Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Nghệ An - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 4
download
Bài viết "Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Nghệ An - Thực trạng và giải pháp" tập trung làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với công tác đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội nói chung, công tác đảm bảo an toàn về an ninh, trật tự trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Nghệ An - Thực trạng và giải pháp
- XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC CỞ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN NGHỆ AN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Phan Xuân Tuấn Sở Lao động TB&XH Nghệ An Nghệ An là tỉnh có quy mô hoạt động giáo dục nghề nghiệp lớn, hiệu quả cao. Toàn tỉnh có 67 cơ sở Giáo dục nghề nghiệp (gồm: 9 trường cao đẳng; 13 trường trung cấp; 12 trung tâm GDNN - GDTX; 33 cơ sở GDNN có tham gia hoạt động GDNN). Kết quả tuyển sinh đào tạo hàng năm của toàn tỉnh trên 72.000 người (trong đó: trình độ cao đẳng trên 5.000 người, trình độ trung cấp trên 8.500). Tỷ lệ người học có việc làm sau đào tạo trên 74%; tỷ lệ người học trình độ trung cấp, cao đẳng có việc làm sau đào tạo đạt trên 90%, trong đó một số nghề kỹ thuật tỷ lệ người học có việc làm sau đào tạo đạt 100%. Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với công tác đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội nói chung, công tác đảm bảo an toàn về an ninh, trật tự trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Trong những năm qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và đã đạt được những kết quả nổi bật sau: Về công tác thông tin, tuyên truyền Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật liên quan đến đời sống, học tập, việc làm cho người học; tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Thông tư 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an, Quyết định số 79/2012/QĐ-UBND ngày 02/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Quy định về khu dân cư, phường, xã, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn về “an toàn về an ninh, trật tự”; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; tuyên truyền, giáo dục học sinh, sinh viên tích cực tham gia các hoạt động vui chơi, 43
- giải trí lành mạnh, tham gia các hoạt động Đoàn, Hội; lao động giúp đỡ gia đình và tham gia các hoạt động cộng đồng, các hoại động tình nguyện. Về hoạt động xây dựng trường học đạt tiêu chuẩn về an ninh, trật tự và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường Đăng ký, triển khai xây dựng trường học an toàn về an ninh, trật tự: tăng cường công tác quản lý; phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình, các vướng mắc phát sinh; thực hiện các giải pháp phòng ngừa bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học; lắp đặt hệ thống camera an ninh, lập hòm thư tố giác tội phạm, thiết lập, công khai đường dây nóng để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin liên quan đến an ninh, an toàn trường học và bạo lực học đường; Xây dựng mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ trong nhà trường nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên và các lực lượng khác trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường; Ký kết văn bản, xây dựng quy chế phối hợp, tổ chức giao ban định kỳ giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với đơn vị công an địa phương; phối hợp với phòng PA03 Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền về phòng, chống ma túy, tội phạm,… Về công tác thanh tra, kiểm tra Hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra, đánh giá đề nghị cơ quan có thẩm quyền để xem xét công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”; kiểm tra việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Hầu hết các trường cao đẳng, trung cấp lắp đặt hệ thống camera an ninh nên ban giám hiệu có thể kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của nhà trường 24/24h với hiệu quả cao. Một số kết quả cụ thể: 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai xây dựng trường học an toàn về an ninh, trật tự và môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; bố trí lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách, đội tự quản, đội thanh niên xung kích đảm bảo an ninh trật tự trường học; 44
- phối hợp, cung cấp thông tin, tình hình các đối tượng có biểu hiện hoạt động phức tạp tại khu vực trường học cho lực lượng công an. Hầu hết các trường cao đẳng, trung cấp lắp đặt hệ thống camera giám sát; 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên, người học các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ký cam kết thực hiện các nội quy, quy chế về xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” gắn với các phong trào thi đua trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp; không có các vụ bạo lực học đường và chưa phát hiện học sinh, sinh viên vi phạm tệ nạn xã hội trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vẫn còn một số tồn tại cần được tập trung khắc phục như: công tác phố biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chưa được thường xuyên, liên lục; nội dung tuyên truyền còn hạn chế; nhận thức của một số cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, phụ huynh về công tác an toàn về an ninh, trật tự trường học chưa sâu sắc, coi đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng như chính quyền địa phương, lực lượng công an, nhà trường, bộ phận chuyên trách; hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học ở một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự được chú trọng,… Để việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường đạt kết quả tốt, trong thời gian tới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp sau: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về đạo đức lối sống, giá trị sống, an toàn trường học, mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường, kỹ năng sống, kiến thức về giới và kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị bạo lực, xâm hại; kỹ năng phòng, tránh bạo lực học đường cho học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gia đình người học và cộng đồng xã hội; mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, bảo vệ học sinh, sinh viên; tuyên truyền, giáo dục học sinh, sinh viên không truy cập các website thiếu lành mạnh trên internet; không sử dụng ma túy, đánh bạc, đua xe; không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo vào các tệ 45
- nạn xã hội, mê tín dị đoan; phòng, chống việc tuyên truyền của các hội, tôn giáo hoạt động trái phép; Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ; quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, quy định cụ thể mối quan hệ, ứng xử đúng mực, thân thiện giữa cán bộ, nhà giáo, nhân viên và học sinh, sinh viên; giới thiệu, nhân rộng các mô hình, tấm gương về làm tốt công tác ngăn ngừa, phòng, chống bạo lực học đường... Tăng cường tổ chức các hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên và phụ huynh và để kịp thời nắm thông tin, tâm tư, nguyện vọng, các vướng mắc phát sinh và giải quyết thấu đáo; Tổ chức tốt công tác chủ nhiệm, công tác Đoàn, Hội; tích cực tổ chức hoạt động ngoại khóa, văn hoá, thể thao và các hoạt động tập thể tạo không khí vui vẻ, thân thiện giữa các thành viên nhà trường. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải xây dựng các tổ tư vấn tâm lý, thường xuyên thực hiện công tác tư vấn, trợ giúp người học; trao đổi thông tin với gia đình người học, cộng đồng và phối hợp trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống cá nhân. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa lắp đặt hệ thống camera an ninh, khẩn trương triển khai lắp đặt để việc kiểm tra, giám sát công tác an toàn về an ninh, trật tự được thuận lợi và hiệu quả./. 46
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Module bồi dưỡng thường xuyên THCS - Modul 5: Nâng cao năng lực hiểu biết và xây dựng môi trường giáo dục của giáo viên
37 p | 575 | 57
-
Bài giảng Tìm hiểu và xây dựng môi trường giáo dục - Lưu Quang Ban
41 p | 323 | 34
-
Xây dựng môi trường giáo dục giá trị nghề nghiệp cho học viên ở Học viện Hải quân
0 p | 62 | 9
-
Xây dựng môi trường giáo dục văn hóa truyền thống cho sinh viên - Lê Cao Thắng
5 p | 91 | 7
-
Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường
7 p | 74 | 6
-
Một số giải pháp nâng cao vai trò của hiệu trưởng trong việc xây dựng môi trường giáo dục phổ thông an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
9 p | 60 | 5
-
Vai trò của tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
7 p | 37 | 4
-
Thực trạng và giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An
7 p | 55 | 4
-
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện - Thực trạng và giải pháp
6 p | 52 | 4
-
Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện trong trường trung học
4 p | 39 | 3
-
Một số biện pháp nâng cao vai trò người thầy trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh
5 p | 42 | 3
-
Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ ở các trường mầm non quận Bình Thạnh,Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 162 | 3
-
Đẩy mạnh công tác truyền thông về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, gắn với định hướng tư tưởng, thẩm mỹ và nhận thức của thế hệ trẻ trong thời đại công nghệ số hiện nay
8 p | 33 | 3
-
Các giải pháp tăng cường phối hợp giữa ngành giáo dục với gia đình, đoàn thể, các lực lượng xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
4 p | 43 | 2
-
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng ngừa bạo lực học đường trên địa bàn huyện Diễn Châu
6 p | 24 | 2
-
Giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng ngừa bạo lực học đường tại trường Phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng
8 p | 39 | 2
-
Xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng STEAM cho trẻ mầm non ở các trường ngoài công lập khu vực Đông Nam bộ
3 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn