông Thái Bình Dương gọi là “hurricane”. Những sự cố này thường được dự báo trước nhiều ngày<br />
và nhiều tuần để người dân có thời gian chuẩn bị. Mặc dù người dân được trang bị nhận thức về<br />
những mối đe dọa tiềm tàng, song không ai có thể dám chắc về địa điểm chính xác mà cơn bão đổ<br />
bộ vào. Thực tế cho thấy chính những dự báo trước như vậy đồng thời có cả tác dụng tích cực và<br />
tiêu cực; những dự báo chi tiết sẽ giúp các gia đình thu gom đồ dự trữ, gia cố nhà cửa, chuẩn bị<br />
tâm lí/ tinh thần cho mình và người thân; nhưng dự báo này cùng với các hoạt động chuẩn bị cũng<br />
trở thành tác nhân đáng kể tạo ra sự sợ hãi và lo lắng ở cư dân (Zenere & Lazarus, 1999).<br />
Sau bão, những cư dân còn sống sót thường trải qua các phản ứng về mặt cảm xúc và thể<br />
chất rất đa dạng; ví dụ: phản ứng giật mình với âm thanh có thể thường xuyên xảy ra trong những<br />
tháng tiếp theo. Cơn bão tiếp theo có thể gây ra phản ứng hoảng sợ đến kinh hãi. Sau cơn bão<br />
Katrina ở New Orleans, 44% những gia đình được hỏi (106 trên tổng số 242) cho biết con của họ<br />
có triệu chứng về sức khỏe tâm lí, bao gồm suy kiệt, lo lắng, khó ngủ (Weisler, Barbee, Townsend,<br />
2006). Hơn thế nữa, những người sống sót có thể trải qua cảm giác tội lỗi nếu họ an toàn sau thảm<br />
<br />
<br />
56<br />
Tác động của thiên tai trên thế giới tới tâm lí của cư dân<br />
<br />
<br />
họa, trong khi thành viên thuộc các gia đình khác bị thương hoặc chết. Honeycutt, Nasser, Banner,<br />
Mapp và DuPont (2008) nhận thấy rằng cảm giác tội lỗi sau cơn bão Katrina, cùng với sự sợ hãi,<br />
tức giận và buồn rầu là những dấu hiệu của chấn thương tâm lí. Tương tự, một nghiên cứu sau đợt<br />
lũ lụt năm 1982 ở Nagasaki, Nhật Bản cho thấy cảm xúc suy kiệt và lo lắng có sự gia tăng 3 tháng<br />
sau đợt lũ; và 5 tháng sau đợt lụt, các nạn nhân với triệu chứng suy kiệt, chấn thương tâm lí bắt<br />
đầu đến bệnh viện điều trị (Araki, 2006). Hơn thế nữa, 1 năm sau đợt lũ, tỉ lệ tự tử gia tăng [6].<br />
Mặc dù bão có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, những người sống sót có thể phải<br />
đối diện với hậu quả của thảm họa đó hàng tháng, thậm chí hàng năm sau đó. Thiệt hại về tài sản<br />
có thể là rất lớn. Ví dụ, sau cơn bão Katrina, nhiều vùng lân cận đã bị phá hủy. Người dân phải<br />
chịu đựng cảnh mất nước và ngộ độc thức ăn; đồng thời lũ lụt sau đó tạo ra những mùi khó chịu<br />
từ nước cống, thực phẩm thối rữa, đống đổ nát, chất độc hóa học và xăng; hàng loạt nấm mốc bắt<br />
đầu xuất hiện trên tường của những căn nhà còn lại bởi lũ lụt và thiếu điện.<br />
Sau thảm họa, các gia đình nỗ lực để xây dựng lại đời sống và phải tới gặp nhiều người<br />
trong nhiều cơ quan (ví dụ: chuyên viên tính toán bảo hiểm, thợ điện). Trong một nghiên cứu về<br />
những ảnh hưởng tới trẻ em sau bão Andrew đã khảo sát những thay đổi xảy ra 3, 7 và 10 tháng<br />
sau thảm họa, kết quả cho thấy rất nhiều những trải nghiệm của các em liên quan đến triệu chứng<br />
rối loạn tâm lí sau chấn thương (PTSD - rối nhiễu sau sang chấn): (1) Dấu hiệu chấn thương trong<br />
và sau thảm họa, (2) Đặc điểm nhân khẩu học trước đây, (3) Căng thẳng gần như suốt cuộc đời,<br />
(4) Tình trạng sẵn có từ các hỗ trợ của cộng đồng và (4) Các loại chiến lược để đối phó với sự<br />
đau buồn liên quan đến thảm họa (La Greca, Silverman, Vernberg, Prinstein, 1996). Mặc dù triệu<br />
chứng PTSD giảm theo thời gian, nhưng những triệu chứng này vẫn xuất hiện sau 10 tháng kể từ<br />
ngày xảy ra thảm họa. Tương tự, một nghiên cứu khác ở Nhật Bản sau cơn bão số 23 năm 2004 cho<br />
thấy thậm chí một năm sau thảm họa, xấp xỉ 33% trong tổng số 600 người được hỏi cho biết cuộc<br />
sống của họ không quay trở lại như bình thường và 28% có nguy cơ cao xuất hiện PTSD (Fujii,<br />
Goto, Kato, 2006). Mức độ ảnh hưởng thường là rất lớn đối với những người phải rời bỏ nhà cửa<br />
hoặc không còn nơi trú ẩn khi trở về [1].<br />
Bão có tác động khá lớn tới tâm lí của cư dân, mức đột tác động mạnh có thể để lại triệu<br />
chứng PTSD, chính vì vậy rất cần những nghiên cứu can thiệp thực chứng dành cho các cư dân<br />
trước, trong và sau bão để có thể áp dụng và ứng phó nhanh, hiệu quả trong hoạt động trợ giúp tâm<br />
lí cho cư dân vùng hay có bão.<br />
<br />
2.2. Tác động của động đất tới tâm lí của người dân<br />
Xét về tâm lí đau buồn, động đất khác với các thảm họa tự nhiên khác vì sự kiện này không<br />
có điểm cuối rõ ràng. Ví dụ, ở Nhật Bản, nhiều trẻ em và gia đình đã trải qua các cung bậc lo lắng<br />
khác nhau do hàng trăm dư chấn, trong đó có một vài dư chấn mạnh tới 7,2 độ richte; chúng xảy<br />
ra trong nhiều tuần, ngay sau đại thảm họa động đất ở miền Đông Nhật Bản với cường độ 9,0 độ<br />
richte. Vì quá lo sợ nhà cửa có thể sụp đổ nếu trận động đất khác xảy ra nên nhiều người không<br />
thể ngủ sau trận động đất lớn đầu tiên xảy ra, họ thường thức tới tận nửa đêm.<br />
Không giống như những thảm họa tự nhiên khác, như bão hay lũ lụt, động đất thường xảy<br />
ra mà hầu như không có bất cứ sự cảnh báo nào. Thực tế này đã làm hạn chế khả năng điều chỉnh<br />
tâm lí của các nạn nhân và khả năng sẵn sàng ứng phó của họ. Một số người có thể trèo lên bề<br />
mặt cao trước và trong đợt lũ lụt hoặc làm cửa chắn trước trận bão nhưng người dân thường không<br />
được báo trước và không có cơ hội chuẩn bị để đối phó với động đất.<br />
<br />
<br />
57<br />
Trần Thị Lệ Thu<br />
<br />
<br />
Thêm vào đó, những người sống sót có thể phải đương đầu với ảo mộng phá hủy, tiếng nổ<br />
và những rung chuyển do dư chấn gây ra; mùi khí độc và bồ hóng, rác rưởi và khói bụi. Với những<br />
thực tế đó, bệnh tâm thần có thể xuất hiện nhiều hơn sau động đất. Ví dụ, sau trận động đất Yuunan<br />
xảy ra ở châu Á tháng 11 năm 1988, tỉ lệ bệnh tật tăng gấp đôi. Sau trận động đất năm 1999 ở<br />
Đài Loan, 95% số trẻ ở khu vực tâm chấn có dấu hiệu rối loạn tâm lí sau chấn thương (Trung tâm<br />
Quốc gia về Rối loạn tâm lí sau chấn thương, 2000). Một cuộc điều tra 6 tháng sau trận động đất<br />
ở Athens - Hy Lạp tháng 9 năm 1999 cho thấy, 78% số trẻ trải qua trận động đất cũng có những<br />
biểu hiện từ nặng tới nhẹ của PTSD (Kolaitis et al., 2003). Nhu cầu về dịch vụ khám chữa sức<br />
khỏe tâm lí có trọng tâm và chuyên sâu vì thế cũng xuất hiện (Roussos et al., 2005). Sau động<br />
đất, chương trình ứng phó với khủng hoảng được thực hiện ở các trường để giúp học sinh, sinh<br />
viên hiểu về thảm họa tự nhiên, trao đổi kinh nghiệm, mô tả và thể hiện tình cảm, từ đó cảm thấy<br />
tự tin hơn (Hatzichristou, 2008) (Chương trình tương tự cũng được thực hiện sau trận hỏa hoạn ở<br />
Peloponnese năm 2007). Sự can thiệp về giáo dục tâm lí được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của tất<br />
cả các học sinh trong lớp và được thực hiện bởi các nhà tâm lí học đường cũng như các giáo viên<br />
đã được tập huấn từ trước (Brock, Sandoval, & Lewis, 2005; Hatzichristou, 2011) [4].<br />
Một nghiên cứu về các học sinh tiểu học sau trận động đất Niigata Chuetsu ở Nhật Bản cho<br />
thấy nhiều trẻ đã nhận được những sự hỗ trợ từ phía gia đình, cộng đồng và bạn bè (Kobayashi,<br />
2008). Kobayashi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trẻ trở lại trường khi có thể, để cung cấp<br />
thêm những hỗ trợ cần thiết cho các em. Sau trận động đất năm 1999 ở Thổ Nhĩ Kì, chương trình<br />
phục hồi tập trung vào giáo dục tâm lí cho giáo viên được thực hiện tại các trường ở những khu<br />
vực bị ảnh hưởng. Đặc điểm của các học sinh tham gia vào Chương trình quay trở lại trường học<br />
là các em có nhiều hoạt động thú vị, chiều sâu hơn trong cuộc sống hằng ngày so với các học sinh<br />
khác (Wolmer, Laor, Dedeoglu, Siev, & Yazgan, 2005). Những lợi ích của việc trở lại trường học<br />
càng sớm càng tốt sau thảm họa bao gồm việc khôi phục cấu trúc sinh hoạt, sự hỗ trợ của bạn bè<br />
cùng trang lứa, tiếp cận với những người có chuyên môn về sức khỏe tâm lí; đồng thời tác dụng<br />
của việc lên lớp cũng là cách giúp hạn chế tác động do thảm họa gây ra với các em [3].<br />
Có thể nhận thấy qua các nghiên cứu tới nay, nhu cầu trợ giúp tâm lí sau thảm họa động đất<br />
chủ yếu cần tập trung vào trẻ em - học sinh trong trường học. Làm sao để các em có kiến thức, kĩ<br />
năng ứng phó và đặc biệt là được chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước, trong và sau động đất; việc trợ<br />
giúp của các chuyên gia tâm lí sẽ giúp các học sinh sớm quay lại với nhịp sinh hoạt hàng ngày, kết<br />
nối bạn bè và trở lại trường học sớm hơn.<br />
<br />
2.3. Tác động của lốc xoáy, lũ lụt và sóng thần tới tâm lí của người dân tới tâm<br />
lí của người dân<br />
Cũng giống như động đất, lốc xoáy có thể gây ra sự phá hủy lớn trong vài phút và đa số mọi<br />
người không có thời gian để chuẩn bị. Theo sau nó thường là sự hỗn loạn và sụp đổ. Những người<br />
trải qua lốc xoáy có thể phải đương đầu với những thách thức sau đó, như rất khó chịu đựng tiếng<br />
tàu hoặc máy bay phản lực. Thêm vào đó, giống như các thảm họa tự nhiên khác, con người phải<br />
trải qua một khoảng thời gian khó khăn để đương đầu với cảnh hoang tàn. Trận lốc xoáy tháng 5<br />
năm 1999 ở Oklahoma đã phá hủy hàng nghìn ngôi nhà, giết chết 45 người, làm bị thương 597<br />
người. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thậm chí 1 năm sau lốc xoáy, trẻ em vẫn phải chịu cả các triệu chứng<br />
bên trong và bên ngoài, như: lo lắng, nghĩ lại về sự kiện, ý nghĩ về tương lai ngắn ngủi (Evans &<br />
Oehler-Stinnett, 2006). Đồng thời sự tự tường thuật, tự hồi tưởng của trẻ và người thân/cha mẹ về<br />
nỗi sợ của chính họ và con cái do lốc xoáy cũng liên quan tới việc gia tăng đau buồn sau chấn<br />
<br />
<br />
58<br />
Tác động của thiên tai trên thế giới tới tâm lí của cư dân<br />
<br />
<br />
thương (Lack & Sullivan, 2008).<br />
Lũ lụt là một trong các loại thiên tai phổ biến nhất. Lũ do mưa rào là loại lũ nguy hiểm nhất<br />
do không được cảnh báo trước, nó đến với tốc độ rất nhanh, giật đổ cây, phá hủy cầu, đường, và<br />
các tòa nhà. Trong trường hợp vỡ đập, nước có sức tàn phá khủng khiếp. Sau thảm họa Buffalo<br />
Creek năm 1972 với việc một chiếc đập ở phía tây Virginia bị vỡ, 224 đứa trẻ đã được đánh giá<br />
thông qua phỏng vấn, kể chuyện và các biện pháp tâm lí khác. Thống kê cho thấy, tất cả trẻ em<br />
sống sót qua trận lũ đều trải qua tâm lí đau buồn. Hai điềm báo lớn nhất về tác động tiêu cực của<br />
lũ lụt là mức độ phản ứng sau thảm họa và khả năng nhận thức về chính những phản ứng này của<br />
mỗi gia đình (Newman, 1976).<br />
Lũ lụt xảy ra ở Midwest suốt năm 1993 cho người dân và chính quyền dành nhiều thời gian<br />
hơn để chuẩn bị, vì họ nhận thấy mực nước sông dâng cao. Việc hàng ngày trông thấy cảnh hoang<br />
tàn, ngửi thấy mùi cống rãnh và nhìn thấy tài sản ướt đẫm nước, trải qua thời tiết lạnh, ẩm và đối<br />
phó với một lượng bùn lớn chính là những nhân tố tiềm tàng tạo cảm giác lo lắng và sợ hãi khi<br />
phải ứng phó của cư dân. Tất cả các trận lũ không rút xuống qua một đêm, cư dân thường phải chờ<br />
nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước khi có thể dọn dẹp. Feinberg (1999) viết: “Nước lũ đôi khi chỉ<br />
rút đi sau một thời gian khá dài và sự khổ cực lớn do việc chờ đợi để thấy những gì còn sót lại sau<br />
khi căn nhà của bạn ngập chìm trong nước trong 1 tháng khiến tình trạng căng thẳng về cảm xúc<br />
trở nên nghiêm trọng hơn” [3].<br />
Sóng thần cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng nghìn người. Ví dụ, trận sóng thần<br />
năm 2004 ở Ấn Độ Dương đã ảnh hưởng tới một số quốc gia, bao gồm Indonesia, Sri Lanka, Ấn<br />
Độ và Thái Lan, kết quả là trên 250.000 người chết và phá hủy nhiều địa phương ở ven biển. Sức<br />
tàn phá của sóng thần khiến nhiều người không thể phục hồi, điều này càng làm phức tạp thêm<br />
nỗi đau cho những người sống sót. Nghiên cứu về hậu quả tâm lí của trận sóng thần này chỉ ra<br />
rằng, một năm sau đó, trẻ em có dấu hiệu lo lắng, thu mình, sợ hãi, bốc đồng và bị chấn thương<br />
(Bhushan & Kumar, 2007).<br />
Sau trận lũ lụt năm 1998 ở Bergen, Nauy, một thanh niên khủng hoảng và thiệt mạng, cho<br />
thấy nhu cầu cần có hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm và can thiệp khủng hoảng ngay sau thảm<br />
họa. Trường học bị ảnh hưởng rất nặng nề nhưng đã không có bất cứ một hành động can thiệp nào.<br />
Các học sinh tường thuật lại rằng, chúng nghĩ chúng sẽ đương đầu tốt hơn nếu có sự can thiệp, trợ<br />
giúp cụ thể từ phía nhà trường (Dyregrov, Wikander, & Vigerust, 1999).<br />
Tổng hợp những nghiên cứu trên thế giới đến nay đều chỉ rõ nhu cầu sàng lọc, phát hiện<br />
sớm và can thiệp tâm lí kịp thời cho những cư dân (và chính gia đình của họ) trải nghiệm khủng<br />
hoảng, căng thẳng tâm lí sau lốc xoáy, lũ lụt và sóng thần.<br />
<br />
2.4. Tác động của lở đất tới tâm lí của người dân<br />
Lở đất không phải lúc nào cũng dự báo trước được. Sạt lở bất ngờ của đất, đá và đống đổ<br />
nát ở những vùng dốc có thể là kết quả gây ra bởi yếu tố tự nhiên như mưa quá nhiều, xói mòn,<br />
nước trong đất hoặc động đất, hoặc trong một vài trường hợp có thể do yếu tố con người như việc<br />
san ủi đất hay khai thác đất. Lở đất xảy ra trên khắp thế giới, các khu vực có mưa lớn hoặc độ dốc<br />
lớn có nguy cơ càng cao. 72 giờ đầu tiên là khoảng thời gian rất căng thẳng về tâm lí đối với cư<br />
dân, đặc biệt là trẻ em và các gia đình vì nỗ lực giải cứu để xác định đúng vị trí người sống sót<br />
trong đống đổ nát.<br />
Trong suốt tháng 6 năm 2007, trận mưa lớn kéo dài trong suốt mùa mưa ở Chittagong,<br />
<br />
<br />
59<br />
Trần Thị Lệ Thu<br />
<br />
<br />
Bangladesh (thành phố có 5 triệu dân), gây ra lở đất, nhấn chìm nhiều nhà cửa ở khu vực đồi núi<br />
của thành phố, khiến trên 1/3 thành phố ngập trong bùn hoặc nước. Bất chấp những cảnh báo từ<br />
trước đó của các chuyên gia về sự gia tăng khả năng sạt lở đất, hành động phá đồi bất hợp pháp<br />
vẫn tiếp diễn. Trên 2 triệu người bị ảnh hưởng, hơn 125 người chết, bao gồm 50 trẻ em, và hơn<br />
200 người bị thương. Trong suốt mùa mưa này, ở quận Cox’s Bazar gần đó, 400.000 bị mất nhà<br />
cửa trong đợt lũ. Vì vậy, hậu quả của sạt lở đất có thể trầm trọng hơn bởi các đợt lũ lụt trùng nhau<br />
ở các khu vực bị ảnh hưởng (Sarwar, 2008) [4].<br />
Nghiên cứu của Catapano et al.’s về hậu quả tâm lí của vụ sạt lở đất ở Sarno, Italia tháng 5<br />
năm 1998, cho thấy rằng, có nhiều người bị PTSD hơn tại địa phương có sạt lở đất so với những<br />
người từ các địa phương khác ở gần đó. Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp<br />
những hỗ trợ và can thiệp tâm lí cho những người dân trong các địa phương phải trải qua các vụ<br />
sạt lở đất hay các thảm họa tự nhiên khác.<br />
Như vậy cũng thực sự cần có những nghiên cứu thực chứng về biệt pháp can thiệp tâm lí<br />
phù hợp cho cư dân bị rơi vào trạng thái khủng hoảng, căng thẳng và PTSD sau thảm họa lở đất.<br />
<br />
2.5. Tác động của hỏa hoạn tới tâm lí của người dân<br />
Mỗi năm, hỏa hoạn xảy ra ở khắp các châu lục ngoại trừ châu Nam Cực. Nguyên nhân phổ<br />
biến nhất của hỏa hoạn ở mỗi vùng trên thế giới có sự khác nhau. Ví dụ, ở Mỹ, Canada và phía<br />
tây bắc Trung Quốc, sét là nguồn mồi lửa chính. Ở Mexico, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Đông<br />
Nam Á, Fiji và New Zealand, hỏa hoạn là do hoạt động của con người, như nông nghiệp và sự đốt<br />
nhằm chuyển mục đích sử dụng của đất. Sự bất cẩn của con người là nguyên nhân chính của hỏa<br />
hoạn ở Trung Quốc và lưu vực Địa Trung Hải. Ở Australia, nguyên nhân của hỏa hoạn có thể do cả<br />
tia sét và hoạt động của con người, như tia lửa từ máy móc (International Association of Wildland<br />
Fire, 2011).<br />
Một vài cảnh báo thường được đưa ra trước hỏa hoạn; tuy nhiên, hướng và sự lan tỏa của<br />
hỏa hoạn có thể thay đổi đột ngột do yếu tố gió và địa hình. Thời điểm đưa ra cảnh báo có thể khác<br />
nhau giữa các vùng lân cận. Trong khi một vài người có nhiều giờ (thậm chí nhiều ngày) để sơ tán,<br />
những người khác chỉ có vài phút để thu gom của cải, đồ đạc và rời bỏ nhà cửa. Hoạt động cảnh<br />
báo, chuẩn bị và sơ tán cũng chính là tác nhân có thể làm trẻ em rất lo lắng và hoảng sợ; đặc biệt<br />
nếu chúng nhìn thấy hình ảnh trên ti vi về những căn nhà gần đó bị cháy. Vào mùa hè năm 2007<br />
và 2009, hơn 50.000 người dân ở ngoại ô Athens, Hy Lạp đã được sơ tán do hỏa hoạn lan nhanh<br />
đã phá hủy trên 1 triệu mẫu Anh và trên 1.000 ngôi nhà và cần nhiều tuần để kiểm soát đám cháy.<br />
Trong nhiều tháng từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2007, trên 3.000 vụ hỏa hoạn đã xảy ra trên khắp<br />
Hy Lạp (International Strategy for Disaster Reduction, 2007, 2009) [6].<br />
Các phản ứng ngay sau hỏa hoạn có thể bao gồm sự kiệt quệ về cảm xúc và thể chất. Theo<br />
một nghiên cứu được đưa ra trong La Greca et al. (1996) cho thấy có những hậu quả tiềm tàng đối<br />
với trẻ em. Trẻ em có thể phải trải qua cảm giác tội lỗi của người sống sót, ngôi nhà của chúng<br />
không bị thiệt hại gì trong khi các ngôi nhà khác bị phá hủy hoàn toàn. Nhìn chung, triệu chứng<br />
của trẻ em càng nặng khi chúng phải trải qua các nỗi sợ càng lớn trong suốt vụ hỏa hoạn; đặc biệt<br />
đối với những thiệt hại chính trẻ em có thể quan sát thấy; âm thanh và mùi của hỏa hoạn cũng<br />
thường tạo ra sự sợ hãi và lo lắng. Hậu quả lâu dài là các cảm giác tương tự như việc ngửi thấy<br />
mùi khói, có thể khiến trẻ buồn rầu trong nhiều tháng sau đó. Trong hầu hết các vụ hỏa hoạn, cư<br />
dân sống bên ngoài khu vực bị ảnh hưởng có thể vẫn cảm thấy mối nguy từ sự lan tỏa của những<br />
đám khói hay ngọn lửa ở phía chân trời và các bản tin trên ti vi. Một số trẻ em có thể phản ứng<br />
<br />
60<br />
Tác động của thiên tai trên thế giới tới tâm lí của cư dân<br />
<br />
<br />
lại với những tin tức tiếp theo sau vụ cháy và thậm chí nhiều em còn phản ứng lại cả bản tin thời<br />
tiết khi những bản tin này nói về hạn hán và hỏa hoạn. Ngay cả khi hỏa hoạn chỉ kéo dài trong<br />
một khoảng thời gian nhất định, những người sống sót vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi hậu quả của nó<br />
trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm tiếp theo (Bolton, O’Ryan, Udwin, Boyle, & Yule, 2000;<br />
La Greca, Vernberg, Silverman, Vogel, & Prinstein, 1994).<br />
Những nghiên cứu đi trước đã chỉ ra nhu cầu cần sự trợ giúp tâm lí của những cư dân trải<br />
nghiệm hỏa hoạn; cụ thể như cần có những khảo sát sâu hơn để tìm biện pháp phòng ngừa và can<br />
thiệp rối nhiều tâm lí cho trẻ em khi căng thẳng tâm lí của chúng tăng lên cùng với việc phải chứng<br />
kiến sự sơ tán, thu gom của cải, đồ đạc cũng như hiện tượng khói bụi sau thảm họa; đặc biệt những<br />
trường hợp trẻ em phải chứng kiến sự mất mát người thân và sự tàn phá ghê gớm về nhà cửa, của<br />
cải.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Tác động của thiên tai (thảm họa tự nhiên) tới tâm lí của cư dân là rất đa dạng, với mức độ,<br />
cường độ và tần suất khác nhau trong từng loại thảm họa, đối với từng địa phương, từng gia đình<br />
và mỗi đứa trẻ. Kết quả của nhiều nghiên cứu về tâm lí của cư dân trước, trong và đặc biệt là sau<br />
thảm họa tự nhiên đã cho thấy bức tranh khái quát về ảnh hưởng tâm lí trong từng loại thảm họa tự<br />
nhiên (bão, động đất, lốc xoáy, lũ lụt - sóng thần, lở đất, hỏa hoạn). Các nghiên cứu này đều chỉ ra<br />
và khuyến cáo việc chuẩn bị tâm lí cho người dân trước thiên tai và trợ giúp/ can thiệp tâm lí kịp<br />
thời cho họ trong và sau thiên tai. Đối tượng cần ưu tiên là trẻ em và những học sinh đang đi học.<br />
Cách trợ giúp tâm lí phù hợp đối với các em có thể là quay trở lại trường học sớm với sự trợ giúp<br />
tâm lí của chuyên gia tâm lí học đường và các giáo viên đã được đào tạo về lĩnh vực này.<br />
Các bài báo, công trình chúng tôi tổng hợp trong nghiên cứu này cũng đồng thời chỉ ra rằng<br />
cần phải thúc đẩy những nghiên cứu ứng dụng về biện pháp trợ giúp tâm lí cho cư dân (khả năng<br />
phòng ngừa và ứng phó,. . . ) đối với từng loại thảm họa tự nhiên hiện nay (bão, động đất, lốc xoáy,<br />
lũ lụt - sóng thần, lở đất, hỏa hoạn) để có chiến lược trợ giúp tâm lí ngày càng phù hợp, hiệu quả<br />
cho cư dân sống trong những vùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai. Đặc biệt cần có những<br />
nghiên cứu về biện pháp nhận diện sớm và kĩ thuật can thiệp/ trị liệu liệu tâm lí kịp thời cho những<br />
cư dân khi họ phải trải nghiệm lo âu, khủng hoảng, rối nhiễu thích ứng, trầm cảm, rối nhiễu ám<br />
ảnh, PTSD, v.v. trước, trong và sau thảm họa tự nhiên.<br />
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia<br />
(NAFOSTED) trong đề tài mã số VI.1.1-2012.14.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
[1] Jim Ysseldyke & Matthew Burns, 2009. Functional Assessment of Instructional Environments<br />
for the Purpose of Making Data Driven Instructional Decisions. The Handbook of school<br />
psychology. John Wiley & Son, Inc. Fourth Edition, pp. 410- 433.<br />
[2] Jonathan Sandoval & Stephen E. Brock, 2009. Managing crisis: Prevention, Intervention &<br />
treatment.The Handbook of school psychology. John Wiley & Son, Inc. Fourth Edition, pp.<br />
886- 904.<br />
[3] Martin J. Ikeda, Stan C. Paine, and Judy L. Elliott, 2010. Supporting Response to Intervention<br />
(RTI) at School, District, and State Levels. Interventions for Achivement and Behavior Problems<br />
in a Three - Tier Model Including RTI. NASP Publications. pp. 27- 46.<br />
<br />
61<br />
Trần Thị Lệ Thu<br />
<br />
<br />
[4] Martin J.Ikeda, Eric Neesen, & Joseph C Witt, 2008. Best practice in Universal Screening.<br />
Best practices in school psychology V. National Association of School Psychology, Volume 1,<br />
pp. 103- 114.<br />
[5] Stephen E. Brock, Philip J. Lazarus, Shane R. Jimerson, 2002. Natuaral disasters. Best<br />
Practices in School Crisis Prevention & Intervention. NASP Publications. pp. 433- 448.<br />
[6] Stephen E. Brock, 2002. Crisis Theory: A Foundation for the Comprehansive Crisis Prevention<br />
and Intervention Team. Best Practices in School Crisis Prevention & Intervention. NASP<br />
Publications. pp.5- 18.<br />
[7] Thomas K. Fagan & Paula Sasch Wise, 2000. School Psychology: Past, Present, and Future;<br />
Second Edition. National Association of School Psychologists.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The psychological influence of natural disasters on people affected by a natural disaster<br />
In this paper the author looks at natural disasters & the influence that they have on those<br />
who suffer from the natural disaster. Such natural disasters include hurricanes and typhoons,<br />
earthquakes, tornadoes, floods and tsunamis, landslides and wildfires. The severity of the impact<br />
on each individual psychologically depends on each factor: kind of the natural disaster, place,<br />
culture, age, psychological traits, etc.<br />
Keywords: Natural disaster, inhabitant’s psychology, hurricanes and typhoons, earthquakes,<br />
tornadoes, floods & tsunamis, landslides, wildfires.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
62<br />