intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÁC HẠI UNG THƯ PHỔI (LUNG CANCER)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

100
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ung thư phổi rất đáng sợ, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư trên toàn thế giới, cho cả đàn ông lẫn phụ nữ. Căn bệnh gây khoảng 1,2 triệu cái chết mỗi năm. Trong vòng 25 năm qua, số người chết vì ung thư phổi mỗi năm mỗi tăng. Riêng tại Mỹ, trong năm 2007, có 215.000 trường hợp ung thư phổi mới, và 162.000 người mất mạng vì nó. Số trường hợp ung thư phổi ngày càng tăng, nhất là ở phụ nữ, vì dân số ngày càng đông, và chúng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÁC HẠI UNG THƯ PHỔI (LUNG CANCER)

  1. UNG THƯ PHỔI (LUNG CANCER) Ung thư phổi rất đáng sợ, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư trên toàn thế giới, cho cả đàn ông lẫn phụ nữ. Căn bệnh gây khoảng 1,2 triệu cái chết mỗi năm. Trong vòng 25 năm qua, số người chết vì ung thư phổi mỗi năm mỗi tăng. Riêng tại Mỹ, trong năm 2007, có 215.000 trường hợp ung thư phổi mới, và 162.000 người mất mạng vì nó. Số trường hợp ung thư phổi ngày càng tăng, nhất là ở phụ nữ, vì dân số ngày càng đông, và chúng ta cũng sống lâu hơn trước. Hút thuốc là yếu tố nguy hại hàng đầu gây ung thư phổi. Người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi 10 đến 30 lần nhiều hơn người không hút. Tuy các yếu tố khác, chẳng hạn như ngửi khói thuốc bay ra từ miệng người hút thuốc lá (second-hand tobacco smoke), tiếp xúc với các chất asbestos, radon, arsenic, radiation, polycyclic hydrocarbons, nickel, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi, nhưng cho đến nay, hút thuốc lá vẫn nguy hiểm nhất, nguyên nhân của 90% các trường hợp ung thư phổi.
  2. Các thể bệnh Bướu ung thư phổi cấu tạo bởi các tế bào ung thư bất thường, thường thuộc một trong bốn thể loại sau: - Squamous cell carcinoma (20-30% trường hợp ung thư phổi) - Adenocarcinoma (30-40%) - Large cell carcinoma (10%) - Small cell or "oat cell" carcinoma (20%) Ba thể ung thư đầu có tính nết, lối tiến triển khá giống nhau, và cách chữa chúng cũng tương tự, nên chúng thường được gọi chung là “non-small cell lung cancer”; thể ung thư thứ tư khác hơn, lớn nhanh, lan mạnh, cách chữa cũng khác. Triệu chứng Một số ít người bệnh ung thư phổi (khoảng 10%) không có triệu chứng, tình cờ chụp phim ngực (chest X-ray, chúng ta hay quen miệng gọi “phim phổi”) vì lý do nào khác, thấy khối ung thư. Còn đa số người bệnh
  3. có triệu chứng lúc ung thư được tìm ra. Triệu chứng tùy vào ung thư còn trong phổi và ngực, hay đã lan sang các cơ quan lân cận, hoặc đã theo máu chuyển di đi xa. Triệu chứng do sự hiện diện của khối ung thư trong phổi và ngực: triệu chứng nhiều nhất là ho, ho khan hoặc có đàm. Các triệu chứng hay xảy ra khác: khó thở, khạc ra đàm có vương máu, đau ngực, khò khè. Các triệu chứng khác nữa có thể xuất hiện khi khối bưới to lên, lan rộng trong ngực: thêm khó thở nếu ung thư tạo nước trong màng phổi; suy tim khi nước bao quanh tim, cản trở công việc của tim; khan tiếng; v.v.. Triệu chứng do ung thư chuyển di: khi bệnh tiến triển, ung thư lan sang những bộ phận lân cận hoặc theo máu đến cơ quan ở xa, người bệnh có thêm nhiều triệu chứng, như đau xương (ung thư đến xương); yếu nhược, vàng da vàng mắt, xuống cân (ung thư đến gan); nhức đầu, buồn nôn và ói mửa, giật kinh phong, trí óc lẫn lộn, tính tình thay đổi (ung thư đến óc). Khoảng 10-20% người bệnh ung thư phổi có thêm hội chứng gọi là “paraneoplastic syndrome”: ung thư tiết ra một số chất, vào máu, gây triệu chứng, như đau sưng khớp; ngón tay dày lên, rộng ra giống hình cái chày (digital clubbing); triệu chứng thần kinh bất thường; vú to ra, chảy chất dịch giống sữa; chất calcium tăng cao trong máu; v.v.. Đây có thể xem là những
  4. triệu chứng, dấu chứng gián tiếp của ung thư phổi. Loại ung thư thứ tư (small cell lung cancer) hay gây những triệu chứng gián tiếp này. Định bệnh Với những triệu chứng đáng ngờ kể trên, khiến chúng ta nghĩ đến ung thư phổi, bước đầu là chụp một phim ngực. Nếu phim ngực cho thấy quả có khối bướu, chúng ta cần làm nhiều thứ nữa để xác định giai đoạn tiến triển của ung thư; điều này rất quan trọng trong việc quyết định sẽ chữa trị bằng phương cách này. Bác sĩ cần hỏi kỹ, thăm khám tỉ mỉ lại người bệnh, và làm những thử máu cần thiết. Các phim chụp đặc biệt như CT (computed tomography) scan (ngực, bụng, đầu), PET scan, MRI (magnetic resonance imaging) scan, bone scan thường cũng cần đến. Rồi cũng cần biết rõ khối bướu thuộc ung thư loại nào, tức cần cắt một chút xíu thịt từ khối bướu đem xem dưới kính hiển vi. Điều này có thể thực hiện bằng 3 cách, tùy vị trí của khối bướu: - Bác sĩ chuyên khoa phổi, qua ống soi phổi, xem và cắt lấy thịt trực tiếp từ khối bướu cùng những vùng khả nghi.
  5. - Bác sĩ chuyên khoa quang tuyến (radiologist), dùng CT scan để biết chắc khối bướu nằm ở đâu, đâm kim qua thành ngực vào đến khối bướu cắt chút thịt. - Bác sĩ giải phẫu ngực (thoracic surgeon) đưa một ống soi vào vách ngăn hai lồng ngực, rồi qua ống soi, cắt thịt từ khối bướu. Chữa trị Sự chữa trị ba loại ung thư đầu (gọi chung là “non-small cell lung cancer”) giống nhau. Khi mới ở giai đoạn I (nhỏ, chưa xâm nhập các hạch bạch huyết chung quanh) và II (đã đến các hạch bạch huyết ở quanh), ung thư mới còn quanh quẩn trong ngực, ta có thể dùng giải phẫu để chữa, cắt hẳn khối ung thư. Nhưng khi ung thư đã nặng, sang giai đoạn III (đến hạch bạch huyết trong vách ngăn lồng ngực, ra đến ngoài thành ngực) và giai đoạn IV (chuyển di đi xa), giải phẫu thường không giúp nhiều, chỉ chữa bằng phương pháp dùng phóng xạ (radiation) hoặc bằng các chất thuốc hóa học (chemotherapy). Loại ung thư thứ tư small cell lung cancer độc hơn, phát triển nhanh hơn, ít khi chữa bằng giải phẫu, thường chữa bằng tia phóng xạ và các chất hóa học.
  6. Phòng ngừa và truy tìm Chúng ta đã biết, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, thủ phạm của 90% các trường hợp. Ngay cả người phải ngửi khói thuốc lá do người khác hút cũng dễ bị ung thư. Do thế, đến nay, bỏ hút thuốc, tránh xa nơi có khói thuốc lá, vẫn là cách hữu hiệu nhất để ngừa ung thư phổi. Nhiều vị hút thuốc lâu năm lý luận, có bỏ cũng đã trễ rồi, không giúp gì đâu, thôi đành chờ kiếp sau tu tỉnh từ đầu, nhưng các khảo cứu đều cho thấy, người bỏ thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi ít hơn nhiều so với người tiếp tục hút. Theo kết quả của vài khảo cứu, bỏ thuốc hơn 15 năm, triển vọng ung thư phổi giảm 80-90% so với người còn hút. Về truy tìm (screening), việc truy tìm ung thư phổi định kỳ ở những người hút thuốc lá không có triệu chứng hiện vẫn còn là vấn đề nhức đầu, nhiều bàn cãi. Liệu việc này có đáng đồng tiền bát gạo không, khám phá được ung thư phổi sớm có làm giảm tử vong, thay đổi dự hậu (prognosis), giống trường hợp truy tìm ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Pap’s smear, truy tìm ung thư vú bằng phim vú mammogram, truy tìm ung thư ruột già bằng phương pháp soi ruột già colonoscopy? Rất nhiều khảo cứu đã được thực hiện để tìm cách trả lời câu hỏi này, nhưng cho đến nay, các kết quả đều không cho thấy việc truy t ìm ung thư phổi định kỳ ở những người hút thuốc lá làm thay đổi tỉ lệ tử vong. Vì thế,
  7. khuynh hướng hiện tại là, trừ trong các trung tâm nghiên cứu, còn chúng ta không chụp phim truy tìm định kỳ ở những người hút thuốc lá không có triệu chứng, khuyên họ bỏ thuốc lá là phương cách hay hơn nhiều. (Với những người không hút thuốc chúng ta, nguy cơ ung thư rất ít, việc truy tìm lại càng không cần.) Một số bác sĩ vẫn cho bệnh nhân hút thuốc của mình chụp phim ngực (từ nay, cho đúng, chúng ta đừng gọi “phim phổi” nữa) hàng năm. Việc này có thể đưa đến nhiều tốn kém và nguy hiểm (thấy gì hơi lạ, phải làm thêm phim Cat scan, MRI, nhờ bác sĩ chuyên khoa phổi soi, nhờ bác sĩ giải phẫu mổ phổi ra xem, mà rất nhiều khi chẳng có gì cả), và một phim ngực bình thường không chắc đã cho chúng ta niềm an tâm, vì một ung thư nhỏ còn dấu mình trong một ống phổi, phim ngực không thể cho thấy đ ược; lại nữa, có loại ung thư mọc nhanh, vài tháng đã xuất hiện rồi, phim ngực mới chụp gần đây dù bình thường có ăn nhằm gì. Vả, việc này biết đâu có thể ngầm khuyến khích người bệnh tiếp tục hút thuốc lá, “Bác sĩ thấy chưa, số tôi không bị ung thư phổi là không bị, phim ngực tôi năm nào bác sĩ cũng cho chụp, có gì đâu, bác sĩ đừng nói đến chuyện bắt tôi bỏ thuốc nữa”. Ung thư phổi nguy hiểm lắm bạn ạ. Tốt nhất bạn bỏ thuốc lá. Chẳng có lý tí nào khi bạn hàng năm cứ đòi chụp phim ngực hoài, sợ ung thư phổi, song thuốc lá vẫn hút thả dàn, bác sĩ khuyên, bạn chỉ cười trừ, “Vợ còn bỏ
  8. được, thuốc thì không”. Thôi không thương vợ, thì thương, làm gương cho con vậy, bỏ thuốc lá đi thôi bạn ơi. Kẻo có ngày thấy con cầm điếu thuốc lá phì phèo, nói cháu, nó nói lại, “Bố thì sao?”. Bác sĩ Nguyễn Văn Đức, Chuyên Khoa Nội Thương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2