intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài chính toàn diện dưới góc độ tài chính số: Vai trò nhận thức rủi ro và dân trí tài chính

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Tài chính toàn diện dưới góc độ tài chính số: Vai trò nhận thức rủi ro và dân trí tài chính" được thực hiện với mục tiêu góp phần làm làm rõ ảnh hưởng nhận thức rủi ro và dân trí tài chính đến ý định sử dụng DFS của người dân. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm nghiên cứ đã thu thập được 1177 khảo sát định lượng. Kết quả cho thấy: “Nhận thức về rủi ro” được phản ánh tích cực thông qua “Rủi ro tài chính”, “Rủi ro bảo mật thông tin”, “Rủi ro an ninh mạng”, “Những sự cố gây mất thời gian và thiếu hiệu quả”, “Rủi ro xã hội” và “Rủi ro ảnh hưởng tâm lý”. Đồng thời, “Dân trí tài chính” và “Nhận thức rủi ro” cũng có tác động thuận chiều đến “Ý định sử dụng” DFS. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài chính toàn diện dưới góc độ tài chính số: Vai trò nhận thức rủi ro và dân trí tài chính

  1. TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN DƯỚI GÓC ĐỘ TÀI CHÍNH SỐ: VAI TRÒ NHẬN THỨC RỦI RO VÀ DÂN TRÍ TÀI CHÍNH TS. Khúc Thế Anh1, Lê Thu Hà2, Nguyễn Mạnh Cường2, Nguyễn Hà Anh2, Phạm Tiến Giang3 Abstract: Digital financial services (DFS) have experienced significant growth and innovation in recent years, opening up a wide range of new opportunities to promote financial inclusion. However, stakeholders also need to be more aware of and knowledgeable about the risks associated with using DFS. The purpose of the study was to provide more on how perceived risk and financial literacy affect intentions to use DFS. Using quantitative research methods, the authors collected 1,177 surveys. The results show that: “Perceived risk” is positively reflected through “Financial risk”, “Privacy risk”, “Security risk”, “Time-consuming risk”, “Social risk”, and “Psychological risk”. Simultaneously, “Financial literacy” and “Perceived risk” also have a positive impact on the “Intention to use” DFS. Keywords: Digital financial service, Financial literacy, Perceived risk. FINANCIAL INCLUSION FROM A DIGITAL FINANCE PERSPECTIVE: THE ROLE OF PERCEIVED RISK AND FINANCIAL LITERACY Tóm tắt: Các dịch vụ tài chính kỹ thuật số (Digital Financial Services - DFS) ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ, cung cấp nhiều cơ hội mới để thúc đẩy tài chính toàn diện. Thế nhưng, điều này cũng đòi hỏi nhận thức và hiểu biết về rủi ro đối với dịch vụ tài chính số của các bên liên quan nhiều hơn. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu góp phần làm làm rõ ảnh hưởng nhận thức rủi ro và dân trí tài chính đến ý định sử dụng DFS của người dân. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm nghiên cứ đã thu thập được 1177 khảo sát định lượng. Kết quả cho thấy: “Nhận thức về rủi ro” được phản ánh tích cực thông qua “Rủi ro tài chính”, “Rủi ro bảo mật thông tin”, “Rủi ro an ninh mạng”, “Những sự cố gây mất thời gian và thiếu hiệu quả”, “Rủi ro xã hội” và “Rủi ro ảnh hưởng tâm lý”. Đồng thời, “Dân trí tài chính” và “Nhận thức rủi ro” cũng có tác động thuận chiều đến “Ý định sử dụng” DFS. Từ khóa: Dịch vụ tài chính kỹ thuật số, dân trí tài chính, nhận thức rủi ro. 1. GIỚI THIỆU Nhìn một cách tổng quan, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính kỹ thuật số hướng tới cả hai nhóm khách hàng là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, các tác giả chỉ tập trung khai thác tệp khách hàng cá nhân có tiềm năng tham gia các dịch vụ tài chính kỹ thuật số. Đối với người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam, tác động của đại dịch Covid-19 đặt ra yêu cầu cần tăng cường, thúc đẩy họ sử dụng các DFS nhiều hơn bao giờ hết. Mặt trái của công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ sở hữu DFS lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dùng để thực hiện các hành vi kinh doanh không công bằng, trái đạo đức như kinh doanh bất cẩn, thiếu trách nhiệm, thậm chí là gian lận, lừa đảo, thu giữ tài sản của người dùng dịch vụ bất hợp pháp. 1 National Economics University, Email: anhkt@neu.edu.vn. 2 National Economics University. 3 Microfinance, financial literacy, commercial bank.
  2. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 77 Nhằm hướng đến hoàn thiện hệ sinh thái fintech tại Việt Nam, vấn đề về sử dụng DFS cần được nghiên cứu dưới góc độ của cá nhân. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào vai trò của dân trí tài chính và nhận thức rủi ro. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về DFS DFS là giải pháp tài chính sử dụng nền tảng kỹ thuật số và mô hình tiền điện tử để hỗ trợ các hoạt động tài chính của người dân, doanh nghiệp hoặc các tổ chức như ngân hàng, công ty tài chính,… DFS có thể bao gồm các giao dịch tiền tệ khác nhau, chẳng hạn như gửi tiền, rút tiền và nhận tiền, cũng như các dịch vụ khác, bao gồm thanh toán, tín dụng, tiết kiệm, lương hưu và bảo hiểm (Scott & cộng sự, 2017). Nhìn một cách tổng quan, DFS cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với chi phí thấp đáng kể, thời gian giao dịch nhanh chóng và phạm vi tiếp cận gần như là không giới hạn (Tarhini & cộng sự, 2016). 2.2. Các giả thuyết nghiên cứu 2.2.1. Rủi ro an ninh mạng Công nghệ tài chính (FinTech) đã thay đổi đáng kể cách thức hoạt động của các dịch vụ tài chính ngân hàng. Các chương trình máy tính và công nghệ khác dùng để cung cấp và kích hoạt các dịch vụ tài chính được đặt tên là FinTech. Tuy nhiên, các dịch vụ này phải đối mặt với một số vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư khi cung cấp dịch vụ tài chính cho người dùng. Các dịch vụ và ứng dụng này phải được bảo mật để nâng cao sự chấp nhận và khả năng sử dụng các dịch vụ này của người dùng. Mục đích chính của nghiên cứu này là cung cấp khung chính sách để đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư của thông tin người dùng trong công nghệ tài chính, vì các ứng dụng và dịch vụ FinTech chứa dữ liệu khá nhạy cảm của người dùng. Khung chính sách này cung cấp một bộ chính sách toàn diện để bảo mật các dịch vụ FinTech. Các chính sách này phải được thực hiện ở mỗi tổ chức cung cấp dịch vụ FinTech. Nhìn một cạnh tổng quan, các dịch vụ DFS có những ưu điểm về tốc độ giao dịch trực tuyến, tính thuận tiện trong việc truy cập thông tin và chi phí sử dụng thấp hơn so với các hình thức giao dịch tài chính truyền thống. Tuy nhiên, các ứng dụng và dịch vụ DFS cũng chứa dữ liệu khá nhạy cảm của người dùng, khiến cho các khách hàng phải đối mặt với một số vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư khi được cung cấp dịch vụ tài chính (Hussain & cộng sự, 2021). Những tiềm ẩn những rủi ro liên quan đến an ninh mạng mà người dùng cần lưu ý, bao gồm: tấn công mạng và lừa đảo trực tuyến bằng phần mềm độc hại, mã độc và các hình thức lừa đảo khác nhằm chiếm đoạt hệ thống mạng, kiểm soát và truy cập thông tin cá nhân. Điều này có thể gây ra nhiều thiệt hại về tài sản và thông tin bảo mật của khách hàng. Nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn trên, người tiêu dùng tài chính có xu hướng lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ uy tín, yêu cầu về bảo mật đối với nhà cung cấp dịch vụ ngày càng cao, tự động phòng tránh rủi ro bằng việc thiết lập nhiều lớp bảo mật thông tin, chứng minh rủi ro an ninh mạng có tác động đến nhận thức về rủi ro của người dùng DFS. Do đó, giả thuyết được đưa ra là:   H1: Nhận thức rủi ro được phản ánh tích cực qua rủi ro an ninh mạng.
  3. 78 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM 2.2.2. Rủi ro về bảo mật thông tin Theo Alhassan & Quaye (2017), rủi ro bảo mật thông tin trong nền tảng kỹ thuật số là việc hệ thống bảo mật không có khả năng ngăn chặn các mối đe dọa bảo mật như vi phạm bảo mật, truy cập trái phép, sửa đổi, tiết lộ hoặc phá hủy thông tin. Điều này bao gồm thông tin có thể bị xâm phạm khi được lưu trữ, xử lý và truyền giữa các thiết bị khác nhau. Đối với người dùng DFS, rủi ro bảo mật thông tin thường liên quan đến rò rỉ và phát tán thông tin người dùng cũng như vi phạm dữ liệu cá nhân (Malady, 2016). Theo Taylor (2016), các DFS có mức độ bảo mật kém thường bị kẻ lừa đảo đánh cắp nhanh chóng, khiến chúng khó bị phát hiện bằng các thủ thuật tinh vi, đặc biệt là các giao dịch trực tuyến. Những rủi ro này có thể khiến người dùng lo lắng rằng thông tin tài chính cá nhân của họ đã bị truy cập trái phép. Đây là một trở ngại lớn trong việc khuyến khích người dùng sử dụng các DFS (Hutchings & Holt, 2015). Do đó, giả thuyết được đưa ra là:  H2: Nhận thức rủi ro được phản ánh tích cực qua rủi ro bảo mật thông tin.  2.2.3. Những sự cố gây ra mất thời gian và thiếu hiệu quả Ozili (2018) cho rằng các rủi ro liên quan đến việc sử dụng các DFS có thể phát sinh từ các nhà cung cấp các dịch vụ này, bên cạnh các nguồn từ phía người dùng. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến bao gồm gián đoạn hệ thống thanh toán do sự cố hệ thống hoặc lỗi kỹ thuật. Những sơ hở này trong hệ thống kiểm soát có thể cho phép các tác nhân độc hại truy cập trái phép vào thông tin người dùng. Để giải quyết vấn đề này, các nhà cung cấp thường yêu cầu nhiều thời gian để bảo trì và cập nhật hệ thống của họ. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong việc sử dụng ứng dụng của người dùng, đặc biệt là các giao dịch thanh toán trực tuyến, gây ra tác động ngược đối với tính thuận tiện của DFS.  Do đó, giả thuyết được đưa ra là:  H3: Nhận thức rủi ro được phản ánh tích cực qua những sự cố gây ra mất thời gian và thiếu hiệu quả.  2.2.4. Rủi ro tài chính Theo Forsythe & cộng sự (2006), rủi ro tài chính là khả năng xảy ra tổn thất tài chính trong quá trình sử dụng DFS. Cụ thể, những rủi ro này có thể bao gồm những rủi ro do thị trường, như giảm giá của tài sản tài chính, thất thoát vốn do thiếu hiểu biết về đầu tư tài chính dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm, gây mất mát tài sản hoặc thất thoát do lừa đảo, tấn công mạng hoặc phần mềm độc hại có thể dẫn đến mất thông tin và tiền bạc. Điều này có thể gây ra cảm giác lo lắng và suy giảm niềm tin vào DFS của người sử dụng. Đồng nghĩa với việc rủi ro tài chính có tác động đáng kể đến nhận thức về rủi ro của người sử dụng DFS. Do đó, giả thuyết được đưa ra là:  H4: Nhận thức về rủi ro được phản ánh tích cực qua rủi ro tài chính.  2.2.5. Rủi ro xã hội Rủi ro lớn nhất mà người dùng gặp phải khi sử dụng DFS là lỗ hổng hiểu biết chung về tài chính của họ. Do đó, nhiều cá nhân đã đưa ra các quyết định tài chính sai lầm khi dựa vào nội dung
  4. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 79 được chia sẻ bởi các nhà phân tích tài chính trên các nền tảng trực tuyến và mạng xã hội, ngay cả khi thông tin đó chưa được bản thân kiểm định lại hoặc chưa được kiểm duyệt bởi những tổ chức, cá nhân có chuyên môn (Lyons & Hanna, 2021). Để hạn chế vấn đề này, việc các cơ quan kiểm duyệt thông tin ban hành các quy định và chính sách ngày càng nghiêm ngặt về kiểm soát thông tin trên các nền tảng trực tuyến cho thấy nguy cơ ảnh hưởng từ mạng xã hội có tác động đáng kể đến nhận thức về rủi ro của người sử dụng thông tin. Do đó, giả thuyết được đưa ra là:  H5: Nhận thức rủi ro được phản ánh tích cực qua rủi ro xã hội.  2.2.6. Rủi ro ảnh hưởng tâm lý Featherman & Pavlou (2003) và Veloutsou & Bian (2008) mô tả rủi ro tâm lý đối với khách hàng là những rủi ro ảnh hưởng xấu đến tâm lý, cảm xúc và chất lượng cuộc sống của họ. Những rủi ro này có thể gây tâm lý căng thẳng, lo lắng, áp lực, mất tự tin, hoang mang và nhiều tác động tiêu cực khác đến tâm lý của người tiêu dùng. Đối với DFS, điển hình là thanh toán điện tử, rủi ro về tâm lý hình thành khi người dùng cảm thấy không an tâm hoặc có tâm trạng lo lắng về chất lượng DFS mà họ sử dụng. Điều này khiến họ lo lắng, thất vọng, chán nản hoặc tạo suy nghĩ tiêu cực trong quá trình sử dụng dịch vụ (Lopez & Molina, 2008). Do đó, giả thuyết được đưa ra là:  H6: Nhận thức rủi ro được phản ánh tích cực qua rủi ro ảnh hưởng tâm lý.  2.2.7. Nhận thức rủi ro  Nếu người dùng có nhận thức rõ về các rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng DFS, họ sẽ có thể đưa ra quyết định thông minh và cân nhắc các biện pháp phòng ngừa rủi ro như lựa chọn sử dụng các dịch vụ tài chính của các nhà cung cấp đáng tin cậy, không chia sẻ thông tin cá nhân với bất kỳ ai và thường xuyên kiểm tra tài khoản của mình để phát hiện sớm các hoạt động bất thường. Ngược lại, nếu người sử dụng DFS không có nhận thức đầy đủ về các rủi ro tiềm ẩn, họ có thể dễ dàng rơi vào các trường hợp gây tổn hại về tài chính cá nhân như: lừa đảo, mất tiền và lộ thông tin cá nhân. Điều này cho thấy dân trí tài chính có ảnh hưởng đến nhận thức rủi ro của mỗi cá nhân. Quan điểm trên cũng ủng hộ nghiên cứu của Lusardi (2007) khi đều cho rằng khả năng quản lý tài chính, nhận thức phòng ngừa rủi ro trước các sự cố có phản ánh dân trí tài chính của mỗi cá nhân. Do đó, giả thuyết được đưa ra là:  H7: Dân trí tài chính tác động thuận chiều đến nhận thức rủi ro. Nghiên cứu của Dowling (1986) và Michell (1999) cho rằng “Nhận thức rủi ro”  là nhận thức của người tiêu dùng về sự không chắc chắn và lo ngại về hậu quả tiêu cực của việc mua và sử dụng dịch vụ. Khi nghiên cứu về ý định sử dụng các dịch vụ trực tuyến, Carter & cộng sự (2016) đã xác định “nhận thức rủi ro” là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định sử dụng dịch vụ của người dùng, bởi vì nó ảnh hưởng đến cảm giác an toàn và sự tin tưởng của họ đối với dịch vụ đó. Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, nếu người tiêu dùng cảm thấy rủi ro cao, họ có thể thay đổi ý định sử dụng dịch vụ hoặc hoặc chuyển sang tìm kiếm các dịch vụ khác có độ an toàn cao hơn. Do đó, giả thuyết được đưa ra là:  H8: Nhận thức về rủi ro có tác động thuận chiều tới ý định sử dụng DFS.
  5. 80 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM 2.2.8. Dân trí tài chính  Dựa trên các quan điểm về “dân trí tài chính” được cung cấp bởi Lusardi & Mitchell (2007), khái niệm về  “dân trí tài chính” được hiểu là khả năng sử dụng kiến thức và kỹ năng để quản lý các nguồn tài chính một cách hiệu quả với mục tiêu có được cuộc sống sung túc về tài chính. Dân trí tài chính của một cá nhân được phản ánh qua các cấu phần gồm: nhận thức về kiến thức, kiến thức tài chính, kỹ năng tài chính và hành vi tài chính. Hầu hết các yếu tố trên đều ảnh hưởng lớn đến hành vi và quyết định của một người trong lĩnh vực nào đó, đặc biệt là sự nhận thức về kiến thức của cá nhân (Chan, 2001). Đối với việc sử dụng DFS, nếu một cá nhân cảm thấy tự tin về kiến thức tài chính của mình, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định và hành động một cách hiệu quả. Trong trường hợp ngược lại, họ có thể cảm thấy bối rối và không chắc chắn trong quyết định và hành động của mình (Kim & cộng sự, 2008).  Do đó, giả thuyết được đưa ra là:  H9: Dân trí tài chính có tác động thuận chiều tới ý định sử dụng DFS. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát kéo dài bốn tháng (từ tháng một tới tháng năm năm 2023), dữ liệu được thu thập trực tuyến thông qua bảng khảo sát trên Google form và trực tiếp thông qua phiếu khảo sát phát tay cho người dân. Kết quả thu được 1268 người dân tham gia khảo sát, với 1177 câu trả lời hợp lệ. Chúng tôi xử lý dữ liệu bằng bằng phần mềm SPSS 26 và AMOS 24. 3.2. Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu dựa theo thuyết nhận thức rủi ro (TPR) của Bauer (1960), kết hợp với thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatesh & cộng sự (2003) làm nền tảng nghiên cứu để đo lường khả năng nhận biết rủi ro và ý định sử dụng. Trong đó, nhận thức rủi ro (PR) được phản ánh thông qua rủi ro an ninh mạng (SER) có bốn biến quan sát, rủi ro bảo mật thông tin (PIR) có ba biến quan sát, những sự cố gây ra mất thời gian và thiếu hiệu quả (TIR) có năm biến quan sát, rủi ro tài chính (FIR) có ba biến quan sát, rủi ro xã hội (SOR) có năm biến quan sát, rủi ro tâm lý (PYR) có năm biến quan sát. Còn lại dân trí tài chính (FL) có bốn biến quan sát và ý định sử dụng (IU) có ba biến quan sát. Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
  6. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 81 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Bảng 1. Thống kê mẫu nghiên cứu Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ Nam 526 44.7% Giới tính Nữ 651 55.3% 24 - 30 462 39.3% 30 - 45 321 27.3% Tuổi 45 - 60 253 21.5% Trên 60 141 11.9% Dưới 20 triệu 548 46.6% Thu nhập Từ 20 - 50 triệu 360 30.6% Trên 50 triệu 269 22.8% Nông thôn 321 27.3% Khu vực sinh sống Thành thị 856 72.7% Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Dựa trên kết quả khảo sát, đối tượng nghiên cứu được phân bố tương đối đồng đều về giới tính, với 526 người mang giới tính nam (44.7%) và 651 người mang giới tính nữ (55.3%). Về độ tuổi, nhóm 24 - 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 462 người (39.3%), tiếp theo là nhóm 30 - 45 tuổi với 27.3% và nhóm 45 - 60 tuổi với 21.5%. Nhóm trên 60 tuổi có số lượng ít nhất, chỉ 141 người (11.9%). Thu nhập dưới 20 triệu đồng là phổ biến nhất với 548 người (46.6%), kế đến là nhóm 20 - 50 triệu với 30.6% và nhóm trên 50 triệu với 22.8%. Cuối cùng, đa số người được khảo sát sống ở thành thị (856 người, 72.7%) so với khu vực nông thôn (321 người, 27.3%). Nhìn chung, mẫu nghiên cứu có tính đại diện cao cho các nhóm đối tượng. 4.2. Kết quả của mô hình Trị số KMO theo kết quả là 0.826 chứng tỏ phân tích nhân tố là phù hợp với tập nghiên cứu. Kiểm định Bartlelt là 16483.442 với mức độ ý nghĩa là sig = 0.000 < 0.05 có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố. Bảng 1. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s KMO and Bartlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.826 Bartlett’s Test of Sphericity Approx. Chi-Square 16483.442 df 741 Sig. 0.000 Nguồn: Kết quả nghiên cứu từ SPSS 26 Trị số Eigenvalue (Initial Eigenvalues) của tất cả các biến đều lớn hơn 1 giúp xác định được tất cả các nhân tố được giữ lại trong mô hình phân tích. Tổng phương sai trích cho nhân tố thứ 8 là 70.117% > 50% và Eigenvalues cho nhân tố này là 1.495 > 1 cho thấy cho thấy rằng các biến quan sát bắt đầu hội tụ trong 8 nhân tố giải thích 70.117% sự thay đổi trong dữ liệu khảo sát. Điều đó cho thấy mô hình EFA là phù hợp với giả thuyết ban đầu của chúng tôi.
  7. 82 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Kết quả phân tích CFA thể hiện các biến quan sát đều có hệ số hồi quy chuẩn hóa lớn hơn 0.5, và có P-value = 0.000 < 0.01 nên được khẳng định có khả năng biểu diễn tốt trong mô hình. Hình 2. Kết quả SEM của mô hình lý thuyết Nguồn: Kết quả từ SPSS 26 và AMOS 24 Theo Hình 2, các chỉ tiêu đo lường sự phù hợp của mô hình cho thấy giá trị Chi-square/df = 3.156 < 5, nên được đánh giá là chấp nhận được. Hệ số GFI = 0.916 , trị số CFI = 0.939 và giá trị TLI = 0.934 đều lớn hơn 0.9 phù hợp với dữ liệu thị trường. Hệ số RMSEA = 0.046 < 0.06 và PCLOSE = 0.987 > 0.05 được đánh giá là tốt. Bảng 3. Kết quả kiểm định giả thuyết Giả thuyết Mối quan hệ Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa P-value Kết quả kiểm định H1 SER ← PR 0.549 *** Chấp nhận H2 PIR ← PR 0.523 *** Chấp nhận H3 TIR ← PR 0.525 *** Chấp nhận H4 FIR ← PR 0.345 *** Chấp nhận H5 SOR ← PR 0.195 *** Chấp nhận H6 PYR ← PR 0.343 *** Chấp nhận H7 PR ← FL 0.281 *** Chấp nhận H8 IU ← PR 0.092 0.047 Chấp nhận H9 IU ← FL 0.388 *** Chấp nhận Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 26 và AMOS 24 Kết quả Bảng 3 cho thấy hầu hết các giả thuyết đều được chấp nhận ở mức 1% (độ tin cậy 99%), riêng giả thuyết H8 được đánh giá có ý nghĩa ở mức 5% (độ tin cậy 95%). Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa cho thấy mức độ tác động của H1 là 0.549 lớn nhất trong tất cả các tác động. Tiếp đến, H3 và H2 có hệ số hồi quy đã chuẩn hóa lần lượt là 0.525 và 0.523. Mức độ ảnh hưởng của H9,
  8. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 83 H4, H6 lần lượt là 0.388, 0.345, 0.343. Cuối cùng H7, H5, H8 có tác động yếu nhất với hệ số hồi quy đã chuẩn hóa lần lượt là 0.281, 0.195, 0.092. 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách Nghiên cứu khẳng định rằng nhận thức về rủi ro của người sử dụng DFS được phản ánh tích cực thông qua các yếu tố bao gồm: rủi ro an ninh mạng, rủi ro bảo mật thông tin, rủi ro gây mất thời gian và kém hiệu quả, rủi ro tài chính, rủi ro xã hội và rủi ro tâm lý. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là các vấn đề về an ninh mạng và bảo mật thông tin vẫn thường xuyên xảy ra, mặc dù các nhà cung cấp DFS và chính phủ đang nỗ lực tăng cường an toàn cho người dùng. Hơn nữa, nhiều người dùng cá nhân nhận thấy họ mất quá nhiều thời gian để xử lý các sự cố trên nền tảng DFS, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức về rủi ro và khiến họ do dự hơn khi sử dụng dịch vụ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dân trí tài chính có tác động thuận chiều với nhận thức về rủi ro của người sử dụng DFS. Dân trí tài chính được coi là yếu tố then chốt giúp người dùng DFS đáp ứng được các nhu cầu tài chính và nhận biết các rủi ro liên quan đến việc sử dụng dịch vụ. Cụ thể, người dùng có dân trí tài chính cao có xu hướng nhận thức rõ hơn về các rủi ro tiềm ẩn, đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ tài chính. Họ cũng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, tránh các rủi ro không cần thiết và tìm hiểu kỹ càng về các sản phẩm, dịch vụ trước khi sử dụng. Kết quả cho thấy nhận thức về rủi ro có tác động thuận chiều tới ý định sử dụng DFS của người tiêu dùng. Kết quả phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Carter & cộng sự (2016), cho thấy ý định sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ chịu ảnh hưởng của nhận thức về rủi ro. Nếu người dùng nhận thấy mức độ rủi ro quá cao khi sử dụng DFS, ảnh hưởng đến lợi ích của họ, ý định sử dụng dịch vụ sẽ bị tác động tiêu cực. Họ có thể không muốn sử dụng hoặc chuyển sang các dịch vụ có mức độ rủi ro thấp hơn. Do đó, các nhà cung cấp DFS cần cung cấp thông tin minh bạch về các điều khoản, rủi ro để người dùng hiểu rõ và đưa ra quyết định sử dụng dịch vụ. Đồng thời đầu tư nâng cao an ninh, tổ chức đào tạo về rủi ro và có chính sách hỗ trợ khách hàng kịp thời để tăng niềm tin, hài lòng của người dùng. Cuối cùng, dân trí tài chính có tác động thuận chiều đến ý định sử dụng DFS của người tiêu dùng. Người có kiến thức tài chính tốt hơn có xu hướng đánh giá chính xác hơn lợi ích và rủi ro của DFS, do đó nhận thức rõ hơn lợi ích mà DFS mang lại như đa dạng hóa danh mục đầu tư, tối ưu hóa hiệu quả tài chính. Điều này khuyến khích họ sử dụng DFS nhiều hơn. Bên cạnh đó, họ cũng tự tin hơn trong đưa ra quyết định tài chính và lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản thân nhờ khả năng đánh giá rủi ro tốt. Vì vậy, cần nâng cao dân trí tài chính thông qua giáo dục tài chính, đào tạo kỹ năng tài chính cho người dân. Các cơ quan quản lý cũng cần xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích các nhà cung cấp DFS phát triển dịch vụ an toàn, tiện lợi. Đồng thời, người dùng cũng cần chủ động trau dồi kiến thức tài chính và tìm hiểu kỹ về DFS trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. KẾT LUẬN Tóm lại, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố phản ánh đến khả năng nhận thức về rủi ro khi sử dụng DFS của người dân Việt Nam. Đồng thời, yếu tố nhận thức
  9. 84 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM về rủi ro đi kèm với dân trí tài chính cũng có những tác động nhất định đến ý định sử dụng của người dân. Nhóm tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cho các tổ chức cung cấp DFS trong việc cải tiến chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành các chính sách giúp để bảo vệ người sử dụng dịch vụ trước những mối đe dọa rủi ro.  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alhassan, M. M., & Adjei-Quaye, A. (2017). Information security in an organization. International Journal of Computer, 24(1), 100-116. 2. Bauer, R. A. (1967). Consumer behavior as risk taking. Marketing: Critical Perspectives on Business and Management, 3(1), 13-21. 3. Carter, L., Weerakkody, V., Phillips, B., & Dwivedi, Y. K. (2016). Citizen adoption of e-government services: Exploring citizen perceptions of online services in the United States and United Kingdom. Information Systems Management, 33(2), 124-140. 4. Chan, R. Y. (2001). Determinants of Chinese consumers’ green purchase behavior.  Psychology & marketing, 18(4), 389-413. 5. Dowling, G. R. (1986). Perceived risk: the concept and its measurement. Psychology & Marketing, 3(3), 193-210. 6. Featherman, M. S., & Pavlou, P. A. (2003). Predicting e-services adoption: A perceived risk facets perspective. International Journal of Human-Computer Studies, 59(4), 451-474. doi:10.1016/s1071- 5819(03)00111-3 7. Forsythe, S., Liu, C., Shannon, D., & Gardner, L. C. (2006). Development of a scale to measure the perceived benefits and risks of online shopping. Journal of Interactive Marketing, 20(2), 55-75. doi:10.1002/dir.20061 8. Hussain, M., Nadeem, M. W., Iqbal, S., Mehrban, S., Fatima, S. N., Hakeem, O., & Mustafa, G. (2021). Security and privacy in Fintech. Research Anthology on Concepts, Applications, and Challenges of FinTech, 372–384. https://doi.org/10.4018/978-1-7998-8546-7.ch020 9. Hutchings, A., & Holt, T. J. (2014). A crime script analysis of the online stolen data market: Table 1. British Journal of Criminology, 55(3), 596-614. doi:10.1093/bjc/azu106 10. Kim, D. J., Ferrin, D. L., & Rao, H. R. (2008). A trust-based consumer decision-making model in electronic commerce: The role of trust, perceived risk, and their antecedents.  Decision support systems, 44(2), 544-564. 11. Lopez-Nicolas, C., & Molina-Castillo, F. J. (2008). Customer knowledge management and e-commerce: The role of customer perceived risk. International Journal of Information Management, 28(2), 102- 113. doi:10.1016/j.ijinfomgt.2007.09.001 12. Lusardi, A., & Mitchell, O. S. (2007). Baby boomer retirement security: The roles of planning, financial literacy, and housing wealth. Journal of monetary Economics, 54(1), 205-224. 13. Lyons, A., & Kass-Hanna, J. (2021). A methodological overview to defining and measuring “Digital” financial literacy. SSRN Electronic Journal, 4(2), 1-19. doi:10.2139/ssrn.3836330 14. Malady, L. (2016). Consumer protection issues for digital financial services in emerging markets. SSRN Electronic Journal, 31(2), 389-401. doi:10.2139/ssrn.3028371 15. Ozili, P. K. (2018). Impact of digital finance on Financial Inclusion and stability. Borsa Istanbul Review, 18(4), 329-340. doi:10.1016/j.bir.2017.12.003 16. Scott, S. V., Van Reenen, J., & Zachariadis, M. (2017). The long-term effect of digital innovation on Bank Performance: An empirical study of swift adoption in financial services. Research Policy, 46(5), 984-1004. doi:10.1016/j.respol.2017.03.010
  10. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 85 17. Tarhini, A., Arachchilage, N. A., Masa’deh, R., & Abbasi, M. S. (2016). A critical review of theories and models of technology adoption and acceptance in Information System Research. International Journal of Technology Diffusion, 6(4), 58-77. doi:10.4018/ijtd.2015100104 18. Taylor, E. (2016). Mobile payment technologies in retail: a review of potential benefits and risks. International Journal of Retail & Distribution Management, 44(2), 159-177. 19. Veloutsou, C., & Bian, X. (2008). A cross-national examination of consumer perceived risk in the context of non-deceptive counterfeit brands. Journal of Consumer Behaviour, 7(1), 3-20. doi:10.1002/cb.231 20. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS Quarterly, 27(3), 425-478.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2