Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH<br />
<br />
ng nghiệp Th c ph m T<br />
<br />
h<br />
<br />
inh<br />
<br />
-2017)<br />
<br />
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH GIẢM THUẾ THU NHẬP CÁ<br />
NHÂN ĐẾN TIÊU DÙNG TẠI TPHCM<br />
Bùi Nguyên Khá *, Lƣơng Quế Chi<br />
Trường Đại học<br />
<br />
ng nghiệp Th c ph m Thành phố<br />
<br />
h<br />
<br />
inh<br />
<br />
*<br />
<br />
Email: khabn@cntp.edu.vn<br />
<br />
Ngày nhận bài: 06/07/2017; Ngày chấp nhận đăng: 30/08/2017<br />
TÓM TẮT<br />
Trong những năm gần đây, chính sách thuế của Việt Nam đã có bước thay đổi đáng kể khi đánh<br />
thuế thu nhập cá nhân lên thu nhập nhận được từ tiền lương tiền công. Nghiên cứu được thực hiện dựa<br />
trên phỏng vấn của các đối tượng lao động có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc các doanh nghiệp và<br />
cơ quan Nhà nước. Kết quả cho thấy rằng các tác động tỷ lệ thuận đến chi tiêu tiêu dùng của cá nhân có<br />
thu nhập từ tiền lương tiền công tại TP.HCM bao gồm các yếu tố: thuế TNCN, giới tính, tuổi tác, tình<br />
trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Riêng yếu tố tiết kiệm có tác động tỷ lệ nghịch trong chi<br />
tiêu.<br />
Từ khoá: Thuế thu nhập cá nhân, tiền lương tiền công, chi tiêu tiêu dùng.<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Một trong trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế để thực hiện mục tiêu và nhiệm<br />
vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013 (Nghị quyết 02 năm 2013) của Quốc hội đề ra là chính sách giảm<br />
thuế. Trong đó chính sách thuế được người lao động quan tâm nhiều nhất đó chính sách thuế thu nhập cá<br />
nhân (TNCN) (triển khai thực hiện từ ngày 01/07/2013 áp dụng mức giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân cư<br />
trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh với giảm trừ cho bản thân người nộp thuế<br />
9.000.000 đồng/ tháng, giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc thuộc diện được giảm trừ là 3.600.000<br />
đồng/tháng). Việc giảm thuế TNCN gần đây sẽ giúp cho người dân có thêm một nguồn thu nhập bổ sung<br />
và điều này nếu được đưa vào trong tiêu dùng sẽ giúp gia tăng thị phần, khả năng thanh toán trên thị<br />
trường.<br />
Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc nâng ngưỡng nộp thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng cuối<br />
năm 2013 thì ngân sách giảm thu 5.200 tỷ đồng và trong năm 2014 thì giảm thu 13.350 tỷ đồng. Số lượng<br />
người phải nộp thuế hiện đang vào khoảng 3,87 triệu người sẽ giảm xuống còn khoảng 1 triệu người. Đó<br />
là tín hiệu đáng mừng cho hơn 2 triệu lao động không phải nộp thuế, có lẽ số thuế TNCN không phải nộp,<br />
sẽ đưa vào tiêu dùng nhiều hơn. Việc khuyến khích tiêu dùng tạo động lực cho sự phát triển kinh tế là vấn<br />
đề cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay.<br />
2. TỔNG QUAN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN<br />
2.1. Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân (TNCN)<br />
Theo thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN là khoản tiền tiền mà người có thu nhập phải trích<br />
nộp một khoản tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách Nhà nước. Thuế TNCN là một<br />
hình thức động viên mang tính bắt buộc trên nguyên tắc theo luật định. Ngoài ra, Thuế TNCN là khoản<br />
đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Thuế TNCN luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi<br />
quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều gắn chính sách thuế TNCN với một số chính sách xã hội khác (như<br />
phúc lợi công cộng, chăm sóc sức khỏe…).<br />
298<br />
<br />
hân t ch tác động ch nh sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại TP.HCM<br />
Theo William (2014), thuế TNCN có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá nhân có thu nhập bao gồm:<br />
công dân nước sở tại và người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên tại nước đó và<br />
hầu như tất cả số thu nhập có được của các cá nhân đều phải tính thuế không kể nguồn thu nhập phát sinh<br />
trong nước hay ngoài nước. Chính vì vậy, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách của thuế TNCN rất cao.<br />
Việc đánh thuế TNCN thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần. Đặc điểm này<br />
xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế TNCN là điều tiết mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực hiện<br />
công bằng xã hội. Do vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ đáp ứng được nhu cầu đó vì phần<br />
thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế suất càng cao.<br />
2.2. Các nghiên cứu về tác động chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng<br />
Theo Keynes (1924), khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thu nhập mà mối<br />
tương quan giữa thu nhập và chi cho tiêu dùng được rút ra từ thu nhập đó. Những nhân tố khách quan ảnh<br />
hưởng tới thu nhập bao gồm thuế suất, giá cả, thay đổi của mức tiền công danh nghĩa, nhân tố chủ quan<br />
ảnh hưởng tới tiêu dùng hầu hết là các nhân tố chi phối hành vi tiết kiệm.<br />
Theo Dương Tấn Diệp (2001), hàm tiêu dùng cho biết thu nhập khả dụng (Yd) tác động chi tiêu tiêu<br />
dùng (C), người có thu nhập từ tiền lương tiền công đủ điều kiện nộp thuế TNCN sẽ chịu thuế TNCN. Vì<br />
vậy, thu nhập khả dụng của của cá nhân sẽ là thu nhập cá nhân (Y) - Thuế TNCN (Td).<br />
Theo Gale và Samwick (2014) những tác động của thay đổi thuế thu nhập vào tăng trưởng kinh tế,<br />
tác giả cho rằng giảm thuế thu nhập cá nhân sẽ làm các khoản thu nhập sau thuế được cải thiện, người lao<br />
động có khuynh hướng tăng làm việc, tiết kiệm và đầu tư. Tuy nhiên, sau một thời gian khi thu nhập tăng<br />
lên thì người lao động có khuynh hướng giảm làm việc, tiết kiệm và đầu tư. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra<br />
rằng cải cách thuế thu nhập sẽ tăng quy mô nền kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên điều mà ít được chú ý là:<br />
giảm mức thu nhập bắt đầu đánh thuế bằng cách cắt giảm hoặc xóa bỏ hoạt động miễn, giảm thuế đối với<br />
những nhóm cá nhân hoặc hoạt động nhất định sẽ tăng mức thuế hữu hiệu, do vậy đi ngược với chính<br />
sách giảm thuế. Tuy nhiên, giảm mức thu nhập bắt đầu đánh thuế giúp phân bổ lại nguồn lực từ các khu<br />
vực được ưu tiên thuế đến những khu vực có lợi tức kinh tế (trước thuế) cao nhất.<br />
2.3 Thực trạng thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam hiện nay<br />
Theo Tổng cục Thuế (2014) ghi nhận, để hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế thu nhập cá nhân,<br />
cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, ngày 15/08/2013, Bộ Tài chính đã ban hành<br />
Thông tư số 111/2013/TT-BTC (sau đây xin gọi là Thông tư 111) hướng dẫn về luật thuế Thu nhập cá<br />
nhân.<br />
Thông tư 111 đã khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, cải<br />
cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Các nội dung sửa đổi, bổ sung theo<br />
hướng có lợi cho người nộp thuế thể hiện ở 03 nhóm vấn đề chính như sau:<br />
Một là, thống nhất các văn bản hướng dẫn thực hiện về chính sách thuế thu nhập cá nhân và quản lý<br />
thuế thu nhập cá nhân. Do Luật thuế TNCN lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam nên trong quá trình thực<br />
hiện, Bộ Tài chính (BTC), Tổng cục Thuế (TCT) đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn để xử lý kịp thời<br />
các vướng mắc phát sinh. Do có quá nhiều văn bản nên các nội dung hướng dẫn chồng chéo, không rõ<br />
ràng dẫn đến khó khăn cho người nộp thuế trong thực hiện. Thông tư số 111 đã thay thế Thông tư số<br />
84/2008/TT-BTC và nhiều công văn hướng dẫn của BTC và TCT về thuế TNCN ban hành trước ngày<br />
01/7/2013. Tại thông tư 111 đã thống nhất các nội dung hướng dẫn về chính sách thuế thu nhập cá<br />
nhân và một số nguyên tắc chung về quản lý thuế TNCN quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật<br />
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế<br />
khi tìm hiểu về chính sách thuế TNCN.<br />
Hai là, chính sách thuế TNCN sửa đổi, bổ sung nhằm giảm mức đóng góp đối với người nộp thuế,<br />
từng bước nâng cao đời sống của người dân, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Nhà nước đối với người<br />
nộp thuế trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế như nâng mức giảm trừ gia cảnh từ 4.000.000<br />
đồng/tháng lên 9.000.000 đồng/tháng đối với người nộp thuế và từ 1.600.000 triệu đồng/tháng lên<br />
3.600.000 đồng/tháng đối với người phụ thuộc; Bổ sung một số khoản lợi ích khác do người sử dụng lao<br />
động chi cho người lao động hoặc trả hộ cho người lao động không tính vào thu nhập chịu thuế như:<br />
Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động chi, trả hộ như: mua suất ăn, cấp phiếu ăn cũng<br />
299<br />
<br />
ùi gu ên há<br />
<br />
ư ng uế hi<br />
<br />
được chấp nhận; Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ cho người lao<br />
động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần (trước 01/7/2013 chỉ áp dụng<br />
đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam); Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả<br />
để phục vụ việc điều động, luân chuyển người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp<br />
đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai<br />
khoáng; Khoản tiền học phí cho con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại<br />
nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ (trước<br />
ngày 01/7/2013 chỉ áp dụng đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có con học tại Việt Nam);<br />
Bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế như: Bổ sung trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế,<br />
quà tặng bất động sản là công trình xây dựng trong tương lai và nhà ở hình thành trong tương lai giữa một<br />
số thân nhân được miễn thuế (đối tượng thân nhân trong trường hơp này bao gồm: vợ với chồng; cha đẻ,<br />
mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với<br />
con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau)…<br />
Ba là, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế khi thực<br />
hiện khai và nộp thuế TNCN như: quy định thu hẹp đối tượng phải quyết toán thuế, hướng dẫn chi tiết<br />
cách xác định cư trú và bổ sung quy định về cấp mã số thuế cho người phụ thuộc.<br />
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu<br />
Dựa vào nghiên cứu liên quan trước đây của Vũ Triều Minh (1997) để chọn ra các yếu tố đại diện<br />
biến phụ thuộc và biến độc lập cùng dạng mô hình nghiên cứu theo chi tiêu của cá nhân có thu nhập từ<br />
tiền lương tiền công tại TP.HCM.<br />
Kết hợp với nghiên cứu dựa trên lý thuyết kinh tế học vĩ mô “Hộ gia đình có thu nhập và phân bổ<br />
thu nhập vào tiêu dùng, tiết kiệm và nộp thuế”. Như vậy, thu nhập cá nhân (Y) = Chi tiêu tiêu dùng (C) +<br />
Tiết kiệm (S) + Thuế TNCN (Td)<br />
Y= C +S + Td<br />
(1)<br />
Yd = Y – Td<br />
<br />
(2)<br />
<br />
Từ (1) và (2) : Yd = C+ S (3)<br />
C = Y – Td – S<br />
<br />
(4)<br />
<br />
Trong đó: Y: Thu nhập cá nhân, C: Tiêu dùng, S: Tiết kiệm, Td: Thuế TNCN.<br />
Dựa vào cơ sở lý thuyết và những phân tích trên, tác giả đề nghị mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 8<br />
nhóm yếu tố (thu nhập cá nhân, tiết kiệm, thuế TNCN, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học<br />
vấn, nghề nghiệp) là các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc là mức chi tiêu tiêu dùng cá nhân với<br />
giả định rằng cá nhân được điều tra trong bảng khảo sát chi tiêu giới hạn trong phần thu nhập có được từ<br />
tiền lương tiền công.<br />
Qua nghiên cứu thực tế tại TP.HCM để đo lường, định lượng mức độ tác động của chính sách giảm<br />
thuế TNCN đến chi tiêu của người dân có thu nhập từ tiền lương tiền công, từ đó xây dựng được mô hình<br />
theo chi tiêu của cá nhân tại TP. HCM như sau:<br />
Mức chi tiêu = Hằng số + Thu nhập cá nhân + Tiết kiệm + Thuế TNCN + Giới tính + Độ tuổi + Tình<br />
trạng hôn nhân + Trình độ học vấn + Nghề nghiệp.<br />
Phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến (biến độc lập hay biến<br />
giải thích) đến một số biến (biến kết quả hay biến phụ thuộc) nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá<br />
trị được biết trước của các biến giải thích. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy để ước lượng mức<br />
độ ảnh hưởng của các yếu tố: thu nhập cá nhân, tiết kiệm, thuế TNCN, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn<br />
nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp (biến giải thích) đến chi tiêu tiêu dùng cá nhân (biến kết quả).<br />
Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích hồi quy tuyến tính sử dụng biến phụ thuộc dạng biến giá trị<br />
liên tục để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được.<br />
Sử dụng phương pháp định tính, suy diễn giải thích để đề ra các giải pháp phù hợp, từ đó để xuất kiến<br />
300<br />
<br />
hân t ch tác động ch nh sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại TP.HCM<br />
nghị chính sách thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương tiền công cho phù hợp.<br />
Thu nhập cá nhân<br />
<br />
Tiết kiệm<br />
<br />
Độ tuổi<br />
<br />
Tình trạng hôn nhân<br />
<br />
Chi tiêu, tiêu dùng<br />
<br />
Thuế TNCN<br />
<br />
Trình độ học vấn<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
ình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
<br />
ghiên cứu của tác giả)<br />
<br />
Trước khi đưa ra bảng câu hỏi khảo sát, qua trao đổi cá nhân được biết mỗi cá nhân khó có thể nắm<br />
được toàn tổng chi tiêu trung bình trong tháng, đa phần cá nhân có thể ước chừng các khoản chi tiêu cá<br />
nhân. Do vậy khi đưa ra bảng câu hỏi khảo sát, tác giả liệt kê các khoản chi tiêu: chi thuê nhà, chỗ ở; chi<br />
ăn uống; chi sức khỏe, y tế; chi học tập, nâng cao trình độ; chi vui chơi giải trí; chi vui mua sắm trang<br />
thiết bị; chi khác (đi lại, quan hệ xã hội, cho tặng, cấp dưỡng,…).<br />
Từ (4) C = Y – Td – S, ta xây dựng phương trình hồi quy có dạng:<br />
C = β0 + β1.Y – β2.Td –β3.S + βK.XK + ε<br />
<br />
(5)<br />
<br />
(XK = 1,6)<br />
<br />
- Biến phụ thuộc C đo lường mức chi tiêu, tiêu dùng cá nhân bình quân trong tháng. C nhận giá trị 1<br />
nếu chi tiêu cá nhân chịu tác động của chính sách thuế TNCN mới, C nhận giá trị 0 nếu chi tiêu cá nhân<br />
không chịu tác động của chính sách thuế TNCN mới.<br />
- Biến độc lập: Y: Thu nhập cá nhân, Td: Thuế TNCN, S: Tiết kiệm, X1: Giới tính, X2: Độ tuổi, X3:<br />
Tình trạng hôn nhân, X4: Trình độ học vấn, X5: Nghề nghiệp, β0 : hằng số, β1 – βk : hệ số hồi quy riêng<br />
phần (Partial regression coefficients), ε : sai số<br />
3.2. Mô tả biến nghiên cứu<br />
3.2.1. Biến phụ thuộc<br />
Biến phụ thuộc (C) sử dụng trong mô hình là mức chi tiêu, tiêu dùng của cá nhân trung bình hàng<br />
tháng. Trong hầu hết các mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng của cá nhân hay<br />
một công ty hay thậm chí một đất nước thì nhân tố được chọn làm đại diện cho biến phụ thuộc phổ biến<br />
nhất là số chi tiêu hàng tháng. Ngoài chỉ tiêu đại diện chi tiêu tiêu dùng trong các nghiên cứu về các nhân<br />
tố ảnh hưởng đến tiêu dùng mà các công ty thực hiện khảo sát thị trường cũng hay dùng số sản phẩm tiêu<br />
thụ để làm chỉ tiêu đại diện cho biến phụ thuộc. Tuy nhiên trong bài tác giả thực hiện đã chọn chỉ tiêu số<br />
tiền chi tiêu hàng tháng làm đại diện vì nhận ra rằng đây là đại lượng phản ánh rõ nhất sự tiêu dùng hàng<br />
tháng của cá nhân. Mọi nhân tố làm tăng hay giảm lượng chi tiêu hàng tháng của đối tượng nghiên cứu<br />
chính là các nhân tố tác động đến chi tiêu hàng tháng của người lao động có thu nhập từ tiền lương tiền<br />
công tại TP.HCM.<br />
3.2.2. Biến độc lập<br />
Với mục đích của nghiên cứu là định lượng các yếu tác động đến chi tiêu hàng tháng của người tiêu<br />
dùng có thu nhập từ tiền lương tiền công tại TP.HCM, trong các yếu tố tác động đến chi tiêu thì yếu tố<br />
chính sách thuế TNCN được tác giả chọn làm mục tiêu để phân tích. Một số chỉ tiêu đại diện cho các<br />
nhân tố này sẽ được tác giả đưa vào mô hình, đây là các nhân tố quen thuộc gần gũi và mang tính chất đại<br />
diện phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu. Việc lựa chọn các nhân tố này dựa vào các lý thuyết và các nghiên<br />
cứu trước đây. Theo đó các nhân tố được lựa chọn là: Thu nhập cá nhân, tiết kiệm, thuế TNCN, giới tính,<br />
độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Trong đó:<br />
Thu nhập của cá nhân trung bình hàng tháng (Y) được đề cập trong nghiên cứu này là số tiền mà cá<br />
nhân thực nhận trung bình hàng tháng, được tính bằng đồng Việt Nam, trong các nghiên cứu của Bimal<br />
Signh (2004) và Richar Sutherland và Roland Cralgwell (2012) thì đây là chỉ tiêu đại diện cho sự giàu có.<br />
301<br />
<br />
ùi gu ên há<br />
<br />
ư ng uế hi<br />
<br />
Thuế TNCN (Td) được đề cập trong nghiên cứu này là số tiền thuế TNCN phải đóng trung bình<br />
hàng tháng cho Nhà nước theo Luật Thuế TNCN tại thời điểm năm khảo sát là 2012 và 2016, được tính<br />
bằng đồng Việt Nam.<br />
Tiết kiệm (S) là số tiền trung bình hàng tháng còn lại không được sử dụng cho chi tiêu, tiêu dùng cá<br />
nhân (như thuê nhà, chỗ ở; ăn uống; sức khỏe, y tế; học tập, nâng cao trình độ; vui chơi, giải trí; mua sắm<br />
trang thiết bị và các chi tiêu khác (như đi lại, quan hệ xã hội, cho tặng, cấp dưỡng…), được tính bằng<br />
đồng Việt Nam.<br />
Giới tính (X1), nhận giá trị 1 đại diện cho nam và giá trị 0 đại diện cho nữ. Chỉ tiêu này được sử<br />
dụng trong nhiều nghiên cứu của Wiyada Tanvatanagul và Vichai Tanvatanagul (2007), Helen Lee và<br />
Andrew Tan (2006),…<br />
Độ tuổi (X2), là yếu tố đóng vai trò ảnh hưởng đến chi tiêu, tiêu dùng. Mỗi độ tuổi sẽ có sở thích chi<br />
tiêu và nhu cầu khác nhau kéo theo hành vi và cách nhìn nhận khác nhau về từng khía cạnh các vấn đề.<br />
Tình trạng hôn nhân (X3) đánh giá mức độ cũng như quyết định chi tiêu tiêu dùng của cá nhân khác<br />
nhau giữa các nhóm có tính trạng hôn nhân khác nhau.<br />
Trình độ học vấn (X4) quyết định khả năng chi tiêu tiêu dùng thông qua thông nhập có được, khi cá<br />
nhân có trình độ học vấn cao có thu nhập cao thì mức chi tiêu cũng sẽ nhiều hơn. Việc lựa chọn yếu tố<br />
này dựa vào lý thuyết của John Maynard Keynes thì quy luật tâm lý cơ bản là ở chỗ con người có thiên<br />
hướng tăng tiêu dùng cùng với tăng thu nhập, nhưng không tăng theo cùng một tốc độ của tăng thu nhập.<br />
Nhìn chung phần cá nhân có thu nhập cao sẽ chi tiêu, tiêu dùng nhiều hơn.<br />
Nghề nghiệp (X5), nghề nghiệp của một người cũng tác động đến tiêu dùng cá nhân bất kì. Mỗi cá<br />
nhân sẽ tùy vào tính chất nghề nghiệp, môi trường công việc và quan hệ với các cá nhân khác trong phạm<br />
vi công việc mà có những hành vi hay động cơ tiêu dùng khác nhau. Theo Bùi Minh Quỳnh (2014), cách<br />
thức tiêu dùng của con người còn chịu sự chi phối rất lớn bởi nghề nghiệp của họ. Một ca sĩ chuyên biểu<br />
diễn trên sân khấu luôn mua sắm quần áo hàng hiệu, độc đáo…, người làm nghề giáo viên lại thường mua<br />
quần áo trang nhã, kín đáo…<br />
3.3. Mô tả dữ liệu nghiên cứu<br />
Dữ liệu dùng cho việc nghiên cứu nhân tố thuế TNCN tác động đến chi tiêu, tiêu dùng hàng tháng<br />
của cá nhân người lao động có thu nhập từ tiền lương tiền công tại TP.HCM được thu thập thông qua việc<br />
khảo sát các các nhân tại TP.HCM. Việc chọn đối tượng khảo sát là hoàn toàn ngẫu nhiên thông qua khảo<br />
sát online kết hợp với điều tra trực tiếp trên phiếu trả lời.<br />
Trong phân tích hồi quy tuyến tính bội, theo Tabachnick & Fidell (1991), để phân tích hồi quy đạt<br />
được kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức: n ≥ 8m + 50, trong đó: n là kích cỡ mẫu,<br />
m là số biến độc lập của mô hình.<br />
Nghiên cứu này sử dụng 8 biến độc lập, nên số mẫu tối thiểu cần thiết là: n ≥ 8x8 + 50. Vậy kích<br />
thước cỡ mẫu n ≥ 114.<br />
Thông thường, các nghiên cứu trong thực tế thì nhà nghiên cứu sử dụng cỡ mẫu bằng hoặc lớn hơn<br />
200. Đề tài sử dụng số liệu của 395 của cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công đang làm việc sinh<br />
sống tại TP.HCM năm 2012 và năm 2016. Đây được cho là giai đoạn trước và sau khi có sự thay đổi mức<br />
giảm trừ gia cảnh (bắt đầu từ ngày 01/07/2013).<br />
Sau khi lọc lấy những phiếu hợp lệ, số liệu còn lại thỏa mãn yêu cầu là 365 cá nhân. Mỗi cá nhân<br />
được quan sát qua 02 năm và biến được theo dõi tương ứng theo từng quan sát, tổng cộng 730 quan sát.<br />
Để nghiên cứu đề tài tác động của chính sách thuế TNCN đến chi tiêu tiêu dùng tại TP.HCM. Tác<br />
giả sử dụng bảng câu hỏi có 31 câu hỏi bao gồm dữ liệu về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và dữ liệu cá nhân<br />
(giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân…).<br />
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
4.1. Tác dụng của Luật Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lƣơng tiền công<br />
Những năm qua, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta và cộng đồng<br />
302<br />
<br />