Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU VÀO GIAI ĐOẠN TRƯỚC <br />
VÀ SAU KHI CHUYỂN PHÔI TRÊN BỆNH NHÂN THỤ TINH <br />
TRONG ỐNG NGHIỆM TẠI KHOA HIẾM MUỘN <br />
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG <br />
Quan Vũ Ngọc*, Vũ Thị Nhung**, Lý Thái Lộc***, Nguyễn Duy Tài**** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Từ hơn 30 năm nay người ta đã luôn tìm những phương cách hiện đại giúp tăng cao tỷ lệ <br />
thành công của thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp châm cứu gần đây được nghiên cứu áp dụng trong <br />
điều trị vô sinh ở nhiều quốc gia Tây phương. Tuy nhiên, hiệu quả của châm cứu vẫn còn đang được bàn cãi. Ở <br />
Việt Nam vẫn chưa ứng dụng châm cứu vào hỗ trợ sinh sản. Đây là lý do thực hiện nghiên cứu này. <br />
Mục tiêu nghiên cứu: So sánh tỷ lệ thụ thai sinh hóa ở 2 nhóm châm thật và giả châm vào giai đoạn trước <br />
và sau chuyển phôi trên những bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm tại khoa Hiếm muộn BV Hùng Vương. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Giai đoạn 1: Báo cáo loạt ca xác định tác dụng ngoại ý của châm cứu ‐ Đối <br />
tượng: 30 bệnh nhân khám hiếm muộn tình nguyện tham gia. ‐ Phương pháp thực hiện: Châm cứu 20 phút công <br />
thức huyệt nghiên cứu. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trước và sau châm cứu, ghi nhận các triệu chứng ngoại ý nếu <br />
có sau châm và 1 tuần sau. Giai đoạn 2: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng ‐ mù đôi. ‐ Đối tượng: <br />
68 bệnh nhân thỏa điều kiện nhận vào nghiên cứu, được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: 34 bệnh nhân vào nhóm <br />
giả châm (nhóm 1) và 34 bệnh nhân vào nhóm châm thật (nhóm 2). ‐ Phương pháp thực hiện: Châm cứu được <br />
tiến hành 25 phút trước và sau khi chuyển phôi ở cả 2 nhóm. Nhóm châm cứu sử dụng kim châm xuyên qua da. <br />
Nhóm giả châm sử dụng kim giả. ‐ Công cụ đánh giá: Có thai sinh hóa. <br />
Kết quả: Giai đoạn 1: Không ghi nhận bất cứ tác dụng ngoại ý nào của châm cứu trên bệnh nhân. Giai <br />
đoạn 2: Các yếu tố như tuổi, BMI, phân loại vô sinh, thời gian vô sinh, phác đồ điều trị, số trứng chọc hút, số <br />
phôi chuyển… có sự tương đồng giữa hai nhóm. Tỷ lệ có thai sinh hóa, là 50% ở nhóm 2 và 26,5% ở nhóm 1. <br />
Kết luận: Châm cứu không gây ra tác dụng ngoại ý cho bệnh nhân. Châm cứu trước và sau chuyển phôi <br />
làm tăng tỷ lệ thụ thai trên bệnh nhân làm IVF so với nhóm giả châm. Sự khác biệt này giữa 2 nhóm có ý nghĩa <br />
thống kê (p = 0,04). <br />
Từ khóa: Châm cứu, chuyển phôi, IVF, có thai. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THE EFFECTS OF ACUPUNCTURE BEFORE AND AFTER EMBRYO TRANSFER IN PATIENTS <br />
TREAT WITH IVF AT INFERTILITY DEPARTMENT, HUNG VUONG HOSPITAL <br />
Quan Vu Ngoc, Vu Thi Nhung, Ly Thai Loc, Nguyen Duy Tai <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 34‐40 <br />
Background: Since more than 30 years, people have tried to find methods which help to improve pregnancy <br />
rates for women undergoing embryo transfer (ET). Acupuncture has been applied recently on infertility <br />
treatment at some Western countries. However the mechanisms of acupuncture in the treatment of female <br />
infertility have been the subject of controversy. It has not been used in assisted reproductive therapy in Viet Nam. <br />
*<br />
<br />
** Hội Phụ sản thành phố Hồ Chí Minh <br />
Viện Y Dược học Dân tộc Tp.HCM <br />
Khoa Hiếm muộn, bệnh viện Hùng Vương **** Bộ môn Sản, Đại học Y Dược Tp.HCM <br />
Tác giả liên lạc. ThS. Quan Vũ Ngọc ĐT: 01684815852 <br />
Email: qvungoc@yahoo.com.vn <br />
***<br />
<br />
34<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Objectives: Compare the biochemical pregnancy rates between the acupuncture group and the sham <br />
acupuncture group in the stages before and after embryo in patients treat with IVF at Infertility department, <br />
Hung Vuong hospital. <br />
Methods: Stage 1: Case series report to determine the side effects of acupuncture. 30 volunteer patients who <br />
came to infertile department of HVH. Acupuncture was performed for 20 minutes. Monitoring vital signs before <br />
anf after acupuncture, reported the side effects if any. <br />
Stage 2: Double‐blind, randomized controlled trial. 68 patients undergoing IVF. On the day of embryo <br />
transfer, patients were randomized to one of two groups: 34 patients in acupuncture group (group II) and 34 <br />
patients in sham acupuncture group (group I). Acupuncture was performed immediately before and after ET <br />
in 2 groups, with each session lasting 25 minutes. However there is a difference between group I and group <br />
II. In Group II patients received real needles and according to the principles of traditional medicine. In group <br />
I, patients received sham needles without penetrating the skin, influencing fertility. Main outcome measure: <br />
Biochemical pregnancy. <br />
Results: Stage 1: There were not any adverse effects of acupuncture. Stage 2: Some factors such as age, BMI, <br />
infertile categories… which were similar to the group I and group II. In group II, the biochemical rate was 50%, <br />
in group I the rate was 26.5%. <br />
Conclusion: Acupuncture does not cause the adverse effects in patients. Acupuncture before and after ET <br />
significantly improves the reproductive outcome of IVF, compared with sham acupuncture (p = 0.04). <br />
Key words: Acupuncture, ET day, IVF, pregnancy. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Vô sinh là nguyên nhân của sự mất hạnh <br />
phúc và thường dẫn đến sự đổ vỡ của những <br />
cặp vợ chồng sau một thời gian chung sống mà <br />
không có con. Hiện nay có khoảng 10% các cặp <br />
vợ chồng ở các nước phát triển lâm vào cảnh <br />
hiếm muộn (4). Họ thường tìm đến công nghệ hỗ <br />
trợ sinh sản với các phương pháp như kích thích <br />
buồng trứng có hay không có bơm tinh trùng <br />
vào buồng tử cung (thụ tinh nhân tạo), thụ tinh <br />
trong ống nghiệm (TTTON). Từ hơn 30 năm nay <br />
người ta đã luôn tìm những phương cách hiện <br />
đại giúp tăng cao tỷ lệ thành công của TTTON. <br />
Bên cạnh đó đã có nhiều nghiên cứu ở các nước <br />
phương Tây quan tâm đến tác dụng của châm <br />
cứu trong hỗ trợ sinh sản. <br />
Ngày nay châm cứu đã được nhìn dưới ánh <br />
sáng của khoa học hiện đại, được thực hành với <br />
những phương tiện hiện đại và được dùng trong <br />
điều trị ở nhiều lãnh vực trong đó có bệnh lý vô <br />
sinh. Số lượng những nghiên cứu sử dụng châm <br />
cứu trong hỗ trợ sinh sản đang ngày càng nhiều <br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
hơn, đặc biệt ở Anh, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển. <br />
Tuy nhiên kết quả các nghiên cứu này không <br />
giống nhau(6). Do đó hiệu quả của châm cứu đối <br />
với điều trị vô sinh vẫn chưa sáng tỏ và vẫn còn <br />
nhiều tranh cãi. Ở Việt Nam, châm cứu cũng đã <br />
là một trong những phương pháp điều trị chủ <br />
lực của Y học cổ truyền. Tuy nhiên, chưa có <br />
nghiên cứu nào về châm cứu liên quan đến <br />
TTTON. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Mục tiêu chính <br />
So sánh tỷ lệ thụ thai sinh hóa ở 2 nhóm <br />
châm thật và giả châm ở giai đoạn trước và sau <br />
chuyển phôi trên những bệnh nhân được làm <br />
thụ tinh trong ống nghiệm tại khoa Hiếm muộn <br />
Bệnh viện (BV) Hùng Vương <br />
Mục tiêu phụ <br />
Xác định các tác dụng ngoại ý của phác đồ <br />
châm cứu vào giai đoạn trước và sau chuyển <br />
phôi trên bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm <br />
tại BV Hùng Vương <br />
<br />
35<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Giai đoạn 1 <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Bệnh nhân hiếm muộn đến khám tại khoa <br />
hiếm muộn bệnh viện Hùng Vương, tình <br />
nguyện tham gia nghiên cứu. <br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh <br />
Nữ, 0,05<br />
>0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Bảng 4: Đặc điểm về điều trị <br />
<br />
68 người từ ngày 01/11/2012 đến ngày <br />
01/07/2013, được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm <br />
<br />
Nhóm 2<br />
(nhóm châm<br />
cứu)<br />
32,4 ± 0,6<br />
20,7± 0,2<br />
21<br />
13<br />
43,7 ± 3,5<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Nhóm 1<br />
Nhóm 2<br />
(nhóm giả (nhóm châm<br />
P<br />
châm)<br />
cứu)<br />
9 ± 0,31<br />
9,6 ± 0,33<br />
>0,05<br />
<br />
Sồ ngày kích thích<br />
Buồng trứng<br />
Lượng Progesteron ngày 0,65 ± 0,06 0,64 ± 0,07<br />
khởi động<br />
Lượng E2 vào ngày khởi 2301,14±2 2279,64±240,<br />
động<br />
28,12<br />
93<br />
Độ dầy nội mạc tử cung 10,5 ± 0,33 10 ± 0,39<br />
(mm)<br />
Số trứng chọc hút<br />
8,9 ± 0,71 8,7 ± 0,64<br />
Số nang ≥ 14 mm<br />
6,9 ± 0,54 5,9 ± 0,46<br />
Số trứng thực hiện ICSI 7,8 ± 0,63 7,6 ± 0,62<br />
Số trứng thụ tinh<br />
6,5 ± 0,57 5,8 ± 0,49<br />
Số phôi tốt<br />
0,9 ± 0,14<br />
1 ± 0,13<br />
Số phôi chuyển<br />
2,7 ± 0,1<br />
2,6 ± 0,09<br />
<br />
> 0,05<br />
>0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
Bảng 5: Kết quả thụ thai <br />
Đặc điểm<br />
βHCG dương tính<br />
24 - 29 tuổi<br />
30 - 34 tuổi<br />
> 35 tuổi<br />
Quá kích buồng trứng<br />
Tác dụng ngoại ý của châm cứu<br />
<br />
38<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
Số trường hợp<br />
Tỷ lệ %<br />
17/34<br />
50%<br />
5/7<br />
71,4%<br />
5/15<br />
33,3%<br />
7/12<br />
58,3%<br />
0<br />
0%<br />
0<br />
0%<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
Số trường hợp<br />
Tỷ lệ %<br />
9<br />
26,5%<br />
4/12<br />
33,3%<br />
4/16<br />
25%<br />
1/6<br />
16,7%<br />
0<br />
0%<br />
0<br />
0%<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />