intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu và tác động của rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng vượt rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu nông, lâm, thủy sản góp phần thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam

  1. RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN VIỆT NAM ThS. Đào Thị Ly Sa Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Tóm tắt: Việt Nam gia nhập vào các tổ chức quốc tế đã mở ra những triển vọng to lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng gặp phải không ít các rào cản thương mại, đặc biệt là các rào cản phi thuế quan. Bài viết tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu và tác động của rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng vượt rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản góp phần thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản trong thời gian tới. Từ khóa: Rào cản phi thuế quan, xuất khẩu, nông, lâm và thuỷ sản NON-TARIFF BARRIERS FOR THE EXPORT OF AGRICULTURE, FORESTRY AND FISHERY IN VIETNAM Abstract: The accession of Vietnam to international institutions has opened up great prospects for export and import activities. However, the export and import activities of Vietnam also face many trade barriers, especially non-tariff barriers. The paper focuses on analyzing the export situation and effects of non-tariff barriers on Vietnam's agricultural, forestry and fishery exports. On that basis, several solutions are proposed to overcome non-tariff barriers to promote the export of agricultural, forestry and fishery products in the coming time. Keywords: Non-tariff barriers, export, agriculture, forestry and fishery 1. Đặt vấn đề Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia vào các thiết chế kinh tế đa phương và khu vực, mở ra những triển vọng to lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản nói riêng. Đặc biệt, các FTA thế hệ mới mở ra cơ hội mới, đặt Việt Nam trước một sân chơi mới với những thay đổi mang tính chiến lược nhằm nâng cao khả năng hợp tác kinh tế, gỡ bỏ những rào cản thuế quan trước đây từng cản trở quá trình giao thương giữa các quốc gia. Các FTA thế hệ mới giúp Việt Nam được hưởng ưu đãi nhiều hơn về thuế quan, phi thuế quan, đồng thời có điều kiện cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, tránh phụ thuộc quá mức vào thị trường truyền thống. Điển hình, với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hàng loạt nông sản xuất khẩu của các nước thành viên, trong đó có Việt Nam sẽ được giảm thuế như: tại thị trường Canada, Việt Nam đạt được thỏa thuận 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ được xóa bỏ thuế quan; được xóa bỏ thuế quan 78% kim ngạch xuất khẩu nông sản, 91% kim ngạch xuất 373
  2. khẩu thủy sản và 97% kim ngạch xuất khẩu gỗ tại thị trường Nhật Bản; Chile sẽ xóa bỏ thuế đối với hầu hết các mặt hàng nông sản, thủy sản có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam… Bên cạnh đó, với EVFTA, đây là hiệp định thương mại tự do có mức cam kết cao nhất dành cho Việt Nam trong số các FTA đã được ký kết, với hơn 99% dòng thuế nhập khẩu giữa hai bên được xóa bỏ trong lộ trình từ 7 đến 10 năm. Trong đó, thuế suất nhiều mặt hàng nông sản nước ta có thế mạnh sản xuất và xuất khẩu như gạo, thủy sản, cà-phê, ca-cao…, được cắt giảm ngay hoặc trong lộ trình ngắn. Trong thời gian vừa qua, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể với kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 37,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019. Song song với những thuận lợi, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng gặp phải không ít các rào cản thương mại, đặc biệt là các rào cản phi thuế quan. Thực tế, bên cạnh cam kết mở cửa thị trường thông qua việc cắt giảm thuế, nhiều nước nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản đang siết chặt hơn nữa hàng rào kỹ thuật và những yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, cấp chứng thư xuất khẩu, đẩy mạnh chính ngạch, thanh kiểm tra chất lượng tại nước xuất khẩu… Đầu tháng 8-2020, khi Hiệp định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực, nhiều thị trường nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản siết chặt hơn nữa hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại, yêu cầu mới về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cấp chứng thư xuất khẩu, đẩy mạnh chính ngạch, thanh kiểm tra chất lượng tại nước xuất khẩu... Điều này gây không ít khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản. Việc đưa nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam vượt rào, tiến sâu vào thị trường thế giới đang là bài toán mà ngành nông nghiệp, doanh nghiệp và cả nông dân phải hợp sức cùng giải quyết. Bằng việc sử dụng các dữ liệu thông tin thứ cấp được thu thập từ tạp chí, báo cáo khoa học, số liệu thống kê các nguồn thông tin từ internet và các nhận định đánh giá của các nhà chuyên môn, bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản và tác động của các rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng vượt rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản góp phần thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản trong thời gian tới. 2. Cơ sở lý luận về rào cản phi thuế quan Nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 1997 đã định nghĩa: "Các hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu". Cách đề cập này chủ yếu dựa trên phạm vi áp dụng (biên giới) của các biện pháp phi thuế quan. Tại Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, Nguyễn Hữu Khải (2005), Đinh Văn Thành (2005) sử dụng khái niệm về rào cản phi thuế quan của Bộ Thương Mại như sau: ngoài thuế quan ra, tất cả các biện pháp khác, dù là theo quy định pháp lý hay tồn tại trên thực tế, ảnh hưởng đến mức độ và phương hướng nhập khẩu được gọi là các rào cản phi thuế quan. Mỗi rào cản phi thuế quan có thể có một hoặc nhiều thuộc tính như áp dụng tại biên giới hay nội địa, được duy trì một cách chủ động hay bị động, phù hợp hoặc không phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm bảo hộ hay không bảo hộ... 374
  3. Rào cản phi thuế quan có nhiều loại và được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau. Theo UCTAD (2012), các rào cản phi thuế quan được phân thành 2 nhóm biện pháp: i) Các biện pháp kỹ thuật và ii) Các biện pháp phi kỹ thuật (bảng 1). Tuy nhiên, việc phân loại này không dựa trên tính chất hạn chế thương mại, tính hợp pháp hoặc sự phân biệt đối xử của các biện pháp phi thuế quan. Theo nghiên cứu của Trung tâm WTO và Hội nhập (2019), các biện pháp phi thuế quan gia tăng mạnh mẽ trong khi thuế quan có xu hướng giảm mạnh trong vòng 20 năm qua. Nhiều quốc gia đã gia tăng các biện pháp phi thuế quan, coi đó là các biện pháp tự vệ để kiểm soát xuất khẩu và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước. Sự xuất hiện của các biện pháp phi thuế quan đã có tác động nhất định lên thương mại, dù những tác động này rất phức tạp và khó có thể tính toán được. Trong đó, tác động của các biện pháp phi thuế quan lên các sản phẩm nông nghiệp cao hơn nhiều so với các sản phẩm công nghiệp ở tất cả các quốc gia và mức thu nhập khác nhau. Bảng 1: Phân loại các rào cản phi thuế quan Biện pháp kỹ Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) thuật Các rào cản kỹ thuật với thương mại (TBT) Kiểm tra trước khi giao hàng và các thủ tục khác Biện pháp phi kỹ Các biện pháp phòng vệ thương mại thuật Cấp phép không tự động, hạn ngạch, biện pháp cấm và các biện pháp kiểm soát chất lượng khác với SPS hoặc TBT Các biện pháp kiểm soát giá, bao gồm các loại thuế và phí bổ sung Các biện pháp tài chính Các biện pháp ảnh hưởng đến cạnh tranh Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại Hạn chế phân phối Hạn chế về dịch vụ sau bán hàng Trợ cấp (trừ trợ cấp xuất khẩu) Hạn chế mua sắm chính phủ Sở hữu trí tuệ Quy tắc xuất xứ Nguồn: UCTAD (2012) 3. Thực trạng xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới thị trường hàng hóa toàn cầu, khiến nhiều quốc gia phải đóng cửa biên giới và nhu cầu tiêu dùng sụt giảm mạnh, trong khi các rào cản thương mại từ những thị trường nhập khẩu không ngừng gia tăng, thì việc xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2020 vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao tăng 3,6% so với năm 2019 và chiếm 13,2% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước (Bảng 2). Mặc dù, tỷ trọng xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản năm 2020 có giảm sút 0,43% so với năm 2019 nhưng tổng kim ngạch cả năm 2020 đạt được 37,4 tỷ USD cao hơn so với mức ước tính đạt 37,1 tỷ USD trước đó. Trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhóm nông, lâm, thuỷ sản, 4 mặt hàng ghi nhận mức tăng trưởng tăng bao gồm gạo với giá trị kim ngạch 3,12 tỷ USD tăng 11,2%, kim ngạch cao su đạt 2,38 tỷ USD tăng 3,6%, sắn và sản phẩm từ sắn đạt kim ngạch 1,01 tỷ USD tăng 4,7%, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12,37 tỷ USD 375
  4. tăng 16,2%. Đặc biệt, gỗ và sản phẩm gỗ đạt mức tăng trưởng cao nhất xuất phát từ việc đẩy mạnh các kênh bán hàng trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, thúc đẩy kết nối online qua các kênh bán hàng quy mô toàn cầu như Alibaba, Amazon... đồng thời với sự gia tăng xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ vì nhu cầu tiêu dùng đồ nội thất tăng lên trong thời gian giãn cách vì covid-19 và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khiến nhiều nhà nhập khẩu Mỹ chuyển từ mua đồ gỗ Trung Quốc sang mua đồ gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, các mặt hàng còn lại kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm 2019 trong đó mặt hàng rau quả giảm mạnh nhất xuống 12.71%. Nguyên nhân chủ yếu của sụt giảm mặt hàng rau quả do thị trường lớn Trung Quốc giảm đáng kể lên đến 25,7% vì tình hình dịch bệnh cộng thêm những quy định siết chặt hàng nông sản nhập khẩu sang Trung Quốc. Bảng 2: Tình hình xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản trong năm 2020 Đơn vị tính: Lượng: nghìn tấn; Kim ngạch: Triệu USD Mặt hàng chủ yếu Năm 2020 So với năm 2019 Tỷ trọng (%) (%) Lượng Kim Lượng Kim Năm Năm ngạch ngạch 2020 2019 Tổng kim ngạch xuất 282.655 6,96 100 100 khẩu Nhóm nông, lâm, 37.400 3,57 13,23 13,66 thủy sản Thủy sản 8.413 -1,51 2,98 3,23 Rau quả 3.269 -12,71 1,16 1,42 Hạt điều 515 3.211 13,00 -2,35 1,14 1,24 Cà phê 1.565 2.741 -5,57 -4,24 0,97 1,08 Chè 135 218 -1,75 -7,82 0,08 0,09 Hạt tiêu 285 661 0,35 -7,50 0,23 0,27 Gạo 6.249 3.120 -1,91 11,18 1,10 1,06 Sắn và các sản phẩm 2.808 1.012 4,71 0,36 0,36 0,37 từ sắn - Sắn 650 142 78,46 0,05 0,05 0,03 Cao su 1.750 2.384 3,63 0,84 0,84 0,87 Gỗ và sản phẩm gỗ 0 12.372 16,15 4,38 4,03 - Sản phẩm gỗ 0 9.535 22,45 3,37 2,95 Nguồn: Tổng cục Hải quan Về thị trường xuất khẩu, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của nước ta vượt xa so với các thị trường khác. Trong năm 2020, trước những khó khăn do dịch Covid-19 và đặc biệt Mỹ là quốc gia chịu thiệt hại lớn nhất về kinh tế do dịch bệnh, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam vẫn đạt giá trị cáo với 10,4 tỷ USD, chiếm 27,9% trong tổng thị phần tăng so với mức tỷ trọng chiếm 23,4% trong năm 2019 (Bảng 3). Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 68,8% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Mỹ. Đứng thứ hai về xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản năm 2020 là thị trường Trung Quốc đạt gần 8.06 tỷ USD, chiếm 21,55% thị phần. Tuy nhiên, so với năm 2019 xuất nông, lâm, 376
  5. thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc giảm 2,4%, đây là năm thứ 2 liên tiếp xuất khẩu nhóm hàng này sang Trung Quốc suy giảm. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như thuỷ sản giảm 4.8%, hạt điều giảm 13,8% và đặc biệt là mặt hàng rau quả giảm đến 25.5%. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình dịch Covid tác động mạnh ở Trung Quốc, thêm vào đó là từ giữa năm 2019 Trung Quốc tăng cường thực hiện những quy định cho nông sản nhập khẩu sang Trung Quốc về truy suất nguồn gốc, quản lý đóng gói và kiểm tra kiểm soát làm ảnh hưởng đáng kể đến việc xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Bảng 3: Thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong năm 2020 Thị trường Năm 2020 So với năm Tỷ trọng (%) (nghìn USD) 2019 (%) Năm 2020 Năm 2019 Tổng 37.399.662 3,57 100 100 Mỹ 10.414.788 23,09 27,85 23,43 Trung Quốc 8.058.243 -2,45 21,55 22,88 EU 3.390.724 -5,43 9,07 9,93 Đức 862.617 -4,20 2,31 2,49 Hà Lan 826.256 5,38 2,21 2,17 Italia 406.975 -7,38 1,09 1,22 Bỉ 323.257 -0,82 0,86 0,90 Pháp 316.981 -16,04 0,85 1,05 Tây Ban Nha 304.710 -21,71 0,81 1,08 Ba Lan 106.595 16,46 0,29 0,25 Đan Mạch 79.610 3,53 0,21 0,21 Bồ Đào Nha 58.961 -23,70 0,16 0,21 Thụy Điển 40.866 -12,33 0,11 0,13 Hy Lạp 36.142 -9,70 0,10 0,11 Rumani 13.986 6,48 0,04 0,04 Phần Lan 6.785 -17,14 0,02 0,02 Cộng Hoà 5.799 -33,57 0,02 0,02 Séc Hunggary 1.185 -81,89 0,00 0,02 Nhật Bản 3.103.290 -0,24 8,30 8,61 Hàn Quốc 1.894.159 0,64 5,06 5,21 Philippin 1.296.629 6,87 3,47 3,36 Anh 745.397 -8,03 1,99 2,24 Canada 636.206 10,67 1,70 1,59 Australia 634.132 11,85 1,70 1,57 Thái Lan 585.143 3,34 1,56 1,57 Malaysia 559.703 -0,69 1,50 1,56 Nga 422.204 1,48 1,13 1,15 Đài Loan 416.104 4,64 1,11 1,10 Hồng Kông 310.398 -5,44 0,83 0,91 Gana 282.293 32,75 0,75 0,59 Ấn Độ 213.263 -42,24 0,57 1,02 Singapore 213.200 -3,28 0,57 0,61 Bờ Biển Nga 207.519 -17,86 0,55 0,70 377
  6. Thị trường Năm 2020 So với năm Tỷ trọng (%) (nghìn USD) 2019 (%) Năm 2020 Năm 2019 UAE 191.933 5,29 0,51 0,50 Pakixtan 136.127 -5,85 0,36 0,40 Ixraen 121.948 -10,81 0,33 0,38 Indonesia 117.207 13,38 0,31 0,29 Ả Rập Xê út 115.140 8,15 0,31 0,29 Ai Cập 101.611 1,37 0,27 0,28 Angiêri 99.044 -23,52 0,26 0,36 Mexico 83.306 -43,33 0,22 0,41 Irắc 79.184 -56,72 0,21 0,51 Campuchia 78.943 23,07 0,21 0,18 Lào 69.844 -47,97 0,19 0,37 Braxin 63.337 -19,35 0,17 0,22 Ukraina 61.569 9,00 0,16 0,16 New Zealand 60.976 -9,12 0,16 0,19 Thổ Nhĩ Kỳ 55.697 -15,31 0,15 0,18 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Riêng đối với thị trường EU, năm 2020 xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường EU đạt 3,39 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 9.1% tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam và là thị trường lớn thứ ba của xuất khẩu nông sản Việt Nam (sau Mỹ, Trung Quốc). Mặc dù, tận dụng cơ hội có được từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường này có xu hướng cải thiện với tốc độ tăng trưởng của một số mặt hàng nông sản vào EU tăng nhanh rõ rệt trong đó có sự gia tăng đáng kể về kim ngạch xuất khẩu rau quả trong vòng 5 tháng tăng 12.5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, từ giữa quý IV/2020, dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ trở lại trên toàn khối EU, khiến hàng nhiều quốc gia buộc phải áp đặt các biện pháp phong tỏa, khiến cầu tiêu dùng suy giảm và nền kinh tế EU có nguy cơ suy thoái trở lại. Bên cạnh đó, sự tăng cường về các biện pháp rào cản phi thuế quan làm cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang khối thị trường EU trong cả năm 2020 giảm 5.4% so với năm 2019 trong đó suy giảm mạnh nhất với 81,9% ở Hungary. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang các thị trường khác như Hàn Quốc, Canada, Australia, Philippin… vẫn đạt mức tăng trưởng dương tuy nhiên tỷ trọng có giảm so với năm 2019. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang các thị trường lớn khác như Nhật Bản, Anh hay Ấn Độ sụt giảm so với năm 2019 do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Nhìn chung, với sự nỗ lực của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong việc kiểm soát tốt dịch Covid, đồng thời với sự nỗ lực trong việc mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp và chính phủ cộng với sự tác động tích cực đến từ các FTA tạo nên sự thúc đẩy tăng trưởng cho xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản trong năm 2020. Những kết quả đạt được về xuất khẩu nông lâm, thuỷ sản trong năm 2020 là nền tảng quan trọng và tạo đà bức phá cho hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới. Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong tân dụng cơ hội từ các các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực theo tiêu chuẩn khắt khe của thị trưởng nhập khẩu. 378
  7. 4. Thực trạng áp dụng rào cản phi thuế quan của các nước và tác động của rào cản phi thuế quan đối với nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 4.1. Thực trạng áp dụng rào cản phi thuế quan của các nước đối với nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam Với việc tham gia vào nhiều Hiệp định thương mại quốc tế, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ dần đối với hàng hoá xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản nói riêng, tuy nhiên các nước nhập khẩu lại siết chặt hơn nữa hàng rào phi thuế quan đặc biệt quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật về nhãn, chất lượng hàng hóa, các quy định về truy xuất nguồn gốc xuất xứ… và các biện pháp về phòng vệ thương mại. Trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu, các rào cản phi thuế quan tập trung vào nhóm công nghệ chế biến và nhóm nông sản (Bảng 4). Riêng đối với nhóm nông sản, các biện pháp kiểm dịch động, thực vật (SPS) chiếm tỷ trọng cao với 12.009 biện pháp với tỷ lệ 50%, tiếp đến là rào cản kỹ thuật (TBT) chiếm 26%, biện pháp phòng vệ thương mại và các biện pháp khác còn lại chiếm 24%. Bảng 4: Số lượng rào cản phi thuế quan áp dụng đối với hàng xuất khẩu Việt Nam Nhóm hàng xuất Rào cản kỹ thuật Biện pháp kiểm Phòng vệ Khác khẩu chủ lực đối với thương dịch động, thực thương mại mại vật Nhóm nông sản 6.281 12.009 15 5.758 Khoáng sản 2.564 824 3 1.384 Nhóm công nghệ chế 36.594 9.968 192 16.612 biến Dệt may 1.359 532 18 921 Giày dép 572 125 2 546 Máy móc và thiết bị 5.164 106 15 1.050 điện Nguồn: Nguyễn Bích Thủy (2020) Đối với mỗi thị trường xuất khẩu cũng có những thông báo quy định yêu cầu khác nhau và số lượng thông báo tăng qua các năm. Theo Ngọc Ánh (2020), các hiệp định tự do thế hệ mới đã mở rộng hơn cho sản phẩm nông sản Việt Nam nhưng bên cạnh đó sự gia tăng về rào cản phi thuế quan thông qua việc gia tăng các thông báo về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS). Theo thống kê của Văn phòng SPS Việt Nam, 18 thị trường là đối tác thương mại chính của Việt Nam đã gửi thông báo thay đổi quy định SPS với tổng số hơn 2.200 thông báo từ năm 2015 đến nay. Giai đoạn 2015 - 2019, số lượng thông báo SPS tăng đều qua các năm và chênh lệch hơn gấp đôi từ 219 thông báo năm 2015 lên 579 vào năm 2019. Từ đầu năm 2020 đến nay, Văn phòng SPS Việt Nam đã tổng hợp được 498 thông báo mới, nhiều nhất là từ Liên minh châu Âu (EU) với 84 thông báo, tiếp đến là Nhật Bản 82 thông báo, Canada với 59 thông báo, Mỹ với 51 thông báo và Hàn Quốc là 30 thông báo. Riêng tháng 9/2020, 69 thông báo dự thảo và văn bản qui phạm pháp luật có hiệu lực quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật của các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có thể ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Đặc biệt, khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực đối với Việt Nam, số thông báo thay đổi quy 379
  8. định SPS từ các quốc gia nhập khẩu nhìn chung tăng lên rõ rệt. Điển hình, trong khi giai đoạn 2015-2018 chỉ 6 đến 62 thông báo/năm từ quốc gia Nhật Bản nhưng khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực vào năm 2019, Nhật Bản đối tác lớn trong CPTPP đã có đến 142 thông báo. Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đang gặp phải một số khó khăn do nhu cầu của thị trường này sụt giảm sau các biến động kinh tế và tác động của dịch COVID-19. Bên cạnh đó, theo Minh Huyền (2020) chỉ ra rằng 89% mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chịu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan thông qua các biện pháp SPS (biện pháp vệ sinh dịch tễ) kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… , các biện pháp kỹ thuật (TBT) quy định về nhãn, chất lượng hàng hóa và các quy định về truy xuất nguồn gốc xuất xứ…do thị trường nhập khẩu Trung Quốc đặt ra. Ngoài thị trường Trung Quốc, một số thị trường nhập khẩu cũng đã thay đổi quy định về chứng nhận an toàn thực phẩm nhập khẩu: Hàn Quốc yêu cầu các nhà xuất khẩu phải có chứng nhận chứng minh rằng các sản phẩm thủy sản không nhiễm virus div1, vius hồ cá rô, virus viêm gan tụy hoại tử, salmonid alphavirus và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Quy định này chính thức áp dụng từ ngày 1/8/2021. Đối với Úc, từ ngày 14/5/2020, Úc ban hành các điều khoản mới nghiêm ngặt hơn cho sản phẩm tôm và các sản phẩm từ tôm chưa nấu chín xuất khẩu sang thị trường này. Theo Bộ nông nghiệp Úc (2020), tôm và các sản phẩm từ tôm chưa được làm chín trước khi nhập khẩu vào thị trường Úc phải tuân thủ quy định theo hướng dẫn an toàn sinh học của nước này. Theo đó, sản phẩm này phải được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đã qua khâu sơ chế loại bỏ chỉ tôm và được cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu chứng nhận không bị bệnh vi bào tử trùng và được phép nhập khẩu khi kết quả đạt yêu cầu. Với EU, ngay sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, thị trường này đã có thêm nhiều thông báo liên quan đến các quy tắc đối với các cơ sở nuôi trồng và vận chuyển động vật thủy sản. Ngoài các quy định của chính quyền, thị trường EU còn đưa ra nhiều tiêu chuẩn, chứng nhận của các hiệp hội người tiêu dùng, tổ chức phi chính phủ, nhà bán lẻ mà doanh nghiệp mong muốn xuất khẩu phải tuân thủ như tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm cho Hiệp hội bán lẻ Anh thiết lập (BRC), nuôi trồng thủy sản bền vững (ASC), thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP). Có thể thấy, việc các quốc gia nhập khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam ngày càng gia tăng các rào cản phi thuế quan, đòi hỏi những yêu cầu khắt khe hơn cho việc xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu những yêu cầu của nước nhập khẩu cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh để vượt qua các rào cản phi thuế quan thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới. 4.2. Tác động của rào cản phi thuế quan đến xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam 4.2.1. Tác động tích cực Với sự gia tăng rào cản phi thuế quan từ những thị trường nhập khẩu, kết quả đạt được của xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam thời gian vừa qua cho thấy tác động tích cực từ rào cản phi thuế quan như sau: 380
  9. Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động, tích cực tìm kiếm thị trường mới thay vì thay vì chỉ tập trung vào thị trường truyền thống là Trung Quốc. Ðể dần thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào một thị trường, các doanh nghiệp đã cơ cấu, phân bổ lại thị trường, đồng thời thiết lập những vùng nguyên liệu ổn định, kiểm soát chất lượng từ nuôi trồng đến chế biến và tiêu thụ để tiếp cận các thị trường khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam chú trọng vào việc lên kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa ra các biện pháp dự phòng, chủ động tìm các nguồn nguyên liệu mới để thay thế các nguồn nhập khẩu từ một thị trường; có chiến lược tiếp cận bài bản như tổ chức lại hạ tầng vận chuyển, khai thác các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Ðông, Châu Phi,... Thứ hai, xu hướng rào cản phi thuế quan tăng góp phần tích cực gia tăng sự đoàn kết giữa các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và chính quyền địa phương. Các tổ chức xúc tiến thương mại tại địa phương, các hiệp hội ngành hàng thực hiện vai trò dẫn dắt, hỗ trợ của trong việc nắm bắt nhu cầu về thông tin thị trường xuất - nhập khẩu của DN, qua đó thường xuyên trao đổi thông tin với các đơn vị thuộc Bộ để kịp thời xử lý, giải quyết tốt những vấn đề đặt ra, nhất là các khó khăn vướng mắc nảy sinh của cộng đồng DN. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ năng động từ các cơ quan liên quan và hệ thống Thương vụ ở nước ngoài trong việc tiếp cận thị trường, khai thông các kênh bán hàng mới cho nông sản. Bên cạnh đó, trước thách thức của bảo hộ thương mại trong đó có rào cản phi thuế quan cản trở xuất khẩu của Việt Nam, nhà nước đã tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, thu hút thêm nhiều dự án đầu tư nước ngoài. Các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP, EVFTA hay mới đây nhất là UKVFTA sẽ tiếp tục là “đòn bẩy” quan trọng hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản trong thời gian tới. 4.2.2. Tác động tiêu cực Trong khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ dần thì các nước nhập khẩu lại gia tăng hàng rào phi thuế quan, điều này khiến cho xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam bị giảm sút hoặc không tăng như kì vọng. Trên thực tế, rào cản phi thuế quan được xây dựng nhằm hạn chế lượng hàng hoá nhập khẩu vào một quốc gia, do đó điều tất nhiên là nó sẽ làm hạn chế lượng xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam. Vương Ngọc và Phương Nhung (2020) cho rằng ở thị trường nào thuế quan được dỡ bỏ thì tương ứng với rào cản phi thuế quan nâng lên và quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tốt nhưng nguy cơ đi kèm Việt Nam phải đối mặt với gần 200 vụ phòng vệ thương mại với kim ngạch bị ảnh hưởng lên đến 12 tỉ USD. Thống kê cho thấy, với hàng xuất khẩu bị trả lại mỗi năm Việt Nam thiệt hại hơn 14 triệu USD (Nguyễn Bích Thủy, 2020). Ngoài ra, nông sản Việt Nam luôn đứng trước nguy cơ bị trả lại, mất quyền kiểm soát hoặc gia tăng tần suất kiểm tra do chưa đáp ứng được các quy định SPS tại các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ và EU (Nguyễn Anh Thu và Nguyễn Thị Minh Phương, 2015). Trong năm 2019, 101 trường hợp bị từ chối nhập khẩu vào Nhật Bản và 65 trường hợp bị từ chối nhập khẩu vào EU, 226 trường hợp nông sản thực phẩm Việt Nam bị từ chối nhập khẩu vào Mỹ. 381
  10. Bên cạnh đó, rào cản phi thuế quan làm tăng chi phí xuất khẩu cho doanh nghiệp trong việc xử lý các vụ kiện thương mại. Theo báo cáo về phòng vệ thương mại (PVTM) của Bộ công thương (2021), số lượng vụ việc điều tra PVTM đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam năm 2020 tăng cao với tổng số 39 vụ việc, cao gấp 2,5 lần so với 16 vụ của năm 2019 và bằng gần 20% tổng số vụ việc tính từ năm 1995 đến nay. Trong đó, vụ việc chống bán phá giá có tỷ lệ cao nhất với 21 vụ chiếm 53,8%, tiếp đó là các vụ việc tự vệ với 10 vụ, chiếm 25,6%, thứ ba là các vụ việc chống trợ cấp với 6 vụ việc, chiếm 15,4% và cuối cùng là các vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với 2 vụ việc, chiếm 5%. Đối với một vụ điều tra thương mại, thời gian thường kéo dài từ 12 đến 18 tháng, sau đó với nhiều lần rà soát thuế và thời gian áp thuế trừng phạt doanh nghiệp phải mất thời gian thêm 5 năm, thậm chí đến 20 năm (Nguyễn Thị Bích Thuỷ, 2020). Để theo đuổi vụ việc điều tra thương mại, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí và nguồn lực bao gồm chi phí dịch thuật tài liệu, chi phí thuê luật sư tư vấn, các chi phí định tính, chi phí đánh đổi của doanh nghiệp. Với thời gian kéo dài, thực tiễn các vụ kiện PVTM cho thấy, doanh nghiệp chịu nhiều chi phí và thiệt hại về thời gian. Ví dụ, chỉ tính thị trường Hoa Kỳ, vụ kiện cá tra, ba sa (năm 2002) tiêu tốn hơn 800.000 USD; vụ kiện tôm (năm 2003) tiêu tốn gần 3 triệu USD. Không chỉ những quy định mới, việc nước nhập khẩu thay đổi quy trình thực thi những quy định cũ cũng làm ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản Việt Nam. Bên cạnh đó, việc các quốc gia thay đổi quy trình kiểm dịch cũng ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, làm tăng chi phí vận chuyển. Điển hình, từ đầu năm 2020 đến nay, với việc thay đổi địa điểm kiểm dịch tại kho chuyển sang kiểm dịch tại cảng mà Trung Quốc đặt ra đã làm tăng khả năng hư hỏng chuối tươi do mất nhiệt, trầy xước 5%-7%. Đồng thời, chi phí đảo chuyển, bốc xếp làm doanh nghiệp phải tổn thất thêm 1-2 triệu đồng/container (Ngọc Ánh, 2020). 5. Giải pháp tăng cường khả năng vượt rào cản phi thuế quan đến xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam Để vượt qua các thách thức về hàng rào phi thuế quan đến xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam, cần phải có sự chung tay góp sức của nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu. Cụ thể: 5.1. Đối với nhà nước Cần tăng cường cung cấp thông tin về rào cản phi thuế quan cho doanh nghiệp. Rào cản phi thuế quan trong đó có các tiêu chuẩn, quy định chất lượng tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam rất đa dạng và phức tạp. Việc tiếp cận và vận dụng các thông tin này đối với phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam là rất khó khăn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ lúng túng trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu tại các thị trường, nhất là các thị trường khó tính, có hệ thống các tiêu chuẩn khắt khe. Do đó, cần tăng cường thông tin, phổ biến, hướng dẫn các quy định thị trường, rào cản kỹ thuật trong thương mại nông sản cho doanh nghiệp, xác định rõ định hướng thị trường để hoạt động xúc tiến hiệu quả hơn. Triển khai xây dựng một cổng thông tin về thị trường ngành hàng/quốc gia, vùng lãnh thổ và các rào cản để cung cấp cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Phối hợp các bộ, ngành, cơ quan chức năng để chủ động nắm bắt tình hình, áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu để kịp thời thông tin cho doanh 382
  11. nghiệp ứng phó; kịp thời thực hiện các giải pháp cụ thể, quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường. Xây dựng và triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường trang thiết bị, kỹ thuật mới, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế… để nâng cao sức cạnh tranh. Xây dựng mạng lưới các chuyên gia uy tín trong và ngoài nước trong lĩnh vực phòng vệ thương mại để bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp trong nước. 5.2. Đối với doanh nghiệp Doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi cách nhìn nhận đối với những tiêu chuẩn kỹ thuật, không coi đó là rào cản mà là mục tiêu để chinh phục nhằm đạt tới năng lực cạnh tranh cao hơn và phát triển bền vững hơn. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp phải tự nâng cao chất lượng sản phẩm qua việc đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật, đầu tư vùng nguyên liệu cũng như kiểm soát chặt chẽ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi chỉ khi làm tốt các vấn đề này, hàng hóa của doanh nghiệp Việt mới tạo được niềm tin với người tiêu dùng và từ đó mới có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư vào công nghệ mới, công nghệ hiện đại, đầu tư vào các vùng trồng cây nguyên liệu phục vụ cho gia công, sản xuất xuất để tăng giá trị sản phẩm, tăng cường chuỗi giá trị từ khâu nguyên liệu đến hoàn thành sản phẩm nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về quy định xuất xứ, tận dụng được được lợi ích từ việc giảm thuế và vượt qua các rào cản trong thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đổi mới phương thức hoạt động, thường xuyên theo dõi, phân tích diễn biến tình hình thị trường, dự báo những thách thức và rào cản thương mại có thể phát sinh để có kế hoạch và biện pháp ứng phó kịp thời, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực trong việc tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về phòng vệ thương mại để có thể xử lý nhanh chóng các vụ kiện ngay từ ban đầu, nhằm tránh nguy cơ gây tổn thất về thời gian và tiền của. Trên thực tế, nhiều DN Việt Nam chưa có bộ phận phụ trách pháp lý, dù bộ phận này đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài ra, DN Việt cũng chưa liên kết hoặc đặt hàng các dịch vụ tư vấn của luật sư để hỗ trợ mình về mặt pháp lý liên quan đến thu thập nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, hóa đơn chứng từ trong quá trình sản xuất cũng như nâng cao trình độ quản trị… Đồng thời, cần chủ động nghiên cứu thông lệ, thực tiễn xử lý các vụ kiện thương mại để rút kinh nghiệm cho mình và có biện pháp ứng phó. 6. Kết luận Việc gia tăng các rào cản phi thương mại sẽ là khó khăn và thách thức cho xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản nói riêng. Tuy nhiên, cần phải thích ứng và tìm hướng đi phù hợp, tăng cường khả năng vượt rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản góp phần thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản trong thời gian tới. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp ngành từ trung ương đến 383
  12. địa phương, không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như chủ động trang bị những kiến thức về phòng vệ thương mại kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước là những giải pháp chủ yếu cho sự phát triển của xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ công thương Việt Nam (2021), Báo cáo phòng vệ thương mại 2020. 2. Bộ nông nghiệp Úc (2020), “Interim import conditions for uncooked prawns and prawn products imported for human consumption into Australia”, Animal Biosecurity Advice 2020-A03. 3. Đinh Văn Thành (2005), Nghiên cứu các rào cản trong Thương mại Quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội. 4. Minh Huyền (2020), Nông sản nỗ lực thích ứng, vượt qua các rào cản phi thuế quan, trích xuất từ https://baocantho.com.vn/nong-san-no-luc-thich-ung-vuot-qua-cac-rao- can-phi-thue-quan-a125035.html 5. Ngọc Ánh (2020), Ứng phó với hàng rào phi thuế quan: Hạ thuế, nâng hàng rào kỹ thuật, truy suất từ https://nld.com.vn/kinh-te/ung-pho-voi-hang-rao-phi-thue-quan-ha- thue-nang-hang-rao-ky-thuat-20201018214355638.htm 6. Nguyễn Anh Thu và Nguyễn Thị Minh Phương (2015), Các quy định về dịch tễ và kiểm dịch động vật (SPS) doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 75, tr.34-43. 7. Nguyễn Bích Thủy (2020), Rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, Tạp chí Cộng sản. 8. Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế, NXB Lao ñộng Xã hội, Hà Nội. 9. Trần Ngọc Tú (2021), Sử dụng biện pháp phi thuế quan trên thế giới và những tác động đối với xuất khẩu của Việt Nam, Tạp chí Tài chính. 10. Trung tâm WTO và Hội nhập (2019), Hoa quả Việt Nam vượt qua các rào cản của thị trường EU để tận dụng cơ hội từ EVFTA. 11. Vương Ngọc và Phương Nhung (2020), Ứng phó với hàng rào phi thuế quan: Đối phó với đòn phòng vệ thương mại, truy suất từ https://nld.com.vn/kinh-te/ung-pho-voi- hang-rao-phi-thue-quan-doi-pho-voi-don-phong-ve-thuong-mai- 20201019211631871.htm 384
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2