Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TIÊU CHẢY
lượt xem 5
download
Theo YHCT: Theo sách Nội Kinh: - Phân lỏng, loãng, khi đi khi ngừng rồi lại đi, số lần đi thưa, gọi là Tiết. - Phân lỏng, loãng, đi xổ ra như dội nước hoặc nước chảy, gọi là Tả. - Trong Tiết có Tả, trong Tả có Tiết, vì vậy thường được gọi chung là Tiết Tả. 2) Theo YHHĐ: Được gọi là tiêu chảy khi thành phần nước trong phân tăng lên (bình thường có 75% nước), làm cho phân có thể: +Nhão, nát, không thành khuôn (85%) + Lỏng với nhiều mức độ khác nhau (88%)...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TIÊU CHẢY
- TIÊU CHẢY (TIẾU TẢ - DIARRHÉE - DIARRHEA) Đại Cương 1) Theo YHCT: Theo sách Nội Kinh: - Phân lỏng, loãng, khi đi khi ngừng rồi lại đi, số lần đi thưa, gọi là Tiết. - Phân lỏng, loãng, đi xổ ra như dội nước hoặc nước chảy, gọi là Tả. - Trong Tiết có Tả, trong Tả có Tiết, vì vậy thường được gọi chung là Tiết Tả. 2) Theo YHHĐ: Được gọi là tiêu chảy khi thành phần nước trong phân tăng lên (bình thường có 75% nước), làm cho phân có thể: +Nhão, nát, không thành khuôn (85%) + Lỏng với nhiều mức độ khác nhau (88%) + Hoặc hoàn toàn nước (trên 90% nước) trong đó thành phần phân chỉ chiếm một tỉ lệ rất ít. Phân Loại Sách Nội Kinh nêu ra 8 loại Tiết tả: 1)- Thấp tả: còn gọi là Động Tiết hoặc Nhu Tiết, chủ yếu do Thủy Thấp trở trệ ở Vị Trường, Tỳ hư không ức chế nổi thủy gây ra. Thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận (Tố Vấn 5) ghi:” Thấp thắng thì Nhu Tả” 2)- Thử Tả: tiêu chảy do cảm nhiễm Thử tà. 3)- Nhiệt Tả: cũng gọi là hỏa Tả, do nhiệt tà dồn ép ở đại trường. 4)- Hàn Tả:tiêu chảy do nội tạng hư hàn gây ra.
- 5)- Thực Tả:tiêu chảy do ăn uống gây ra (Thiên ‘Tỳ Luận’ Tố Vấn 43). 6)- Hư Tả: tiêu chảy lâu ngày do Tỳ Thận dương hư. Sau này, đời nhà Tùy (581- 618), Sào Nguyên Phương trong sách ‘Chư Bịnh Nguyên Hậu Luận’ còn nêu ra: - Vụ đường: thuộc loại Hàn tả còn gọi là Áp đường, Vụ tiết, vì khi đại tiện nước và phân ra lẫn lộn, màu xanh đen như phân vịt (áp), phân cò (vụ). - Sôn tiết: một loại tiêu chảy do Can uất, Tỳ hư. - Ngũ canh tiết tả cũng gọi là Kê Minh Tiết Tả vì thường tiêu chảy vào lúc canh năm (Ngũ canh) lúc gà gáy (Kê Minh) hoặc Thần tả (Thần- sáng sớm) hoặc Thận Tiết (vì nguyên nhân do Thận Dương hư gây ra). - Ngũ tiết: 5 loại tiêu chảy, 5 loại này có 2 cách giải nghĩa: + Nan thứ 57, sách Nan Kinh ở mục ‘Ngũ Tiết Thương Hàn’ nêu ra: Vị tiết, Tỳ Tiết, Tiểu Trường Tiết, Đại Trường Tiết, và Đại Hà Tiết -Sách “Bình Trị Hội Túy” của Chu Chấn Hanh lại nêu ra 5 loại: Sôn tiết, Đường Tiết, Vụ Tiết, Nhu Tiết, Hoạt Tiết. -Hải Thượng Lãn Ôâng trong sách ‘Bách Bịnh Cơ Yếu’ phân ra 10 loại tả: Thấp tả, Nhiệt tả, tả do tạng hàn, Phong tả, Thử tả, Thực tả, Hỏa tả, tả do thất tình nội thương. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ chia làm 6 loại: Nhiệt (thử) tả, Hàn tả, Thấp tả, Thực tả, Tỳ hư tả, Thận hư tả. - Đời nhà Đường (618 - 906) các thầy thuốc gọi chung là Hạ Lợi. - Đời nhà Tống (906 - 1276) mới gọi là Tiết Tả. Nguyên Nhân a.Theo YHHĐ: Theo sách “Bịnh Học Tiêu Hóa” (NXB Y Học 1986): Tiêu hóa bình thường gồm có 4 qui trình:
- -Tiết dịch -Co bóp nhu động ở bao tử và ruột nhằm trộn đều thức ăn với dịch tiêu hoá và đưa xuống dưới. -Tiêu hoá là quá trình tác dụng của các dịch tiêu hoá, các men và các vi khuẩn nhằm làm phân giải thức ăn. - Hấp thu: sau khi được tiêu hóa và chuyển hóa phần lớn các thành phẩm Protit, Lipit, Gluxit, các chất điện giải các sinh tố được hấp thu ở Hổng trường. Ở đại trường chỉ còn nước và cặn bã, đại trường sẽ hút lại nước và làm cho phân đóng khuôn. Để điều hòa 4 quá trình trên, hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm giữ vai trò quan trọng: hệ giao cảm làm nhu động giảm tiết dịch. Hệ phó giao cảm có tác dụng ngược lại. Các quá trình trên bị rối loạn sẽ gây nên tiêu chảy. Tăng tiết dịch: các yếu tố kích thích như nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thường gây tăng tiết dịch vượt quá khả năng hấp thu thông thường của ruột gây tiêu chảy. Việc tiêu chảy này là phản xạ tự vệ nhằm loại trừ tác nhân kích thích. Tăng nhu động: các yếu tố kích thích nói trên làm tăng nhu động ruột, thức ăn qua ruột nhanh chóng, không đủ thời gian để kịp tiêu hóa, hấp thu. Tiêu hóa kém: khi thiếu dịch tiêu hóa, thiếu men hoặc thiếu vi khuẩn thường trú ở ruột (do dùng nhiều thuốc kháng sinh) thức ăn sẽ không được tiêu hóa đầy đủ, không hấp thu được gây ra tiêu chảy. b- Theo YHCT: Sách “Nội Khoa Học” của Trung Y Thượng Hải và Thành Đô đều đưa ra 5 nguyên nhân sau: 1)- Cảm Phải Ngoại Tà: do Phong, Hàn, Thử, Nhiệt, Thấp (chủ yếu là do Thấp) làm Tỳ Vị bị tổn thương, mất chức năng kiện vận, không phân biệt được trong đục, thăng giáng thất thường, gây ra tiêu chảy. + Thiên:”Cử Thống Luận”(Tố Vấn 39) ghi: ”Hàn khí xâm phạm vào Tiểu Trường, Tiểu Trường mất chức năng gây ra bụng đau, tiêu chảy”
- + Sách “Minh Y Tạp Trứ” ghi: ”Vào mùa Hè, Thu, Thấp nhiệt thịnh hành bỗng (đột nhiên) tiêu chảy như dội nước” 2)- Do Ăn Uống Không Đều làm cho thức ăn đình trệ lại hoặc ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ (béo), sống, lạnh làm cho Tỳ Vị bị tổn thương không vận hóa được. + Sách “Cảnh Nhạc Toàn Thư” ghi: ” Ăn không điều độ, ở không thích nghi, Tỳ Vị tổn thương, thủy biến thành thấp, thực (thức ăn) biến thành trệ, tinh hoa không chuyển hóa dẫn đến tiêu chảy”. + Sách ”Đan Khê Tâm Pháp” ghi: ” Chứng thực tả là do ăn uống quá nhiều, làm tổn thương Tỳ Vị gây ra tiết tả”. 3)- Do Tỳ Vị Dương Hư (NKHT.Hải), Tỳ Vị hư yếu (NKHT. Đô) Tỳ Vị Hư Hàn (TYNKHG. Nghĩa): do Tỳ Vị mất chức năng vận hóa (do suy yếu, do dương hư, do bị hàn tà...) làm thức ăn bị đình trệ, tỳ khí bị hạ hãm, thanh khí không thăng, hoặc trung dương không đủ, không vận hóa được thủy cốc, âm hàn nhiều làm hại Tỳ Vị, gây ra tiêu chảy. 4)-Thận Dương Hư Yếu (T.Đô và TYNKHG. Nghĩa) hoặc Mệnh Môn Hỏa suy: Do bịnh lâu ngày hoặc ỉa lỏng kéo dài, làm cho Thận Dương bị tổn thương, không ôn được Tỳ, làm Tỳ Dương suy, gây ra tiêu chảy. Sách “ Cảnh Nhạc Toàn Thư” ghi:’ Vị là quan ải của Thận, Thận khai khiếu ở tiền và hậu âm, Thận chủ chức năng đóng mở. Nếu Thận Dương suy, Mệnh Môn Hỏa suy, âm hàn nhiều gây ra tiêu chảy’. 5)- Do Tình Chí Không Đều: Do Can Uất Khí Trệ, Can Mộc khắc Tỳ Thổ hoặc do Tỳ Khí hư yếu, Can Khí thừa cơ xâm phạm, làm cho Tỳ Suy yếu, vận hóa kém, gây ra tiêu chảy. Tóm lại, nguyên nhân gây ra tiêu chảy có 2 loại chính: . Do bên ngoài: Ngoại tà xâm nhập Tỳ Vị. . Do bên trong: Tỳ Vị hư yếu hoặc ăn uống không đều gây ra. *Nên chú ý: . Cấp tính: do Hàn, Nhiệt và chủ yếu là Thấp. . Mạn tính: chủ yếu do Tỳ Hư.
- Triệu Chứng Sách NKHT.Hải và T.Đô nêu lên 2 loại chính: a. Bạo Tả (Cấp Tính) 1)- Ngoại Cảm Hàn Thấp: bụng đau, bụng sôi, phân lỏng và nát, nóng lạnh, đầu đau, cơ thể đau nhức, rêu lưỡi trắng, mạch Nhu (T. Hải) mạch Phù (T. Đô).2)- Thấp Nhiệt: bụng đau, tiêu chảy, phân vàng, mùi hôi, hậu môn nóng rát, khát, buồn bực, tiểu ít, đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch Nhu, Sác (T. Hải), Hoạt, Sác (T.Đô). 3) -Thương Thực: bụng đau và sôi, tiêu chảy, phân nát, mùi thối, bụng tức, trướng, ợ chua, hôi, rêu lưỡi dầy, nhờn, mạch Hoạt Sác (T. Hải), Hoạt Thực (T.Đô). b. Cửu Tả (Mạn Tính) 4)- Tỳ Vị Hư Yếu: đại tiện lúc lỏng, lúc bón, ăn không tiêu bụng đầy, chán ăn, tinh thần mệt mỏi, không muốn nói, sắc mặt vàng úa, lưỡi nhạt, rêu lưỡi ít, mạch Hoãn Nhược. 5)- Tỳ Dương Hư (T.Đô): tiêu chảy, phân xanh, nát, ăn ít, bụng đầy, khát, thích uống nóng, ói mửa, ợ hơi, tay chân không ấm, bao tử đau, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế, Hoãn, không lực. 6)- Thận Dương Hư (T.Hải): sáng sớm bụng đau vùng rốn, bụng sôi, ỉa xong thì đỡ đau, bụng lạnh, tay chân lạnh, sợ lạnh, lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Tế. 7)- Tỳ Âm Hư ( T.Đô): tiêu chảy lâu ngày không cầm, khát, hơi sốt, hơi ho, không muốn ăn uống, ăn vào thì phát sốt, lưỡi đỏ, khô, ít rêu, mạch Tế Sác. 8)- Can Mộc Khắc Tỳ (T.Hải): hông bụng đầy trướng, ăn ít, ợ hơi, khi buồn, tức, tinh thần căng thẳng thì bụng đau, tiêu chảy, lưỡi đỏ nhạt, mạch Huyền. 9)- Tỳ Thận Khí Hư (T.Đô): ăn ít, đại tiện nhiều, chóng mặt, tai ù, cơ thể uể oải, tinh thần mệt mỏi, chân và gối không có sức hoặc lưng đau, tiểu đêm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi ít, mạch Hư Nhược. Điều Trị
- Hải Thượng Lãn Ông trong ‘ Bách Bịnh Cơ Yếu’ nêu ra 9 phương pháp chữa tiêu chảy như sau: 1)- Đờm Thấp: thấm rút nước đi, làm cho tà khí bài tiết ra theo đường tiểu. Sách nội kinh ghi: ‘ Chữa bịnh Thấp không lợi tiểu tiện là không đúng quy cách’ và ‘ nước ở dưới thì khơi đường cho nó ra hết’. 2)- Thăng Đề: nâng khí lên. Khí thuộc dương tính nó đi lên, vì Vị khí tràn đến ép nó làm cho khí bị hạ xuống. 3)- Thanh Lương: làm cho mát. Bịnh do nhiệt nhiễm vào, bỗng nhiên rót xuống dữ dội, áp bức phía dưới. Dùng thuốc đắng, lạnh để dập bớt sự nung nấu, ví như đang lúc nắng nóng bức, nếu được gió thổi thì hơi nóng tự tan hết. 4)- Lưu Lợi: làm cho lưu thông. Đờm ngưng, khí uất, ăn uống tích trệ đều có thể gây tiêu chảy, phải tùy chứng mà khu trừ đi, đừng để nó lưu trữ lại. 5)- Cam Hoãn: dùng thuốc có vị ngọt để hòa hoãn lại thuốc có vị ngọt có thể hòa hoãn được Trung Tiêu, ngăn bớt tính cấp tốc lại theo nguyên tắc:”Bịnh cấp thì làm hòa hoãn lại” 6)- Toan Thu: dùng vị chua để thu liễm lại, không thể điều khiển được sự chảy rót, theo nguyên tắc:” Tán thì thu lại”. 7)- Táo Tỳ: Tỳ Khí vượng thì thủy tà không tràn vào được. Vì khi Thổ bị thấp lấn thì gây ra tiêu chảy, thấp sở dĩ sinh ra là do Tỳ bị hư. Nếu hư suy mà không bồi đắp thì thấp tà càng lấn mạnh. 8)- Ôn Thận: Thận chứa nhị tiện (tiêu tiểu). Tạng này thuộc Thủy mà phối hợp với chân dương. Hỏa là mẹ của Thổ, Hỏa đó mà suy thì lấy gì để vận hành Tam Tiêu làm chín nhừ cơm nước được. 9)- Cố Sáp: Tiêu chảy lâu ngày, phía dưới bao tử đã trơn tuột, dù uống thuốc Ôn Bổ cũng không khỏi được, phải dùng thuốc Cố Sáp, theo nguyên tắc ‘ Hoạt thì Cố Sáp’. Trên đây là 9 nguyên tắc điều trị tổng quát, riêng từng loại được điều trị như sau: 1- Ngoại Cảm Hàn Thấp
- + NKHT. Hải: giải biểu, tán hàn, hóa trọc, chỉ tả. Hoặc giải biểu, hòa trung (T. Đô), Dùng bài Hoắc Hương Chính Khí Tán (Hòa Tễ Cục Phương): Hoắc hương 12g, Bán hạ khúc 12g, Trần bì 6g, Tô diệp 8g, Phục linh 12g, Cát cánh 6g, Bạch chỉ 6g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g, Bạch truật 8g, Hậu phác 8g. (Nguyên là thuốc bột - hiện nay đổi thành thuốc thang sắc uống) Ý nghĩa: Hoắc hương sơ tán thử thấp, biểu tà, hóa thấp trọc ở trường vị; Tử tô tân ôn phát biểu; Bạch chỉ tán phong; Cát cánh khai tuyên Phế Khí; Hậu phác, Đại phúc bì ôn táo thấp, trừ ngực bụng trướng đầy; Bán hạ, Trần bì hòa vị giáng nghịch; Bạch truật, Phục linh kiện tỳ, lợi thủy, giúp công năng vận hóa của Tỳ, Cam thảo hòa trung. - Sách NKHT. Đô giới thiệu một số phương giản dị trị tiêu chảy do ngoại cảm hàn thấp như sau: + Hoắc hương,Trần bì, Hương Nhu, Xa tiền nhân đều 10g, Sắc uống. + Biển đậu (hoa), Hậu phác, Mã đề đều 10g, Sắc uống. + Tỏi, nướng chín: hòa với đường uống. + Sách YHCTD Tộc: giải biểu, tán hàn giới thiệu 3 bài sau: 1. Sa nhân 4g, Hoắc hương 8g, Biển đậu 12g, Hương nhu 8g, Xa tiền tử 8g, Rau má 10g, Thêm gừng 3 lát (sao vàng). Sắc uống. 2. Hoắc Hương 12g, Hậu phác (nam) 12g, Hương phụ 8g, Sa nhân 8g, Trần bì 8g, Hạt vải 8g, Mộc hương (nam) 8g. Sắc uống. - Sách TBTYKN Phương dùng bài Sơ Tả Hóa Trọc Pháp: Đại đậu quyển 12g, Lục khúc (sao) 12g, Xa tiền tử (sao) 12g, Ý dĩ nhân 20g, Xích linh 12g, Cát cánh 4g, Biển đậu (vỏ) 8g, Bội lan 8g, Hà diệp 1 lá, Sơn chi (vỏ) 8g, Chỉ xác (sao) 8g. Sắc uống. 2- Tiêu Chảy Do Thấp Nhiệt +NKHT. Đô: Đạt biểu, thanh lý, dùng bài Cát Căn Cầm Liên Thang (Thương Hàn Luận) Cát căn 12g, Hoàng cầm 12g, Hoàng liên 8g, Cam thảo 4g, Sắc uống.
- (Cát căn giải cơ, thanh nhiệt; Hoàng Cầm, Hoàng Liên thanh nhiệt, táo thấp; Cam Thảo hòa trung). -Sách NKHT.Hải: Thanh nhiệt,lợi thấp, dùng các bài Cát Căn Cầm Liên Thang gia vị: Cát căn 12g, Hoàng liên 8g, Kim ngân hoa 16g, Hoàng cầm 12g, Cam thảo 4g, Mộc thông 12g, Bạch linh 8g. Đây là bài Cát Căn Cầm Liên Thang thêm Kim ngân hoa, Mộc thông, và Bạch linh để giúp sức thanh nhiệt, lợi thấp của bài Cát Căn Cầm Liên Thang. - Sách TBTYKN Phương dùng bài Ngũ Linh Pháp gia vị: Bạch truật (sao đất) 12g, Quan quế 3,2g, Phục linh 12g, Hương nhu 6g, Trư linh 12g, Xuyên phác 6g. (Đây là bài Ngũ Linh Tán bỏ Trạch Tả, thêm Hương Nhu và Hậu Phác) - Sách NKHT. Đô giới thiệu 1 số bài thuốc đơn giản sau: + Hoàng Liên 12g, Tỏi 4 trái, nghiền nát. Phân làm 3, uống với nước. + Hoàng Liên 8g, Hậu phác 12g. Sắc uống. + Rau Má 60g, Xa Tiền 30g. Sắc uống. 3.- Tiêu Chảy Do Thương Thực: -Sách NKHT.Hải: Tiêu thực, đạo trệ, dùng Bài Bảo Hoà Hoàn - Sách NKHT. Đô: hoà trung, đạo trệ, dùng bài Bảo Hòa Hoàn. -Sách LSĐKTHTL Học dùng bài Bảo Hòa Hoàn. Bảo Hòa Hoàn (Đan Khê Tâm Pháp): Sơn tra 240g, Lục khúc 80g, Bán hạ 120g, Phục linh 120g, Trần bì 40g, Thái (Lai) phục tử 40g, Liên kiều 80g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 12- 24g. (Sơn Tra, Lục Khúc, Thái Phục Tử giúp tiêu hóa, tiêu thực, Sơn Tra tiêu chất thịt chất nhờn, lục khúc tiêu ngũ cốc, tích trệ, Thái Phục Tử tiêu chất bột, Trần Bì, Bán Hạ,Phục Linh hòa vị, Liên Kiều trừ uất nhiệt do tích trệ). - Sách TBTYKN phương dùng bài Túy Hương Ngọc Tiết: Thương truật 6g, Chích thảo 3,2g, Xa tiền tử 8g, Xuyên liên 6g, Đinh hương 1,6g, Trạch tả 8g, Quảng bì (sao) 6g, Sa nhân 3,2g, Kê nội kim 2 cái. Sắc uống..
- 4.- Tiêu Chảy Do Tỳ Vị Hư -NKHT.Hải: kiện Tỳ, hóa thấp. Dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán. -NKHT. Đô: bổ Tỳ, kiện Vị, dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán. -TYHKLuận: bổ trung, kiện Tỳ. Dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán. Sâm Linh Bạch Truật Tán (Cục Phương): Nhân sâm 96g, Biển đậu (sao) 96g, Trần bì 64g, Bạch truật (sao đất) 80g, Chích thảo 64g, Ýùdĩ (sao) 64g, Phục linh 64g, Liên nhục (sao, bỏ tim) 96g, Cát cánh 64g, Hoài sơn (sao) 64g, Sa nhân 64g. Tán bột. Ngày uống 16 - 20g với nước Táo sắc hoặc nước cơm. (Nhân sâm bổ khí, Bạch truật kiện Tỳ vận thấp, Cam thảo hòa trung; Phục linh kiện Tỳ vận thấp, Biển đậu, Liên nhục, Ý dĩ bổ Tỳ lợi thấp; Trần bì, Sa nhân hòa Vị, lý khí). - Sách NKHT. Đô giới thiệu một số bài thuốc đơn giản sau: + Bạch truật (sao), Phục linh đều 30g, Nhu mễ (sao) 60g, Tán bột. Mỗi lần dùng 6g với nước sắc Đại táo, ngày 3 lần. + Hoàng kỳ, Đảng sâm, Nhu mễ, Thảo căn đều 30g, Sắc uống. 5- Tiêu Chảy Do Tỳ Thận Dương Hư -NKHT.Hải: ôn Thận, kiện Tỳ, dùng bài Tứ Thần Hoàn (Nội Khoa Trích Yếu) Bổ cốt chỉ 160g, Nhục đậu khấu 80g, Ngũ vị tử 80g, Ngô thù du 40g. Thêm Táo (bỏ hột lấy nhục) 240g. Tán bột. Dùng Sinh Khương sắc nước làm thang, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 20 - 24g. (Bổ Cốt Chỉ ôn bổ Thận Dương; Ngô thù ôn trung tán hàn; Nhục đậu khấu, Ngũ vị tử sáp trường, cố thoát; Khương, Táo điều hòa Tỳ Vị). -NKHT. Đô: bổ Thận cố Tỳ - dùng bài Song Bổ Hoàn (Y Phương Loại Tụ): Lộc giác sương 120g, Nhân sâm 40g, Thạch hộc 40g, Thục địa 40g, Mộc qua 40g, Đương quy 40g, Trầm hương 40g, Ý dĩ nhân 40g, Trạch tả 40g, Thỏ ty tử 40g, Chích kỳ 40g, Xạ hương 4g, Phúc bồn tử 40g, Thung dung 40g, Chu sa 20g, Bạch linh 40g, Ngũ vị tử 40g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g với nước muối, lúc đói.
- - Sách Thiên Gia Diệu Phương: ôn bổ mệnh môn, ôn Tỳ Vị, sáp trường, dùng Tứ Thần Hoàn gia vị: Bổ cốt chỉ 12g, Ngô thù du 16g, Trần bì 6g, Hoàng kỳ 12g, Nhục khấu 6g, Thạch lựu bì 6g, Đảng sâm 12g, Ngũ vị tử 6g, Phụ tử 6g, Phục linh 10g, Quế chi 6g, Ô mai 3 quả, Bạch truật 10g. Sắc uống. - Tứ Nghịch Ích Hoàng Thang (TGDPhương): Xuyên Phụ tử 40g, Bạch truật 12g, Nhục quế 12g, Can khương 16g, Bán hạ (chế) 10g, Nhục khấu 12g, Đảng sâm 20g, Phục linh 12g, Ô mai 12g, Cam thảo 8g, Đinh hương 4g, Thiên Sinh Khoáng 4g. (Phụ Tử phải dùng nước sôi sắc riêng trước 2- 3 giờ, dùng lưỡi nếm không thấy tê làm chuẩn. Thiên Sinh Khoáng tức Lưu Huỳnh Thăng Hoa Thiên Nhiên, phải chia làm 2 lần, nuốt riêng, Nhục Khấu phải nướng nóng cho khử hết dầu mới dùng). - Sách TBTYKN Phương dùng bài Ích Hỏa Phù Thổ Phương: Bạch truật (sao đất) 12g, Trần bì 6g, Bổ cốt chỉ 12g, Ích trí nhân 12g, Bào khương 3,2g, Mễ xác 6g, Mộc hương 3,2g, Kha tử bì 6g, Bội lan (lá) 6g, Phục linh 12g, Cam thảo 4g, Cốc nha 12g. Sắc uống. 6.- Tiêu Chảy Do Can Mộc Khắc Tỳ Thổ - NKHT.Hải: ức Can, kiện Tỳ. Dùng bài Thống Tả Yếu Phương (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Bạch Truật (sao với đất cho vàng) 12g, Trần bì 8g, Bạch thược (sao) 12g, Phòng phong 8g. Sắc uống. (Bạch truật kiện Tỳ, Trần bì hòa Vị, lý khí để hỗ trợ Bạch truật, Bạch thược sơ Can; Phòng phong tân hương ôn tán để hỗ trợ kiện Tỳ). -NKHT. Đô: phù Thổ ức Mộc. Dùng bài Sài Thược Lục Quân Tử Thang. - Sách TGDPhương dùng bài Tiêu Thực Thang gia giảm: Đảng sâm 20g, Mạch nha 16g, Thạch bì 12g, Bạch truật 16g, Trần bì 12g, Kê nội kim 16g, Phục linh 16g, Trúc nhự 16g, Đại hoàng (tửu) 4g, Thần khúc 16g, Sa nhân 8g, Cam thảo 6g. Sắc uống. CHÂM CỨU TRỊ TIÊU CHẢY - CCHG Nghĩa: + Cấp tính: Sơ điều khí trường vị. Châm Trung quản, Thiên xu, Túc tam lý, Âm lăng tuyền ( Trung quản là mộ huyệt của Vị, Thiên xu là mộ huyệt của Đại Trường,
- dùng 2 huyệt này để điều chỉnh khí của trường vị, Túc tam lý thông điều Vị khí, Âm lăng tuyền để sơ điều kinh khí của Ty)ø. + Mạn tính: Điều bổ trung khí Tỳ Vị ôn bổ Thận Dương, cứu Tỳ du, Trung quản, Chương môn, Thiên xu, Túc tam lý hợp với Mệnh môn, Quan nguyên (Tỳ du và Chương môn là phối hợp Du + Mộ huyệt để điều bổ Tỳ Vị; Thiên xu và Túc tam lý để hỗ trợ trung khí; Mệnh môn, Quan nguyên để bổ Mệnh Môn hỏa, tráng Thận dương, ôn dưỡng Tỳ Thận. - CCTL Học: + Hàn tả: Thiên xu, Khí hải, Trung quản, Đại trường du (đều cứu) + Nhiệt Tả: Hạ quản, Hợp cốc, Nội đình (đều tả) + Thấp tả: Tỳ du, Thủy phân (đều cứu), Âm lăng tuyền, Công tôn (đều tả). + Thận tả: Mệnh môn, Quan nguyên, Bá hội (đều cứu) Thận du, Tỳ du (đều bổ). -TS. Kinh: Quan nguyên, Thái khê. -LKĐ.Dực: Thận du, Thủy phân, Thiên xu, Thần khuyết. -LSĐKTHTL Học: * Cấp tính: Vị du, Tam tiêu du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du,Túc tam lý, Tam âm giao. * Mạn tính: Tam tiêu du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, Tiểu trường du, Thiên xu, Đại cự, Hành gian, Túc tam lý, Tam âm giao. - CCTập Thành: Đại đô, Côn lôn, Kỳ môn, Âm lăng tuyền, Trung quản. - CCHG Biên: Đại hoành, Thiên xu, Trung quản, Quan nguyên, Túc tam lý, Tam âm giao, Tiểu trường du, Đại trường du. - TQCCHK. Yếu : Thiên xu, Đại trường du, Túc tam lý. - TQCC. Học: Thận du, Tỳ du, Trung quản, Thiên xu, Công tôn, Thái khê (trị Thận Tả). - TBGTCC. Học :Tỳ du, Trung quản, Chương môn, Thiên xu, Túc tam lý.
- - Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí số 12/1985: Thiên xu (2 bên), Nội quan (2 bên), Tam âm giao (2 bên). - Nội Gia Cát Trung Y Viện số 32/1986: chỉ châm huyệt Túc tam lý trị Hàn tả. - Tân Cương Trung Y Dược số 51/1986 dùng cách cứu trị tiêu chảy + Tỳ Vị Hư: Túc tam lý, Thiên xu, Ẩn bạch, hoặc Túc tam lý, Ẩn bạch, Trung quản. + Thận Âm hư yếu: Nhiên cốc, Khí hải, Túc tam lý, Ẩn bạch, Thận du, Tỳ du, Thủy phân, Trung quản. Hoặc Túc tam lý, Thạch môn, Nhiên cốc, Trung quản. - TDCCĐ. Toàn: + Do ngoại cảm: Phát Hãn, giải cơ, châm tả, Phong môn, Đại chùy, Thiên xu, Hợp cốc. + Do Hàn: sơ tán hàn thấp, châm nông + cứu Phong môn, Liệt khuyết, Thiên xu, Phong trì, Trung quản. + Do Thử: thanh thử lợi thấp, châm tả Hợp cốc, Thiên xu, Túc tam lý, Nội quan, Đại lăng. + Do Thấp ôn hóa thủy thấp: châm bình bổ bình tả + cứu Tỳ du, Trung quản, Âm lăng tuyền, Phong long, Túc tam lý, Công tôn. + Do Hỏa: thanh nhiệt, tiết hỏa: châm tả Hạ quan, Hợp cốc, Nội đình, Thiên xu, Khúc trì. + Do Tỳ hư: kiện Tỳ, dưỡng Vị, châm bổ + cứu Tỳ du, Chương môn, Trung quản, Khí hải, Túc tam lý. + Do Thực trệ: tiêu thực hóa trệ, châm tả Triển cơ, Túc tam lý, Trung quản, Nội quan. + Do Khí uất: điều hòa Can Tỳ, châm tả Tỳ du, Chương môn, Thái xung, Túc tam lý, Kỳ môn. + Do Thận hư: ôn bổ Tỳ Thận, châm bổ + cứu Tỳ du, Mệnh môn, Quan nguyên. Bệnh Án Tiêu Chảy Do Âm Hư
- (Trích trong ‘Chẩn Dư Cử Ngẫu Lục’ của Trần Đình Nho, Trung Quốc). Mùa đông năm Bính Thân, tôi tính rời Kinh đô thì vợ họ Trần bị tiêu chảy đã mấy tháng nay, mỗi ngày ỉa 5-6 lần. Thầy thuốc đến trước cho là do Tỳ thổ hư hàn, dùng Bạch truật để bổ thổ, Phụ tử để hồi dương, Mộc hương để cầm ỉa. Tuy nhiên, bệnh đã không khỏi mà mặt lại nóng bừng, miệng khô, chân lạnh, ăn uống kém dần, đêm ngủ không yên. Mới xem qua, thấy giống chứng thượng nhiệt (trên nóng) mà hạ hàn (dưới lạnh), dương hư trọng chứng (chứng dương hư thể nặng). Xem mạch thấy ở 2 bộ thốn, mạch nhỏ gần như không có ở bộ quan và xích bên trái, mạch Nhu Trì, không có thần (thiếu thần), mạch ở bên phải lại Hoạt Sác có lực. Nhờ xem mạch tôi mới biết đó là chứng âm hư chứ không phải dương chứng. Tôi liền dùng Sinh địa thán (vị Sinh địa đốt thành tro) 40g, Hoài sơn (sao), Toan táo nhân, Đan bì, Bạch thược, Ngưu tất, mỗi vị khoảng 12g, Chích thảo, Sa nhân, Hoàng bá, mỗi vị 1 –2 g, Nhân sâm, Ổi cát căn (Cát căn nướng) mỗi vị 4g. Uống 1 thang, chứng ỉa bớt được 2/3, mạch tượng cũng đã hòa. Uống thêm 1 thang nữa, đêm đã ngủ được, miệng cũng hết khô. Uống tiếp 2 thang nữa thì ăn biết ngon, mặt hết phừng và chân ấm lại”. Bệnh Án Tiêu Chảy Do Khí Huyết Đều Hư (Trích trong “Chẩn Dư Cử Ngẫu Lục” của Trần Đình Nho, Trung Quốc). Qua đầu mùa thu năm Bính Thân, con trai ông Đào Đoan Dực, 12 tuổi, đại tiện hơi lỏng, bị bệnh đã mấy tháng rồi, ăn ít, khí yếu, bệnh trạng có vẻ nguy kịch mới mời tôi tới chữa. Xem thấy mạch Nhu Hoãn, biết là khí huyết đều hư rồi biến sinh hàn chứng. Cho dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang (Bạch truật 4g, Chích thảo 4g, Đương quy 4g, Hoàng kỳ 6g, Nhân sâm 4g, Sài hồ 1,2g, Thăng ma 1,2g, Trần bì 2g, Đại táo 2 trái, Sinh khương 1 lát), thêm Can khương 2g, Ngưu tất 4g, Phụ tử 2g, Thục địa 6g. Uống đến mấy chục thang mới khỏi hẳn”. Bệnh Án Tiêu Chảy Do Nội Thương Hàn Thấp (Trích trong ‘Chẩn Dư Cử Ngẫu Lục’ của Trần Đình Nho, Trung Quốc). Mùa hè năm Tân Mão, tôi làm thuốc ở Tế Nam, có Thái thú họ Kỳ bị chứng mình nóng, sợ lạnh, cả người đều đau, bụng đầy, tiêu chảy. Đau như vậy đã một tuần mới mời tôi đến chữa. Tôi xem thấy mạch Đại mà Hoãn, lưỡi có tưa trắng, ướt. Tôi cho là nội thương hàn thấp chứ không phải là ngoại cảm phong hàn.
- Cho dùng: Lý Trung Thang (Bạch truật 12g, Chích thảo 12g, Can khương 12g), thêm Thương truật 12g, Phụ tử 4g), uống chỉ mấy thang là khỏi. Bệnh Án Do Tiêu Chảy Do Hàn Thấp (Trích trong ‘Chẩn Dư Cử Ngẫu Lục’ của Trần Đình Nho, Trung Quốc). Mùa hè năm Bính Thân, tôi trở về Kinh đô, có người bệnh là Dương Nghệ Phương, bị chứng tiêu chảy hơn 10 lần một ngày, ăn uống bị giảm sút, trong người nóng nẩy không yên. Tôi khám thấy mạch sác, nhất là ở bộ xích lại mạnh (kiên cường), có lực. Tôi cho là do Thử thấp gây nên. Tuy nhiên, người bệnh đã hơn 60 tuổi, điều cốt yếu là phải lo giữ chính khí. Vì vậy, trước hết, cho uống Tam Hoàng Thang (Hoàng bá 4g, Hoàng liên 4g, Chi tử 4g) hợp với Lục Nhất Tán (Hoạt thạch 24g, Cam thảo 4g) thêm Bạch truật 4g, Trần bì 4g, và Sa nhân 4g. Uống liên tục 2 thang, hết tiêu chảy, sau đó cho dùng thuốc bổ, chẳng bao lâu sức khỏe phục hồi như cũ. Bệnh Án Tiêu chảy Do Âm Dương Đều Hư (Trích trong Hạnh Hiên Y Án của Trịnh Quang Tuyên - Trung Quốc). Vào giữa mùa Hè, cháu bé con ông Dương Điện Thành bị chứng phát sốt, tiêu chảy và tuy đă được điều trị gần 2 tuần nhưng bệnh vẫn không bớt mà hơi thở lại ngắn, tinh thần mê mệt. Tuy thân thể nóng nhưng ban ngày thì nhẹ còn đêm lại nặng hơn, còn tiêu chảy thì ban đêm đi tiêu ít, ban ngày đi tiêu nhiều, tóc khô, xương đầu ở mỏ ác cũng như phía sau chẩm đều lõm xuống, môi và lưỡi cũng đều khô. Tôi nói: "Chứng này là âm dương đều hư. Dương Điện Thành nói rằng cháu bé đã từng được uống các vị thuốc Thạch hộc, Mạch môn (các vị thuốc có tính mát) thì ỉa lại càng nhiều mà ăn cũng không được. Nhưng uống các vị thuốc như Sâm, Bạch Truật (ôn Tỳ) thì lại càng nóng nẩy, trằn trọc, miệng cũng khô thêm. Tôi nói: "Dùng như vậy đều không đúng vì bệnh mà cả âm và dương đều hư như vậy thì dùng những vị thuốc phải có tính cương và nhu chung một lúc mới được. Vị Mạch môn có vị ngọt, lạnh (cam hàn) không phải là vị thuốc có thể dùng trong trường hợp dương hư do tiêu chảy lâu ngày gây ra. Vị Bạch Truật, đắng, khô ráo (khổ táo) làm sao có thể dùng vào chứng âm hư khát nước từ lâu nay”. Tôi bèn linh hoạt lập ra phương (bài) thuốc sau: Thục địa 2g, Phụ tử 0,4g, Câu kỷ 2g, Hoài sơn 2g, Biển đậu 2g, Sơn thù 1g, Thạch chi 1g, Cam thảo 1g, Long nhãn 2g. Sắc uống. Cháu bé uống liên tiếp vài thang thì khỏi. Bệnh Án Tiêu Chảy Do Tỳ Vị Âm Hư
- (Trích trong ‘Đắc Tâm Tập Y Án’ của Tạ Ương Lô, đời nhà Thanh, Trung Quốc). Con ông Vương Khải Nguyên, vào giữa mùa hè, bị chứng phiền khát, trên nôn (mửa), dưới ỉa (thổ tả), lưỡi đỏ, môi hồng, nước tiểu ngắn, ít, phiền táo (nóng nẩy bực bội), không yên. Ông Khải Nguyên, biết ít nhiều về y lí, tự ý kê đơn thuốc, dùng các vị Biển đậu, Hương nhu, Xa tiền tử, Hoạt thạch, Hoàng liên, nhưng ông còn e dè, chưa dám cho con uống, ông tìm đến thảo luận với tôi. Tôi xem thấy cháu bé sắc mặt trắng, tinh thần lờ đờ, hơi thở gấp, đờm nhiều, mạch thì Vi Tế. Tôi cho là Tỳ hư chứ không phải chứng táo thuộc về thử nhiệt (như ông Vương Khải Nguyên đã nhận định). Tôi nói: “Dùng phép phân lợi (lợi tiểu tiện) để cầm tiêu chảy, giải thử nhiệt để trừ nóng khát, đó là phương pháp của người làm thuốc (y môn), tuy nhiên, còn phải tùy người, tùy chứng mà áp dụng thì mới có kết quả. Cứ theo mạch, sắc và các biểu hiện lâm sàng thì cháu đây mắc chứng Tỳ bị hư quá (đại hư), thành thử, phương pháp nói trên (phân lợi) chắc chắn không thể dùng được. Xét về điểm môi hồng, lưỡi đỏ, đó là vì do nôn mửa mà tân dịch ở trên bị suy, hao đi, nước tiểu ngắn, ít và nóng khát là vì tiêu chảy nên tân dịch ở dưới phải kiệt”. Tôi dùng bài Thất Vị Bạch Truật Tán (Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Mộc hương, Hoắc hương, Cát căn, Cam thảo), sắc lên cho uống. Cháu uống xong 2 thang thì chứng phiền khát đã bớt, tôi cho uống tiếp bài Lục Nhất Tán (Hoạt thạch, Cam thảo) thêm Câu kỷ thì hơn 10 thang, cháu mới thật lành mạnh. Bệnh Án Tiêu chảy Do Hư Lẫn Thực (Y Án của Phong Thiếu Dật). Tại Nhược gia, có ông họ Nghệ bị tiêu chảy không cầm, mời Phong Thiếu Dật đến chữa. Ông xem thấy toa của thầy thuốc trước còn đó, liền lấy coi và bảo rằng: “Bạo chú hạ bách, giai thuộc ư nhiệt (tiêu nhiều, nặng trằn, tất cả đều do nhiệt), dùng Can khương, Hoàng liên, Tông lư, Cát căn... chưa được đúng vào gốc bệnh. Xem mạch thấy mạch Thần môn đi yếu và nhược, các mạch khác đều Huyền Hoãn, lưỡi thì sáng trơn, có bợn trắng mà mỏng, bứt rứt không yên, lưng đau và nước tiểu vàng. Căn cứ vào chứng trạng tiêu, tiểu mà nói thì trường hợp này hình như thuộc chứng nhiệt tả (tiêu chảy do nhiệt). Nếu dựa theo mạch và lưỡi thì lại không thề chẩn đoán là nhiệt được. Phong Thiếu Dật lập luận: Trong sách ‘Nội Kinh’ có ghi: 'Thận mạch đi quá nhỏ là chứng đổng tiết, rõ ràng là tiên thiên vốn hư yếu vì vậy tà khí phục sâu vào bên trong. Các bộ mạch khác Huyền Hoãn, thường đau bụng là do Can mộc thừa cơ xâm nhập vị trí của Tỳ thổ. Nước tiểu vàng là có thêm chứng thấp.
- Vậy chứng này do hư mà lại có thực. Vì thế, phải bổ tiên thiên và hậu thiên, lại vừa làm cho Can yên lại và tiêu nước đi. Dùng Bạch truật, Đảng sâm, Thỏ ty tử, Phá cố chỉ, Phòng phong, Bạch thược, Trạch tả, Phục linh, Cát căn, Mộc hương và Hà diệp để dẫn thuốc. Mỗi ngày uống một thang, uống liên tục 5 ngày, chứng đau bụng và tiêu chảy đều hết. Bệnh Án Tiêu Chảy Thể Loại Phế tả (Trích trong ‘ Cuộc Đời Và Kinh Nghiệm Người Thợ Già Trị Bệnh’ của Lê Đức Thiếp Việt Nam). Khoảng năm 1934, một em bé trai ngoài 2 tuổi, bị chứng tiêu chảy, đái ít, khát nước. Người nhà cho uống nước, em uống ừng ực, hai tay choàng ra vơ cả bát ( chén) vào miệng nhai, nhai không có nước, trỗi người lên dẫy dụa la khóc, khó mà bế được em khi đang khát. Cho uống vào thì muốn ói mà không ói được (ói khan). Một lát lại tiêu chảy ra phân trắng như sữa, như nước vo gạo mà vọt vồng cầu chảy ra như dội, tiêu xong xỉu đi vài phút, lại trỗi lên đòi nước, lại ỉa, liên tiếp như vậy. Bệnh đã hơn một ngày. Khi tôi bước vào phòng thấy quây kín, lại đốt một lò sưởi lớn giữa phòng, khói mù, nóng nực. Ấn tay vào bụng em thấy không đầy, không cứng, biết là không phải bụng đau. Liền đó, em tiêu vọt ra phân trắng. Sờ vào mình em, thấy nóng hâm hấp, tay chân cũng ấm. Xem qua chỉ tay, thấy màu đỏ, đi cong quẹo qua phong quan và đã thò đầu lên vùng khí quan. Xem xong, tôi quay qua nói với ông bố rằng: "Bệnh của cháu nặng lắm, nếu chữa thuốc mà lầm một ly sẽ nguy. Ông bà có bằng lòng để... ". Tôi chưa nói dứt câu, bà mẹ đã nói ngay: “Chúng tôi biết bệnh cháu nặng lắm rồi, từ hôm qua đến nay, đã uống mấy thứù thuốc mà không bớt chút nào, bệnh còn nặng hơn, giờ có thầy, xin thầy chữa cho cháu “. Tôi nói: " Nếu vậy, xin ông bà cho bỏ ngay bếp sưởi, mở cửa cho thoáng và bảo người vo ngay nước gạo tẻ để cho em uống mấy miếng. Rồi bảo người đi đào rễ cây Dâu tằm ăn, vì quanh nhà có sẵn. Trong lúc người nhà đi đào rễ dâu, tôi cầm đèn lại bàn tìm nước để mài thuốc cho cháu uống. Nước chưa thấy, lại thấy ngay vài ba cái bát còn dính thuốc, toàn mùi Mộc hương và gừng với mấy chai dầu nóng. Tôi nói với ông bố: Những loại thuốc chữa bệnh này đều là giết người. Sau đó có nước, tôi liền mài Hoạt thạch, Cam thảo cho uống. Rễ Dâu đem về, rửa sạch đất, cạo vỏ vàng ở ngoài, bóc bỏ lõi, chỉ lấy vỏ rễ, cắt nát, chừng một nắm tay nhỏ (1 0g). Gạo tẻ 1 muỗng (5 - 6g), Cam thảo vài miếng. Cho tất cả vào siêu, đổ vài chén nước, đun mau cho chín, rót ra, để nguội. Em đang khát đó, cho em uống, cứ cho uống đến thích. Nếu h ai tay nó cầm lấy chén thì khi nào nó bỏ chén ra sẽ thôi. Em uống xong chén nước thuốc đó, nằm ngay trong lòng mẹ rồi ngủ một giấc ngon, khi thức dậy, mở hai mắt sáng tỉnh táo nhưng coi có vẻ mệt mà không đòi
- nước, không tiêu nữa, lại đái nhiều. Tuy vậy vẫn rót thuốc cho em uống. Bệnh như bão táp, chỉ một thang thuốc đó mà khỏi hoàn toàn. Kể từ lúc tôi tới khám và có thuốc cho em bé uống, rồi em uống được khỏi bệnh, chỉ trong vòng 1 giờ, đã đem lại không khí vui mừng cho toàn thể gia đình. Sau đó, cho cháu uống thêm ‘Sâm Mạch Thang' (Nhân sâm 4g, Mạch môn 4g, Ngũ vị tử 4g, Cam thảo 4g), dùng 3 thang để lấy lại sức. Bệnh Án Tiêu Chảy (Trích trong sách ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’ Của Tôn Học Quyền). Bệnh nhân Lý, nam, 41 tuổi, cán bộ: nhập điều trị ngoại trú ngày 6/5/1979. Bệnh nhân bị chướng bụng và tiêu chảy đã ba ngày, đi tiêu 5 - 6 lần trong một ngày, phân lỏng và nhầy nhớt, kèm có mủ và máu, ăn kém, trước đó không có tiền sử tiêu chảy. Cấy phân âm tính. Điều trị: Châm Thiên khu, Trung quản, Khí hải, Túc tam lý và Công tôn kèm thao tác kim mỗi 10 phút một lần và lưu kim 30 phút. Sau khi rút kim: cứu Thần khuyết 20 phút. Ngày hôm sau, tiêu chảy hết hẳn, số lượng đi cầu giảm, Châm như cũ. Ngày 8/5/1979: khám lần thứ ba thấy không chướng bụng, số lần đi cầu còn hai lần một ngày, phân hơi lỏng. Châm lần nữa bệnh nhân khỏi hẳn. Bệnh nhân Giang, nam, 50 tuổi, nhân viên y tế nhập điều trị ngoại trú ngày 14/07/1978. Đau bụng và tiêu chảy đã hơn 20 ngày, một ngày 5 - 6 lần. Điều trị bằng thuốc Syntomycin, Terramycin và Belladonna thì đau bụng giảm nhưng tiêu chảy vẫn còn như trước và đi cầu phân lỏng kèm theo mót nhẹ. Dùng Hỏa châm trị liệu: Bệnh nhân nằm sấp để cho hông hơi nhô lên rồi đốt một kim nhỏ bằng lửa và châm nhanh vào huyệt Trường cường bằng kim nóng, sâu 1 thốn, xoay nhanh kim rồi rút ra. Chỉ một lần, các triệu chứng khỏi hẳn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh Học Thực Hành: Bệnh gout
11 p | 188 | 26
-
Bệnh Học Thực Hành: Cơn đau thắt ngực (Angor Pectoris - Anginalsyndrome) & Thiếu máu cơ tim (Ischaemie Heart disease - Angine de poitrine)
10 p | 149 | 15
-
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: Dạ dày đau
17 p | 159 | 14
-
Bệnh Học Thực Hành: Ung thư gan
12 p | 139 | 13
-
Bệnh Học Thực Hành: Hư lao (hư tổn)
11 p | 155 | 13
-
Bệnh Học Thực Hành: TĂNG NĂNG TUYẾN GIÁP - BAZEDOW
18 p | 120 | 11
-
Tài liệu Bệnh học thực hành: Dạ dày viêm mạn tính
12 p | 131 | 10
-
Bệnh Học Thực Hành: CƠN ĐAU QUẶN THẬN (Thận Giảo Thống)
7 p | 125 | 8
-
Bệnh Học Thực Hành: CHÍN MÉ (Giáp Sang – Paronychia – Paronychie)
4 p | 114 | 8
-
Bệnh Học Thực Hành: Kiết lỵ (Lỵ tật – Dysenterie - Dysentery)
20 p | 130 | 8
-
Bệnh Học Thực Hành: ĐỘNG MẠCH VIÊM TẮC (Thromboarteritis – Thromboartérite)
7 p | 101 | 7
-
Bệnh Học Thực Hành: LAO THẬN (Thận Kết Hạch)
4 p | 85 | 7
-
Bệnh Học Thực Hành: HẬU MÔN RÒ
3 p | 113 | 6
-
Bệnh Học Thực Hành: CHÀM VÀNH TAI
2 p | 116 | 5
-
Bệnh Học Thực Hành: ÂM NANG HUYẾT THỦNG
4 p | 129 | 5
-
Bệnh Học Thực Hành: ÂM HÃN
3 p | 112 | 4
-
Bệnh Học Thực Hành: VIÊM QUẦNG (Erysipelas, Đơn Độc)
9 p | 114 | 4
-
Bệnh Học Thực Hành: ADDISON (A Đich Sâm Chứng - Addison)
8 p | 111 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn