T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
TÁC DỤNG CỦA PHÁC ĐỒ FOLFIRI TRONG ĐIỀU TRỊ<br />
UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
Nguyễn Văn Bằng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá tác dụng phác đồ FOLFIRI điều trị ung thư đại trực tràng (UTĐTT) sau<br />
phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: 31 bệnh nhân (BN) chẩn<br />
đoán xác định UTĐTT (5 BN giai đoạn Dukes B, 11 BN giai đoạn Dukes C, 15 BN giai đoạn<br />
Dukes D); có hồ sơ bệnh án đầy đủ; hợp tác, đồng ý tham gia nghiên cứu; tuổi ≥ 18; được phẫu<br />
thuật sau đó điều trị hóa chất bổ trợ theo phác đồ FOLFIRI; đánh giá tác dụng phác đồ<br />
FOLFIRI: chất lượng cuộc sống, nồng độ CEA, CA 19-9, tình trạng thiếu máu của BN. Kết quả:<br />
28 BN điều trị đủ 12 liệu trình (1 BN tử vong khi điều trị liệu trình 4, 2 BN điều trị liệu trình 9);<br />
chất lượng cuộc sống BN sau điều trị hóa chất: tốt (sau 3 liệu trình: 38,7%; sau 12 liệu trình:<br />
64,3%), trung bình (sau 3 liệu trình: 48,4%; sau 12 liệu trình: 32,1%), kém (sau 3 liệu trình:<br />
12,9%, sau 12 liệu trình: 3,6%); BN có tăng CEA, CA 19-9 máu trước điều trị (16,1%; 9,7%),<br />
sau 12 liệu trình tỷ lệ BN tăng CEA, CA 19-9 là 3,6%; BN có thiếu máu: sau 3 liệu trình là<br />
29,0%, sau 12 liệu trình thiếu máu giảm xuống còn 14,3%. Kết luận: chất lượng cuộc sống BN<br />
được nâng lên sau điều trị hóa chất.<br />
* Từ khóa: Ung thư đại trực tràng; Phác đồ FOLFIRI; CEA; CA 19-9.<br />
<br />
The Effect of FOLFIRI Regime in Treatment of Colorectal Cancer<br />
Patients in 103 Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: Studying regime FOLRILI in treatment of colorectal cancer (CRC) patients after<br />
operation in 103 Hospital. Subjects and methods: 31 CRC patients (5 patients stage Dukes B,<br />
11 patients stage Duke C, 15 patients Dukes D); patients had all complete clinical records; to<br />
cooperate and take part in the study, age over 18; patients were operated after chemotherapy<br />
by FOLFIRI regime, the effect of FOLFIRI: the quality of life, blood CEA, CA 19-9, aneamia.<br />
th<br />
Results: 28 patients completed 12 course of therapy (one patients died after 4 chemotherapy,<br />
two patients treated 9 times of chemotherapy); the quality of life of patients after chemotherapy:<br />
good (after 3 times: 38.7%; after 12 times: 64.3%), average (after 3 times: 48.4%; after 12<br />
times: 32.1%), bad (after 3 times: 12.9%; after 12 times: 3.6%); patients increased blood CEA,<br />
CA 19-9 before chemotherapy (16.1%; 9.7%), after treatment 12 times of chemotherapy,<br />
patients increased blood CEA, CA 19-9 was 3.6%; after 3 times treated chemotherapy, 29.0%<br />
of the patients have anaemia after 12 times, anaemia decreased to 14.3%. Conclusion: The quality<br />
of life of patients was improved after chemotherapy.<br />
* Key words: Colorectal cancer; FOLFIRI; CEA; CA 19-9.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Bằng (bangnvbs@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 16/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/03/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 21/03/2017<br />
<br />
166<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm<br />
triệu chứng thường không điển hình: có<br />
thể đau bụng mơ hồ, không rõ vị trí đau<br />
hoặc đau dọc theo khung đại tràng, rối<br />
loạn đại tiện (táo lỏng thất thường), phân<br />
có thể có nhày máu, gày sút cân... Ở Việt<br />
Nam, nhiều trường hợp UTĐTT đến khám<br />
khi đã có triệu chứng rõ ràng như sờ thấy<br />
khối u ở bụng, đại tiện ra máu, đau bụng,<br />
gày sút cân, có hạch ngoại vi, hoặc đã có<br />
biến chứng như tắc ruột, thủng đại tràng<br />
gây viêm phúc mạc, di căn xa. Một trong<br />
số các nguyên nhân là do hiểu biết của<br />
người dân về triệu chứng bệnh còn hạn<br />
chế, điều kiện kinh tế xã hội thấp, hệ<br />
thống y tế dự phòng chưa đáp ứng<br />
được... Do vậy, chẩn đoán UTĐTT<br />
thường muộn, ảnh hưởng đến phương<br />
pháp điều trị, thời gian sống còn, chất<br />
lượng cuộc sống của BN. Phẫu thuật là<br />
phương pháp điều trị chính, các biện<br />
pháp hóa trị, xạ trị, điều trị đích, miễn dịch<br />
liệu pháp rất cần thiết trong điều trị<br />
UTĐTT sau phẫu thuật. Trong nghiên cứu<br />
này, BN được chọn là những trường hợp<br />
chẩn đoán UTĐTT ở giai đoạn Dukes B,<br />
C và D được phẫu thuật, sau đó điều trị<br />
bổ trợ hóa chất theo phác đồ FOLFIRI.<br />
Theo khuyến cáo của NCCN (National<br />
Comprehensive Cancer Network), phác đồ<br />
FOLFIRI là phác đồ chuẩn và ưu tiên<br />
hàng đầu trong điều trị UTĐTT giai đoạn<br />
muộn, có di căn. Nghiên cứu nhằm mục<br />
tiêu: Đánh giá tác dụng phác đồ FOLFIRI<br />
điều trị UTĐTT tại Bệnh viện Quân y 103.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.<br />
- Đối tượng: 31 BN chẩn đoán UTĐTT<br />
(5 BN giai đoạn Dukes B, 11 BN giai đoạn<br />
<br />
Dukes C, 15 BN giai đoạn Dukes D),<br />
được phẫu thuật tại Khoa Ngoại bụng,<br />
Bệnh viện Quân y 103. BN có chỉ định,<br />
đồng ý và điều trị hoá chất theo phác đồ<br />
FOLFIRI sau khi phẫu thuật; có hồ sơ<br />
bệnh án đầy đủ; hợp tác, đồng ý tham gia<br />
nghiên cứu; tuổi ≥ 18; không có các bệnh<br />
mạn tính (suy tim, suy gan, viêm gan mạn<br />
tính đang hoạt động, viêm phế quản, viêm<br />
đường tiết niệu, viêm khớp, bệnh lý dạ<br />
dày tá tràng mạn tính…), đang mắc bệnh<br />
cấp tính hoặc các bệnh ung thư khác<br />
kết hợp.<br />
- Vật liệu nghiên cứu: chỉ số hoá sinh<br />
máu, huyết học thực hiện trên máy<br />
Olympus AU640; XT4000i (Sysmex, Nhật<br />
Bản), hóa chất do hãng cung cấp; mô<br />
bệnh học thực hiện theo phương pháp<br />
nhuộm hematoxylin - eosin (HE) tại Khoa<br />
Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Quân y 103;<br />
hoá chất điều trị UTĐTT: irinotecan (Hãng<br />
Frizer); 5 FU, leucovorin (Hãng EBEWE)<br />
do Khoa Dược, Bệnh viện Quân y 103<br />
cung cấp.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, vừa hồi<br />
cứu và tiến cứu. Thời gian thu thập số<br />
liệu từ tháng 02 - 2012 đến 6 - 2016.<br />
Chia giai đoạn UTĐTT theo Dukes<br />
(Dukes A: u từ lớp niêm mạc xâm lấn lớp<br />
dưới niêm mạc, lớp cơ dưới niêm mạc,<br />
cơ trơn; Dukes B: u xâm lấn sát thanh<br />
mạc; u xâm lấn vượt thanh mạc; Dukes<br />
C: u xâm lấn lớp cơ, di căn hạch vùng, u<br />
xâm lấn thanh mạc, di căn hạch trung<br />
gian, u xâm lấn vượt thanh mạc, di căn<br />
hạch; Dukes D: có di căn xa).<br />
BN sau khi phẫu thuật từ 3 - 4 tuần,<br />
được điều trị hóa chất theo phác đồ<br />
FOLFIRI: irinotecan (180 mg/m2) truyền<br />
167<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
tĩnh mạch trong 2 giờ ngày thứ 1, leucovorin<br />
(400 mg/m2) truyền tĩnh mạch trong 2 giờ<br />
ngày 1, sau đó 5 FU (400 mg/m2) bolus<br />
ngày 1, tiếp theo là truyền 5 FU (2.400<br />
mg/m2), truyền liên tục trong 46 giờ. Lặp<br />
lại chu kỳ truyền sau mỗi 2 tuần.<br />
<br />
loạn tiêu hóa, chỉ làm được việc nhẹ); xấu<br />
(ăn kém, thường xuyên bị rối loạn tiêu<br />
hóa, có biến chứng như đau bụng, bán<br />
tắc ruột, tái phát, di căn).<br />
Xét nghiệm CEA, CA 19-9, công thức<br />
máu ngoại vi trong các liệu trình điều trị<br />
(đánh giá giảm lượng hemoglobin máu:<br />
độ 1: Hb ≥ 100 g/L; độ 2: 80 ≤ Hb < 100;<br />
độ 3: 65 ≤ Hb < 80; độ 4: Hb < 65 g/l [2, 6].<br />
<br />
Đánh giá chất lượng cuộc sống BN<br />
theo 3 mức độ: tốt (ăn uống, đại tiểu tiện<br />
bình thường, trở lại làm việc và sinh hoạt<br />
bình thường, không tái phát); trung bình<br />
(hồi phục sức khỏe chậm, có thể có rối<br />
<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm Excel,<br />
đảm bảo đạo đức trong nghiên cứu.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
31 BN sau phẫu thuật được điều trị hóa chất theo phác đồ FOLFIRI, 28 BN điều trị<br />
đủ 12 liệu trình hóa chất, 1 BN tử vong ở liệu trình thứ 4; 2 BN điều trị 9 liệu trình hóa<br />
chất sau đó bỏ trị.<br />
1. Chất lượng cuộc sống BN sau điều trị hóa chất.<br />
Bảng 1:<br />
Chất lượng cuộc sống<br />
Thời điểm<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Sau 3 liệu trình (n = 31)<br />
<br />
12<br />
<br />
38,7%<br />
<br />
Sau 6 liệu trình (n = 30)<br />
<br />
15<br />
<br />
Sau 9 liệu trình (n = 30)<br />
Sau 12 liệu trình (n = 28)<br />
<br />
n<br />
<br />
Kém<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
15<br />
<br />
48,4%<br />
<br />
4<br />
<br />
12,9%<br />
<br />
50,0%<br />
<br />
12<br />
<br />
40,0%<br />
<br />
3<br />
<br />
10%<br />
<br />
17<br />
<br />
56,7%<br />
<br />
12<br />
<br />
40,0%<br />
<br />
1<br />
<br />
3,3%<br />
<br />
18<br />
<br />
64,3%<br />
<br />
9<br />
<br />
32,1%<br />
<br />
1<br />
<br />
3,6%<br />
<br />
2. Biến đổi nồng độ CEA, CA 19-9 của BN UTĐTT sau điều trị hóa chất.<br />
Bảng 2: Biến đổi nồng độ CEA huyết tương sau điều trị hóa chất.<br />
Nồng độ CEA<br />
Thời điểm<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
Không tăng<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Trước khi điều trị hóa chất (n = 31)<br />
<br />
5<br />
<br />
16,1%<br />
<br />
26<br />
<br />
83,9%<br />
<br />
Sau 3 liệu trình (n = 31)<br />
<br />
3<br />
<br />
9,7%<br />
<br />
28<br />
<br />
90,3%<br />
<br />
Sau 6 liệu trình (n = 30)<br />
<br />
4<br />
<br />
13,3%<br />
<br />
26<br />
<br />
86,7%<br />
<br />
Sau 9 liệu trình (n = 30)<br />
<br />
2<br />
<br />
6,7%<br />
<br />
28<br />
<br />
93,3%<br />
<br />
Sau 12 liệu trình (n = 28)<br />
<br />
1<br />
<br />
3,6%<br />
<br />
27<br />
<br />
96,4%<br />
<br />
168<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
Bảng 3: Biến đổi nồng độ CA 19-9 huyết tương sau điều trị hóa chất.<br />
Nồng độ CA19-9<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
Không tăng<br />
<br />
Thời điểm<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Trước điều trị hóa chất (n = 31)<br />
<br />
3<br />
<br />
9,7%<br />
<br />
26<br />
<br />
90,3%<br />
<br />
Sau 3 liệu trình (n = 31)<br />
<br />
1<br />
<br />
3,2%<br />
<br />
28<br />
<br />
96,8%<br />
<br />
Sau 6 liệu trình (n = 30)<br />
<br />
2<br />
<br />
6,7%<br />
<br />
26<br />
<br />
93,3%<br />
<br />
Sau 9 liệu trình (n = 30)<br />
<br />
2<br />
<br />
6,7%<br />
<br />
28<br />
<br />
93,3%<br />
<br />
Sau 12 liệu trình (n = 28)<br />
<br />
1<br />
<br />
3,6%<br />
<br />
27<br />
<br />
96,4%<br />
<br />
3. Biến đổi lượng hemoglobin của BN sau điều trị hóa chất.<br />
Bảng 4: Biến đổi Hb của BN điều trị hóa chất.<br />
Thời điểm điều trị<br />
<br />
Giảm Hb độ 1<br />
<br />
Giảm Hb độ 2<br />
<br />
Giảm Hb độ 3<br />
<br />
Giảm Hb độ 4<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Sau 3 liệu trình<br />
<br />
8<br />
<br />
25,8%<br />
<br />
1<br />
<br />
3,2%<br />
<br />
0<br />
<br />
0%<br />
<br />
0<br />
<br />
0%<br />
<br />
Sau 6 liệu trình<br />
<br />
5<br />
<br />
16,7%<br />
<br />
1<br />
<br />
3,3%<br />
<br />
0<br />
<br />
0%<br />
<br />
0<br />
<br />
0%<br />
<br />
Sau 9 liệu trình<br />
<br />
7<br />
<br />
23,3%<br />
<br />
2<br />
<br />
6,7%<br />
<br />
0<br />
<br />
0%<br />
<br />
0<br />
<br />
0%<br />
<br />
Sau 12 liệu trình<br />
<br />
3<br />
<br />
10,7%<br />
<br />
1<br />
<br />
3,6%<br />
<br />
0<br />
<br />
0%<br />
<br />
0<br />
<br />
0%<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong nghiên cứu, chất lượng cuộc<br />
sống BN sau điều trị 12 liệu trình hóa chất<br />
tăng rõ rệt (từ 38,7% lên 64,3%). Trần<br />
Văn Hạ và CS (2014) [2] nghiên cứu 74 BN<br />
UTĐTT phẫu thuật triệt căn hoặc tạm<br />
thời, điều trị hóa chất phác đồ FOLFOX4:<br />
sau 6, 12 liệu trình, 63,5% và 63,6% BN<br />
có chất lượng cuộc sống tốt, ổn định; Ngô<br />
Thị Tính và CS (2014) [5] đánh giá điều trị<br />
UTĐTT giai đoạn muộn bằng phác đồ<br />
IRINOX (trong phác đồ có irinotecan) thấy<br />
kết quả đáp ứng tốt và cải thiện được thời<br />
gian sống thêm; Trần Thắng và CS<br />
(2010) [4] nghiên cứu 116 BN UTĐTT giai<br />
đoạn II, III được phẫu thuật và hóa trị bổ<br />
trợ 6 đợt phác đồ 5 FU (425 mg/m2) và<br />
leucovorin (20 mg/m2/ngày) thấy có hiệu<br />
quả trong dự phòng tái phát khối u và cải<br />
thiện thời gian sống thêm; Saltz L.B và CS<br />
<br />
(2000) [8] nghiên cứu 683 BN UTĐTT di<br />
căn: 231 BN được điều trị hóa chất với<br />
irinotecan, fluorouracil, leucovorin; 226 BN<br />
điều trị với fluorouracil, leucovorin; 226 BN<br />
điều trị bằng irinotecan đơn chất: kết quả<br />
cho thấy phác đồ điều trị bằng irinotecan,<br />
fluorouracil, leucovorin có thời gian sống<br />
thêm không bệnh dài hơn so với phác đồ<br />
điều trị bằng fluorouracil, leucovorin (7,0<br />
tháng so với 4,3 tháng; p = 0,004); thời<br />
gian sống thêm toàn bộ cũng dài hơn<br />
(14,8 tháng so với 12,6 tháng; p = 0,04).<br />
Kết quả điều trị của hai nhóm điều trị<br />
bằng fluorouracil, leucovorin và irinotecan<br />
đơn chất không có sự khác biệt.<br />
Vamvakas L và CS (2002) [9] nghiên cứu<br />
54 BN UTĐTT tiến triển, điều trị theo phác<br />
đồ irinotecan (CPT-11) phối hợp với 5 FU<br />
và leucovorin (de Gramont), đạt kết quả<br />
điều trị 16 BN (31%), bệnh tiến triển 13<br />
BN (25%), sau 11 tháng có 33 BN vẫn<br />
169<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
sống (61%), tác giả đề nghị đối với pha III,<br />
trường hợp UTĐTT tiến triển sử dụng<br />
phác đồ irinotecan (CPT-11) phối hợp với<br />
5 FU và leucovorin là phác đồ điều trị<br />
chuẩn (first line). Nguyễn Quang Trung và<br />
CS (2014) nghiên cứu kết hợp phẫu thuật<br />
với RFA trong mổ và hóa chất bổ trợ điều<br />
trị ung thư tiêu hóa di căn gan, kết quả<br />
cho thấy đây là phương pháp hiệu quả.<br />
Như vậy, hóa chất điều trị bổ trợ BN<br />
UTĐTT sau phẫu thuật giúp nâng cao<br />
chất lượng cuộc sống BN, kéo dài thời<br />
gian sống còn. Nghiên cứu của chúng tôi<br />
cũng thấy rõ tác dụng của điều trị hóa<br />
chất sau phẫu thuật UTĐTT.<br />
Trong nghiên cứu, 16,1% BN có tăng<br />
CEA trước khi điều trị; sau 3 liệu trình<br />
điều trị là 9,7%; sau 12 liệu trình điều trị<br />
chỉ còn 1 BN tăng CEA máu. Như vậy,<br />
nồng độ CEA, CA 19-9 máu của BN giảm<br />
sau các liệu trình điều trị. Ngô Thị Tính và<br />
CS (2014) [5] đánh giá điều trị UTĐTT<br />
giai đoạn muộn bằng phác đồ IRINOX<br />
nhận thấy có đáp ứng về thay đổi nồng<br />
độ CEA < 5 ng/ml sau điều trị chiếm<br />
100%. Theo Mitchell E.P (1998), BN UTĐTT<br />
có mối tương quan giữa giai đoạn bệnh<br />
và lượng CEA trước mổ: CEA cao trước<br />
mổ 3% đối với Dukes A, 25% Dukes B,<br />
45% Dukes C, 66% Dukes D. Vương<br />
Nhất Phương và CS (2015) [3] nghiên<br />
cứu 19 BN hóa xạ tiền phẫu kết hợp phẫu<br />
thuật trong điều trị UTĐTT không thể<br />
phẫu thuật triệt để và chỉ làm hậu môn<br />
nhân tạo, sau đó hóa xạ kết hợp hóa trị<br />
tăng nhạy xạ bằng hóa chất (capecitabine<br />
850 mg/m2 da x 2 lần/ngày, hoặc 5 FU<br />
400 mg/m2 da/ngày và leucovorin 20<br />
mg/m2 ngày), BN được phẫu thuật vào<br />
tuần thứ 6 - 8 sau khi ngưng xạ trị; 17/19<br />
trường hợp xét nghiệm CEA tăng 85%,<br />
14/19 trường hợp xét nghiệm CA 19-9<br />
170<br />
<br />
máu tăng 21,4%. Theo Phạm Hùng Cường<br />
và CS (2015) [1], CEA máu trước mổ<br />
có tương quan với giai đoạn bệnh<br />
(p = 0,008), CEA trước mổ cao không<br />
phải là yếu tố tiên lượng xấu ở BN<br />
UTĐTT, tuy nhiên đây có thể là yếu tố<br />
tiên lượng sống còn ngắn ở các BN<br />
UTĐTT Dukes C (p = 0,437); 42% BN có<br />
CEA cao trước mổ Dukes B, 58% ở giai<br />
đoạn Dukes C, không có BN giai đoạn<br />
Dukes A có CEA cao (> 4 ng/ml). Trần<br />
Thắng và CS (2010) [4] nghiên cứu<br />
116 BN UTĐTT gặp 26,8% BN tăng CEA<br />
trước phẫu thuật. Phạm Cẩm Phương và<br />
CS (2012) nghiên cứu 65 BN UTĐTT giai<br />
đoạn xâm lấn điều trị hóa xạ trị tiền phẫu:<br />
94,4% BN có nồng độ CEA giảm sau điều<br />
trị. Kết quả nghiên cứu của Perkin G.L và<br />
CS (2003) [7] cho thấy CEA và CA 19-9 là<br />
những marker ung thư có liên quan đến<br />
tiên lượng của BN UTĐTT, kể cả BN có di<br />
căn và không. Như vậy, nồng độ CEA,<br />
CA 19-9 máu là một trong những yếu tố<br />
đánh giá tiên lượng của BN UTĐTT.<br />
Tỷ lệ BN thiếu máu giảm từ 29,0% sau<br />
3 liệu trình điều trị xuống 14,3% sau 12<br />
liệu trình điều trị, có thể sau phẫu thuật,<br />
BN không bị mất máu qua khối ung thư,<br />
ăn uống tốt hơn, tác dụng của hóa trị giải<br />
phóng ức chế của khối u đối với tủy xương.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 31 BN UTĐTT điều trị<br />
bổ trợ hóa chất theo phác đồ FOLFIRI<br />
sau phẫu thuật, chúng tôi rút ra kết luận:<br />
- Sau 3 liệu trình điều trị: 38,7% BN có<br />
chất lượng cuộc sống tốt, 12,9% có chất<br />
lượng cuộc sống kém; sau 12 liệu trình:<br />
64,3% BN có chất lượng cuộc sống tốt,<br />
chất lượng cuộc sống kém giảm xuống<br />
3,6%.<br />
<br />