intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi hiệp định TPP không được thông qua

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

22
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sử dụng các số liệu thứ cấp, tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam nói chung và vào thị trường các nước TPP nói riêng, chỉ ra các các tác động khi TPP không được thông qua, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi hiệp định TPP không được thông qua

  1. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM KHI HIỆP ĐỊNH TPP KHÔNG ĐƯỢC THÔNG QUA IMPACT ON VIETNAM'S TEXTILE GARMENTS EXPORTED IMPACTS WHEN THE TPP IS NOT ADOPTED PGS.TS. Doãn Kế Bôn Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái bình dương, gọi tắt là TPP(Trans - Pacific strategic Economic Partnership Agreemen) là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đề cập bao trùm nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật, mua sắm của chính phủ, quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước... và có tác động to lớn đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong đó có xuất khẩu hàng dệt may, một ngành được cho là được hưởng lợi nhiều từ TPP. Tuy nhiên, sau khi nhậm chức được mấy ngày tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc rút lui khỏi TPP. Vậy việc TPP không được thông qua có tác động gì đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, và Việt Nam cần chuẩn bị gì để vượt qua các tác động, đẩy mạnh xuất khẩu dệt may là một vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp. Bài viết sử dụng các số liệu thứ cấp, tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam nói chung và vào thị trường các nước TPP nói riêng, chỉ ra các các tác động khi TPP không được thông qua, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: TPP, xuất khẩu, hàng dệt may Việt Nam. Abtract: The Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (TPP) is a new generation free trade agreements covering a wide range of issues such as commodity trade, Services, intellectual property rights, technical barriers, government procurement, rules of origin, environmental standards, labor, state-owned enterprises... and having a tremendous impacts on many industries, many sectors, especially the exports of garments, which are considered to be benefiting from the TPP. However, after taking office a few days, US President Donald Trump has signed off to withdraw from the TPP. How does the TPP have any impacts on Vietnam's textile and apparel exports, and what Vietnam needs to do to overcome those impacts in order to boost textile exports is a matter for management agencies and enterprises. The article uses secondary data to analyze the current status of Vietnam's textile and apparel exports in general and TPP markets in particular, showing impacts when the TPP is not adopted, proposing solutions to boost Vietnam's textile and garment export in the coming time. Key words: TPP, export, Vietnam’s textile and apparel 1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Mặc dù trong thời gian vừa qua, mặt hàng dệt may xuất khẩu đã gặp rất nhiều khó khăn, phải cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may của nhiều nước, đặc biệt là hàng dệt may 96
  2. Trung quốc. Nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam nói chung và hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào các nước sẽ là thành viên của TPP đã đạt được một số kết qủa sau: - Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã có mức tăng trưởng mạnh, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 18,65%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình xuất khẩu của Việt Nam. Đến năm 2015 có kim ngạch xuất khẩu đạt 24.995,6 triệu USD và trở thành một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước. - Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có sự cải thiện đáng kể. Ngoài những mặt hàng truyền thống phục vụ cho các sinh hoạt hàng ngày, có chất lượng trung bình với mức giá thấp, xuất khẩu dệt may đang có xu hướng dịch chuyển sang các sản phẩm mẫu mốt, chất lượng cao giá cao. - Ngành dệt may xuất khẩu đã thu hút được trên 6.000 doanh nghiệp tham gia. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tư nhân chiếm 84%, khu vực FDI đạt 15%, còn lại thuộc các doanh nghiệp nhà nước, thu hút hơn 2,5 triệu lao động với mức thu nhập bình quân năm 2014 là 4,5 triệu VND/tháng. Đây cũng là ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, theo số liệu báo cáo, kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 1.000 triệu USD có khả năng tạo thêm150 - 200 ngàn việc làm. Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam (2010-2015) Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng KN xuất Triệu 11210 13.211,7 14.416,2 17.933,4 20.911,2 24.995,6 khẩu USD Tăng trưởng % 24,4 17,86 9,12 24,39 16,60 19,53 KN vào thị Triệu trường các nước 8.278,3 9.189,6 10.099,5 11.789,4 13.507,1 14.905,2 USD thuốc TPP Tăng trưởng % 12,26 11,26 9,91 16,73 14,57 10,35 KN thị trường thuộc TPP/Tổng % 64,8 69,55 70,06 65,74 64,59 59,63 KN Nguồn: Trung tâm thông tin Tổng cục Hải quan và tính toán của tác giả Bên cạnh các kết quả trên, xuất khẩu dệt may vẫn còn một số các tồn tại sau: - Thị trường xuất khẩu hẹp, mặc dù xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia, nhưng vẫn tập trung ở một số thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật bản, Hàn quốc. Đối với 12 nước là thành viên của TPP, chỉ tính riêng thị trường Mỹ và Nhật bản, giai đoạn 2010-2015 chiếm bình quân 56% tổng kim ngạch của cả nước. Việc tập trung vào một số thị trưởng có thể khai thác tốt tiềm năng của các thị trường và mang lại lợi ích trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn sẽ khó tăng được kim ngạch xuất khẩu và khi một vài thị trường bị tổn thương sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may xuất khẩu của cả nước. 97
  3. - Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu chưa cao. Mặc dù xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển, nhưng hàng dệt may Việt Nam chủ yếu chiếm ở phân khúc thị trường giá trung bình và thấp. Hiện nay Trung quốc đang có xu hướng chuyển dần sang thị trường hàng thời trang cao cấp giá cao, đã tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng dệt may nước ta. Xu hướng tiêu dùng của nhiều nước chuyển sang sử dụng các sản phẩm giá rẻ nhưng có tính mẫu mốt. Trong khi đó, khả năng đổi mới mặt hàng, đặc biệt tạo ra các sản phẩm có tính mới, mẫu mốt hợp thời trang với từng khu vực thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn khá hạn chế. Mặt khác chất lượng của sản phẩm còn thấp và không đồng đều, khả năng cung cấp của các doanh nghiệp còn thiếu tính chuyên nghiệp, uy tín của các thương hiệu chưa cao làm hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. - Hiệu qủa xuất khẩu thấp, chú trọng nhiều đến mặt lượng, ít chú trọng đến mặt chất. Hiện nay trên 60% là gia công xuất khẩu, mà gia công xuất khẩu chủ yếu là hưởng lợi từ tiền công và bán một phần nguyên phụ liệu cho bên đặt gia công tùy theo từng hợp đồng cung cấp. Mặt khác, các doanh nghiệp cung cấp vào phân khúc thị trường giá rẻ, do đó phần giá trị gia tăng thấp. Đồng thời, cung cấp cho phân khúc thị trường giá rẻ muốn tăng kim ngạch buộc phải tăng số lượng tương ứng, trong khi đó dung lượng thị trường lại có hạn. Vì vậy để hoạt động xuất khẩu tăng theo mặt chất và tăng giá trị gia tăng, nâng cao hiệu qủa xuất khẩu phải chuyển dần sang cung cấp cho phân khúc thị trường chất lượng cao giá cao. Nguyên nhân của các tồn tại trên là: - Mặc dù ngành dệt may được xác định là ngành công nghiệp ưu tiên trong giai đoạn 2007- 2020, đã có nhiều chính sách hỗ trợ chung cho các doanh nghiệp và nhiều chính sách hỗ trợ dành riêng cho ngành dệt may như các chính sách về xúc tiến xuất khẩu, về phát triển nguồn nguyên liệu, về vốn… nhưng các hỗ trợ chưa nhiều và chưa có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp. Mặt khác các thủ tục đặc biệt các thủ tục như vay vốn ưu đãi, hoàn thuế, thủ tục hải quan và một số các thủ tục hành chính khác còn rườm rà, phức tạp, thiếu sự minh bạch, phát sinh thêm các chi phí ảnh hưởng đến cạnh tranh của các doanh nghiệp - Quy mô của các doanh nghiệp còn nhỏ, đầu tư manh mún, chưa hiệu qủa, chưa theo quy hoạch, thiếu sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành. Trong 6000 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Đối với doanh nghiệp có vốn trong nước khoảng 85% số doanh nghiệp có quy mô dưới 500 lao động. Đối với doanh nghiệp FDI, 30% doanh nghiệp có quy mô dưới 500 lao động. Số vốn hạn chế, thiếu chiến lược phát triển, đầu tư không đồng bộ, các doanh nghiệp lại phân bố không tập trung, thiếu sự hợp tác, cạnh tranh lẫn nhau, gây bất lợi cho xuất khẩu. Doanh nghiệp FDI chỉ chiếm khoảng 15% nhưng năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. - Tỷ lệ gia công xuất khẩu cao, chiếm trên 60%, đã không tạo được động lực cho việc phát triển nguồn nguyên liệu, cũng như hoạt động nghiên cứu phát triển, thiết kế mẫu, phát triển thị trường và thương hiệu. Mặc dù đứng thứ hạng cao trong xuất khẩu thì cũng khó xây dựng được một ngành công nghiệp dệt may phát triển có chỗ đứng và vị thế trên thị trường thế giới. 98
  4. - Hoạt động R & D, đặc biệt là hoạt động thiết kế mẫu còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp FDI, còn các doanh nghiệp khác chưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng đến năng lực phát triển sản phẩm mới và đổi mới mặt hàng Mặt khác các doanh nghiệp lại chưa có chiến lược phát triển, chiến lược thị trường và xúc tiến xuất khẩu hợp lý, chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh và tạo uy tín của các doanh nghiệp cũng làm giảm khả năng cạnh tranh và gây khó khăn cho doanh nghiệp trong phát triển hoạt động xuất khẩu. 2. Tác động đến xuất khẩu dệt may Việt Nam khi hiệp định TPP không được thông qua 2.1. Giới thiệu khái quát về TPP Hiệp định TPP lúc đầu chỉ do 4 nước là Chi lê, Niu Dilan, Singapore, Brunay tham gia, nên được gọi là P4. Đến thời điểm năm 2015 đã có tới 12 nước tham gia là Chi lê, Niu Dilan, Singapore, Brunay, Ôxtraylia, Pêru, Malayxia, Canada, Mêhico, Mỹ, Nhật bản và Việt Nam. TPP sẽ trở thành thị trường có hơn 790 triệu dân, chiếm gần 40% GDP toàn thế giới và khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu. TPP được chính thức khởi động đàm phán vào năm 2010, qua nhiều vòng đàm phán đa phương, song phương và đã được chính thức ký kết vào ngày 4/2/2016. Hiệp định TPP được đánh giá là một FTA thế hệ mới, được coi là hiệp định “khuôn mẫu” của thế kỷ 21, có phạm vi điều chỉnh rất rộng và phức tạp, không những điều chỉnh các lĩnh vực thương mại truyền thống, với các cam kết mạnh mẽ về thuế và phi thuế như xuất xứ hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, chính sách cạnh tranh...và cả vấn đề phi thương mại như lao động, môi trường. Hiệp định TPP là một hiệp định khu vực, các nước tham gia nhất trí xây dựng một biểu thuế thống nhất, cũng như các quy tắc xuất xứ chung, để giúp các doanh nghiệp tận dụng hiệp định một cách dễ dàng hơn. Cách tiếp cận khu vực này sẽ thúc đẩy mạng lưới thương mại khu vực, nâng cao năng lực cạnh tranh, khuyến khích sử dụng các nguyên liệu đầu vào của TPP Theo Hiệp định TPP các vấn đề thương mại xuyên suốt quá trình hình thành khung hiệp định, gắn kết môi trường chính sách của mỗi quốc gia, tăng cường năng lực cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi kinh doanh trong nền kinh tế các nước thành viên, cam kết giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để các doanh nghiệp tìm kiếm lợi thế trong TPP Hiệp định TPP thực hiện cơ chế mở, theo đó trong tương lai, những nước quan tâm có thể tham gia đàm phán gia nhập để tạo thành một khu vực thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương. Tính mở của TPP giúp một nước tham gia có các FTA với nhiều nước trong cùng một lúc. TPP được ký kết được kỳ vọng có tác động tích cực đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trong đó các nhóm hàng được đánh giá được hưởng lợi nhiều nhất như dệt may, giầy dép, thủy sản, nông sản… Những kỳ vọng mà TPP sẽ mang lại cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam là: (1) Thuế nhập khẩu vào các nước là thành viên của TPP, đặc 99
  5. biệt là thị trường mỹ sẽ giảm dần xuống 0%, (2) Do thuế giảm xuất khẩu có xu hướng tăng, sẽ thu hút đầu tư, bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, (3) Là thành viên của TPP không bao gồm Trung quốc sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng dệt may Trung quốc trên thị trường các nước TPP, (4) Tác động từ quy định về quy tắc xứ, tiêu chuẩn về lao động, môi trường, công đoàn… Trong một báo cáo trước đó, RongViet Research dẫn báo cáo Triển vọng toàn cầu của World Bank cho biết Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định TPP. Ước tính của WB cho thấy, kinh tế Việt Nam có thể tăng thêm 10% đến năm 2030 nhờ các lợi ích về thuế quan và cải cách thị trường lao động, tài chính, năng suất… mà hiệp định TPP mang lại. Tuy nhiên khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức đã ký sắc lệnh rút lui khỏi TPP. Động thái này đồng nghĩa với việc 11 nước còn lại phải đàm phán lại hoặc "khai tử" hiệp định, bởi theo thoả thuận trước đó, TPP chỉ có hiệu lực được ít nhất 6 nước phê chuẩn trước tháng 2/2018 và các nước này phải đóng góp ít nhất 85% GDP trong khối, tức là không thể thiếu Mỹ hoặc Nhật. Không có TPP hoặc trì hoãn thời gian bắt đầu hiệu lực của TPP sẽ làm giảm đi động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ đi xuống. Vậy khi TPP không được thông qua sẽ có tác động đến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam như thế nào. 2.2. Tác động đến xuất khẩu dệt may Việt Nam khi hiệp định TPP không được thông qua - Tác động từ các quy định về giảm thuế quan mở cửa thị trường dệt may. Theo quy định của hiệp định, lộ trình mở cửa thị trường đối với hàng dệt may theo 3 nhóm: Nhóm 1: Bao gồm các mặt hàng nhạy cảm nhất, giảm ngay sau khi hiệp định có hiệu lực từ 30-50% so với mức thuế hiện hành, sau đó giữ nguyên cho đến 10 năm sau đối với sản phẩm đan và 15 năm đối với sản phẩm dệt rồi mới xóa bỏ hoàn toàn thuế quan Nhóm 2: Bao gồm các sản phẩm nhạy cảm vừa, cắt giảm thuế trong 5 năm, mỗi năm cắt giảm 20% so với mức thuế hiện hành cho đến khi xuống 0% Nhóm 3: bao gồm các mặt hàng còn lại, xóa bỏ thuế ngay sau khi hiệp định có hiệu lực TPP là thị trường lớn và tiềm năng của xuất khẩu dệt may Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu dệt may đứng thứ 3 vào Mỹ. Chỉ tính riêng thị trường Mỹ và thị trường Nhật bản giai đoạn 2010-2015 chiếm bình quân hơn 56% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước, nếu tính cả các nước của TPP thì xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm 2016 đã chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước. Với việc cam kết giảm thuế nhập khẩu theo 3 nhóm, giảm thuế ngay về 0% sau khi hiệp định có hiệu lực, giảm thuế với lộ trình 5 năm và giảm thuế với lộ trình 10 đến 15 năm. Theo tính toán của các chuyên gia thuế nhập khẩu bình quân của sản phẩm dệt may sẽ giảm từ 17-18% như hiện nay xuống còn 7-8% khi hiệp định được ký kết,sẽ làm cho hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường các nước TPP sẽ giảm sâu, làm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm dệt may xuất khẩu của các nước thành viên trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nếu TPP không được thông qua, Việt Nam sẽ không được hưởng các lợi thế này. 100
  6. - Tác động từ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặt khác, để chuẩn bị cho TPP, nhiều doanh nghiệp đã dự báo, khi TPP được thông qua kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị và mở rộng quy mô sản xuất hàng dệt may định hướng xuất khẩu vào thị trường các nước là thành viên TPP để đón đầu cho làn sóng TPP, cho nên khi TPP không được thông qua sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ phải tìm cách mở rộng các thị trường khác để tăng cường xuất khẩu để phát huy hiệu quả của các dự án đầu tư. - Tác động từ cạnh tranh Đặc biệt Trung quốc là cường quốc hàng dệt may và là đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lại không phải là thành viên của TPP, vì vậy xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ thay thế được một phần xuất khẩu của Trung quốc và một số nước khác vào thị trường TPP. Với ưu đãi được giảm thuế quan sâu, lại ít phải cạnh tranh với Trung quốc và các quốc gia khác ngoài TPP, thì kim ngạch và tăng trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam khi TPP có hiệu lực sẽ rất khả quan. Tuy nhiên nếu TPP không được thông qua, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục chịu sức ép cạnh tranh có tính toàn cầu đặc biệt là cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung quốc. Đặc biệt, hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh với hàng dệt may với các thành viên khác như Malaysia, đặc biệt là Mêxico và Pêru, hai quốc gia có FTA với Mỹ, được hưởng các ưu đãi hơn về hàng dệt may so với Việt Nam. Trong khi đó công nghệ và năng suất của Việt Nam còn có những hạn chế. Công nghệ sản xuất còn khá lạc hậu, theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, có 43,1% là áp dụng cơ khí. 53,3% là áp dụng cơ khí bán tự động chỉ có 3,6% là áp dụng tự động. Thiết bị chủ yếu là của Đài Loan (50%) Hàn quốc (20%) và Trung Quốc (10%), máy móc thiết bị sản xuất trong nước còn rất hạn chế. Trình độ công nghệ sản xuất hàng dệt may phổ biến ở mức trung bình và trung bình khá so với khu vực. Những công nghệ cao sản xuất các loại thời trang cao cấp hiện ở Việt Nam cũng còn khó khăn. Năng suất lao động còn khá thấp, chỉ bằng 30% so với Malaysia, còn so với Trung quốc, năng suất trung bình của Việt Nam 12 áo Polo/ ngày/ người, trong khi đó Trung quốc là 25 áo polo/ ngày/người, điều này sẽ làm đẩy giá thành lên cao, làm giảm tính cạnh tranh. - Tác động từ xu thế bảo hộ. TPP không được thông qua, và Tổng thống mới của Mỹ có xu hướng tăng cường thực hiện chủ nghĩa bảo hộ, có nghĩa là có xu hướng hạn chế nhập khẩu hàng hóa trong đó có hàng dệt may từ thị trường bên ngoài, và có thể phía Mỹ sẽ có nhiều biện pháp phi thuế quan như đưa ra các cam kết cao với các tiêu chuẩn về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn về lao động, môi trường, công đoàn, doanh nghiệp nhà nước, cơ chế đặc biệt về các biện pháp tự vệ đối với hàng dệt may, sẽ tích cực sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ, hàng rào kỹ thuật. Hàng hóa của Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ bị kiện bán phá giá, bị kiểm soát chặt chẽ bởi các quy định về hàng rào kỹ thuật, các biện pháp tự vệ... Các quy định về doanh nghiệp nhà nước, tiêu chuẩn lao động, môi trường, công đoàn, phát triển bền vững, là những vấn đề nhạy cảm và khó khăn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô 101
  7. vừa và nhỏ còn khó khăn trong thực hiện các tiêu chuẩn về môi trường, điều kiện làm việc của người lao. Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của nước ta. - Vấn đề quy định quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong TPP. Thông thường, theo quy định của WTO và các hiệp định thương mại tự do khác, quy tắc xuất xứ được áp dụng theo quy tắc chuyển dịch dòng thuế, có nghĩa là đối với hàng may mặc, được coi là có xuất xứ tại một nước, nếu hàng may mặc được cắt may toàn bộ, hay từng phần tại nước đó, phần còn lại được thực hiện ở các nước nội khối, còn vải và các phụ kiện có thể được nhập khẩu từ các nước ngoài khối, quy tắc xuất xứ này được gọi là quy tắc “cắt và may” Nhưng tiêu chuẩn xuất xứ quy định trong TPP có tiêu chuẩn cao hơn so với cơ chế hiện hành của WTO và có các quy định chặt chẽ hơn buộc các quốc gia thành viên phải tuân thủ và có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn các vấn đề về nguồn gốc xuất xứ của các mặt hàng nhập khẩu. Đối với hàng hóa nói chung, các thành viên của TPP đã đưa ra quy tắc cộng gộp về tỷ lệ nội địa hóa phải đặt từ 35-45% trở nên thì hàng hóa đó mới được coi là có xuất xứ từ các thành viên của TPP và được hưởng các ưu đãi từ TPP, có nghĩa là trị giá phần nguyên vật liệu để sản xuất ra hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên của TPP chiếm từ 35-45% trị giá hàng hóa nhập khẩu đã được điều chỉnh (chỉ tính trên giá FOB). Tuy nhiên để sản xuất ra hàng dệt may phải trải qua bốn công đoạn chính : sản xuất xơ, sợi, vải và cắt may thành hàng may mặc, và xuất quy tắc xuất xứ cho hàng dệt theo quy tắc “từ sợi trở đi - yarn forward”, được gọi là quy tắc “ba công đoạn”, có nghĩa là sản phẩm dệt may, để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu theo TPP thì sản phẩm dệt may, các công đoạn sợi, vải, cắt may phải được thực hiện tại các nước thành viên của TPP. Với quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi - yarn forward”, theo đó các sản phẩm dệt may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan TPP phải được sản xuất từ sợi trở đi tại các nước thành viên của TPP. Tuy nhiên, bên cạnh quy tắc chung thì sẽ có ngoại lệ nằm trong hai danh sách bổ sung (danh mục các hàng dệt may không áp dụng quy tắc này) hay còn gọi là danh mục “nguồn cung ngắn hạn thiếu hụt - short supply”. Đây là các sản phẩm mà nguồn cung từ các nước thành viên TPP không đủ và do đó có thể được cung cấp bởi các nguồn ngoài TPP mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế, hay còn gọi là danh mục các ngoại lệ không áp dụng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi - yarn forward”. Có hai loại danh mục nguồn cung ngắn hạn thiếu hụt là danh mục thường xuyên và danh mục tạm thời. Danh mục thường xuyên -permanent: bao gồm các nguyên liệu dệt may hiện không được sản xuất trong các nước thành viên TPP và cũng không hy vọng được sản xuất trong tương lai. Các sản phẩm dệt may sử dụng loại nguyên vật liệu trong danh mục này sẽ được áp dụng quy tắc “cắt và may”. Danh mục tạm thời - temporary: bao gồm các nguyên liệu dệt may hiện không được sản xuất trong các nước thành viên của TPP, nhưng có thể được sản xuất trong tương lai, vì thế các sản phẩm dệt may sử dụng nguyên liệu trong danh mục này sẽ chỉ áp dụng quy tắc “cắt và may” trong một khoảng thời gian, sau đó thì các sản phẩm này sẽ phải áp dụng theo quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi - yarn forward”. 102
  8. Theo thỏa thuận đạt được trong đàm phán TPP với quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi - yarn forward” là một thách thức cho ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam. Trong chuỗi dệt may từ xơ, sợi, dệt, cắt may, thì cắt may chiếm gần 70%, các công đoạn còn lại chiếm gần 30%, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xe sợi chỉ chiếm 6%, dệt đan chiếm 17%, lĩnh vực nhuộm chiếm 4%. Nhưng có một nghịch lý là hơn 60% số sợi sản xuất trong nước được xuất khẩu ra nước ngoài, khâu yếu nhất trong chuỗi dệt may là công đoạn dệt vải và nhuộm. Hiện nay ngành dệt may Việt Nam trên 60% nguyên vật liệu là nhập khẩu từ nước ngoài, dưới 40% do trong nước cung cấp. Nhưng để được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP, thì sản phẩm dệt may Việt Nam cần được nội địa hóa từ khâu sợi trở đi, vì vậy cần đầu tư vào khâu sản xuất sợi, dệt nhuộm. Vì vầy để đón đầu cho TPP, trên thực tế, trong thời gian qua, đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Việt Nam kể cả của doanh nghiệp nước ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước tăng nhanh khi các nhà đầu tư kỳ vọng vào cơ hội mà TPP đem lại cho lĩnh vực này. Điển hình như về tình hình đầu tư vào ngành dệt nhuộm, từ năm 2000 đến cuối năm 2013, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong ngành dệt may của Việt Nam chỉ đạt 8,2 tỷ USD, trong đó 5 tỷ USD là đầu tư vào sản xuất hàng may mặc và 2 tỷ USD vào sản xuất kéo sợi.Tuy nhiên, chỉ trong hai năm, từ năm 2014 đến cuối 2015, có đến 5,8 tỷ USD vốn FDI đăng ký đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam, trong đó 3,3 tỷ USD là đầu tư vào sản xuất vải. Các đầu tư này chủ yếu đến từ các công ty Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc (Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam - Thời báo Kinh tế Sài Gòn). Theo đó, nếu TPP bị trì hoãn hoặc thậm chí không được thông qua thì việc này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của không ít nhà đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên việc đầu tư vào lĩnh vực dệt may, đặc biệt vào lĩnh vực dệt sẽ tạo khả năng cho Việt Nam chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu, mặc dù TPP không được thong qua. 3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Mặc dù có những khó khăn do hiệp định TPP không được thông qua, thị trường Mỹ có thể tăng cường các biện pháp bảo hộ. Còn đối với thị trường châu Âu, Anh sẽ đàm phán rời khỏi EU, một số nước như Pháp, Hà lan, các ứng cử viên tổng thống có xu hướng tăng cường chính sách bảo hộ mậu dịch, nhưng nhìn chung xu hướng tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa ngành dệt mau vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Kinh tế thế giới đang hồi phục và nhu cầu về hàng dệt may có xu hướng tăng cao, đó là những dấu hiệu tích cực đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam. Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng dệt may trong bối cảnh mới, cần thực hiện một số giải pháp sau. - Nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về tình hình mới. Mặc dù không có TPP thì Việt Nam vẫn hội nhập. Việt Nam và ASEAN đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và đang đàm phám nhiều hiệp định thương mại tự do khác như Việt Nam- EU, hoặc hiệp định tương tự như TPP là RCEP, tuy nhiên bao gồm nhiều nước thuộc TPP nhưng không có Mỹ nhưng vẫn đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Mặc dù có TPP hay không thì Việt Nam vẫn tiếp tục hội nhập sâu rộng với quốc tế, vẫn tạo ra nhiều cơ hội cho dệt may xuất khẩu nước ta. 103
  9. - Trên thực tế, thời gian qua Việt Nam đã gấp rút chuẩn bị các điều kiện cho TPP. Chính phủ rà soát các quy định pháp luật cho phù hợp với hiệp định thế hệ mới này. Bản thân nhiều DN cũng đã đầu tư để đón đầu cơ hội từ TPP, như đầu tư vào chuỗi bông, sợi, nhuộm, vải, và cả may mặc... Mặc dù TPP không được thông qua, thì những sự đầu tư đó cũng là tạo điều kiện cho công nghiệp phụ trợ phát triển, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu, là điểm mấu chốt nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp cần chủ động tận dụng các lợi thế đã đầu tư để phát triển sang các thị trường đã có các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam và ASEAN đã và sẽ ký kết trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp còn thiếu các thông tin về các hiệp định thương mại tự do bao gồm các hiệp định đã ký kết và các hiệp định đang đàm phán. Cho nên các cơ quan quản lý nhà nước cần có các biện pháp, phổ biến và cung cấp các thông tin về các hiệp định thương mại tự do nói chung và các thông tin có liên quan đến hoạt động xuất khẩu dệt may cho các doanh nghiệp. Ngoài hình thức cung cấp thông tin qua hệ thống thông tin truyền thông như truyền thanh, truyền hình, qua các Webside, sách, báo... cần tổ chức các cuộc hội thảo và tập huấn chuyên đề để các doanh nghiệp có được các thông tin và hiểu biết đầy đủ hơn về hiệp định và các chủ trương chính sách của nhà nước để vận dung vào các hoạt động kinh doanh tận dụng được các cơ hội do các hiệp định thương mại tự do khác mang lại, vượt qua thách thức đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. - Khi TPP không được thông qua, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường, chú trọng những thị trường có hiệp định thương mại tự do, để hưởng lợi thế từ giảm thuế nhập khẩu Tăng cường các hoạt động xúc tiến xuất khẩu vĩ mô, giới thiệu quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường nước ngoài, giúp các doanh nghiệp thâm nhập thị trường, xây dựng các chương trình phát triển các mặt hàng mới có lợi thế, các mặt hàng có tính mẫu mốt, có giá trị gia tăng cao, xây dựng thương hiệu quốc gia, tạo chỗ đứng và uy tín cho hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường thế giới. - Cần tận dụng các đầu tư chuẩn bị cho TPP để phát triển thiết kế mẫu, một hoạt động quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu dệt may để tạo điều kiện đổi mới và phát triển sản phẩm mới, tạo ra các sản phẩm thời trang, gia tăng giá trị cho sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện để chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp. - Triển vọng TPP không được thông qua, một số nước và Hoa kỳ có xu hướng áp dụng các biện pháp bảo hộ. Cho nên cần tăng cường các biện pháp ứng phó như: Nâng cao hiệu lực của hệ thống cảnh báo sớm về chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ. Tích cực hỗ trợ, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến chống bán phá giá, trợ cấp, TBT, quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn lao động... Tích cực ký kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong các tiêu chuẩn, trong kiểm tra đánh giá, chứng nhận hợp chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa của nước ta thâm nhập thị trường thế giới. - Cần tiếp tục khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may, đặc biệt trong lĩnh vực dệt nhuộm và sợi để đảm bảo chủ động nguồn cung trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành may mặc xuất khẩu phát triển, phát huy hiệu quả và lợi thế cạnh tranh. Cần khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, để đầu tư công nghệ hiện đại, có quy mô đủ lớn có khả 104
  10. năng canh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và cạnh tranh trong xuất khẩu. Mặt khác, thu hút có chọn lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài, để đảm bảo các doanh nghiệp này có tính chất lan tỏa tạo điều kiện tốt cho ngành dệt may phát triển và đảm bảo môi trường. - Tích cực đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô, nâng cao năng suất lao động, có chính sách giữ và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao như các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ thiết kế mẫu và công nhân lành nghề, nâng cao khả năng để chiếm lĩnh thị trường. - Các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện đa dạng hóa mặt hàng, giảm giá thành sản phẩm, chuyển dần từ các sản phẩm có chất lượng trung bình giá rẻ sang các sản phẩm mẫu mốt có giá trị gia tăng cao, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm, thực hiện chiến lược sản phẩm phù hợp với từng phân khúc thị trường, chủ động và tăng cường thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu phát triển thị trường, đồng thời nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Văn Châu (2014) Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương- TPP và vấn đề tham gia của Việt Nam, Nhà xuất bản Bách khoa. 2. Chính phủ Việt Nam (2011) Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020. 3. Phạm Minh Đức (2014) Ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh thực hiện Hiệp định đối tác xuyên Thái Bính dương (TPP), Hội thảo VCCI tại Hà nội. 4. Nguyễn Anh Tuấn (2015) Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) và tác động tới Việt Nam, NXB chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà nội 2015. 5. VCCI (2014) TPP- Hiệp định Thương mại tự do Thế kỷ 21: Kỳ vọng và thách thức. 105
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
37=>1