intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của thu nhập giám đốc điều hành đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty nhóm ngành công nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

7
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu tập trung vào tác động của thu nhập giám đốc điều hành (CEO) đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty nhóm ngành công nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của thu nhập giám đốc điều hành đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty nhóm ngành công nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH IMPACT OF CHIEF EXECUTIVE OFFICER OF COMPENSATION ON THE QUALITY OF FINANCIAL STATEMENTS OF INDUSTRIAL GROUP COMPANIES LISTED ON THE HO CHI MINH CITY STOCK EXCHANGE Ngày nhận bài : 05.9.2022 Ngày nhận kết quả phản biện : 07.9.2022 ThS. Lê Thị Mến Ngày duyệt đăng : 10.12.2022 Trường Đại học Tài chính - Kế toán TÓM TẮT Bài nghiên cứu tập trung vào tác động của thu nhập giám đốc điều hành (CEO) đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty nhóm ngành công nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Chất lượng báo cáo tài chính (BCTC) được đo lường dựa trên chất lượng đặc tính thông tin theo quy định của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ các các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 89 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong 4 năm từ năm 2018 đến năm 2021. Kết quả hồi quy cho thấy thu nhập của CEO có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng báo cáo tài chính. Qua đó, có cơ sở để khuyến khích các công ty nói chung cần có chế độ đãi ngộ lương, thưởng phù hợp đối với CEO nhằm nâng cao chất lượng BCTC như là một cách để thu hút nhà đầu tư và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Mặt khác, kết quả nghiên cứu là một trong những cơ sở để các nhà đầu tư bên ngoài có thể đánh giá tổng quan bước đầu về chất lượng BCTC thông qua hành vi, đặc điểm của CEO cụ thể là thu nhập của họ. Từ khóa: chất lượng báo cáo tài chính, thu nhập giám đốc điều hành, kế toán hành vi ABSTRACT This study focuses on the impact of chief executive officer (CEO) of compensation on the financial reporting quality of industrial group companies listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange. The quality of financial statements is measured based on the quality of information characteristics according to the regulations of the International Accounting Standards Board (IASB). Research data is taken from the financial statements and annual reports of 89 enterprises in the industrial group listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange for 4 years from 2018 to 2021. Regression results show that CEO’s compensations have a positive effect on the quality of financial statements. Thereby, there is a basis to encourage companies in general to have a suitable salary and bonus regime for CEOs in order to improve the quality of financial statements as a way to attract investors and improve the reputation of the enterprises. On the other hand, the research results are one of the bases for outside investors to initially assess the quality of financial statements through the CEO’s behavior and characteristics, specifically their compensation. Keywords: financial reporting quality, executive officer of compensation, behavioral accounting 46
  2. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN 1. Giới thiệu Hiện nay khi mà xu thế hội nhập kế toán toàn cầu được xác định dựa trên việc áp dụng thống nhất hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), một hệ thống chuẩn mực dựa trên nguyên tắc thì vai trò của nghiên cứu kế toán đối với việc phát triển và hoàn thiện các nguyên tắc kế toán càng quan trọng hơn, khi mà các nguyên tắc kế toán đương thời vẫn chủ yếu dựa vào thực hành thông qua quá trình xây dựng các chuẩn mực hơn là dựa trên các kết quả nghiên cứu hàn lâm (Coetsee, 2010). Nghiên cứu kế toán đương đại với mục tiêu tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng qua lại giữa kế toán và thế giới xung quanh. Để có thể hiểu được lý do cũng như cách thức ra quyết định bởi những người làm kế toán, cũng như tác động của các quyết định đó tới thế giới xung quanh thì nghiên cứu kế toán phải dựa vào hệ thống các phương pháp và lý thuyết rộng, được rút ra từ nhiều chuyên ngành khác nhau. Tổng giám đốc điều hành (CEO) là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đóng vai trò là người chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc chịu trách nhiệm trực tiếp đối với chất lượng báo cáo tài chính (BCTC) hay các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, CEO không phải lúc nào cũng hành động trên cơ sở tối đa hóa lợi ích mong muốn do bị hạn chế bởi yếu tố nhận thức (không tiếp cận được thông tin hoặc không đủ khả năng phân tích thông tin kế toán), hoặc do yếu tố tình cảm chi phối. Bài nghiên cứu sẽ sử dụng yếu tố thu nhập của CEO như là một yếu tố để nghiên cứu hành vi của CEO có thể ảnh hưởng đến chất lượng BCTC như thế nào? Theo các nguyên tắc, lương thưởng của người quản lý phải gắn chặt với hiệu suất của họ và giảm khả năng xung đột lợi ích giữa người quản lý và cổ đông, hoặc ít nhất là gắn kết lợi ích của họ ở một mức độ nào đó. Từ đó, kỳ vọng sẽ làm gia tăng chất lượng BCTC. Bài nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết các nội dung sau: Thứ nhất, làm rõ các lý thuyết liên quan như tầm quan trọng của việc nghiên cứu kế toán hành vi cũng như lý thuyết người đại diện và lý thuyết bất cân xứng thông tin trong mối quan hệ giữa thu nhập của CEO và chất lượng BCTC. Thứ hai, mô tả phương pháp nghiên cứu, cách thức chọn mẫu và thu thập dữ liệu của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành công nghiệp trên HOSE. Từ đó, xây dựng mô hình nghiên cứu để xác định sự tác động của yếu tố thu nhập CEO đến chất lượng BCTC như thế nào. Thứ ba, trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu về tác động của thu nhập CEO đến chất lượng BCTC. Thứ tư, kiến nghị các giải pháp phù hợp có liên quan đến kết quả nghiên cứu. 2. Lược khảo các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu trước đây 2.1. Nghiên cứu kế toán hành vi Xuất phát từ vai trò đặc biệt của thông tin kế toán trong hệ thống kiểm soát và đánh giá của tổ chức, việc nghiên cứu ảnh hưởng của kế toán đối với tổ chức và xã hội đòi hỏi lĩnh vực nghiên cứu kế toán phải có sự thay đổi theo hướng làm sáng tỏ với tất cả các bên liên quan về ảnh hưởng trên góc độ hành vi của thực hành kế toán. Sự phổ biến của nghiên cứu kế toán hành vi thực sự phát triển trong giai đoạn giữa những năm 1960 và đầu 1970, với khái niệm “nghiên cứu kế toán hành vi” được chính thức đề cập trong năm 1967 bởi Becker như là sự áp dụng các lý thuyết và phương pháp luận của khoa học về hành vi trong việc tìm hiểu mối tương tác giữa thông tin kế toán và hành vi con người (Birnberg & Shields, 1989). 2.2. Lý thuyết người đại diện Jensen và Meckling (1976) định nghĩa mối quan hệ đại diện như “một hợp đồng trong đó một hay 47
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN nhiều người sử dụng dịch vụ của một người khác để hoàn thành, dưới danh nghĩa của mình, một công việc nào đó, hành động này bao hàm sự ủy quyền quyền ra quyết định cho người khác”. Tuy nhiên, người thừa hành (người được ủy quyền) không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích cao nhất của người chủ (Eisenhardt,1989). Do đó, người chủ phải giám sát người thừa hành và tốn chi phí giám sát. Đồng thời người thừa hành sẽ chấp nhận gánh chịu những chi phí ràng buộc. Mâu thuẫn về lợi ích cũng tạo ra những mất mát phụ trội do phúc lợi không được tối đa hóa. Tổng chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và những mất mát phụ trội được gọi là chi phí đại diện vì các chi phí này xuất phát từ các mối quan hệ giữa người chủ và người thừa hành. 2.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng “Thông tin bất cân xứng là một hiện tượng thường gặp khi giao dịch trên thị trường, trong đó các chủ thể khi giao dịch với nhau cố tình che đậy thông tin dẫn tới việc một bên có đầy đủ thông tin trong khi bên còn lại thiếu những thông tin cần thiết khi ra quyết định đầu tư hoặc ký kết hợp đồng” (Akerlof, 1970). Sự bất cân xứng về thông tin là ở chỗ có sự chênh lệch, khác biệt về lượng thông tin nắm giữ giữa bên đại diện và bên ủy quyền. Khi nhà quản lý có nhiều thông tin hơn và hiểu rõ về cơ hội kinh doanh của công ty hơn các nhà đầu tư, họ có thể thổi phồng giá trị công ty. 2.4 Quan điểm về chất lượng BCTC Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) mục đích của một báo cáo tài chính là cung cấp thông tin tài chính chất lượng cao liên quan đến đơn vị kinh tế, cung cấp thông tin hữu ích để ra các quyết định kinh tế. Tác giả tập trung khai thác khía cạnh chất lượng BCTC thông qua chất lượng thông tin báo cáo tài chính theo quan điểm của IASB. Theo IASB (2018), các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích được phân ra thành các đặc điểm chất lượng cơ bản và các đặc điểm chất lượng bổ sung. Các đặc điểm chất lượng cơ bản: thích hợp và trình bày trung thực. Các đặc điểm chất lượng bổ sung: có thể so sánh; có thể kiểm chứng; kịp thời và có thể hiểu. • Thích hợp (Relevance): Để thích hợp, thông tin kế toán phải có khả năng tạo ra sự khác biệt trong việc ra quyết định của đối tượng sử dụng thông tin. Theo đó, “nó phải có giá trị dự đoán, giá trị xác nhận, hoặc cả hai”. • Trình bày trung thực (Faithful representation): Thông tin được trình bày trung thực khi nó được mô tả đầy đủ (complete), trung lập (neutral), không có ý kiến chủ quan (free from bias) và bản chất hơn hình thức (substance over form). • Có thể so sánh (Comparability): Thông tin về một doanh nghiệp sẽ hữu ích hơn nếu nó có thể được so sánh với thông tin tương tự ở doanh nghiệp khác hoặc ở cùng một doanh nghiệp trong các kỳ khác nhau. • Có thể kiểm chứng (Verifiability): Có thể kiểm chứng giúp đảm bảo với người sử dụng rằng những thông tin trình bày trung thực đối với các hiện tượng kinh tế. • Kịp thời (Timeliness): Kịp thời có nghĩa là thông tin có sẵn cho người sử dụng ra quyết định đúng lúc. • Có thể hiểu (Understandability): Thông tin có thể hiểu nếu nó được phân loại, mô tả và trình bày rõ ràng, súc tích. 2.5 Tổng quan các các nghiên cứu trước đây Bouaziz và cộng sự (2020) sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 151 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Pháp (CAC ALL) giai đoạn từ 2006 đến 2015. Sử dụng dữ liệu chéo, bằng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS) để đo lường đặc điểm của CEO, trong đó có thu nhập 48
  4. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN của CEO đến quản trị lợi nhuận (đại diện cho chất lượng BCTC). Sử dụng các khoản dồn tích tùy ý làm đại diện cho việc quản trị lợi nhuận, các kết quả thu được từ ba mô hình (Jones đã sửa đổi 1995; Kothari và cộng sự, 2005; Raman và Shahrur, 2008). Kết quả cho thấy không tìm thấy mối quan hệ nào giữa thu nhập của CEO và chất lượng BCTC. Moardi và cộng sự (2020) thu thập dữ liệu báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tehran cho giai đoạn từ 2009-2016. Sử dụng dữ liệu bảng và sự hỗ trợ của phần mềm R trong phân tích hồi quy trong việc xác định sự ảnh hưởng của thu nhập CEO đến quản trị lợi nhuận, được đo lường bởi chất lượng dồn tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản trị thu nhập hay không quản trị thu nhập đều liên quan đến khoản thu nhập của CEO. Cụ thể, tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa thu nhập của CEO và động cơ quản trị lợi nhuận. Điều này có nghĩa rằng, nếu CEO có thu nhập cao thì CEO ít có động cơ, hành vi tham gia vào quản trị lợi nhuận hơn nên chất lượng BCTC sẽ tốt hơn. Shuto (2007) nghiên cứu mối liên hệ giữa các khoản trích trước tùy ý với thu nhập của CEO của các công ty Nhật Bản. Kết quả cho thấy việc sử dụng các khoản dồn tích tùy ý làm tăng khoản thu nhập cho người điều hành. Kết quả cũng cho thấy nếu CEO không nhận được các khoản tiền thưởng thì sẽ áp dụng các khoản dồn tích giảm dần và các khoản bất thường. Đặc biệt, bằng chứng cho thấy các khoản mục bất thường tiêu cực liên quan chặt chẽ đến việc không trả thưởng. Điều này hàm ý rằng, chất lượng BCTC sẽ giảm nếu như thu nhập của CEO giảm. 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu tiến hành chọn mẫu thuận tiện và sử dụng mẫu gồm các công ty nhóm ngành công nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) giai đoạn từ 2018-2021. Trong quá trình thu thập dữ liệu, có 89 trên tổng số 110 công ty thuộc nhóm ngành công nghiệp đảm bảo dữ liệu nghiên cứu. Như vậy số mẫu quan sát trong bài nghiên cứu là 356 quan sát. Sở dĩ nghiên cứu chọn nhóm ngành công nghiệp bởi vì thứ nhất, đây là nhóm ngành có số lượng công ty niêm yết lớn nhất trên HOSE nên có thể đảm bảo về mặt kích thước mẫu. Thứ hai, nhóm ngành công nghiệp là nhóm ngành có vốn hóa lớn, do đó kỳ vọng chất lượng BCTC sẽ ở mức cao hơn so với các nhóm ngành khác. Sử dụng phương pháp tổng hợp, thu thập dữ liệu, các báo cáo tài chính và các báo cáo khác của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Bài nghiên cứu đo lường chất lượng thông tin thông qua việc xây dựng thang đo Likert dựa trên nghiên cứu của Beest và cộng sự (2009) và quy định về chất lượng thông tin của IASB. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp ước lượng mô hình hồi quy thích hợp nhằm đo lường tác động của thu nhập CEO đến chất lượng báo cáo tài chính. 4. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Dựa trên việc lược khảo các lý thuyết có liên quan ở trên, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu. Trong đó biến phụ thuộc được xác định là chất lượng báo cáo tài chính, biến độc lập được xác định thu nhập của CEO. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các biến kiểm soát: quy mô doanh nghiệp, công ty kiểm toán big4 và biến giả năm tài chính. + Mô hình nghiên cứu được sử dụng như sau: FQC = β0 + β1Compen+ β2Big 4 + β3Size+ β4Yearij +εi Trong đó: FQC: Chất lượng báo cáo tài chính; Compen: Thu nhập; Big 4: Công ty kiểm toán thuộc Big 4; Size: Quy mô của doanh nghiệp; Year: Năm tài chính. 49
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Bảng 1: Bảng tóm tắt các biến đo lường Ký hiệu tên biến Giải thích tên biến Cách đo lường Biến phụ thuộc 1. FQC Chất lượng báo cáo tài chính Đo lường đặc tính thông tin theo IASB. Thang đo được thiết kế theo Beest và cộng sự (2009)*** Biến độc lập 1. Compen Thu nhập Toàn bộ thu nhập của CEO bao gồm lương, thưởng, các khoản lợi ích khác. Biến kiểm soát 1. Size Quy mô doanh nghiệp Logarit tổng tài sản 2. Big4 Công ty kiểm toán Big4 Có giá trị =1 nếu công ty kiểm toán là Big4 và ngược lại =0. 3.Yearij Biến giả năm tài chính Có giá trị là 1, nếu số quan sát thứ i có năm tài chính trùng với thuộc tính năm của biến giả thứ j, ngược lại có giá trị là 0. *** Phương pháp của Beest bao gồm 21 khoản mục thuộc 5 đặc tính chất lượng, tuy nhiên có một số khoản mục tại Việt Nam không thu thập được dữ liệu hoặc không có ảnh hưởng như: số trang của bảng chú giải; điều chỉnh số liệu các kỳ kế toán trước; số liệu so sánh với đơn vị khác nên nghiên cứu loại các thuộc tính này. Vì vậy, chỉ còn 17 khoản mục để đo lường chất lượng BCTC. Trong đó, 4 khoản mục liên quan đến đặc tính sự thích hợp (R1-R4), 5 khoản mục liên quan đến đặc tính trình bày trung thực (F1-F6), 3 khoản mục liên quan đến đặc tính có thể hiểu được (U1-U3), 4 khoản mục liên quan đến đặc tính có thể so sánh (C1-C4) và 1 đặc tính kịp thời (T). Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá từng khoản mục, các khoản mục này được hoạt động hóa từng đặc tính tạo nên chất lượng, trong đó điểm 1 dành cho khoản mục đạt mức độ yếu nhất và điểm 5 cho khoản mục đạt mức rất tốt của tiêu chuẩn đặt ra. Giả thuyết nghiên cứu: Jensen và Meckling (1976) cho rằng có sự khác biệt giữa chủ sở hữu và người điều hành tại các công ty và ở đó tồn tại chi phí đại diện. Các tác giả của lý thuyết người đại diện cho rằng: Mức thu nhập cao hơn sẽ làm giảm chi phí đại diện. Mặt khác, các nghiên cứu thực nghiệm của Moardi và cộng sự (2020), Armstrong và cộng sự (2010), Shuto (2007) cho thấy trả thù lao cho CEO cao hơn thì CEO sẽ có xu hướng ít vi phạm các nguyên tắc kế toán hơn. Điều này làm cơ sở để đặt giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết H1: Thu nhập của CEO có tác động tích cực đến chất lượng BCTC 5. Kết quả nghiên cứu 5.1 Mô tả mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 89 doanh nghiệp nhóm ngành sản xuất, có quy mô vốn trung bình khoảng hơn 1000 tỷ và được xếp vào nhóm doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, mức thu nhập của CEO trong mẫu nghiên cứu có sự phân hóa lớn, thu nhập nhỏ nhất chưa đến 100 triệu đồng/ 1 năm và thu nhập lớn nhất là hơn 8 tỷ/ 1 năm. Khoảng thời gian 2019-2021 là khoảng thời gian tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, dẫn đến việc thu nhập của CEO cũng bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh. Chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong mẫu được đo lường thông qua đặc tính thông tin theo IASB đạt trung bình 58,79 điểm. Đây cũng là mức điểm trung bình khá. Bảng 2: Bảng mô tả các biến trong mẫu nghiên cứu Biến Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất FQC 58,79 74,00 43,00 Compen 712.459.944,00 8.430.150.812,00 98.760.000,00 Size 1.756.055.704.112,00 63.057.737.408.000,00 3.332.839.014,00 50
  6. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Big.4 0,28 1,00 0,00 Year 0,25 1,00 0,00 Nguồn: Tác giả tổng hợp 5.2 Kết quả hồi quy Hình 1 sau đây biểu diễn mối tương quan giữa thu nhập của CEO (Compen) và chất lượng BCTC (FQC). Có thể thấy đây là sự tương quan thuận. Để khẳng định sự tương quan này có ý nghĩa thống kê hay không, nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết với sự trợ giúp của phần mềm R. Hình 1: Tương quan giữa biến thu nhập (Compen) và biến Chất lượng BCTC (FQC) Kết quả hồi quy được trình bày thông qua bảng 3. Bảng 3: Kết quả hồi quy về sự tác động của thu nhập CEO đến chất lượng BCTC Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm R Kết quả hồi quy cho thấy hệ số Compen là 1,2134 và mang dấu dương, với ý nghĩa thống kê ở mức p = 1%. Điều này cho phép kết luận thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng BCTC. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết người đại diện khi cho rằng, bằng cách tăng lương thưởng cho CEO sẽ hạn chế được chi phí đại diện hay nói cách khác sẽ hạn chế được hành vi làm tổn hại đến lợi ích của chủ sở hữu và các cổ đông của CEO. Qua đó, làm giảm sự bất cân xứng thông tin và tăng chất lượng BCTC. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm của Shuto (2007), Kim (2008) và Moardi và cộng sự (2020) khi cho rằng thu nhập của CEO càng cao thì chất lượng BCTC sẽ càng cao. 51
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 6. Kết luận và kiến nghị Sử dụng dữ liệu bảng để phân tích hồi quy về sự tác động của thu nhập CEO đến chất lượng BCTC được đại diện bởi đặc tính chất lượng thông tin; kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động tích cực của thu nhập CEO đến chất lượng BCTC ở nhóm ngành sản xuất niêm yết trên HOSE. Với kết quả này có thể khuyến khích Ban lương thưởng tại công ty xây dựng chính sách lương, thưởng phù hợp khuyến khích người quản lý để họ cũng cảm thấy rằng họ cũng đang “sở hữu” công ty và họ sẽ hành động tối đa để đem lại giá trị cho cổ đông, cho công ty. Điều này không những giảm được chi phí đại diện, giảm được chi phí giám sát từ chủ sở hữu, chủ đầu tư mà vô hình trung sẽ nâng cao chất lượng BCTC, góp phần minh bạch tài chính và giảm sự bất đối xứng thông tin. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào nhóm ngành sản xuất trên HOSE nên chưa có đại diện cho tất cả các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE. Chính vì hạn chế này mà nghiên cứu cũng chưa thể có sự so sánh sự khác biệt nếu có giữa các nhóm ngành tác động đến chất lượng BCTC như thế nào. Đây sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai mà nghiên cứu cần tập trung giải quyết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Argyris, C. (1952), The Impact of Budgets on People, The Controllership Foundation, New York 2. Beest, F., Braam, G., & Boelens, S. (2009). Quality of Financial Reporting: Measuring qualitative characteristics. Nice working paper, 09 – 108. 3. Bouaziz, D., Salhi, B. and Jarboui, A. (2020). CEO characteristics and earnings management: empirical evidence from France. Journal of Financial Reporting and Accounting, 18 (1), 77-110. 4. Coetsee, D. (2010). The role of accounting theory in the development of accounting principles. Meditari Accountancy Research, 18 (1), 1-16. 5. Hofstedt, T. R. & Kinard, J. C. (1970). A Strategy for Behavioral Accounting Research. The Accounting Review, 45 (1), 38-54. 6. Honu, M., & Gajevszky, A. (2014). The Quality Of Financial Reporting And Corporate Governance: Evidence from Romanian`S Aeronautic Industry. 6th International Scientific Conference on Economic and Social Development and 3rd Eastern European ESD Conference: Business Continuity. 7. IASB (2018). The Conceptual Framework for Financial Reporting. https://www.iasplus.com/en/standards/ other/framework. 8. Jensen, M. C. and Meckling, W. H. (1976). Theory of the Firm Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure. Journal of Financial Economics, 3(4), 305-360. 9. Moardi, M., Salehi, M., Poursasan, S. and Molavi, H. (2020). Relationship between earnings management, CEO compensation, and stock return on Tehran Stock Exchange. International Journal of Organization Theory & Behavior, 23 (1), 1-22. 10. Shuto, A (2007). Executive compensation and earnings management: Empirical evidence from Japan. Journal of International Accounting Auditing & Taxation; Greenwich 16 (1), 1-26 52
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2