intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác hại khôn lường do thiếu ngủ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

53
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta sử dụng một phần ba cuộc đời để ngủ. Điều đó có nghĩa là nếu bạn sống tới 90 tuổi thì bạn đã dành 30 năm cho việc ngủ. Một sự lãng phí! Nhưng việc có khả thi không nếu chúng ta vớt vát phần đời này bằng cách "giảm" hoặc thậm chí bỏ ngủ mà vẫn bình thường? Có người cho rằng, giấc ngủ là một "việc vặt" mà người ta phải giảm thiểu càng nhiều càng tốt. Nhưng cảm giác buồn ngủ như một "kẻ thù" cứ đeo đẳng ta dai dẳng và mỗi khi cơn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác hại khôn lường do thiếu ngủ

  1. Tác hại khôn lường do thiếu ngủ Chúng ta sử dụng một phần ba cuộc đời để ngủ. Điều đó có nghĩa là nếu bạn sống tới 90 tuổi thì bạn đã dành 30 năm cho việc ngủ. Một sự lãng phí! Nhưng việc có khả thi không nếu chúng ta vớt vát phần đời này bằng cách "giảm" hoặc thậm chí bỏ ngủ mà vẫn bình thường? Có người cho rằng, giấc ngủ là một "việc vặt" mà người ta phải giảm thiểu càng nhiều càng tốt. Nhưng cảm giác buồn ngủ như một "kẻ thù" cứ đeo đẳng ta dai dẳng và mỗi khi cơn buồn ngủ tới thì tất cả những gì ta có thể nghĩ đến chỉ là một chỗ để ngả lưng. Mỗi ngày đi qua, chúng ta đều thấy tiếc số thời gian đã mất cho việc "ngả lưng", nhưng đơn giản là chúng ta không thể kháng lại điều tự nhiên này. Thiếu ngủ càng lâu càng nguy hiểm Một người đàn ông Ucraina tên là Fyodor Nesterchuk từng tuyên bố rằng, anh ta không hề chợp mắt kể từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng giới y học nghi ngờ về tuyên bố này bằng nhận định rằng có lẽ Nesterchuk là một gã nói dối có hạng. Có rất nhiều cách để kìm hãm cơn buồn ngủ, ít nhất là trong một thời gian nào đó, nhưng "món nợ" đó phải được trả lại sau đó hoặc thể lực và trí lực của chúng ta sẽ phải chịu thương tổn.
  2. Điều đã được chứng minh là, nếu bạn ngăn cản giấc ngủ trong một thời gian dài, như một số người đã thử, bạn sẽ phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng. Không ngủ càng lâu thì mức độ nghiêm trọng của các hậu quả càng tăng. - Sau một đêm không ngủ, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, giảm sự chú ý và có vẫn đề với trí nhớ. - Sau 2-3 đêm không ngủ, chức năng điều phối của bạn sẽ suy yếu, các cơ đau mỏi, sự tập trung cũng như khả năng suy xét giảm đáng kể, mắt nhìn lờ mờ, có cảm giác buồn nôn, giọng nói sền sệt và xuất hiện những cơn "díp mắt" mà bạn không cảm thấy. - Sau 4-5 ngày không ngủ, trong người bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng cáu bẳn và ảo giác. - Sau 6-8 đêm mất ngủ, cộng thêm việc nói chậm, bạn sẽ có cảm giác run rẩy ở các đầu chi, trí nhớ bắt đầu rối loạn, khả năng nhận dạng suy giảm, có những hành vi bất thường và bị hoang tưởng. - Sau 9-11 đêm không ngủ, xảy ra sự đứt gãy trong suy nghĩ (bạn bắt đầu câu và không kết thúc chúng) và xuất hiện những cơn ngẩn ngơ (mất trí). Hậu quả của việc loại trừ giấc ngủ hoàn toàn ở người sau 11 ngày đến nay vẫn chưa được nghiên cứu, bởi nó gây nguy hiểm đến tính mạng. Nói tóm lại, những thương tổn không thể chữa trị sẽ đến từ từ sau đó, và cuối cùng có thể là cái chết. Điều này đã được thử
  3. nghiệm trên chuột trong phòng thí nghiệm và những con chuột bị ngăn không cho ngủ đã chết chỉ sau 2 tuần. Cũng có bằng chững cho thấy, người lớn bị mất ngủ triền miên có nguy cơ mắc một chứng bệnh não hiếm gặp, gọi là Fatal Familial Insomnia, và nạn nhân sẽ trải qua tất cả các triệu chứng nói trên trong một vài tháng. Căn bệnh này dẫn tới chứng tâm thần phân liệt, thay đổi tâm tính, bại liệt và cuối cùng là cái chết. Muốn giữ gìn sức khỏe cần ngủ đủ. Não - cơ quan hứng hậu quả chính từ mất ngủ Có vẻ như mất ngủ gây ra tất cả các phản ứng phụ này, bởi vì nó gây thương tổn ở não. Trong một ngày bình thường, não bị hư hại nhẹ do cơ chế trao đổi chất của con người, và bởi các gốc tự do. Khi ta ngủ chính là lúc não bộ kịp thời chỉnh sửa những hư hại này và khôi phục về trạng thái tốt nhất của nó. Trong giai đoạn ngủ say
  4. nhất, gọi là REM, người ta tin rằng, chính trung tâm chỉnh sửa trong não bộ cũng tự chỉnh sửa. Giấc ngủ bị ngăn cản càng lâu thì tổn thương cho não càng lớn và càng cần nhiều thời gian ngủ hơn để hiệu chỉnh chúng. Khi thương tổn xuất hiện quá nhiều thì việc hiệu chỉnh trở nên bất lực. Kỷ lục không ngủ lâu nhất là một thử nghiệm khoa học do chàng trai 17 tuổi Randy Gardner thực hiện năm 1965. Anh đã cố gắng thức trong 11 ngày (264 giờ) mà không cần sử dụng thuốc kích thích, mặc dù anh cần có trợ lý để anh không rơi vào giấc ngủ. Trong cuộc thử nghiệm, anh đã trải qua đủ các triệu chứng nói trên, nhưng Randy đã vượt qua được những triệu chứng này khi tham dự một cuộc họp báo tổ chức trong ngày cuối cùng của cuộc thử nghiệm. Các nhà nghiên cứu sau đó đã gắn máy kiểm soát EEG vào đầu Randy khi anh ngủ. Randy đã tỉnh giấc sau 14 giờ ngủ mê mệt và nói anh cảm thấy khoẻ khoắn sau đó. Nói chung, ngủ quá ít có thể ngăn cản não phục hồi 100% và cũng khiến người ngủ ít làm việc kém hiệu quả hơn so với những người ngủ đủ. Não bộ sử dụng giấc ngủ để lọc, lưu trữ và ghi nhớ tất cả các thông tin mà nó thu nhận được khi người ta thức, đó là lý do vì sao ngủ ít hay đi kèm với chứng mất trí nhớ. Ở những người ngủ ít, sức sáng tạo cũng bị suy giảm bởi bộ não xây dựng khả năng sáng tạo những ký ức mà nó thu lượm được khi người ta ngủ. Ngoài ra, hệ miễn dịch của chúng ta cũng bị suy yếu khi ngủ ít.
  5. Điều thú vị là, trước khi bóng đèn điện được phát minh, một người bình thường dành 9 giờ cho giấc ngủ đêm. Còn ngày nay, một thanh niên Mỹ chỉ dành hơn 7 giờ cho giấc ngủ. Sau khi đọc bài này rồi, có lẽ bạn sẽ lên giường sớm hơn một chút, bởi ít nhiều bạn cũng nhận ra thiếu ngủ gây một tác hại khôn lường. Tuy vậy, bạn cũng không nên ngủ quá nhiều mà nên ngủ vừa đủ...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2