Tác dụng của các loại hình thiết bị trong dạy học Vật lý
lượt xem 10
download
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của khoa học – công nghệ (KH– CN) đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của mỗi con người, từ kinh tế – xã hội đến văn hoá truyền thống, tạo nên những đặc điểm mới của thời đại, theo đó vấn đề đổi mới giáo dục đang diễn ra trên qui mô toàn cầu, tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, đến quá trình tổ chức và hệ thống giáo dục. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác dụng của các loại hình thiết bị trong dạy học Vật lý
- Tác dụng của các loại hình thiết bị trong dạy học Vật lý Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của khoa học – công nghệ (KH– CN) đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của mỗi con người, từ kinh tế – xã hội đến văn hoá truyền thống, tạo nên những đặc điểm mới của thời đại, theo đó vấn đề đổi mới giáo dục đang diễn ra trên qui mô toàn cầu, tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, đến quá trình tổ chức và hệ thống giáo dục. Với sự phát triển nhanh của KH–CN, dẫn đến kết quả là xuất hiện nhanh, nhiều những tri thức, những kĩ năng và những lĩnh vực nghiên cứu mới, đồng thời những tri thức cũ trở nên lỗi thời, lạc hậu, nảy sinh mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin với trình độ, thời gian, sức lực của người học quá tải. Trước những thay đổi ấy nếu con người không tiếp cận được với những tri thức mới, những hiểu biết mới, họ sẽ trở nên nhanh chóng lạc hậu với thời cuộc và bị đào thải. Xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải nhạy bén với cái mới, nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt các thành tựu KH–CN hiện đại. Để giải quyết vấn đề này, giáo dục phải tiếp cận được những thành tựu mới nhất của KH–CN bằng cách chọn lọc nội dung, đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại để giúp cho người học trong một thời gian ngắn có thể thu nhận được một lượng thông tin lớn. Vấn đề đổi mới giáo dục hiện nay đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Để làm được việc lớn đó, chúng ta phải thực sự cầu thị, chuyển biến từ cái nhỏ nhất:
- đó là cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học trong từng bài học, trong từng giờ học, làm cho quá trình dạy của Thầy và học của Trò đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện có thể có. Do những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học nên các phương tiện kĩ thuật phục vụ dạy học ở các trường phổ thông hiện nay được trang bị ngày càng nhiều. Mặt khác, nhờ có sự phát triển nhanh của khoa học kĩ thuật mà giá thành của các thiết bị nghe nhìn trong những năm qua giảm đáng kể, tạo điều kiện tốt cho các đơn vị Sở Giáo Dục, các Trường phổ thông mạnh tay trong việc mua sắm các thiết bị dạy học. Trước đây, nhiều địa phương do những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau nên chưa thực sự coi trọng việc sử dụng các loại hình TBDH vào quá trình dạy học. Hiện nay, xu hướng phát triển của xã hội, sự thay đổi Sách Giáo Khoa phổ thông ... đã làm thay đổi một cách cơ bản quan điểm của các cấp lãnh đạo về vấn đề sử dụng các loại hình TBDH trong dạy học. Nhiều Trường phổ thông đã coi việc sử dụng các TBDH vào quá trình dạy học như một công việc thường xuyên, thậm chí, điều đó đã trở thành tiêu chí quan trọng khi xét thi đua, khen thưởng. Thái độ tích cực của các cấp quản lí Ngành đã có tác động rất lớn đến suy nghĩ và hành động của bản thân mỗi giáo viên, họ đã dần ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng TBDH và quá trình dạy học của chính mình. Đó là một động lực rất lớn, trong công cuộc đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm, nâng cao hiệu quả giáo dục. Vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức Các nghiên cứu về vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức cho thấy: * Tỉ lệ kiến thức thu nhận được qua các giác quan: Qua nếm: 1%. Qua sờ: 1,5%. Qua ngửi: 3,5%. Qua nghe: 11%. Qua nhìn: 83%. * Tỉ lệ kiến thức nhớ được qua các giác quan: – Qua những gì nghe được: 20%. – Qua những gì nhìn được: 30%.
- – Qua những gì ta nói được: 80%. – Qua những gì ta nói và làm được: 90%. Như vậy, có thể thấy rằng kiến thức sẽ được học sinh thu nhận được, nhớ được càng nhiều nếu ta biết sử dụng phối hợp các loại hình phương tiện dạy học một cách hợp lí, đặc biệt là các phương tiện nghe, nhìn và các thiết bị thí nghiệm mà học sinh có thể tự tay thực hiện, thao tác. Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức đặc biệt, được tổ chức ở mức độ cao, thì thiết bị dạy học là không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Các loại hình thiết bị dạy học hiện nay TBDH là hệ thống đối tượng vật chất và hệ thống phương tiện kĩ thuật được giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học. Căn cứ vào danh mục thiết bị dạy học mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã ban hành thì hiện nay có 9 loại hình chính sau đây: 1. Tranh, ảnh giáo khoa. 2. Bản đồ, biểu đồ, lược đồ ... 3. Mô hình, vật mẫu, mẫu vật. 4. Các dụng cụ dạy học (Dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ luyện tập TDTT...) 5. Phim đèn chiếu (phim Slide), phim chiếu bóng. 6. Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu. 7. Băng, đĩa ghi âm. 8. Băng đĩa ghi hình. 9. Phần mềm dạy học. Chức năng của TBDH trong quá trình dạy học Theo lí luận dạy học thì trong quá trình dạy học, TBDH có các chức năng sau: – TBDH đảm bảo đầy đủ, chính xác các thông tin về các hiện tượng, sự vật, các đối tượng được nghiên cứu. – TBDH nâng cao được tính trực quan – Cơ sở của tư duy trừu tượng, mở rộng được khả năng tiếp cận với các đối tượng, hiện tượng.
- – TBDH tăng tính hấp dẫn, kích thích lòng ham muốn học tập, kích thích hứng thú học tập của học sinh. – TBDH giúp gia tăng cường độ lao động, học tập của học sinh, do đó nâng cao được nhịp độ nghiên cứu tài liệu, giáo khoa. – TBDH cho phép học sinhcó điều kiện tự lực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. TBDH hợp lí hóa quá trình dạy học, tiết kiệm được thời gian để mô tả, gắn bài học với thực tế đời sống, học gắn với hành. TBDH giúp hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinh quan, rèn luyện tác phong làm việc có khoa học của cả giáo viên lẫn học sinh. Theo danh mục trên (phần 2), ta thấy có nhiều loại hình TBDH khác nhau, với các chức năng của chúng như đã phân tích thì có thể nói việc sự dụng TBDH trong dạy học là không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Lẽ đương nhiên, sự kết hợp một cách hợp lí các loại hình TBDH sẽ làm cho hiệu quả của việc giảng dạy được nâng cao. Nếu trong quá trình giảng dạy, ta biết phối hợp tốt các loại hình TBDH thì loại hình này sẽ bổ sung, giải quyết nh ững khiếm khuyết của loại hình kia, như thế quá trình dạy học sẽ đạt được những hiệu quả như mong muốn. Vai trò và tác dụng của các loại hình TBDH Vì sao trong quá trình dạy học, ta phải phối hợp các loại hình TBDH? Câu trả lời tương đối đơn giản, đó là: Không có loại hình TBDH nào là đa năng, là duy nhất vì mỗi loại hình TBDH đều có những vai trò và tác dụng riêng, khác nhau, cái nọ không thể thay thế hoàn toàn cho cái kia. Những phân tích sau đây sẽ làm sáng tỏ điều đó. a) Đối với tranh, ảnh giáo khoa * Tác dụng nổi bật là chúng có tính trực quan cao. Dùng tranh, ảnh có thể phóng đại những sự vật nhỏ, hoặc thu nhỏ những vật rất lớn. Tranh, ảnh có thể mô tả cấu tạo bên trong của sự vật mà trên vật thật không thể quan sát được. Tuy nhiên, trong một giờ dạy, nếu chỉ dùng tranh ảnh thôi thì làm sao học sinh có thể nhìn thấy tính chất “động” trong các sự vật hiện tượng. Khi đó cần phải có các loại hình TBDH khác bổ sung (như mô hình, thí nghiệm, phần mềm dạy học...). b) Đối với biểu đồ, bản đồ
- * Tác dụng nổi bật của chúng là giúp học sinh nhìn thấy một cách tổng quan của một hệ thống nào đó, thấy được những dấu hiệu cơ bản nhất, đặc trưng nhất, điển hình nhất của môi trường địa lí ... * Tuy nhiên, nếu chỉ dùng bản đồ, biểu đồ thì tính thuyết phục trong nhận thức của học sinh lại không cao. Khi đó lại cần đến các loại hình TBDH khác bổ sung (như băng hình, đĩa hình ...). c) Đối với mô hình, vật mẫu, mẫu vật Loại hình này chỉ sự dụng có hiệu quả trong một số ít nội dung dạy học, nó chỉ thực sự có tác dụng nếu kết hợp được với các tranh, ảnh có liên quan. d) Đối với dụng cụ dạy học Loại hình này có nhiều ưu điểm và có thể sử dụng trong tất cả các loại bài giảng. Tuy vậy, với những thí nghiệm có tính chất nguy hiểm hoặc không thể thực hiện được trong điều kiện thực tế, thì việc kết hợp với các loại hình TBDH khác đặc biệt là các phần mềm dạy học là không thể tránh khỏi. e) Đối với phần mềm dạy học Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng phần mềm dạy học vào quá trình giảng dạy là rất hay, rất hiệu quả. Tuy vậy do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trình độ của nhiều giáo viên về tin học chưa đạt yêu cầu, do đó việc áp dụng phần mềm dạy học vào giảng dạy là rất hạn chế, nó mới chỉ là một hình thức bổ trợ cho các loại hình TBDH khác mà chưa thể thay thế được các loại hình TBDH truyền thống. Đối với các loại hình TBDH khác như phim đèn chiếu, bản trong, băng đĩa ghi âm, băng đĩa hình, do tính năng tác dụng của chúng rất khác nhau mà các loại hình này chỉ đóng vai trò bổ trợ cho các loại hình TBDH khác mà thôi. Tóm lại, mỗi loại hình TBDH đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, không thể có loại nào là đa năng, có thể sử dụng thay thế cho tất cả các loại hình TBDH khác. Muốn đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy, ta phải biết kết hợp tốt, vận dụng một cách hợp lí các ưu điểm cũa từng loại hình, dùng những ưu điểm đó để bổ sung những khiếm khuyết của các loại hình TBDH khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Bụi trong môi trường lao động và các tác hại của bụi
19 p | 468 | 63
-
Giữa các quần thể sinh vật có bao nhiêu mối quan hệ?
3 p | 130 | 11
-
Thí nghiệm Vật lý thật, thí nghiệm tương tác trên màn hình và các biện pháp sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm trong dạy học Vật lý
5 p | 161 | 11
-
Nghiên cứu đánh giá tác động của sử dụng đất đến ngập lụt hạ lưu sông Lam bằng mô hình MIKE SHE
9 p | 92 | 5
-
Trạng thái ngưng tụ exciton trong hệ có chuyển pha kim loại - bán dẫn do tác dụng của áp suất ngoài
8 p | 11 | 4
-
Mô phỏng sự thay đổi sử dụng đất lưu vực Sông Bé bằng mô hình CLUE–s
12 p | 46 | 4
-
Đánh giá tác động của một số loại hình thiên tai tới cộng đồng tại tỉnh Quảng Bình
12 p | 33 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xây dựng khóa phân loại các loài thuộc chi qua lâu (Trichosanthes L.) ở Việt Nam
5 p | 84 | 3
-
Tác dụng bảo vệ gan của cao chiết Ethyl Acetate từ cây nghể lông dày (Polygonum tomentosum Willd.) và râu mèo (Orthosiphon aristatus (Blume) Miq.) trên mô hình gan chuột bị gây độc mãn tính bằng Carbon Tetrachloride
6 p | 53 | 3
-
Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng giảm đau của ω-Conotoxin Mviia ở dạng Protein dung hợp với Thioredoxin
5 p | 51 | 3
-
Khảo sát tác dụng hạ đường huyết của một số loại thảo dược trên mô hình chuột In vivo
8 p | 72 | 3
-
Đặc điểm hình thái một số loài trong chi Nghệ (curcuma) có tác dụng làm thuốc ở Tây Nguyên
6 p | 54 | 3
-
Mã vạch DNA của các loài tắc kè Gekko (Squamata: Gekkonidae) phía Nam Việt Nam
10 p | 49 | 2
-
Thành phần các loài lan quý hiếm tại vườn lan của trạm đa dạng sinh học Mê Linh
6 p | 17 | 2
-
Nghiên cứu nhu cầu nước cho các loại cây trồng chủ lực tại thành phố Kon Tum nhằm đối phó với biến đổi khí hậu
5 p | 59 | 1
-
Nhiệt độ Debye và các cumulant phổ EXAFS của các kim loại Zn, Zr và Hf
9 p | 4 | 1
-
Nghiên cứu ứng dụng mô hình Marine và Muskingum dự báo thủy văn lưu vực sông Kỳ Lộ tỉnh Phú Yên
7 p | 94 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn