intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÀI LIỆU CHÍNH SÁCH: HOẠT ĐỘNG CƯA XẺ TẬP TRUNG HAY KHÔNG TẬP TRUNG Ở VIỆT NAM

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự tập trung hay không tập trung các hoạt động cưa xẻ nên được duy trì ở một mức độ khi mà lượng gỗ khai thác từ rừng trồng còn hạn chế và chỉ sau khi có sự đầu tư lớn vào các rừng chu kỳ dài với kết quả cuối chu kỳ là gỗ lớn chất lượng cao và lúc đó nên cân nhắc việc tập trung công nghiệp cưa xẻ gỗ. Việc mất đi cơ hội việc làm ở vùng nông thôn, việc tăng các phương tiện chuyên chở hạng nặng trên hệ thống đường chưa phát triển ở vùng nông thôn và chi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÀI LIỆU CHÍNH SÁCH: HOẠT ĐỘNG CƯA XẺ TẬP TRUNG HAY KHÔNG TẬP TRUNG Ở VIỆT NAM

  1. Ministry of Agriculture & Rural Development DỰ ÁN CARD 027/06/VIE BÁO CÁO   TÀI LIỆU CHÍNH SÁCH: HOẠT ĐỘNG CƯA XẺ  TẬP TRUNG HAY KHÔNG TẬP TRUNG   Ở VIỆT NAM    by      Philip Blackwell, Peter Vinden and Pham Duc Chien  Tháng 1/2010
  2. Mục lục Mục lục ............................................................. Error! Bookmark not defined.  1.  TÓM TẮT VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 3  2.  GIỚI THIỆU ......................................... Error! Bookmark not defined.  3.  KHÁI NIỆM CƯA XẺ KHÔNG TẬP TRUNG ....................................... 6  3.1.  Sử dụng lao động ................................................................................ 6  3.2.  Chi phí thiết lập.................................................................................... 7  3.3.  Nguồn cung cấp gỗ tròn và chất lượng............................................... 7  3.4.  Sức sản xuất ....................................... Error! Bookmark not defined.  4.  KHÁI NIỆM CƯA XẺ TẬP TRUNG ..................................................... 8  4.1.  Sử dụng lao động ................................................................................ 8  4.2.  Chi phí thiết lập ................................................................................... 8  4.3.  Nguồn cung cấp gỗ tròn và chất lượng............................................... 9  4.4.  Sức sản xuất ....................................................................................... 9  5.  KẾT LUẬN ....................................................................................... 10  2
  3. 1. TÓM TẮT VÀ KHUYẾN NGHỊ Sự tập trung hay không tập trung các hoạt động cưa xẻ nên được duy trì ở một mức độ khi mà lượng gỗ khai thác từ rừng trồng còn hạn chế và chỉ sau khi có sự đầu tư lớn vào các rừng chu kỳ dài với kết quả cuối chu kỳ là gỗ lớn chất lượng cao và lúc đó nên cân nhắc việc tập trung công nghiệp cưa xẻ gỗ. Việc mất đi cơ hội việc làm ở vùng nông thôn, việc tăng các phương tiện chuyên chở hạng nặng trên hệ thống đường chưa phát triển ở vùng nông thôn và chi phí đầu tư rất lớn cho việc tập trung công nghiệp cưa xẻ sẽ đem laị sự không hiệu quả về kinh tế. 2. GIỚI THIỆU Ngành cưa xẻ có vai trò rất quan trọng trong chế biến lâm sản ở Việt Nam. Có khoảng 2,2 triệu m3 gỗ tròn được xẻ hàng năm để sản xuất khoảng 1 triệu m3 gỗ xẻ. Xuất khẩu đồ gỗ đã phát triển rất nhanh, từ doanh tu 133 triệu đô la Úc năm 1998 tới 2 triệu đô la Úc năm 2005. Trong khoảng 1200 cơ sở lớn hoặc vừa vùng đô thị làm việc trong ngành lâm sản (cưa xẻ và sản xuất ván), 300 cơ sở sản xuất đồ mộc để xuất khẩu. Thêm vào đó, có hơn 100.000 cơ sở cưa xẻ và sản xuất đồ mộc nằm tại các khu vực nông thôn và gần rừng và sử dụng khoảng 0,5 triệu lao động. Hơn thế nữa, có hàng chục ngàn lao động làm các dịch vụ phục cụ hoạt động của các cơ sở sản xuất này. Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã tạo ra một tiến trình rất ấn tượng về phát triển rừng trồng các loài cây gỗ mọc nhanh, chủ yếu là các loài keo và bạch đàn có xuất xứ từ Australia. Với việc giảm khai thác rừng tự nhiên và giải thể rất nhiều các các xưởng xẻ lớn của nhà nước, có một sự phát triển rất nhanh của các xưởng cưa tư nhân nhỏ vùng nông thôn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên về gỗ cho xây dựng và đóng đồ mộc. Các xưởng xẻ này đang tăng lượng gỗ đầu vào từ các rừng trồng mới của các lâm trường. Các loài được ưa chuộng là Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai, và Bạch đàn Uro (Acacia auriculiformis, A.mangium, and the hybrid A.auriculiformis X A.mangium, and Eucalyptus urophylla. Tuy nhiên, công nghệ sau khai thác để sử dụng triệt để gỗ nguyên liệu còn lạc hậu so với công nghệ áp dụng cho trồng rừng. Ngoài một số ít xí nghiệp/lâm trường có cơ sở tại các thành phố lớn, công nghiệp cưa xẻ chủ yếu được thực hiện bởi các cơ sở cưa nhỏ vùng nông thôn, sử dụng thiét bị cũ, lạc hậu và không được thiết kế để xẻ các loại gỗ tròn có đường kính nhỏ khai thác từ rừng trồng. Công nhân vận hành các xưởng xẻ chủ yếu là nông dân và không qua đào tạo. Một điều dễ nhận thấy là các xưởng xẻ này làm việc kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm thấp và điều kiện an toàn lao động không cao. Hiện tại có một số lớp đào tạo chủ và người vận hành các xưởng cưa, hoặc giới thiệu hoặc kiểm tra công nghệ thích hợp, nhưng chưa đáp ứng đuợc nhu cầu của các xưởng xẻ nhỏ vùng nông thôn Việt Nam. Mặc dù có những vấn đề kể trên, các xưởng xẻ vùng nông thôn đã đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế vùng nông thôn, tạo ra cơ hội việc làm cho những người nông dân bên cạnh việc canh tác nông nghiệp của họ. Các xưởng xẻ này đã tạo ra một thị trường thay đổi cho những nhà chủ rừng nhỏ, những người mà thường phải bán sản phẩm của họ để làm bột giấy hoặc ván dăm với giá rẻ. Chúng cũng cung câp vật liệu phục vụ các hoạt động xây 3
  4. dựng, và gỗ cho cho đồ mộc và đáp ứng phần nào nhu cầu rất lớn cho việc xây dựng nhà cửa. Đồ mộc hiện tại đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu có doanh thu lớn nhất Việt Nam, đạt 2.0 tỷ đô la Úc năm 2005, nhưng phần lớn nguyên liệu sử dụng phụ thuộc vào nhập khẩu khi chi phí này lên tới con số 0,8 tỷ đô la Úc. Quan sát công nghiệp chế biến hiện có ở quanh Hà Nội có một số nét đáng chú ý: • Ngành công nghiệp là một cụm các hoạt động/công việc tương tự nhau. Năm 2006, có khoảng 400 xưởng cưa xẻ ở Từ Liêm,một huyện vùng ngoại ô của Hà Nội. Số cơ sở xẻ ma huyện có năm trước đó là 350 cơ sở. • Công nghệ áp dụng trong các cơ sở xẻ là tương tự nhau. Phần lớn các cơ sở xẻ (75%) sử dụng cưa vòng nằm để xẻ và chủ yếu bốc xếp bằng thủ công, có dụng cụ bằng sắt để cố định gỗ xẻ. • Cưa đĩa và cưa vòng đứng sử dụng để xẻ gỗ chiếm 25% số cơ sở xẻ. • Gỗ tròn để xẻ ngắn, thường là cong và có đường kính nhỏ và bị các mức biến màu khác nhau (do nấm mốc gây ra). • Các loài gỗ làm nguyên liệu xẻ là các lòai keo, một số loài bạch đàn và thông, thỉnh thoảng có một số lòai cây bản địa. Tất cả gỗ các loài thồng thường là bị biến màu nghiêm trọng. • Không có dấu hiệu chứng tỏ có nhà để chứa gỗ tròn hoặc gỗ tròn được bốc xếp một cách hệ thống theo chu kỳ bốc xếp. Gỗ tròn đơn giản là được chất lên đống cũ mặc cho đống gỗ cũ đã bị hư hại do lưu bãi một thời gian dài. • Có một điều dễ nhận thấy là các doanh nghiệp mở rộng các hoatd động tăng thêm giá trị sản phẩm. Một số ít các cơ sở xẻ có lò sấy theo thiết kế của địa phương và đốt củi trực tiếp từ gỗ phế thải. Tuy nhiên, các lò sấy này không có kinh nghiệm khi sấy gỗ các loài keo. Thông tin về chế độ sấy thích hợp các lòai cây này cũng hạn chế, nhưng cũng biết rằng các lòai keo rất khó sấy và chế độ sấy cần vừa phải và cẩn thận từ giai đoạn sấy ban đầu để tránh nứt vỡ đầu gỗ. Có một kiến thức sơ đẳng về điều này khi nhóm chuyên gia trao đổi với người vận hành lò sấy. Tuy nhiên, việc sấy gỗ các lòai rừng trồng bao gồm các lòai keo chủ yếu là dựa vào các phép thử nghiệm thử và sai (chủ yếu là bị mắc lỗi). • Cơ sở xẻ có lò sấy thường sấy gỗ xẻ để phục vụ việc tiếp tục chế biến tăng thêm giá trị. Sản phẩm sản xuất bao gồm thùng, cửa sổ, cửa ra vào, tủ, giường... và các đồ mộc khác. Các sản phẩm gỗ mẩu được bán phục vụ mục đích khác hoặc để làm ván ép thanh. • Việc vận hành sấy cưỡng bức càng khó khăn hơn vì kích thước gỗ xẻ không giống nhau. Một khối bê tông nặng được đặt lên trên đống gỗ để giữ gỗ không bị cong vênh khi sấy. Tuy nhiên, các ván gỗ có chiều dày không đều nhau sẽ làm sản phẩm sấy bị phế loại nhiều hơn. • Một khối lượng lớn gỗ phế thải được tạo ra, bao gồm vỏ cây, mạt cưa, gỗ vụn, đầu cưa và bìa bắp. Có một nhu cầu gỗ phế loại, ví dụ như 4
  5. làm củi. Loại này được bán và được chuyển tới nhà dân để sử dụng hoặc tới các cơ sở công nghiệp khác, chủ yếu do phụ nữ và xe đạp vận chuyển. • Sức khoẻ và an toàn lao động của công nhân là vấn đề nổi bật vì không được quan tâm đúng mức. Nơi làm việc không an toàn – Không có bộ phận bảo hộ ở máy móc khi vận hành (không có người bảo vệ, không có bộ phận bảo vệ ở trên cưa đĩa (để phòng gỗ bị văng trở lại) và không có quần áo bảo hộ (bảo họ tai, mắt, phổi, chân tay). Máy móc gây tiếng ồn rất lớn, bụi bặm và nguy hiểm. Công nhân làm việc khá hiệu quả nhưng điệu kiện làm việc tốt không được chú ý. Nhưng ngành công nghiệp có thể dành được những bước tiến lớn trong sản xuất một cách nhanh chóng. Mặt mạnh của ngành là sự tập trung của ngành công nghiệp, điều mà có thể áp dụng các công nghệ mới một cách nhanh chóng. Điều này được phản ánh phổ biến ở các cơ sở sản xuất của ngành. Có xu hướng thầu khoán phát triển mạnh ở các cơ sở nhưng do vẫn bị thiếu các thông tin kỹ thuật nên các hoạt động của các tổ chức này chưa được hiệu quả. Các cơ sở cưa xẻ nhỏ vùng nông thôn chiếm một tỷ lệ lớn trong các cơ sở hoạt động cưa xẻ. Các cơ sở này thường nằm ở các vùng quê hoặc các thành phố chính nơi gần nguồn cung cấp gỗ tròn. Các xưởng xẻ này sản xuất gỗ xẻ phục vụ xây dựng và thị trường đồ mộc địa phương. Đợt khảo sát, một phần của dự án CARD được tiến hành đã xác định là khoảng 4000 người đang làm việc trong các xưởng xẻ nhỏ vùng nông thôn trong một tỉnh và hoạt động này có doanh thu khoảng 100 triêu đô la mỹ một năm. Một phần khá lớn hoạt động cưa xẻ do các nhà sản xuất đồ mộc lớn thực hiện, những cơ sở xem việc cưa xẻ là một phần hoạt động của mình trong chu trình sản xuất các sản phẩm. Các cơ sở này chủ yếu sử dụng gỗ nhập khẩu và sản xuất gỗ tròn phục vụ cho nhu cầu của họ. Số người làm việc trong các hoạt động cưa xẻ ở trong các cơ sở đóng đồ mộc vấn chưa có số liệu chính xác. Số người thực hiện việc cưa xẻ trong các cơ sở này cũng có thể tham gia các việc khác của cơ sở. Thuật ngữ tập trung và không tập trung cần phải làm rõ ràng ở trong báo cáo này. Không tập trung – được định nghĩa như trong từ điển là: 1/ Tạo ra một sự thay đổi từ việc tập trung thành một điểm sang phân bố ở một số điểm; 2/ Giảm sự quản lý hành chính của chính phủ bằng cách phân quyền cho một số các đơn vị cấp dưới. Và khái niệm tập trung có nghĩa ngược lại với nghĩa không tập trung. Với mục tiêu của báo cáo này, các xưởng xẻ không tập trung sẽ được hiểu là hiện trạng các xưởng xẻ nhỏ vùng nông thôn và các xưởng xẻ lớn hơn hoạt động độc lập trong vùng sử dụng nguồn nguyên liệu thô và đáp ứng nhu cầu gỗ xẻ cho các hoạt động chế biến tiếp. Thuật ngữ xưởng xẻ tập trung được sử dụng để miêu tả các xưởng xẻ lớn, hiện đại nằm ở các vị trí chiến lược của Việt Nam và thực hiện tất cả các hoạt động cưa xẻ của vùng. Các cơ sở xẻ này sử dụng các công nghệ cưa xẻ hiện đại nhất và có thể sản xuất số lượng gỗ xẻ lớn có chất lượng cao từ nguồn 5
  6. cung cấp gỗ chất lượng. Ít nhất là ba xưởng xẻ và chắc chắn hơn là it nhất 5 xưởng xẻ cần được liên hợp lại để thiết lập một cơ sở xẻ tập trung. Hình 1 Một xưởng xẻ nhỏ vùng nông thôn sản xuất thêm đồ mộc sử dụng gỗ xẻ tại chỗ 3. XƯỞNG XẺ KHÔNG TẬP TRUNG Các xưởng xẻ vùng nông thôn là các xưởng xẻ không tập trung. Các xưởng xẻ này nằm gần các khu cung cấp nguyên liệu gỗ tròn hoặc sử dụng gỗ nhập khẩu ở trong vùng có các hoạt động chế biến tiếp theo để tăng giá trị sản phẩm. Giá trị ước lượng của một xưởng xẻ nhỏ khoảng vài chục triệu đồng, trong khi rất khó để ước lượng giá trị của các cơ sở xẻ lớn hơn trong các công ty sản xuất đồ mộ vì các xưởng xẻ là một phần để cấu thành chuỗi hoạt động tạo thành giá trị sản phẩm của cơ sở. 3.1. Sử dụng lao động Có ít nhất khỏang 12.000 người Việt Nam làm việc trực tiếp trong các xưởng cưa nhỏ vùng nông thôn, trong đó có khoảng 65-70% là làm việc liên tục, số còn lại làm việc không liên tục. Số người vận hành các cơ sở cưa xẻ sẽ tăng lên rất nhiều nếu số công nhân cưa xẻ ở trong các nhà máy sản xuất đồ mộc cũng được tính đế. Vì các xưởng cưa không tập trung thường nằm gần nơi tiêu thụ sản phẩm, gỗ xẻ do vậy được dễ dàng vận chuyển tới những người xử dụng tiếp theo, sử dụng xe tải nhỏ, xe máy hoặc xe cải tiến với các lao động hiện tại. Gỗ tròn thường được các nhà cung cấp gỗ tròn vận chuyển với số lượng nhỏ, thích hợp với công suất và bãi gỗ của các xưởng cưa nhỏ. Cả hai công việc khai thác gỗ tròn và vận chuyển thường sử dụng lao động không cần có kỹ thuật, những người này phần nhiều là nông dân và họ có thể tăng thêm thu nhập sau khi công việc đồng áng đã kết thúc. 6
  7. 3.2. Chi phí thiết lập Do các cơ sở xẻ đã có và đang hoạt động, chi phí cho cộng đồng là không đáng kể. Việc mở rộng sản xuất sẽ do cơ sở tự quyết định khi họ thấy muốn mở rộng sản xuất hoặc muốn thiết lâp thêm hoạt động mới. Các hoạt động mới hoặc việc mở rộng sản xuất sẽ sử dụng vốn của họ và không đòi hỏi cộng đồng về cho vay hoặc hỗ trợ đầu vào hoặc một phần chi phí. 3.3. Nguồn gỗ tròn cung cấp và chất lượng Với các xưởng xẻ nhỏ của khu vực, nguồn gỗ tròn thường được cung cấp và vận chuyển bởi người cung cấp với khối lượng nhỏ đáp ứng nhu cầu gỗ tròn của các xưởng xẻ. Việc vận chuyển gỗ tròn và gỗ xẻ thường xử dụng các xe tải nhỏ và với quãng đường thường ngắn hơn 20km. Các xưởng xẻ có thể thỏa thuận về chất lượng gỗ tròn với người cung cấp để thỏa mãn nhu cầu công việc của cơ sở. Gỗ chất lượng thấp như cong, nhiều khuyết tật, đường kinh nhỏ vẫn có thể được chế biến bởi các xưởng xẻ này. Hình 2: Gỗ tròn cong khá phổ biến đang được xẻ bằng một cưa vòng nằm Từ đợt khảo sát của dự án CARD cho thấy nguồn cung cấp gỗ tròn có thể không ổn định do sự trì hoãn của hoạt động khai thác. Phần lớn các xưởng xẻ không thấy đây là một vấn đề chính vì họ sử dụng ít lao động và công suất vận hành cũng thấp. Rõ ràng là sự duy trì và một số hoạt động khác sẽ được triển khai khi mà nguồn gỗ tròn cung cấp bị gián đoạn. 7
  8. 4. CƠ SỞ XẺ TẬP TRUNG Thuật ngữ cơ sở xẻ tập trung được sử dụng trong trường hợp có các xưởng xẻ lớn, hiện đại được xây dựng ở các vị trí chiến lược ở Việt Nam để thực hiện tất cả các hoạt động cưa xẻ của khu vực. Các cơ sở xẻ này sử dụng công nghệ xẻ hiện đại và khả năng chế biến khối lượng lớn gỗ tròn chất lượng cao tạo ra gỗ xẻ chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng. Một khái niệm khác cho hoạt động cưa xẻ tập trung là việc xử dụng các cưa vòng đa tác dụng lắp đạt tại các vị trí trung tâm của khu vực. Điều này chủ yếu phản ánh việc tập trung sản xuất nhiều hơn là phản ánh việc điều khiển tập trung. Tính logic của khái niệm này ít có tính thực tế, khái niệm cưa xẻ tập trung phải là một khu liên hợp cưa xẻ tập trung lớn và hiện đại. Hình 3 Cơ sở xẻ lớn điển hình ở Australia Các cơ sở xẻ tập trung đòi hỏi gỗ tròn được vận chuyển từ rừng trồng, rừng tự nhiên hoặc từ cảng tới cơ sở, và gỗ xẻ được vận chuyển thường là với quãng đường dài tới khách hàng hoặc tới người chế biến tiếp để tạo ra các sản phẩm tăng thêm giá trị. 4.1. Sử dụng lao động Để vận hành một xưởng xẻ như Hình 2, khoảng 20 công nhân được sử dụng. Tuy nhiên, một số người khác được sử dụng để thực hiện các công việc khác như vận chuyển gỗ tròn tới xưởng cưa và vận chuyển gỗ xẻ và phế thải ra khỏi xưởng cưa. 4.2. Chi phí thiết lập Ngược lại với xưởng xẻ không tập trung, hệ thống cưa xẻ tập trung đòi hỏi chi phí thiết lập rất lớn với các hoạt động liên hoàn. Chi phí cho các xưởng xẻ 8
  9. này rất cao, một cơ sở xẻ gỗ cứng công suất 200.000 m3 một năm chi phí khoảng 15-25 triệu đô la mỹ. Chi phí này không bao gồm lò sấy, thiết bị xử lý gỗ, thiết bị bốc xếp gỗ hoặc cơ sở vật chất kỹ thuật để chuyển gỗ vào xưởng và chuyển gỗ xẻ ra khỏi xưởng. Các xưởng xẻ này rất đa năng và có thể chuyển gỗ vào xẻ theo kích thước và chiều xẻ. Một kiểu xẻ có thể được sử dụng để xẻ gỗ rừng trồng Việt Nam là hệ thống cưa xẻ nhỏ có dây chuyền theo đường thẳng. Cưa xẻ kiểu này được biết nhiều nhất là cưa xẻ Hew. Cưa xẻ cơ bản loại này là R200SE có thể mua với giá khỏang 1.000.000 triệu đô la mỹ với chỉ một hệ thống cưa xẻ, không bao gồm thiết bị đưa gỗ vào, chuyển gỗ xẻ ra và dây chuyền. Hệ thống cưa xẻ R200SE có thể sản xuất khoảng 200.000m3 trên năm với 3 ca làm việc và cần có khoảng 100 công nhân làm việc. Hình 4: Một ví dụ về hệ thống cưa xẻ nhỏ hiện đại với dây chyền dạng đường thẳng (Courtesy HewSaw, Veisto, Finland). 4.3. Nguồn gỗ cung cấp và chất lượng Hệ thống cưa xẻ tập trung yêu cầu lượng gỗ lớn với chất lượng tốt. Gỗ tròn không đều về kích thước, cong, và ngắn không thích hợp với các xưởng cưa xẻ tự động. Ví dụ, kích thước của gỗ tròn có thể đưa vào xẻ ở hệ thống cưa xẻ Hew Saw R200SE là gỗ tròn có đường kính đầu nhỏ là từ 9-26cm, nhưng các khúc gỗ phải thẳng với độ cong tối đa là 50mm với chiều dài khúc gỗ là 3,6 m. Khúc gỗ càng dài thì năng suất của cơ sở xẻ càng cao, vì khoảng không gian đòi hỏi để xếp gỗ thẳng hàng trước khi đưa vào xẻ khá lớn và nếu gỗ ngắn thì thời gian bốc xếp sẽ lớn hơn nhiều. 4.4. Sức sản xuất (productivity) Lợi thế của hệ thống cưa xẻ tập trung là có thể sản xuất một lượng gỗ rất lớn theo các tiêu chuẩn nhất định trong một thời gian ngắn. Các cơ sở xẻ này cũng có thể kết nối với các lò sấy và cơ sở xử lý gỗ để tạo thêm các giá trị cho sản phẩm. 9
  10. Sức sản xuất của các cơ sở xẻ xẻ gỗ tròn có đường kính nhỏ theo dây chuyền là rất tốt nếu nguồn gỗ tròn có kích thước theo tiêu chuẩn được đáp ứng. Gỗ tròn có kích thước khác nhau sẽ làm giảm đáng kể năng suất cưa xẻ của hệ thống. 5. KẾT LUẬN Việc tập hợp các xưởng xẻ nhỏ lại thành một hệ thống cưa xẻ tập trungế không phải là một giải pháp hiệu quả. Chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và vận chuyển sẽ hạn chế tính hiệu quả của chế biến tập trung. Chất lượng gỗ tròn và sự ổn định của nguồn cung cấp gỗ cũng làm hạn chế tính hiệu quả của hệ thống cưa xẻ tập trung. Để thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp cưa xẻ vùng nông thôn, chính sách của Chính phủ nên tập trung vào việc vận hành của các xưởng cưa hiện tại và cải thiện việc tập huấn, đào tạo đội ngũ công nhân vận hành các xưởng xẻ này, cũng nghĩa là tiếp tục tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Việc sử dụng các xưởng xẻ hiện đại có công suất lớn nằm cạnh các cảng có thể là một sự lựa chọn tốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về gỗ xẻ cho khách hàng. Các xưởng xẻ này nên sử dụng gỗ nhập khẩu chất lượng với các kích thước tiêu chuẩn. Các lò sấy và các cơ sở xử lý bảo quản nên được thiết lập gần với các cơ sở cưa xẻ. Gỗ phế thải có thể được tạo thành gỗ dăm cho xuất khẩu hoặc các cách sử dụng khác. Vị trí của các xưởng xẻ nằm cạnh các cảng sẽ giảm thiểu được chi phí vận chuyển vì thực chất chỉ khoảng 50% lượng gỗ tròn được chế biến thành thành gỗ xẻ để tiếp tục chế biến cho các mục tiêu khác. TẬP TRUNG KHÔNG TẬP TRUNG Lao động sử dụng Số ít nhưng cần được Số nhiều và không đòi hỏi đào tạo có kiến thức và phải qua đào tạo kỹ năng tốt Cơ sở hạ tầng Diện tích cần phải khá Các cơ sở hiện có cần rộng va thích hợp, và một đầu vào nhỏ nằm cạnh cảng hoặc gần nguồn cung cấp gỗ tròn Chi phí thiết lập/xây Nhiều triệu đô la mỹ cần Cơ sở hạ tầng hiện có đòi dựng phải huy động để xây hỏi rất ít hoặc không đầu dựng cơ sở tư thêm Kiểm soát chất lượng Có thể kiểm soát chát Rất ít hoặc không có kiểm lượng rất tốt soát chất lượng ở các cơ sở xẻ nhỏ vùng nông thôn. 10
  11. Vận chuyển Nếu cơ sởn nằm gần Thường vận chuyển với nguồn cung cấp gỗ thì khoảng cách ngắn. chỉ cần vận chuyển gỗ xẻ tới người tiêu dùng. Có thể từ 500 tới 1000km Lượng gỗ tròn Lượng gỗ tròn lớn, kích Phần lớn các xưởng xẻ thước phù hợp với thiết hiện có có khoảng không bị bốc xếp được yêu gian để tăng thêm sức sản cầu xuất Tính linh hoạt Sản xuất các sản phẩm Có thể sản xuất các sản theo kích thước tiêu phẩm với các kích thước chuẩn nhất định. đáp ứng chính xác các nhu cầu của khách Lợi ích tới cộng đồng Việc thiết lập sẽ có lợi Cộng đồng ở gần các địa phương ích tới các cộng đồng xưởng xẻ sẽ được hưởng trực tiếp lợi từ hoạt động của các xưởng xẻ. Sức sản xuất/năng suất Năng suất cao nếu Năng suất thấp, cần nhiều nguồn cung cấp gỗ tròn lao động và năng lượng cung cấp đầy đủ. Chất lượng gỗ tròn yêu Đòi hỏi chất lượng gỗ Yêu cầu chất lượng gỗ cầu tròn cao để duy trì năng tròn thấp vì loài cưa xẻ suât này có thể chế biến với từng khúc gỗ riêng biệt Kỹ năng của người vận Yêu cầu người vận Sử dụng công nhân không hành hành phải được đào tạo có kỹ năng cao cùng vài có tay nghề cao người có kỹ năng hoặc kinh nghiệm vận hành. Sự độc quyền Hệ thống nắm giữ sự Các xưởng cưa nhỏ phải độc quyền trong khu cạnh tranh để duy trì hoạt vực động Cung cấp gỗ tròn Cung cấp gỗ tròn phải Cung cấp nguyên liệu phù phù hợp. Nhập khẩu rất hợp và ổn định là tốt nhât, quan trọng trong việc nhưng cơ sở có thể duy trì duy trì sức sản xuất của được hoạt động khi nguồn hệ thống cung cấp gỗ tròn bị gián đoạn. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2