intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phép châm điều trị (Kỳ 1)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

94
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Châm và cứu là hai phương pháp điều trị khác nhau. Châm là chữa bệnh bằng cách châm kim vào một số “huyệt vị” trên cơ thể người với những chiếc kim bằng kim loại, tạo thành kích thích bằng các thao tác khác nhau. Kim có nhiều loại và kích thước khác nhau, thông thường nhất là hào châm, kim ba cạnh, kim mai hoa và kim gài trong da (kim nhỉ hoàn). Cứu là chữa bệnh do tác dụng kích thích của nhiệt bằng cách hơ nóng do đốt cháy “ngải nhung” hoặc một số chất liệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phép châm điều trị (Kỳ 1)

  1. Phép châm điều trị (Kỳ 1) Châm và cứu là hai phương pháp điều trị khác nhau. Châm là chữa bệnh bằng cách châm kim vào một số “huyệt vị” trên cơ thể người với những chiếc kim bằng kim loại, tạo thành kích thích bằng các thao tác khác nhau. Kim có nhiều loại và kích thước khác nhau, thông thường nhất là hào châm, kim ba cạnh, kim mai hoa và kim gài trong da (kim nhỉ hoàn). Cứu là chữa bệnh do tác dụng kích thích của nhiệt bằng cách hơ nóng do đốt cháy “ngải nhung” hoặc một số chất liệu khác trên các vị trí đặc hiệu ở mặt da. 1. Chọn kim và tư thế bệnh nhân Có nhiều loại kim hào châm. Phải giữ kim không bị gỉ, cong hoặc quặn mũi để phòng các tai biến và gây đau đớn cho người bệnh. Để được thoải mái và dễ xác định huyệt, bệnh nhân cần ở trong tư thế thích hợp đối với huyệt cần châm. Nếu bệnh nhân ở tư thế không thích hợp, dễ bị mệt lả hoặc choáng váng; những tai biến như cong kim hay gẫy kim có thể xảy ra trong
  2. trường hợp bệnh nhân thay đổi tư thế đột ngột. Thông thường, tư thế nằm ngửa thích hợp khi ta châm những huyệt vị vùng trán và mặt, ngực, bụng và mặt trước chi dưới. Tư thế nằm sấp thích hợp khi châm các vùng chẩm, gáy, lưng – thắt lưng và mặt sau chi dưới; tư thế nằm nghiêng dành cho khi châm các huyệt ở mặt bên cơ thể. Những huyệt ở đầu, lưng và chi trên, tư thế ngồi thoải mái cũng thích hợp. Trước khi điều trị, sát trùng da tại huyệt vị và xung quanh huyệt vị bằng cồn 700; chọn kim có chiều dài tương xứng vị trí huyệt được chọn. 2. Tiến hành châm Trong điều trị châm cứu, nếu thầy thuốc không biết cách điều khiển ngón tay và thiếu khéo léo trong thao tác, thì việc châm kim xuyên qua da cũng đã là khó và còn gây đau cho bệnh nhân, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả điều trị. Vì thế phải tập dượt vận dụng ngón tay và thực nghiệm phản ứng kim châm hay cảm giác châm trên chính bản thân mình. Ta có thể tập luyện thao tác châm kim trên nhiều lớp giấy hoặc trên một gối bông nhỏ. Mới đầu tập cách xoay về kim vào ra, sau đó phối hợp cách tiến, lui và xoay, vê kim. Khi các động tác này đã thành thạo, thầy thuốc có thể châm cho chính mình để nhận thức được cảm giác kim châm.
  3. 3. Châm kim và thao tác 1) Phương pháp châm kim Nói chung, cảm giác đau khi mũi kim xuyên qua mặt da, còn khi kim đã vào sâu rồi, thì cảm giác đau không đáng kể. Để giảm bớt đau đớn, động tác châm kim qua da phải nhanh. Có nhiều cách châm kim, những cách thường dùng là: a- Châm kim có dùng ngón tay tì: Tì đầu ngón tay cái (hoặc ngón tay trỏ) của bàn tay trái vào cạnh huyệt, ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm chuôi kim. Trong khi bệnh nhân chú ý vào chỗ tay trái tì bấm, ta châm kim nhanh vào huyệt vị, sát dìa đầu ngón tay tì. Phương pháp này thường dùng khi châm kim ngắn. b- Châm kim dài: Ngón cái và ngón trỏ tay trái cầm sát phần mũi kim, cách 2 hoặc 5mm. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm chuôi kim. Khi mũi kim đến gần mặt da, bằng động tác khéo léo của ngón cái và ngón trỏ tay trái, châm kim nhanh qua da, trong
  4. khi đó các ngón tay phải ấn chuôi kim xuống. Thân kim đã được tay trái giữ, ngón cái và ngón trỏ của tay phải tiếp tục xoay cắm kim vào sâu hơn. Phương pháp này dùng châm kim dài. c- Châm kim nhanh qua da: Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm thân kim, cách mũi kim 2 – 5mm ướm chính xác vào huyệt vị, châm kim nhanh qua da. Trong khi ngón cái và ngón trỏ tay trái giữ phần dưới thân kim, bằng động tác hiệp đồng của ngón cái và ngón trỏ tay phải, ta ấn sâu kim xuống. Các kim được xoay đẩy đến lúc kim vào sâu theo yêu cầu điều trị. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả kim ngắn lẫn kim dài. d- Châm kim kết hợp véo da: Ngón cái và ngón trỏ tay trai véo da vùng quanh huyệt, sau đó châm nhanh kim vào huyệt bằng tay phải. Phương pháp này thích hợp cho những vị trí mỏng cơ, như các huyệt Ấn đường và Địa thương ở mặt. e- Châm kim kết hợp căng da: Ngón cái và ngón trỏ, hoặc ngón giữa tay trái căng da quanh huyệt; sau đó, dùng tay phải châm nhanh kim qua da, tới độ sâu cần thiết và theo hướng yêu cầu.
  5. Phương pháp này áp dụng ở những vị trí tổ chức da lỏng lẻo, có nhiều nếp nhăn hay nếp gấp như da bụng chẳng hạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2