intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tai biến LM-TppM – Phần 2

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

69
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bất thường điện giải + Tăng kali máu - thường là một cấp cứu do nguy cơ tới tính mạng ở bệnh nhân suy thận cấp hay suy thận mãn không thẩm lọc; nhưng nó hiếm khi là vấn đề nghiêm trọng với bệnh nhân đang được thẩm lọc; nó thường bùng lên do thực hiện chế độ ăn kiêng hoặc thẩm lọc không đúng. - Trong điều kiện đặc biệt nó có thể là kết quả của các rối loạn lập đi lập lại như ly giải cơ, nhiễm trùng huyết, hoặc nhiễm toan nặng. - Tăng kali...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tai biến LM-TppM – Phần 2

  1. Tai biến LM-TppM – Phần 2 8.Bất thường điện giải + Tăng kali máu - thường là một cấp cứu do nguy cơ tới tính mạng ở bệnh nhân suy thận cấp hay suy thận mãn không thẩm lọc; nhưng nó hiếm khi là vấn đề nghiêm trọng với bệnh nhân đang được thẩm lọc; nó thường bùng lên do thực hiện chế độ ăn kiêng hoặc thẩm lọc không đúng. - Trong điều kiện đặc biệt nó có thể là kết quả của các rối loạn lập đi lập lại như ly giải cơ, nhiễm trùng huyết, hoặc nhiễm toan nặng. - Tăng kali máu thường đặc biệt nghiêm trọng vì nó thường vô triệu chứng cho tới khi tác dụng nguy hiểm tới tim mạch phát triển. - Mặc dù nhiều bệnh nhân lọc máu chu kỳ dung nạp được với mức tăng kali trung bình (6-7 mEq/l) mà không có triệu chứng nào biểu hiện nhưng vẫn cần lưu ý nguy cơ tiềm tàng của nó bởi dễ chuyển nặng lên một cách nhanh chóng. - Hơn nữa, điện tâm đồ vẫn có thể vẫn như bình thường trong khi kali máu đã tăng kịch liệt, vì thế mức kali máu phải thường xuyên được xét nghiệm kiểm tra.
  2. - Nguyên tắc chỉ đạo chung trong điều trị kali máu cao trên bệnh nhân lọc máu cũng tương tự trên những bệnh nhân khác; nhưng cần chú ý tới những đặc điểm riêng như tránh quá tải dịch... - Có một pp làm giảm kali máu một cách nhẹ nhàng là khí dung albuterol (salbutamol) với liều lớn hơn khi điều trị hen điển hình từ 4 đến 8 lần (với hen thường dùng 2,5 – 5 mg/lần khí dung 4 lần/ngay), cách này làm giảm nhanh mức kali máu trong vài giờ và ít gặp tai biến phụ. - Một vấn đề quan trọng cần nhớ rằng tăng kali máu có thể dính líu đến ngưng tim trên bệnh nhân đang lọc máu bất cứ lúc nào; tăng kali máu có thể là nguyên nhân duy nhất gây ngưng tim hoặc là kết quả của ngừng tim do các nguyên nhân khác; do đó một bệnh nhân lọc máu bị ngưng tim cần coi như là do tăng kali máu và cho truyền ngay tĩnh mạch canxi và bicacbonat (theo hai dây khác nhau phòng kết tủa), tiếp tục duy trì cho tới khi tình trạng được cải thiện hoặc theo phương thức trợ giúp tăng cường hồi sinh tim (ACLS - advanced cardiac life support). + Giảm canxi & tăng magne máu: - Hội chứng giảm canci máu là hay gặp và có thể điều trị bằng vitamine D và bổ xung canci, đặc biệt trong khi truyền tĩnh mạch bicacbonat để làm giảm kali máu hoặc điều trị toan máu. - Các triệu chứng giảm canci máu đáp ứng tốt với truyền tĩnh mạch calcigluconat hoặc calcichloride. - Tăng magne máu trung bình thường gặp trên bệnh nhân ESRD và thường vô triệu chứng cho tới khi mức trong máu đạt quá cao (> 4 mg%), hội chứng
  3. cũng có thể do ăn hoặc sử dụng vô ý các thuốc nhuận tràng hoặc giảm acid dạ dày có chứa magne. - Tiêm calci tĩnh mạch có tác dụng đối kháng trực tiếp với tác dụng thần kinh của tăng magne máu nhưng không có tác dụng bài tiết trên thận, chỉ lọc máu mới lấy được lượng magne thừa ra khỏi cơ thể. 9. Buồn nôn hoặc mệt lả sau khi lọc máu. - Những cảm giác như vậy làm bệnh nhân thấy sợ lần lọc máu tiếp theo, - Nhưng nếu bỏ 1 lần lọc máu thì sẽ có nhiều nguy hiểm hơn nữa. - Sau lọc, bệnh nhân sẽ cảm thấy khá hơn sau một vài giờ, - Và chắc chắn những cảm giác đó sẽ mất đi vào ngày hôm sau; - Nếu không hết thì cần xem xét đến các nguyên nhân sau: a.Hạ huyết áp hay huyết áp thấp: - Hạ huyết áp hay huyết áp thấp là nguyên nhân phổ biến nhất. - Trong quá trình lọc máu, lượng nước tích tụ trong cơ thể sẽ được loại bỏ, - Khối lượng nước được loại bỏ càng nhiều thì bệnh nhân càng cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt sau khi lọc máu. b.Uống quá nhiều nước giữa các kỳ lọc máu - Hiện tượng hạ huyết áp, chuột rút, nôn và mệt mỏi cũng do đã uống quá nhiều nước giữa các kỳ lọc máu.
  4. - Lượng nước uống vào là điều bệnh nhân có thể kiểm soát được, vì vậy hãy để ý hạn chế lượng nước uống. c.Các vấn đề với “cân khô” - “Mức cân khô” là số cân thấp nhất mà bệnh nhân cần đạt được sau khi lọc máu. - Nếu bệnh nhân thấy khoẻ, ăn uống tốt hơn thì có thể sẽ tăng cân và “số cân khô” có thể cũng tăng theo. - Nếu sau một lần lọc máu mà số cân giảm xuống thấp hơn mức cân khô, thì bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi & buồn nôn. - Tuy nhiên, do không biết đến điều đó, vẫn dùng chương trình đã được đặt sẵn để rút lượng nước dựa vào số “cân khô” cũ; - Việc đó có thể làm hạ huyết áp, buồn nôn hay cảm giác mệt mỏi và bị chuột rút. - Vì vậy, cần thay đổi số lượng nước rút bớt nếu bn tăng cân hay giảm cân. d.Dùng các thuốc huyết áp - Thông thường, huyết áp sẽ giảm trong quá trình lọc máu, - Vì vậy bệnh nhân không nên dùng thuốc hạ huyết áp trước khi lọc máu. - Nếu uống thuốc, huyết áp sẽ thấp đi, và khi lọc máu, quá trình rút bớt nước cũng làm giảm huyết áp, như vậy mức huyết áp sẽ quá thấp làm bệnh nhân thấy mệt.
  5. - Nếu muốn dừng uống thuốc hạ huyết áp trước khi lọc máu cần thảo luận với bác sỹ. e.Phản ứng dị ứng - Một số bệnh nhân bị phản ứng dị ứng với máy lọc và cũng có thể gây nên tụt huyết áp, buồn nôn và yếu mệt. - Vài người còn bị dị ứng mạnh , nhưng khi phản ứng nhẹ lại khó nhận biết và chỉ làm bệnh nhân thấy ốm mệt. - Trường hợp này, cần thay đổi bộ lọc khác và bệnh nhân sẽ thấy khoẻ hơn f.Nhiễm trùng - Nhiễm trùng cũng có thể làm tụt huyết áp, buồn nôn và cảm giác yếu mệt. - Thường xảy ra khi có một nhiễ m trùng mới xuất hiện trong quá trình lọc máu, - Dễ nhận biết vì bệnh nhân thường sốt, và thấy cực kỳ mệt mỏi ngay cả khi chưa lọc máu xong. - Nhiễm trùng mãn tính làm bệnh nhân luôn mệt nên có thể làm tụt huyết áp và càng mệt mỏi hơn sau khi lọc máu. - Sốt có thể hạ hoặc thậm chí không xảy ra trong khi lọc máu. g.“Mất thăng bằng” lọc máu - Là vấn đề xảy ra khi quá nhiều chất độc hại tích tụ, như là urê và creatinine, được loại bỏ khỏi cơ thể quá nhanh.
  6. - Là những vấn đề xảy ra trong quá trình lọc máu khi máy lọc phải làm chức năng của thận trong vòng 4 giờ, trong khi thận thật sự thường làm trong 2 ngày. - Thường việc loại bỏ những chất độc hại tích tụ giữa các kỳ lọc máu bệnh nhân chịu đựng được. - Tuy nhiên, nếu số lượng chất độc hại tích tụ quá nhiề u trong vòng 4 hay 5 ngày hoặc thậm chí lâu hơn, khi được loại bỏ chỉ trong vòng 4 giờ, thì có thể làm bệnh nhân quá mệt, gây choáng váng, buồn nôn, đau đầu và thậm chí bị co giật (động kinh). - Thường xảy ra khi bệnh nhân bị lỡ một hay nhiều kỳ lọc máu. - Với những bệnh nhân bị lỡ kỳ lọc máu, đặc biệt nhiều hơn 1 kỳ, phương pháp trị liệu có thể cần phải thay đổi, có thể chia thành nhiều lần lọc máu ngắn hơn, 2 đến 3 giờ một ngày trong vòng 3 ngày để bệnh nhân dần quen. h.Thiếu máu nghiêm trọng - Thiếu máu nghiêm trọng cũng làm tụt huyết áp và yếu ớt. - Nếu bệnh nhân thường xuyên thấy quá yếu ớt sau mỗi kỳ lọc máu thì cần xem xét đến vấn đề thiếu máu hay là bị một nhiễm trùng nào đó. i. Do dung dịch lọc Acetate Nhiều năm trước, chủ yếu lọc máu dùng dung dịch lọc Acetate. Dung dịch lọc Acetate thường làm bệnh nhân thấy đau đầu, mệt mỏi và tụt huyết áp;
  7. Hiện nay đã được thay bằng dung dịch lọc Bicarbonate nên bệnh nhân sẽ thấy khoẻ hơn. 10.Những rối loạn hay gặp khác Có một số rối loạn khác thường gặp trên bệnh nhân lọc máu nhưng ít đe doạ tử vong như: a.Táo bón - có thể cho uống sorbitol (30-60 ml dung dịch 70%) để làm mềm và lỏng phân. - Thuốc nhuận tràng có magne là chống chỉ định, - còn thụt bằng nước với những trường hợp táo bón mãn có thể dẫn tới giảm natri máu do hấp thụ nước, - cũng như thụt với các chất có photphat có thể làm tăng photphat máu trên bệnh nhân suy thận mãn. b.Co giật cơ gây đau, - thường xảy ra ban đêm có thể đáp ứng tốt với quinine sulfate liều 325 mg uống trước khi ngủ hoặc seduxen; - nhưng triệu chứng "chân không yên" thì thường rất khó điều trị. c.Rét run: - Trên 60% xuất hiện khoảng 30’ đến 1 giờ đầu khi tiến hành lọc máu, thường kéo dài 30’-1 tiếng; song song rét run có sốt và tăng huyết áp.
  8. - Máu trên đường tuần hoàn ngoài cơ thể có khi thẫm màu (do mao quản co thắt làm giảm sự trao đổi và bão hoà oxy). - Nguyên nhân thường do chí nhiệt tố, có thể vì ô nhiễm đặc biệt do rửa formon không sạch và còn do cơ địa bệnh nhân hoặc dị ứng màng quả lọc; - xử trí thưòng đáp ứng tốt với các thuốc kháng histamine, cocticoid, aminophiline và nên cho an thần phối hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2